Gần một tháng sống chung với chú thím, Thục Uyên rút ra một kết luận rằng, được yêu thương không hẳn là sung sướng. Cứ như cô đây được thím thương yêu làm Thục Uyên khổ sở đủ điều. Mới hôm qua đang yên đang lành, tự dưng thím nổi hứng đi vòng các shop mang về cả đống nào giày dép mũ nón, váy ngắn, váy dài, đầm dạ hội ôi thật đủ cả.
Thục Uyên đang mắt tròn mắt dẹt nhìn thì bà Phượng ra lệnh:
– Con mặc thử cho thím xem.
Thục Uyên há hốc mồm:
– Con phải thử hết chỗ này à.
Bà Phượng thản nhiên:
– Chứ sao, để thím coi có vừa với con không, nếu không vừa thì phải đem đổi.
Thục Uyên phán gọn:
– Khỏi đổi chi cho mất công, thím cứ đem trả hết cho người ta là xong.
– Ai lại làm thế! Con mau vào mặc thử cho thím xem.
– Không, con không thử đâu.
Bà Phượng rắn giọng:
– Thím cho con nửa tiếng để thử đó, nếu không xong là chết với thím.
Thục Uyên kêu lên:
– Má. .... Bà Phượng nạt:
– Má tía cái gì, làm đi?
Thục Uyên đành tiu nghĩu như mèo bị cắt tai. Chợt mắt cô sáng lên khi thấy ông Hải về tới. Cô kêu lên:
– Chú ơi, cứu con!
Nghe tiếng cô cháu cưng kêu cứu, ông Hải giật mình chạy nhanh vào:
– Sao, ai làm gì cháu cưng của chú?
Thục Uyên ngơ ngác:
– Có ai làm gì cháu đâu.
Ông Hải buông người xuống ghế nhìn Thục Uyên:
– Vậy mà con làm chú giật cả mình, không ai làm gì cũng kêu cứu.
– Thục Uyên chỉ vào đống áo quần, giày dép:
– Thế này mà bảo con không kêu cứu sao được.
Ông Hải ký vào đầu cô:
– Sao? Bày ra cho lắm rồi kêu cứu ai?
Thục Uyên xoa đầu:
– Con có bày đâu, tại thím ra shop khuân về rồi bắt con thử. Chú làm ơn cứu con đi, ba cái váy cái đầm này con chẳng thích mặc chút nào.
Vừa lúc đó, bà Phượng từ nhà sau bước ra:
– Sao, hồi nãy giờ bao nhiêu lâu rồi mà đống đồ còn nguyên si vậy Uyên?
– Nhưng con không thích mặc đầm và váy thì thử làm gì?
– Không nói lôi thôi gì hết, thím bảo thử là thử, không thích cũng phải thử.
Lúc này ông Hải mới lên tiếng:
– Em đừng can thiệp thô bạo vào sở thích ăn mặc của tụi nhỏ được không.
– Gì mà anh bảo là can thiệp thô bạo. Em chỉ mua mấy bộ váy mới để khi ra phố nó mặc cho xinh thêm chứ có làm gì đâu.
– Thì tụi nhỏ mặc gì chẳng được miễn tụi nó thấy thoải mái tự tin là được rồi.
Chiếc áo đâu có làm nên thầy tu. Em quản chuyện ăn mặc của tụi nó chi cho mệt người.
Bà Phượng nói lẫy:
– Được rồI, không quản thì không quản! Từ nay mặc kệ cha con chú cháu mấy người muốn ăn thế nào thì ăn, muốn mặc thế nào thì mặc, tui chẳng quan tâm làm gì cho mệt xác.
Nói xong, bà Phượng ngồi phịch xuống ghế. Ông Hải cườI tủm tĩm:
– Em nói thì phải nhớ. Anh nói thiệt, mấy hôm nay em nghe ai xúi mà bắt cha con, chú cháu anh mấy ngày nay ăn bí đỏ, đu đủ, cà chua, cà rết, riết mà anh với sắp nhỏ vàng da, lồi mắt cả rồi đây nè.
Thục Uyên bụm miệng cười hi hi. Còn Phú Khang ngồi trên cầu thang tán thưởng:
– Ôi, ba thật vĩ đại! Nhưng giá mà ba lên tiếng sớm hơn thì tụi con đỡ khổ biết bao nhiêu.
Ông Hải xoa cằm:
– Là đàn ông phải biết đương đầu vớI thử thách chứ con.
Hết chịu nổi, bà Phượng bỏ về phòng. Thục Uyên thở phào nhẹ nhõm tưởng là thoát nạn. Nhưng không, đến chiều tối khi ở sân Tennis Về Thục Uyên tá hỏa tam tinh, tưởng mình mệt nên hoa mắt khi mở tủ áo, những bộ váy đầm treo rất ngay ngắn đầy màu sắc. Tưởng mình nhìn nhầm, cô dụi mắt hai ba lần kết quả vẫn vậy. Đang hoang mang thì bà Phượng đứng ngay cửa phòng nói:
– Con không thử, thím không ép. Chỉ cần lấy size áo quần con mặc đưa cho người ta chọn là bảo đảm vừa khít.
– Nhưng mà con ...
Thục Uyên nhìn ra thì bà Phượng đi đâu mất. Phú Khang lù lù đứng đó nheo mắt cười. Chị phải chấp nhận thôi, vì đó là luật lệ là truyền thống của nhà này từ trước đến nay.
– Cái gì?
Phú Khang nhún vai:
– Chị nghe rõ mà, theo em thấy chị nên thay đổi hình tượng đi.
– Thay đổi hình tượng là sao?
– Là thay vì cứ suốt ngày mặc quần Jeans áo pull. Bây giờ chị thử mặc váy xem, ra đường bảo đảm có khối anh xin được chết đấy:
Thục Uyên vênh mặt:
– Ta khỏi cần diện váy thì cũng có khối anh xin chết rồi.
Phú Khang nhăn mặt:
– Đó thấy chưa, chị chẳng biết khiêm tốn là gì cả.
– Thực tế là vậy mà.
Tay xách một bịch bự trái cây vào bếp, bà Phượng nhìn quanh rồi hỏi bà vú:
– Thục Uyên đâu rồi, sao con không thấy hả vú?
– Dạ, lúc nãy cậu Khang đưa về, nhưng không biết có chuyện gì mà trông cô Uyên không được vui.
Bà Phượng khẽ nhíu mày:
– Con nói với vú bao nhiêu lần rồi, là đừng có gọi con là bà chủ và tụi nhỏ là cô cậu nghẹ vừa già vừa xa lạ thế nào ấy!
– Nhưng mà ...
Bà Phượng ngắt lời:
– Con nói lần này nữa thôi. Tụi con coi vú như người nhà nên vú đừng có xa lạ với tụi con. Cuối tháng này con sẽ tìm thêm người phụ vú, vú lớn tuổi rồi cần được nghỉ ngơi. Thôi, vú cất trái cây vô tủ giùm con, con lên xem con bé thế nào.
Vú Hà nhìn theo cảm động. Vú không còn ai thân thích, ngày trước ông chủ thương nên cưu mang, một tay bà chăm sóc cô chủ. Rồi cô chủ đi lấy chồng, người con trai gốc Huế hiền lành chân thật. Gia đình bên chồng cô chủ ai cũng giàu sang nhưng bình dị. Điển hình là cô bé Thục Uyên vừa đến đây mấy tháng đó, cô bé hiền lành dễ thương ghê. Bà cứ tưởng con nhà giàu được cưng như thế cô bé chẳng biết làm gì. Lúc được cô chủ báo là cô sẽ vào đây ở đi học là thấy lo lo. Khi gặp cô bé rồi, bà mới biết cô bé khéo tay ghê, cái gì cũng biết làm lại ngoan ngoãn lễ phép khiến bà thấy yêu chi lạ.
– Vú nghĩ gì mà thừ người ra vậy? Vợ con đâu vú?
– Cô chủ mới lên phòng.
Ông Hải nghiêm mặt:
– Vú lại thế nữa, vợ con mà nghe được cổ sẽ buồn lắm đấy. Ông Hải nói xong đi về phòng. Phú Khang vào sau nhón tay bốc một cuốn chả giò bỏ vào miệng, anh xuýt xoa:
– Ngon tuyệt cú mèo!
Vú Hà quay lại trừng mắt:
– Con mãi vẫn không bỏ cái tật, chưa rửa tay đã bốc thức ăn.
Phú Khang xoa tay:
– Đâu có sao, tay con sạch bong hà.
– Sạch gì vi khuẩn không đó, mau đi rửa tay chân mặt mũi đi rồi mời ba mẹ xuống ăn cơm.
– Xin tuân lệnh!
Trong khi đó bà Phượng đang vỗ về cô cháu yêu:
– Sao mới vô trường về mà mặt mày bí xị vậy con.
Thục Uyên ngóc đầu lên:
– Phen này con chết thảm rồi má ơi.
Vuốt tóc cô cháu cưng, bà Phượng điềm đạm:
– Sao vậy con?
– sáng nay con vô trường, má biết sao không, nội quy của trường thay đổi rồi má ơi.
– Thế thay đổi sao mà con, rầu dữ vậy?
– Trường qui định sinh viên nữ phải mặc áo dài đến lớp.
Bà Phượng thỡ phào:
– Tưởng gì, vậy thì tốt chứ con.
Thục Uyên ỉu xìu:
– Tốt gì, mặc áo dài vướng víu thấy mồ.
– Vướng gì đâu, má thấy con gái mặc áo dài vừa dịu dàng thùy mị lại hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Thục Uyên than thỡ:
– Chịu đựng ba năm trung học, giờ lên đại học tưởng là thoát nạn, chưa kịp mừng thì ... ôi chán ơi là chán.
Bà Phượng kéo tay cô cháu gái:
– Chán rồi nằm dài đây mãi, không xuống ăn cơm hả?
Thục Uyên lay tay ba:
– Hay ba má cho con vào ký túc xá ở đi ở đó gần trường, đi học tiện lắm má ạ.
Bà Phượng lừ mắt:
– Quên ý tưởng đó đi, má nói không được là không được! Dậy rửa mặt đi rồi xuống ăn cơm!
Thục Uyên nằm dài xuống giường:
– Thôi, con không ăn đâu.
– Con ...
Thấy Thục Uyên lấy gối đậy mặt, biết nói gì cũng vô ích nên bà Phượng bỏ đi xuống lầu. Trông thấy bà ông Hải hỏi:
– Thục Uyên đâu, sao em không bảo nó xuống ăn cơm?
– Nó đang biểu tình trên phòng á.
Ông Hải trợn mắt:
– Ai làm gì nó mà nó biểu tình?
Bà Phượng buông người xuống ghế:
– Nó lại đòi vô ký túc xá ở. Em đã nhất quyết không được mềm lòng.
Ông Hải gật gù:
– Phải đấy! Nhỏ này mà không cứng rắn với nó là không xong.
Thục Uyên ngủ không biết được bao lâu, điện thoại di động của cô chợt reo vang Thục Uyên quơ tay lấy, mở máy:
– Alô ...
– Sao, ngủ no rồi khỏi cần ăn hả. - Giọng của Phú Khang.
Thục Uyên lật mình ngồi dậy sờ vào cái bụng lép xẹp của mình cô đáp:
– Mi nhắc ta mới thấy đói, bụng ta trống bốc chẳng có thứ gì trong đó cả.
– Đáng đời, ai biểu ham biểu tình làm chi?
– Láo lếu! Ta không thèm nói chuyện với mi nữa Phú Khang rối rít:
– Ấy, ấy bình tĩnh khoan tắt máy đã.
– Giờ chị muốn ăn gì, em mua về cho.
– Mi đang ở đâu vậy?
– Đang ở ngoài đường chứ đâu. Chính xác là trước quán hủ tiếu Nam Vang.
Sao giờ bà chị ăn thứ gì đây, hủ tiếu, phở, bún chả, bún bò Huế, xôi hay bánh mì?
Nghe Phú Khang kể một hơi, Thục Uyên nuốt nước bọt đánh ực và đáp:
– Mua thứ gì cũng được miễn no bụng là tốt rồi.
Phú Khang trầm ngâm đáp:
– Hủ tiếu thì có thịt heo, phở thì thịt bò, hai thứ này đang có dịch lỡ mồm long móng, ăn không khéo mắc bệnh thì nguy. Còn xôi gà thì dịch cúm gia cầm, thôi sợ lắm đừng ăn.
Thục Uyên nổi cáu:
– Thôi khỏi mua nữa, ta ăn mì gói được rồi.
Nói xong, cô tắt máy, thảy máy lên giường rồi lẩm bẩm:
– Hắn cố tình chơi khăm mình đây mà. Đồ khó ưa! Rồi có ngày mi sẽ biết tay ông ... í lộn “bà” chứ!
Phần Phú Khang, sau khi thấy bà chị cúp máy biết ngay là cơn giận của bà chị mình lên đến cực điểm. Giờ mà không mua thật nhiều đồ ăn vể để tống cho cục giận của bà chị trôi xuống ruột thì anh khó lòng mà yên ổn ít nhất là trong đêm nay. Nghĩ rồi, anh móc bóp vào quán. Lòng tự hỏi sao mình dại thế, tự nhiên chọc cho "sư tử" nổi giận làm chi hổng biết, để bây giờ vừa tốn của vừa tốn công, đúng là dại ghê.
Thục Uyên túm hai vạt áo dài chạy như bay về lớp học. Không biết Phú Khang bày mưu tính kiểu gì mà từ hôm bắt đầu học đến nay hắn toàn đưa mình đi học trễ. Lần này mà không được vào ký túc xá là mình thề sẽ lột da hắn cho coi. Tay vẫn túm vạt áo dài, cô thở dốc vì mệt:
– Xin lỗi thầy, em đến muộn.
Thầy còn trẻ măng nhẹ đẩy gọng kính trên sống mũi, nghiêm giọng:
– Đây là lần thứ ba trong tuần học đầu tiên, em đi muộn vào giờ của tôi.
Thục Uyên phân trần:
– Em cũng đâu có muốn vậy đâu, tại nhà em ở xa lại bị kẹt xe nữa nên:
Thầy giáo ngắt lời:
– Biết vậy sao em không dậy sớm hơn Thục Uyên thật thà:
– Dạ, em dậy sớm rồi mà người ta còn dậy sớm hơn em nữa.
Nghe Thục Uyên trả lời, dưới lớp vang lên những tràng cười cố nén. Thầy giáo đành phẩy tay:
– Em về chỗ đi?
Chờ cho lớp trật tự, thầy hắng giọng:
– Tôi nhắc lại, giờ của tôi, yêu cầu các anh chị đi cho đúng giờ Khi tôi điểm danh xong, anh chị nào đi muộn, coi như giờ đó anh chị vắng mặt. Ở trong lớp, yêu cầu anh chị giữ trật tự. Anh chị nào muốn nói chuyện riêng thì mời ra khởi lớp. Với tôi, lớp học là lớp học, cái chợ là cái chợ không thể lẫn lộn với nhau được. Giờ ta tiếp tục học bài nhé. Thầy quay lên bảng, Thục Uyên lôi tập ra ghi chép thì nghe hai cô gái ngồi sau thì thào:
– Ê Thục! ông thầy này coi mắt mũi sáng sủa đẹp trai, mà "hắc" quá mày nhỉ?
Cô bạn kia điềm đạm:
– Có “hắc” thế mới cai trị nổi bọn mình.
Cô bạn nọ hừ nhẹ:
– Nói như mày cũng nói! Tụi mình là sinh viên lớn cả rồi chứ có phải là học trò tiểu học đâu. Khó chịu như ổng hèn gì sắp bạc đầu rồi mà ế thiu ế chảy ra, đáng đời.
– Sao mày biết ổng ế?
– Trời! Tao điều tra chứ sao mậy? Ngày đầu tiên, tao thấy ổng cứ xù lông nhím hoài, thế là tao điều tra. Theo kết quả điều tra sơ bộ của tao thì ổng là người thành phố chính hiệu con nai vàng. Quê nội ổng ở miền Tây là đồng hương với mình đó. Mà cũng lạ, tao thấy đàn ông con trai quê mình ai cũng vui vẻ phóng khoáng chứ đâu có ai mặt xưng mày xỉa như ổng đâu.
Cô bạn kia nhẹ nhàng:
– Thì mày chẳng bảo ổng là người thành phố đó sao?
– Ừ nhỉ, tao quên.
Vừa lúc đó tiếng thầy giáo dõng dạc:
– Mời em Lan Hương đứng lên.
Cô bạn sau lưng Thục Uyên nhè nhẹ đứng lên. Thầy giáo nghiêm mặt nhìn xuống:
– Tôi vừa nói gì, em nhắc lại cho cả lớp nghe.
Lan Hương rụt rè rồi lân tiếng:
– Thưa thầy, thầy vừa nói "mời em Lan Hương đứng lên".
Có vài tiếng cười phát ra dù người ta đã cố bịt miệng. Thầy giáo vẫn lạnh như nước đá:
– Xin lỗi, tôi nhầm. Câu hỏi của tôi là bài giảng của tôi đến đâu rồi, em vui lòng nhắc lại cho cả lớp cùng nghe.
Lần này thì Lan Hương đớ lưỡi. Trong lúc cô đang bối rối thì Thục Uyên nhanh chóng cứu nguy bằng cách thò tay đặt cuốn tập của mình lên bàn của Lan Hương, kèm câu nói nhỏ:
– Xem “cứu tinh Dần Béo” ra tay đây.
Lan Hương cố lắm mới không phì cười. Cô nhanh chóng lấy lại sự tự tin đọc dõng dạc những phần thầy vừa giảng xong. Cũng may, cô bạn bàn trên ghi nguyên văn lời thầy giảng. Nếu không thì ...
Lan Hương chưa kịp ngồi xuống thì thầy giáo nghiêm nghị hỏi:
– Em có biết lý do vì sao tôi gọi em không?
Lan Hương vờ ngây thơ:
– Dạ không ạ.
Giọng thầy gay gắt:
– Tôi đã nói bao nhiêu lần từ hôm bắt đầu học đến nay là giờ tôi, các anh chị không được nói chuyện riêng.
Lan Hương chối biến:
– Em đâu có nói chuyện riêng. Tại em có thói quen vừa lẩm bẩm vừa viết cho khỏi nhầm, chả trách thầy hiểu nhầm là phải. Từ nay em sẽ cố gắng sửa tật xấu đó, mong thầy thông cảm.
Nói xong, cô thản nhiên ngồi xuống. Thục Uyên thầm khen cô bạn nói rất hay. Nếu ở ngoài chắc Thục Uyên không ngần ngại gì mà không tặng cho cô bạn một tràng pháo tay tán thưởng.
Chuông reo hết tiết học. Thầy giáo vừa ra khỏi lớp, Lan Hương chìa cuốn tập cho Thục Uyên:
– Cám ơn bạn rất nhiều.
Thục Uyên nhoẽn miệng cười:
– Có gì đâu bạn bè hoạn nạn có nhau mà.
Lan Hương vui vẻ:
– Bạn tên gì?
– Mình tên Thục Uyên, đầy đủ là Tôn Nũ Thục Uyên.
Lan Hương nắm tay cô bạn kế bên nói:
– Đây là Thục, bạn “nối khố” của mình, tên đầy đủ là Trần Hiền Thục, còn mình là Hương, tên đầy đủ là Cao Lan Hương.
Thục Uyên chìa tay:
– Rất vui được làm quen với hai bạn.
Lan Hương vui vẻ:
– Bọn mình cũng thế.
– Hiền Thục tự nhiên bạo dạn hơn thường ngày.
– Lúc mới nhập học, thấy bạn xinh đẹp dễ thương bọn mình cũng muốn làm quen, nhưng ngại ...
Thục Uyên tròn mắt:
– Bạn ngại, mà ngại gì?
– Bọn mình ngại bạn là con nhà giàu nên hết muốn làm quen.
Thục Uyên chưng hửng:
– Sao lại thế?
Lan Hương phán một câu xanh rờn:
– Bọn con gái nhà giàu kênh kiệu chảnh chẹ thấy ghét lắm, Thục Uyên hỏi lại:
– Bộ trông mình giống con nhà giàu lắm à?
Lan Hương nhìn từ trên xuống rồi nói:
– Trông tướng tá bạn sang trọng quý phái như con nhà giàu vậy, mình nói đúng không?
Thục Uyên cười phá lên:
– Lần này thì hố to rồi bà thầy bói à, ngó vậy chứ không phải vậy, tui nghèo rớt mồng tơi luôn chứ giàu gì mà giàu.
Lan Hương hồ hởi:
– Càng tốt chứ sao! Nhà tui cũng đủ sống, nhà nhỏ Thục thì đủ ăn. Vậy chúng ta cùng cảnh ngộ rồi, chúng ta hãy làm bạn tốt của nhau, có phúc cùng hưởng có họa cùng chia. Thục Uyên suýt phải cười vì giọng điệu sặc mùi kiếm hiệp của Lan Hương, song cô cũng bắt tay hưởng ứng:
– Ừ, có phước cùng hưởng có họa cùng chia.
Nói rồi, cô xin phép đi toa-lét. Vào bên trong đóng sầm cửa lại, cô móc cái điện thoại đi động nhỏ xíu ra bấm số. Đợi bên kia mở máy, cô nói ngắn gọn:
– “Đại ca” đây! Trưa khỏi đón, đại ca đi về bằng xe buýt.
Nói xong, cô tự tắt máy luôn.
Chuông reo tan học, từng tốp sinh viên túa ra cổng trường Lan Hương khều vai Thục Uyên:
– Nhà bạn gần đây không?
Thục Uyên chưa kịp trả lời thì Hiền Thục nguýt bạn:
– Hỏi thế cũng hỏi. Nếu ở gần đây thì Thục Uyên đâu có đi trễ để bị thầy la.
Lan Hương vỗ vỗ trán:
– Ờ nhi, tao quên! Vậy Uyên đi về bằng gì?
Thục Uyên cười cười chỉ vào chân:
– Thì về bằng cái này chứ gì?
Lan Hương hầm hừ:
– Nữa? Sao ai chơi với nhỏ Thục cũng nhiễm tính nó hết vậy trời, lúc nào cũng chăm biếm người khác hết!
Hiền Thục nhéo bạn một cái rõ đau:
– Vầy mới gọi là chăm chích nè, chứ nói như vậy mà châm chích gì.
Thục Uyên cười:
– Tên thì Hiền Thục mà chẳng Hiền Thục tí nào. Hai bạn ở đâu, ký túc xá hay nhà trọ – Tụi này ở ký túc xá, cũng gần đây thôi. Nói gần chứ cũng ba mươi phút đi bộ đấy.
– Thế còn đỡ hơn Uyên. Nhà trọ của Uyên ở tuốt ngoại ô phải đi bằng xe buýt, hôm nào muộn thì kể như ... tiêu.
– Thế sao bạn không xin vào ký túc xá cho tiện?
Thục Uyên lầm bầm trong bụng:
“Mình cũng muốn lắm chứ. Khổ nỗi, mình năn nỉ muốn rớt răng, thậm chí còn tuyệt thực nữa mà chú thím mình có động lòng trắc ẩn tí tẹo nào đâu”.
Thục Uyên cười mếu xệch:
– Đợi cuối tháng này đã! Mình mới đóng tiền nhà xong, giờ dọn đi phí lắm.
Lan Hương mừng rỡ:
– Nhớ nha, mình sẽ “xí” một chỗ cho Uyên!
Thục Uyên nheo mắt:
– Nhớ là chỗ tốt à nghen. Thôi xe đến rồi, mình đi trước đây.
Đợi Thục Uyên lên Lan Hương và Hiền Thục cũng lững thững đi về ký túc xá của trường.
Về đến nhà, Thục Uyên chựa kịp bấm chuông thì cổng đã mở toang. Trông thấy vú Hà, Thục Uyên toét miệng cười:
– Sao vú biết con về mà ra mở cổng hay vậy?
Vú Hà lườm yêu cô:
– Vú của con chẳng tài giỏi vậy đâu. Tự dưng hôm nay con bỏ đi đâu không để Phú Khang đón. Con làm chú thím con lo cuốn cả lên.
Thục Uyên gãi tai:
– Con đâu có đi đâu. Tan học là con lên xe buýt về nhà liền đây nè.
– Vú không biết, con vào mà giải thích với má Hai con kìa.
Thục Uyên lững thữngvào nhà. Vừa trông thấy cô bà Phượng đã kêu lên:
– Chứ hôm nay con bỏ đi đâu vậy Uyên? Con có biết là sớm giờ thím sốt ruột lắm không?
– Con có đi đâu. Tan học là con về ngay. Với lại, con gọi điện cho Phú Khang nói con tự về rồi còn gì.
Chính vì thế thím mới lo. Sao tự dưng hôm nay con trở chứng không chịu để Phú Khang đưa về? Bộ hai đứa giận nhau à?
– Gì mà giận nhau! Tại con không thích chờ đợi thôi. Với lại, trưa nắng như đổ lửa, bắt Phú Khang đi vòng qua đón con thì tội nghiệp cho hắn. Và điều quan trọng là con không muốn bạn gái hắn nhéo hắn bầm mình khi bắt gặp hắn chở con đâu.
Phú Khang cười nheo nheo mắt:
– Cám ơn đại tỷ nha.
Bà Phượng trầm ngâm:
– Con nói cũng phải. Hay từ mai con lấy xe Spacy mà đi cho tiện.
Thục Uyên xua tay lắc đầu rối rít:
– Thôi thôi, thà còn đi xe buýt còn hơn!
Xe đó vừa nặng vừa tốn xăng, trưa nắng như đổ lửa mà chạy ngoài đường là điều con chẳng ham chút nào. Đó là chưa kể những lúc bị kẹt xe hít khói bụi lại bị viêm mũi mắt.
– Không lẽ đi xe buýt hoài! Bây giờ đầu năm học chưa có gì, chứ mai mốt học cái này học cái kia, đi chỗ này đi chỗ nọ thì xe buýt nào đưa con đi?
Thục Uyên thở ra:
– Đành vậy! Tới đầu hay tới đó, chứ đi xe máy thì con không đi đâu.
Ông Hải nhìn cô nghiêm nghị:
– Con cháu dòng họ “Tôn Thất” không có kiểu buông xuôi như vậy. Phải có mục đích định hướng kế hoạch rõ ràng.
Thục Uyên ngẩng đầu nhìn lên:
– Được vậy chú thím cho con vào ký túc xá ở đi Bà Phượng trợn mắt.
– Lại nữa! Nói đi nói lại cũng đòi vào ký túc xá. Thím nói lại một lần nữa, quên cái ý tưởng vào ký túc xá đi.
Thục Uyên phụng phịu:
– Ở ký túc xá, thứ nhất là gần trường, thứ hai trong trường còn mở lớp dạy vi tính, Anh văn đủ cả, muốn học gì có nấy. Những hoạt động ngoại khóa cũng diễn ra trong trường. Ở đó con rên luyện cho mình tính tự lập, vậy chú thím nói xem con ở đó lợi hay hại.
Nghe xong, ông Hải nói:
– Chú sẽ suy nghĩ lại vấn đề này. Còn bây giờ con về phòng cất sách vô rửa mặt mũi rồi xuống ăn cơm.
Thục Uyên ngoan ngoãn về phòng. Phúc Khang phóng theo sau khều vai cô:
– Ba nói suy nghĩ là coi như có hy vọng rồi.
– Ta cũng mong là thế.
Thành Nam đến nơi đã thấy Vũ Nguyên ngồi phì phào điếu thuốc lá một cách nhàn tản trong quán. Vừa ngồi xuống ghế, anh đã bị Vũ Nguyên xỏ ngọt:
– Chà! Từ lúc mày làm ông giáo, gặp mày khó quá đi.
Thành Nam cũng không vừa:
– Vì ông giáo này là người của công việc chứ đâu như ngài làm quan to, mọi việc lớn nhỏ cứ đẩy cho lính tráng làm hết, còn mình thì ăn chơi phè phởn như thế này.
Vũ Nguyên đá mạnh vào chân ghế của Thành Nam:
– Thằng quỷ! Mày nhịn tao một lần là mày cấm khẩu hay sao hả?
Thành Nam thản nhiên:
– Nhịn với ai kìa, chứ với mày thì tao trị thẳng tay. Ngay cả bác gái cũng khuyến khích tao làm điều này mà.
Vũ Nguyên trợn mắt:
– Này! Mày theo phe tao hay theo phe mẹ tao đấy?
– Tao hả, tao chẳng biết theo phe ai. Nhưng tóm lại một câu, gió chiều nào thì tao ngã theo chiều ấy.
– Không ngờ mình có thằng bạn tệ thế đấy.
Thành Nam thản nhiên đáp:
– May tao tệ thế nên mới làm bạn với mày đến giờ. Chứ còn tốt như người ta thì tao “gút bai” mày lâu rồi.
Vũ Nguyên sờ cằm:
– Chà chà! Mấy hôm nay lên lớp bị em nào bắt nạt mà giọng điệu mày tao nghe toàn mùi thuốc súng thế hả?
Thành Nam chỉ vào ngực mình:
– Mày nghĩ sao mà nói vậy? Nhìn mặt tao bộ giống mặt mấy người bị học trò bắt nạt lắm sao?
Vũ Nguyên vờ chăm chú xem rồi nói:
– Ờ, nhìn mặt mày học cũng sáng sủa đẹp trai lắm, mà sao đến bây giờ vẫn ế thiu ế chảy là sao nhỉ? Có cần tao đăng báo tuyển “phu nhân” cho mày không?
– Cám ơn mày, mày lo cho thân mày đi. Nếu tao nhớ không nhầm thì bác gái vừa ra tối hậu thư là mày phải đem về một cô bạn gái đàng hoàng tử tế vào cuối năm nay. Nếu không, mọi tài sản sẽ sung vào “công quỹ”.
Vũ Nguyên ngả người ra sau ghế:
– Tao thì khỏi lo, chỉ cần tao chớp mắt cười tình một cái thì muốn bao nhiêu em mà không được.
– Bớt "nổ đi mày! Liệu mà giữ lấy thân chứ hai “lão thái thái” ở nhà không đơn giản như mày nghĩ đâu.
Vũ Nguyên ngồi ngay lại:
– Nói mới nhớ, cô bé mày thương thầm trộm nhớ có học ở trường mày dạy không?
– Tao nói có là có.
– Rồi mày có tiếp cận mục tiêu chưa?
Thành Nam rầu rĩ:
– Tiếp cái gì mà tiếp? Ngay từ đầu người ta đã có ác cảm với tao rồi, giờ tao tiếp cận chắc người ta chuyển trường luôn.
– Chà, vụ này mới à nha! Bộ mới quen mày đã giở trò sàm sở rồi hay sao mà người ta ghét mày?
Thành Nam đá mạnh vào ống chân của Vũ Nguyên:
– Tao chứ đâu phải mày. Đúng là từ trong bụng ta suy ra bụng người.
Vũ Nguyên xoa xoa chỗ đau nói:
– Vậy mày nói xem, mày không chửi cha mắng mẹ cũng không giở trò sàm sỡ thì làm sao người ta ghét mày?
Thành Nam chép miệng rồi kể rõ đầu đuôi. Nghe xong, Vũ Nguyên gật gù:
– Hiểu rồi, vậy là mày há miệng mắc quai hả?
– Thì đó chính vì vậy mà tao chỉ dám đứng nhìn từ xa thôi.
– Cho đáng đời mày, chần ướt chân ráo vào nghề mà diệu võ dương oai làm chi.
Thành Nam trợn mắt:
– Tao mà không làm thế thì tụi nó sẽ “nuốt" tao như người ta nuốt bánh lọt vậy, mày hiểu không?
– Mày có nói quá không đó, tao thấy sinh viên bây giờ chững chạc lắm mà.
Thành Nam hừ mũi:
– Chững chạc như thời tao với mày cũng làm cô chạy dài đó thôi.
Vũ Nguyên vỡ lẽ:
– À, thì ra mày rút tỉa kinh nghiệm của người đi trước chứ gì?
Thành Nam vênh mặt:
– Chứ còn sao nữa! Không lẽ thấy người ta lọt hố, mày cũng nhắm mắt lọt vào.
– Có lý! Nhưng muốn tiếp cận nàng thì mày phải gở bộ mặt lạnh lùng hắc ám đó đi.
– Lời khuyên chân thành đấy.
Nói rồi, Vũ Nguyên đứng lên, anh chưa kịp rời bàn thì Thành Nam gầm gừ:
– Lo trả tiền đi thằng quỷ! Mày mà để tao trả tiền nữa là chết với tao, đồ đại gia keokiệt.
Vũ Nguyên quay ngoắt lại:
– Trả thì trả, nhưng mày có cần phải nặng lời thế không? Đồ nhỏ mọn!
– Còn không phải sao! Mười lần như một, hễ vào quán là tao trả tiền, mày lặn mất tăm. Phật trên bàn thờ còn bất bình chứ đừng nói chi tao. Giờ tao hỏi mày, ai nhỏ mọn hơn ai?
Vũ Nguyên xuội xị:
– Ừ thì tao nhỏ mọn. Giờ tao trả tiền là được chứ gì?
– Mày dám nói là mày không trả đi, tao đá một đá là mày văng khỏi quán luôn.
Vũ Nguyên bỏ đi lại quầy thu ngân, lòng thầm hỏi sao mình lại có một thằng bạn trời gầm thế nhỉ! Nhưng khổ nỗi anh không thể nghỉ chơi với hắn được, vì sinh ra anh là ba mẹ nhưng hiểu anh chỉ có một mình hắn.
Thục Uyên suýt chút nữa là bắn vọt lên không, nhưng nhớ ra mình không phải là ... pháo nên hét to trong niềm vui sướng. Không vui sướng sao được. Sau bao ngày tuyệt thực và năn nỉ gãy lưỡi, mấy cái răng hàm nó cũng lung lay muốn rụng. Cuối cùng, chú thím cũng duyệt cho cô vào ký túc xá ở. Thục Uyên nhảy nhót hô reo khắp nhà:
– Chú thím vạn tuế! Ký túc xá muôn năm!
Ngày Thục Uyên dọn để vào ký túc xá cô chỉ mang theo những gì đơn giản nhất. Tất cả váy áo cô bỏ lại với lý do chỗ ký túc xá có giới hạn không đem theo được. Bà Phượng nằng nặc đòi đi theo xem thế nào. Từ chối không được, Thục Uyên đành phải để bà Phượng theo. Lan Hương và Hiền Thục đón cô như đón một vị tướng từ mặt trận trở về, cũng đúng thôi, chẳng phải Thục Uyên đã phải đấu tranh dữ lắm mới được vào ký túc xá đầy sao.
Thấy hai cô bạn với ánh mắt hình dấu hỏi khi thấy bà phụ nữ sang trọng cứ kè một bên từ nãy giờ, Thục Uyên nở nụ cười mếu xệch qua giới thiệu:
– Đây là bác chủ nhà của Uyên.
Lan Hương láu táu:
– Uyên còn thiếu tiền nhà hả?
Thục Uyên xua tay lắc đầu:
– Không phải vậy đâu! Chả lâ ... chả là cô đây có đứa con cũng là sinh viên như tụi mình, cũng đòi vô ký túc xá ở. Cô nghe mình dọn đến ký túc xá nên theo đến cho biết, để xem có nên cho con vào ký túc xá hay không ấy mà.
Lan Hương nghịch ngợm hỏi:
– Thế con bác là con trai hay con gái à?
Bắt gặp cái nhìn cầu khẩn của Thục Uyân và cái giật áo rất khẽ, bà Phượng đáp:
– Con bác là con gái.
– Ôi, tiếc quá! Tưởng con bác là con trai, bác làm mai cho con, con sẽ là vợ hiền dâu thảo đấy ạ.
Thục Uyên lườm bạn:
– Rõ thật mèo khen mèo dài đuôi.
Lan Hương tỉnh bơ:
– Thì đuôi dài thì nói dài chứ sao mậy.
– Thôi, không thèm đôi co với mi nữa, dẫn ta về “đại bản doanh” đi.
Hiền Thục vòng tay kiểu cách:
– Mời đại soái về đại bản doanh!
Bà Phượng tủm tỉm cười, chắc đây là lý do khiến cho cô cháu cưng của bà cứ nằng nặc đòi vào ký túc xá. Bốn người lên đến nơi.
Hiền Thục nhanh tay mở cửa, đó là một căn phòng với diện tích vừa phải, được kê một chiếc bàn dài có lẽ dùng để học, kể bên là một cái kệ lắp ráp để đầy sách vở, một cái tủ kê sát góc tường và cuối cùng là chiếc giường ba tầng.
Tất cả được bố trí hài hòa nên không gian trong phòng trông rất thoáng chứ không chật chội như lâu nay bà Phượng vẫn tưởng. Còn đang quan sát thì Lan Hương nhanh nhẹn bày sách vở của Uyên lên kệ và nói:
– Ngăn kệ này "đại soáí toàn quyền sử dụng.
Hiền Thục cũng nhanh nhảu:
– Ngăn tủ có chìa khóa treo lủng lẳng kia sẽ thuộc quyền sở hữu của “đại soái” trong bốn năm. Tất nhiên, nếu "đại soái" không "đúp" lại năm nào.
Câu nói đùa của Thục khiến cả phòng cười ồ Thục Uyên đem đồ đến cất vào tủ. Làm xong, Lan Hương hắng giọng:
– E hèm! Cuối cùng là chỗ vỗ về giấc mộng đêm xuân của người. Vì “đại soái” là "VIP" nên được ưu tiên, tầng trên cùng sẽ thuộc về "đại soáí .
Thục Uyên la lên:
– Ưu tiên cái mốc xì! Chứ không phải trong ba đứa, ta là đứa gầy nhất nên bị tống lên trên cùng, để rủi có sập giường thì tụi bây khỏi chết hả?
Lan Hương vỗ tay:
– Quả không hổ danh là "đại soái" ! ĐạI soái rất thông minh!
Bà Phương nghe vậy lo lắng hỏi:
– Bộ giường dễ sập lắm hả cháu?
Thục liền đính chính:
– Tụi nó đùa đó bác! Giường chắc chắn lắm, một Thục Uyên chứ ba Thục Uyên nó cũng không sập nổi đâu.
– Thế còn tắm rửa giặt giũ thì ở đâu hả cháu?
Lan Hương chỉ sang bên cạnh đáp:
– Dạ, ở kế bên. Ba đứa sử đụng chung một nhà vệ sinh kiêm phòng tắm.
– Có sạch sẽ không cháu?
– Dạ sạch, vì tụi cháu chà rửa mỗi ngày.
Bà Phượng vẫn chưa hết băn khoăn:
– Thế còn ăn uống thì sao?
Thục mở cửa sổ ra rồi đáp:
– Dạ, bên dưới có nhà bếp dành cho sinh viên, muốn ăn gì thì mua về xuống dưới đó nấu ăn. Nhưng hầu hết tụi cháu đóng tiền ăn mỗi tháng, ngày hai bữa đi về là ăn luôn khỏi nấu nướng mất thời gian.
– Sao hồi trước thím nghe nói mỗi phòng đều có chỗ nấu ăn trong phòng luôn?
– Dạ bây giờ thì khác, người ta đề phòng cháy nổ nên không cho nấu trên phòng. Sinh viên mà, nhiều lúc hay bất cẩn lắm.
Bà Phượng gật gù:
– Nhìn chung cũng tốt. Nhưng vấn để ăn, uống không biết người ta nấu có hợp vệ sinh không, có đủ chết không?
Hiền Thục cười:
– Cái này thì bác khỏi lo! Cứ nhìn nhỏ Lan Hương thì biết, trước kia nó đâu có mập vậy đâu, mới học có một tháng mà nó lên ba ký rồi đó bác.
Lan Hương gầm gừ:
– Ê nhỏ kia! Người ta có khảo đâu mà mày khai thế hả?
Hiền Thục thản nhiên:
– Tao đâu có khai, đó là tao lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh đấy chứ.
– A, nhỏ này dạo này khá! Ai lột lưỡi mày thế hả?
– Chơi với mày riết thì ít nhiều tao cũng bị lây mà. Chẳng phài có câu “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” đó sao.
Lan Hương vỗ ngực:
– Mày yên trí lớn đi, ở với tao là "gần đèn" chứ không phải gần mực" đâu.
Thục Uyên phì cười nói:
– Thôi tiếp thị" bao nhiêu đó đủ rồi! Giờ phiền hai vị tiễn vị khách khống mời mà đến này rời khỏi đại bản đoanh.
Phớt lờ cặp mắt của bà Phượng đang nhìn mình, Thục Uyên quay gót trước, bà Phượng đành đi theo. Lan Hương nhiệt tình hỏi tiếp:
– Bác có muốn xem qua nhà ăn của bọn cháu không?
– Ờ, để lúc khác. Giờ cũng khá trưa rồi, bác phải về thôi.
– Vâng! Tụi cháu chào bác.