Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Bài thơ sáu mươi năm mới gửi

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 0 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đăng bởi: dangquangtinh34 6 năm trước
Bài thơ sáu mươi năm mới gửi
Đặng Quang Tình

Bài thơ sáu mươi năm mới gửi
BÀI THƠ SÁU MƯƠI NĂM MỚI GỬI


( truyện ngắn )

Mở bì thư của anh Đồng gửi cho, tôi thấy có một bài thơ khá dài đề Thân gửi chị Đào, nhưng phía trên lại có dòng chữ mực mới : “Bài thơ sáu mươi năm mới gửi”.

Tôi không ngạc nhiên vì 60 năm trước đã loáng thoáng biết có bài thơ này. Tôi đoán bây giờ bài thơ mới lên đường có lẽ vì cái thư tháng trước tôi gửi cho anh có kể hồi anh cấp cứu tai biến mạch máu não ở bệnh viện Việt Đức, chị Đào , trước khi vào thăm hỏi đã đứng cả tiếng đông hồ ngoài cửa sổ thẳm buồn nhìn anh và thấm nước mắt.

Tôi cũng không ngạc nhiên khi đưa thơ cho chị Đào đang điều trị ở bênh việt Việt Xô, chị bảo cũng đã biết có bài thơ này. Chị ngậm ngùi nói với tôi: :” Cậu Bính ơi! Cuộc đời sao mà đa đoan...”.

Hồi còn tản cư chiến tranh ở Thái lan, anh Đồng tôi và chị Đào yêu nhau tha thiết, nhưng rồi chẳng đến đâu. Họ là một cặp “trai tài gái sắc” mà cũng có thể nói là “ trai sắc, gái tài”. Anh tôi rất đẹp trai; còn chị là trụ cột đa năng của hội Việt kiều cứu quốc Sakol. Nói không ngoa: chị là một thanh nữ có nhiều người nhòm ngó nhất: giáo học, nhà thơ, nhạc sỹ, vận động viên thể dục thể thao... toàn những người vừa đa tài vừa giàu có. Lại những cán bộ uy tín, cả những người được cử từ trong nước sang mà kiều bào coi như sao lấp lánh. Chị khước từ tất cả, chỉ yêu anh Đồng tôi làm tôi cũng “vênh” lên với bạn bè.

Tôi biết điêu chủ yếu chị yêu nhau anh tôi vì đều là đảng viên Cộng sản. Ngày ấy hai tiếng Cộng sản thiêng liêng lắm. Có cái nếp: Nữ đảng viên chỉ lấy chồng đảng viên chứ không như nam đảng viên có thể lấy nữ quần chúng. Anh tôi là huyện ủy viên. Còn chị là đảng viên phụ trách chi hội Phụ nữ và lũ thiếu niên nhi đồng chúng tôi.

Anh chị còn là cặp văn nghệ trụ cột trong các cuộc liên hoan, hội hè. Cặp này mà đàn hát thì sân bãi, hội trường cứ là bão dậy, sóng trào... Nhất là khi anh gò người đảo phách nhịp măng-đô- lin; chị dướn người cho tiếng hát đuổi kịp tiếng đàn. Người ta thi nhau : “bís, bis” (nữa nữa). Có người hét lên: “Thật mê ly! Đúng là syn-cope; khéo mà syn-cope thật đây này”. Syn-cope trong âm nhạc là đảo phách, còn trong y học có nghìa là ngất.

Tôi là một đưá tọc mạch nhưng chưa bao giờ nghe thấy lời yêu đương giữa hai ngươi, thậm chí cả hai tiêng anh em. Chị toàn gọi anh bằng tên và xưng tên mình. Còn anh thì chị với tôi. Nhưng nhìn mắt tôi biết họ yêu nhau tha thiết.

Họ thường gặp nhau nhưng chẳng nghe thấy chuyện yêu đương dù đôi mắt đã nói lên tất cả. Một lần tôi tò mò ngồi ở phòng bên nghe chuyện họ. Họp tranh luận về tính phản động của học thuyết nhân mãn của nhà Nhân khẩu người Anh Tomas Malthus. Có lần tranh luận về thời cơ trong Cách mạng tháng 8 với cặp phạm trú lượng đổi chất đôi... Anh chị đều là giảng viên triết học cho các lớp đối tượng Đảng và đoàn Thanh niên Tiền phong. Chị giảng về biện chứng pháp rất hay, có nhiều dẫn chứng sát sườn dễ hiểu. Chị đã chứng minh tuyệt vời phép biên chứng trong cái thế cài răng lược để phá ưu thế hỏa lực của đế quốc Pháp; chủ trương Việt Thái thân thiên đã hạn chế rất nhiêu sự trói ép của nhà đương cục Thái đối với Việt kiều. Chị tổng kết phép biên chứng bằng môt câu dễ hiểu, dễ nhớ : nắm vững mục tiêu chiến lược, hành động cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể.

Ngày ấy, tổ chức thiếu niên chúng tôi thường tổ chức các cuộc cắm trại, sinh hoạt trong rừng, chơi trận giả. Dần dà nhiều anh chị lớn cũng tham gia. Trò chơi chúng tôi thích nhất là “bảo vệ nữ chúa rừng xanh”. Chị là người phụ trách thường giữ vai nữ chúa và chúng tôi là chiến binh bảo vệ, còn gọi là lâu la. Còn các anh thanh niên là những đầu khấu săn lùng nữ chúa.

Vì chơi trong đêm trăng ở gò bãi có nhiều muỗi dĩn nên chúng tôi phải mặc áo nhưng mặt vẫn phải bôi đen như thổ dân châu Phi. Nữ chúa cũng không thể quấn váy hở vai nhưng nhất thiết phải có vòng hoa quấn cổ và đội đầu. Còn những kẻ săn lùng phải mũ cát cứng để “đích thực” là thực dân.

Bãi chơi Đông bạc có nhiều gò đống và bụi cây lúp xúp tiện cho việc lẩn tránh và bảo vệ; nhưng cũng khó vì ngang dọc chỉ trăm mét và các “đầu khấu” thực dân cũng chẳng lạ gì. Bí quyết là nữ chúa phải lẩn cho nhanh và lâu la tích cực nhiễu loạn. Và tên “thực dân” may mắn thường là anh Đồng tôi. Không khỏi tiếng xì xào :”có nội ứng” (ám chỉ tôi). Lại có ý kiến xem ra cay cú hơn: “nữ chúa tự dẫn”.

*

Chị Đào gượng ngồi dậy khi mở bài thơ. Và nước mắt trào khi đọc đoạn: “Chị gượng ngồi lên mắt nhìn tôi. Hàm răng trắng khẽ hé trên môi. Chị cười vẫn nụ cười hôm trước. Nhưng điểm tý buồn, chỉ thế thôi...”

-Anh Đồng tinh thật- chị nói - đã nói đúng tâm trạng lúc chi ốm ấy. Chị biết anh lo nên gượng cười cho anh yên lòng.

Rồi nước mặt chị lại trào khi đọc đoạn: “Vì tôi va và hiểu cuộc đời. Những nỗi chua cay của giống người. Những nỗi đau thương còn giai cấp. Đã nướng héo khô bao cuộc đời”.

Không đọc được nữa, chị thần người nói :

-Chính điều này, chính dư luận xã hội đã ngăn bước anh đến với chị... Cậu Bính ơi! Đến giờ chị vẫn hận dư luận , hận cả anh đã trùn bước, hận cả chị đã thúc thủ. Nhưng cậu hiểu cho: đàn bà con gái ngày ấy mấy ai dám lên tiếng trước...

Xã hội Việt kiều Thái lan ngày đó tràn ngập không khí cách mạng nhưng vẫn nặng thói thường “môn đăng, hộ đối”. Mà nhà tôi và nhà chị quá chênh lệch. Bố tôi là một ông thợ may phá sản nghèo khó. Còn bố chị là một bá hộ giàu sang. Cả nhà tôi tham gia công tác cách mạng thuộc loại đáng kính nhưng không được trọng vì quá nghèo. Lại còn cái chuyện chị hơn anh hai tuổi được thêu dệt: “người ham của, người sợ ế”. Những người bị từ chối còn đặt đủ điều bôi nhọ.

Chị sụt sịt thành tiếng khi đọc những câu cuối: “Chiều nay! Vâng! chiều nay cũng một chiều vàng thắm. Tôi đứng nhìn theo bóng chị đi.Tấm thân mảnh khảnh in trong nắng. Nghiêng nghiêng trên hàng cỏ xanh rì.... Tôi thương với cả tấm lòng thương...”

- Cậu Bính ơi! Có phải ngoái sân kia cũng đang nắng vàng trải trên cỏ không?....- Rồi nước mắt chị lại chảy-Chị biết anh rất yêu chị, thế mà trong thơ chỉ dám nói thương... Khổ vậy đấy cậu Bính ơi....

-Ngày ấy... Tôi nói- trên kệ sách của chị chắc có quyển truyện Kiều và quyển thơ tiếng Pháp Les cinq fleurs ? (năm bông hoa)

Chị xững người:
- Sao cậu lại nói vậy?
- Thật tiếc em không biết tiếng Pháp nên chỉ tận dụng được quyển Kiều.
- Cậu đúng là quái kiệt. Tôi mà dậy được sẽ cho cậu một trận.

-Chị không nhớ em là cây mở khóa mật mã à? Tôi cười.

Chuyện là hai người dùng mật mã viết thư cho nhau qua hai quyển sách trên mà cả hai đều có. Thư của họ chỉ là những con số La mã kèm theo các số thông thường. Số La mã chỉ trang. Số thông thường chỉ các chữ trong trang ấy. Qua các thư của chị không có lời buông thả mà toàn chuyện sức khỏe và công tác, có khi tranh luận về duy vật biện chứng hay một tác phẩm nào đó , đôi lời yêu thương cũng rất trong sáng chân thành.

-Chuyện chỉ dấn thêm tý nữa là thành –Chị nói- nhưng rồi bị cắt ngang: Nhà đương cục Thái lan càn dồn anh Đồng về miền nam nước Thái;còn chị thì bị bắt vào nhà tù Băng Khoảng. Rồi chị được hồi cư về Việt Nam....Vô vọng, chị đã xây dựng gia đình.... Cậu còn nhớ bài thơ Hai sắc hoa ti gôn không?

-Em vẫn nhớ, nhớ cả lời chị giảng khi dạy chúng em, nhất là bốn câu thơ tâm đắc.

-Chị nhờ cậu gửi cho anh Đồng bốn câu thơ ấy.

-Để em đọc lại xem có đúng không nhá!

-Không! Chị biết cậu nhớ đúng vì cậu hiểu hoàn cảnh anh, chị lúc này.... Còn bây giờ chị không thể nghe nó bằng lời.

Ngay tối hôm đó, tôi tim một tờ crô-ki nắn nót bốn câu thơ:

“Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
“ Bên tình âu yếm của chồng tôi.
“ Mà từng thu chết, từng thu chết
“ Vẫn giấu trong tim bóng một người”

*

Hôm sau thì chị mất, tôi kịp tìm đên nơi khâm liệm. Con gái chị khóc,kéo tôi ra ngòai:

- Ai cũng bảo mẹ cháu là một người viên mãn, chồng con gia đình hạnh phúc, nhưng ngờ đâu lại có nỗi niêm sâu lắng vậy. Cháu đã bỏ bài thơ “Sáu mươi năm mới gửi” tìm thấy khi thay quần áo cho mẹ cháu vào áo quan... Cậu Bính ơi! Cuộc đời sao có những nỗi niềm cay đắng vậy ?


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 932

Return to top