Người đàn ông và chú bé đánh giày
Phạm Thiên Chương
Muà Giáng Sinh đến gần, đường phố nhộn nhịp,một chú bé chỉ độ 11-12 tuổi lũi thủi ,đen đuá đi trên con đường rợp bóng cây xanh ở khu trung tâm Thành phố xa hoa. Có lẽ, trong nó chỉ duy nhất ao ước một điều là có tiền để mua bộ quần aó mới.Nó chẳng có khái niệm gì về sự thiêng liêng cuả thượng đế,và tất cả.Con mắt nó chỉ daỏ liên tục để tìm khách đánh giày.Chiếc aó nó đã rách gần hết:bụi đất đã đóng thành từng mảng trên người nó;chiếc quần đùi rách để lòi cả cái mông đen thui tội nghiệp.Ðầu tóc nó rối bời như chỉ sơ dừa. Hình như nó đã không tắm nhiều ngày, nên từ nó bốc ra một muì hôi nồng nặc làm cho những người khách uống trà ở vỉa hè khó chiụ nhăn nhó kín đaó.Nó đi chầm chậm, người hất về phiá trước trông yếu ớt.Bỗng mắt chú bé sáng lên khi trông thấy một ông khách quen.Nó mừng thầm khi đã có 3000 đồng để ăn sáng và cả bữa trưa.Nó chạy thật nhanh,hết hơi lại chổ ông khách.Ông khách người cao to, ông hành nghề chạy Taxi,cứ hai ngày là ông đậu ở đây;và tới ngày đó thì ông lại chờ chú bé đánh cho mình đôi giày hiệu "láng cón". thằng bé vội lấy trong cái hộp ra đôi dép đưa cho ông khách mang tạm trong lúc chờ nó đánh cho ông đôi giày dường như không ai như ông khách này,vì thái độ cuả ông đối với nó rất nhã nhặn. Ông nhìn nó bằng ánh mắt thân thương.Nói với nó chân tình như thể không có khoảng cách nào cả. Chú bé cũng vậy,nó tỏ ra ngoan ngoãn với ông bằng cách thể hiện sự cẩn thận tỷ mỹ trên hai chiếc giày của ông.Cây bàn chải đánh răng nhỏ, nó chà thật kỹ và quệt những mảng xi màu nâu vào từng góc cạnh cuả từng chiếc giày, nó lấy bàn chải được làm bằng lông ngựa đánh thật mạnh cho da giày nổi bóng.- Cháu có đón giáng sinh không?
Ông khách hỏi thằng bé sốt sắng.Mắt chú bé tròn xoe, miệng chú cười để lộ hai chiếc răng sún; mắt nó còn dính cả ghèn, tai nó đất đã đóng hòm thành viền quách,nó lắc đầu quầy quậy.Ðầu nó lại cúi xuống, nó tiếp tục làm tiếp công việc còn lại.Ông khách nhìn nó thông cảm.Ông lại nghĩ đến tuổi thơ cuả mình sao thơ mộng và diệu huyền biết bao.Thời gian qua nhanh, khi cuộc sống lại tiếp tục trên chu trình cuả nó , thì hậu sinh cuả ông là chú bé đánh giày lại phải gánh chịu một hoặc bao nhiêu số phận nghiệt ngã :có lẽ từ gia đình cuả nó!Hình ảnh về quá khứ cuả thằng bé hiển hiện rõ nét trong ông.Mắt ông đờ ra, chỉ có đến lúc thằng bé lay thật mạnh thì ông mới hoàn hồn.Giật mình, ông mỉm cười khi thấy hai chiếc răng sún cuả nó và hai viên bi tròn xoe ngớ ngẩn cuả nó.Nó đánh xong đôi giày mắt nó nghếch lên đón chờ ba tờ giấy bạc loại một ngàn đồng nhăn nhúm,ông khách trao cho nó.Mắt nó sáng rỡ, tay run run, miệng nó cảm ơn ông liên tục. Chú bé thu dọn đồ nghề đánh giày vaò trong thùng gỗ vội chạy đi.Ðột ngột, nó bị keó lại bởi bàn tay hộ pháp cuả ông khách. Nó nhăn nhó không hiểu chi ,đưa mắt nhìn ông sợ hãi.Thấy vẻ mặt ngố cuả nó, ông khách vội ôm bụng phì cười.Ông nghiêm giọng nói:Nào!Hôm nay chú cho cháu đi xe hơi! Thằng bé ngỡ ngàng, mắt nó chợt rực lên sự vui mừng khôn tả, nó nhảy tửng lên reo to quên cả sự đói khát đang chầu chực trong nó.Tiếng reo cuả nó làm cả dãy khu phố giật mình.Ai ai cũng nhìn nó vội cười.Riêng họ lại nhìn ông khách bằng một ánh mắt nghi kỵ.Chẳng cần lo chuyện thị phi, ông khách nhanh chóng xỏ giày vào chân, bước nhanh ra mở cửa xe hơi,Ông ra hiệu cho thằng bé vào xe.Vèo! như con muỗi, chú bé nhảy phóc vaò trong xe tay vẫn còn xách cả bộ"nồi cơm gaọ" cuả nó.
Ông khách đóng cửa xe bước lên trên ghế lái nghịch, ngồi vào đóng cửa mở máy cho xe khởi hành.
Lần đầu tiên trong đời cuả chú bé đánh giày được ngồi bệ vệ trong một chiếc xe hơi có cả cái máy thổi lạnh.Ðối với nó, tất cả những vật dụng trong xe đều là những người khách xa lạ.Nhưng nó vội chóng quen thuộc.Chiếc xe 56k lăn bánh chậm trên đường Nguyễn Du,rẽ ra đường Trần Hưng Ðaọ,xuống Bến Bạch Ðằng và dừng lại một góc phố có một cửa hàng thời trang tại đường Hai Bà Trưng.Ông khách xuống xe, mở cửa cho thằng bé. Thằng bé nhảy xuống nói líu tíu vì nó chưa bao giờ để cho đôi chân không vận đông mà cái thân hình thì lại di chuyển qua tất cả cảnh vật xung quanh cả.Ông khách dẫn nó vaò bên trong cửa hàng. Không gian trong cửa hàng rộng thoáng,bên trái, bên phải trước mặt đều treo các loại quần aó lớn nhỏ nhiều màu sắc trông đẹp mắt.Chú bé reo lên vui sướng. Riêng các nhân viên trong cửa hàng thì chẳng hạnh phúc chút nào khi phải tiếp xúc trực tiếp với cái mùi khó chiụ từ vị khách nhí này.Họ nhìn thằng bé như phải trông thấy một con quái vật khủng khiếp.Ông khách và thằng bé không chú ý đến họ,ông khách nắm tay thằng bé như thể truyền cả hơi ấm cuả người cha vào người con ây. Họ đi dạo khắp phòng,thằng bé thấy cái gì cũng thích nó nhảy như con khỉ và miệng thì há hốc ra độ đĩnh. Ðây là lần đầu tiên nó là một đưá trẻ nhà giàu ngây thơ hồn nhiên.Nó mơ mộng , mắt nó reo lên ngọn lửa hạnh phúc. Nó quên hẳn cuộc sống hiện tại cuả mình.Mắt nó như muốn nổ tung vì cái gì cũng đẹp và rất lạ .Nó lấy tay dụi mắt mà chẳng hề biết có hàng tá vi trùng sẽ làm tổn thương từ bàn tay tiếp xúc nhiều bụi đất và gió hằng ngày cuả nó.Sau nhiều lần ước lượng, ông khách quyết định mua cho chú bé bộ đồ thun màu hồng-màu cuả sự hạnh phúc! Chú bé mừng quýnh,nó suy nghĩ nên mặc bao nhiêu lần trong ngày,nó nhìn xa xăm ,viễn cảnh các bạn cùng lứa của nó và mọi người sẽ nhìn nó thán phục.Ông khách thanh toán tiền xong dắt tay nó ra ngoài, nhưng thằng bé chẳng chịu nó oà khóc.Ông khách dỗ dành sẽ cho nó đi mua aó nữa ở ngày khác,lúc này chú bé mới chịu đi ra xe cùng ông.
Chiếc xe dừng lại điểm cũ. chú bé tự tin bước xuống.Nó cặp nách bộ đồ đẹp nhất trong cuộc sống cuả nó.Ông khách phải đi làm. Chú bé đứng nhìn theo mà ánh mắt nó sao buồn so.Chú nhìn một hồi khi chiếc xe đã khuất khỏi con đường vắng nắng,chú bước đi tiếp tục cuộc hành trình duy trì sự tồn tại cuả mình . Ông khách cảm thấy nhẹ nhỏm trong lòng ông như thể sung sướng nhất trên cuộc mưu sinh cuả ông -một số phận ít ra có chút may mắn như ông.Ông thầm cầu nguyện thượng đế sẽ ban cho tất cả những cuộc đời bất hạnh, những cuộc sống ban sơ trong tâm hồn cuả những trẻ thơ sẽ trở nên ấm áp trong những cái lạnh đầy tiếng sương rơi ở những con vỉa hè ngoài phố đêm đêm!