Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tuổi Học Trò >> Sân Trường Kỷ Niệm

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12032 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sân Trường Kỷ Niệm
Lê Minh Quốc

Chương 13

Tôi đã có cách trả thù thằng Chánh . Năm học đầu tiên những sinh viên tập trung về đây học đều ngớ ngẩn như những chú chim non , những con chim lần đầu tiên xa mái ấm của mình nên đều muốn gần gũi làm quen với nhau . Người đầu tiên hỏi chuyện với tôi là thằng Chánh . Có lẽ , nó thấy tôi lớ ngớ trong bộ quần áo bộ đội cũ mèm và cũng có thể do gương mặt hơi ngố - Nên thằng Chánh đến vỗ vai tôi thân tình : - Ông có quen ai trong lớp mình không ?
Câu hỏi vô duyên lạ !
- Mình không quen ai cả . ..
- Vậy tôi làm quen với ông nghen !
Thế là thằng Chánh sà vào chỗ ngồi bên cạnh tôi . Trò chuyện một hồi , chúng tôi đổi cách xưng hô lúc nào cũng không rõ . Thằng Chánh ghé tai nói nhỏ :
- Chút xíu nữa thì Ban tự quản sẽ chia phòng để ở , tao với mày chung một phòng . Mày nhìn xem đứa nào hợp nhãn thì nói tao , để tao rủ vô phòng mình cho cùng hội cùng thuyền.
Tôi nhổm người lên dáo dác tìm thử xem , thì ngay lúc đó , một người bạn trai trong lớp tôi đã đứng lên phát biểu :
- Trong buổi họp mặt đầu tiên của lớp mình , tôi đề nghị chúng ta chơi trò "bắn tên" để tìm hiểu tên tuổi lẫn nhau . Có biết tên tuổi thì chúng ta mới dễ quen nhau.
Người phát biểu lòng vòng đó chính là thằng Kiệt . Với trò chơi này , thằng Kiệt cầm lấy danh sách cúa lớp và hô "Bắn tên , bắn tên" cả tập thể sẽ đồng thanh hỏi lại "Tên chi , tên chi ?" Thì thằng Kiệt nhìn vào danh sách mà gọi từng người một . Ai trúng tên mình thì đứng dậy . Nhờ đứng lên như thế chúng tôi dần dần biết hết tên trong lớp . Nhưng đến cuối cùng có người vắng mặt - Chính là thằng Hương . Thấy Kiệt hoạt bát , năng động như vậy nên tôi mới nói thằng Chánh rủ nó vào ở chung phòng . Còn thằng Hương thì đến chiều tối mới lò mò đến nơi , vì xe từ Biên Hòa lên ký túc xá hư dọc đường . Và nó được lớp trưởng phân vào ở với bọn tôi . Và năm thứ nhất đến bây giờ chúng tôi ở chung phòng như vậy nên tình thân càng gắn bó . . . Càng nghĩ lại tôi thấy vui vui , sao hồi đó ngớ ngẩn đến thế ? Cái gì đối với tôi cũng đều lạ lẫm . Bất cứ công việc gì chúng tôi cũng đều làm chung với nhau , từ ăn uống , tắm giặt đến cả khi lên giảng đường . . . Nhưng đêm nay , tôi quyết "trả thù" thằng Chánh cho bằng được . Tôi gọi thằng Hương leo lên giường mình :
- Nè Hương , tao với mày hiệp đồng với nhau xỏ mũi thằng Chánh một vố đi . ..
- Nhưng để làm gì ?
- Để cho vui chứ còn làm gì nữa !
Thằng Hương vỗ tay tán đồng . Hai đứa nằm bàn bạc một hồi , thằng Hương lấy giấy bút ra và nằm dài trên giường của tôi bắt đầu viết :
"Chị Hạnh Dung thân mến ,
Em tên là Quốc Chánh , sinh viên năm thứ hai khoa Văn . Là một công dân được quyền bầu cử , được quyền tự do ngôn luận và báo chí , em thường xuyên đọc báo Phụ Nữ của chị thấy có mục "Nhỏ to tâm sự" . Mục "Nhỏ to tâm sự" này" em rất thích . Em thấy chị là một người phụ nữ có được bốn đức tính công , dung , ngôn hạnh . Thử hỏi , có thể tìm được một người nào hơn thế nữa để em có thể trình bày hết tâm sự của mình ?
Chị Ơi !"
Viết đến đây , thằng Hương dừng lại đọc cho tôi nghe và hỏi :
- Mày thấy viết vậy có được không ? Càng ngớ ngẩn thì thằng Chánh mới càng quê . Mày hiểu ý tao không ?
- Được mày viết tuyệt lắm , bây giờ mày nằm xê qua bên kia để tao viết tiếp.
"Chị Ơi !
Em sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu . Từ khi nào ngưỡng cửa trường đại học em cũng đã yêu rất nhiều người , nhưng không ai đáp lại tình cảm thiêng liêng đó của em . Nguyên do là tại vì cái lý do gì vậy ? Có một lần làm quen với một cô gái bên trường Nghệ Thuật Sân Khấu , cô ta đã hỏi em như sau "Thư anh , anh có biết ca cải lương không ?" Em thành thật trả lời "Dạ biết ." Cô ta hỏi tiếp "Anh biết như thế nào ?" Thấy cô ta có vẻ khinh thường sự hiểu biết của em - Nên em đã đứng lên và ca "Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi , đường dài mịt mù em không đến nơi - Mai mốt tàn cơn chiến binh biết lấy ai kể chuyện chung tình tửng từng tưng . . ." Em mới ca đến như vậy thì cô ta bỗng đứng lên và phóng xe chạy mất . Thưa chị Hạnh Dung , không phải mèo khen mèo dài đuôi , chứ em ca cũng không đến nỗi dở lắm đâu . Vậy tại sao cô ta chạy trốn em như vậy ? Có phải vì em tuổi con ngựa nên suốt đời phải lông bông như vậy ? Thú thật em là một người rất mê coi bói . Có bao giờ chị coi bói bài tứ sắc ở chợ Bà Chiểu chưa ? Có một ông thầy bói mù "phán" rằng em phải đến ba mươi tuổi mới cưới được vợ , chứ bây giờ mà tính chuyện hôn nhân thì sẽ nửa đường gẫy gánh uyên ương . Là một người chuyên gỡ rối tơ lòng , xin chị cho biết điều đó có đúng sự thật không ?"
Tôi đang hứng chí viết , thằng Hương bỗng đập mạnh xuống vai tôi :
- Được đó , mày nằm qua một bên nghỉ xả hơi đi để tao viết tiếp.
- Ừ , hay đó , nhưng mày phải viết thiệt ngớ ngẩn về câu cú như hồi nãy thì thằng Chánh nó mới bực mình.
Thế là thằng Hương lăn qua chỗ tôi , xắn tay áo lên viết tiếp vào phần của tôi.
"Trên cái cõi người ta này thì xưa nay đã có âu "Trước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt , dân hữu tứ sĩ vi chi tiên" nghĩa là trong năm tước phẩm thì kẻ sĩ được xếp vào bậc nhất , trong dân có bốn loại thì kẻ sĩ cũng được ưu tiên như vậy . Vậy thì sinh viên là kẻ sĩ , em là kẻ sĩ vậy thì là em có được ưu tiên trong tình yêu không ? Nếu không thì đó là một điều vô lý , còn nếu có thì tại sao em lại không được . Chị lý giải , chứng minh , phán xét , phân tích điều đó như thế nào ? Xin chị gấp gấp trả lời trên báo giùm em . Em mong đợi từng ngày . Đội ơn chị rất nhiều chị Hạnh Dung ơi !
Ngày tháng năm
Ký tên ,
Quốc Chánh
(Sinh viên khoa Văn năm thứ hai)
Vậy là xong lá thư "nhỏ to tâm sự" để gửi đến chị Hạnh Dung . Hai đứa tôi xé một tờ giấy trắng tinh để làm bì thư và lấy cơm nguội dán kín lại . Ha , ha ngày mai chúng tôi sẽ chịu khó đạp xe xuống bưu điện Thủ Đức để gửi lá thư này . Chị Hạnh Dung sẽ đọc . Chị sẽ khóc lên vì cười quá nhiều cho lá thư cà chớn này vậy . Nghĩ như thế nên tôi nằm ngủ một giấc ngon lành.
Trong những ngày lá thư được gởi đi , tôi và thằng Hương thường chăm chú đọc báo . Thư viện của trường tôi rất nhiều báo , tha hồ mà đọc . Nhưng càng đọc thì càng chẳng thấy tăm hơi đâu cả . Không lẽ chị Hạnh Dung không quan tâm đến đời sống tâm tư tình cảm của anh em sinh viên ? Một buổi chiều đẹp trời , tôi đang nằm khèo trên igường thì thằng Chánh bước vào phòng . Không nói không rằng , nó ném phịch tờ báo vào mặt tôi :
- Ông nội ơi là ông nội ! Ông viết lá thư này "giùm" cho tôi phải không ? Ông hại tôi quá mà !
Tôi biết là lá thư đã có kết quả . Tôi giả bộ nằm im và co chân lại . Càng co chân thì thằng Chánh càng kéo chân tôi ra.
- Thôi Lê ơi ! Mày mau mau tỉnh dậy cho tao hỏi thăm cái này một chút.
- Có gì quan trọng dữ vậy ? Sao mày không hỏi thằng Hương hoặc thằng Kiệt ?
- Không , thằng Hương với thằng Kiệt cười vô mũi tao và còn nói là cho đáng đời.
Nghe thằng Chánh nói như vậy nên tôi cũng thầm nghĩ "Cho đáng đời" . Tôi bước xuống giường . Càng đọc tờ báo tôi càng cười vì người ta xử lý lá thư ấy rất có duyên . Thay vì để vào mục "Nhỏ to tâm sự" thì người ta chuyển vào mục "Vui cười , giải trí , châm biếm . . ." . Lá thư của thằng Chánh được đăng nguyên si và kèm theo những lời bình phẩm rất tếu . Thế là cả khu ký túc xá đồn ầm lên về "hiện tượng" Quốc Chánh . Thằng Chánh mặt mày méo xẹo . Điều làm thằng Chánh khổ tâm không những vì lời bàn tán , chế giuễu từ bài báo kia , mà còn từ nay nó không dám viết thư tình cho ai nữa cả . Vậy là mày sống đơn độc suốt những năm đại học Chánh ơi !
Sau khi thành công về trò chơi trên , tôi với thằng Hương đâm ra "hối hận" và thương thằng Chánh hơn bao giờ hết.

<< Chương 12 | Chương 14 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 714

Return to top