Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Phê phán cương lĩnh Gotha

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 5517 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Phê phán cương lĩnh Gotha
K.Marx - F.Engels

Phụ lục

2. "Ngày lao động bình thường".
Không có đảng công nhận một nước nào mà lại tự giới hạn trong một yêu sách thiếu rõ ràng đến như thế; bao giờ họ cũng xác định độ dài của ngày lao động mà họ coi là bình thường trong những điều kiện nhất định.
3. "Hạn chế lao động của phụ nữ và cấm lao động của trẻ em".
Việc quy định ngày lao động đã phải bao hàm việc hạn chế lao động của phụ nữ rồi, bởi vì nó đề cập đến độ dài của ngày lao động, giờ giải lao, v.v..., nếu không thì điều đó chỉ có nghĩa là loại bỏ lao động của phụ nữ ra khỏi những ngành sản xuất đặc biệt có hại cho cơ thể của họ hoặc đối với nữ giới thì không hợp với đạo đức. Nếu người ta muốn nói những điều đó thì cũng nên nói ra.
"Cấm lao động của trẻ em" ! Điều tuyệt đối không thể thiếu được ở đây là phải chỉ rõ giới hạn tuổi.
Việc hoàn toàn cấm lao động của trẻ em không tương dung với sự tồn tại của đại công nghiệp và vì vậy, nó là một nguyện vọng ngoan đạo trống rỗng.
Việc thực hiện biện pháp ấy - nếu làm được - sẽ là phản động, vì khi điều tiết chặt chẽ thời gian lao động tuỳ theo lứa tuổi khác nhau, và khi có những biện pháp dự phòng khác để bảo vệ trẻ em thì việc sớm kết hợp lao động sản xuất với việc giáo dục là một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội hiện nay.
4. "Nhà nước giám sát công nghiệp công xưởng, công nghệp thủ công và công nghiệp gia đình".
Đối với nhà nước Đức - Phổ thì cần yêu cầu rõ ràng các viên thanh tra chỉ do các toà án bãi miễn mà thôi; rằng bất cứ công nhân nào cũng có thể tố giác những viên thanh tra ấy trước toà án về tội họ không làm tròn nhiệm vụ; rằng họ không phải là những người đã được chọn trong giới y tế.
5. "Điều tiết lao động của phạm nhân".
Đây là một yêu sách tủn mủn trong một cương lĩnh chung của công nhân. Dù sao, cũng cần phải nói rõ rằng công nhân hoàn toàn không vì sợ sự cạnh tranh mà muốn cho thường phạm bị đối xử như súc vật; và đặc biệt là không muốn rút mất cái phương tiện duy nhất để cho thường phạm tự cải tạo, tức là lao động sản xuất. Đó là điều tối thiểu mà người ta có thể mong chờ ở những người xã hội chủ nghĩa.
6. "Một đạo luật có hiệu lực về việc truy tố".
Cần phải nói rõ là người ta muốn nói gì bằng từ ngữ một đạo luật "có hiệu lực" về việc truy tố.
Nhân tiện xin nhận xét qua: trong vấn đề ngày lao động bình thường, người ta đã quên cái phần pháp chế công xưởng nói về những quy định về y tế - vệ sinh và những biện pháp cần áp dụng để phòng tai nạn, v.v... Đạo luật về việc truy tố chỉ có hiệu lực mỗi khi những điều quy định ấy bị vi phạm.
(Tóm lại, cả bản phụ lục này cũng biểu lộ rõ là đã được soạn thảo một cách cẩu thả như thế).
Dixi et salvavi animam meam

<< IV |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 746

Return to top