Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com | Đăng Nhập | Gia Nhập |
Được một số đông, được nhiều người thực hành.
Thường thường mang tính cách quốc tế, vượt khỏi biên giới một quốc gia.
Thành một cái ‘mốt’ đứng vững ít lắm cũng vài mươi năm, nếu không nói cả trăm năm. Có thứ [-ism] chỉ hiện hữu vài mươi năm, xong rồi đi vào sách vở. Nhưng thông thường nó tồn tại cả thế kỷ. Thí dụ về [-ism] sớm nở chóng tàn: ‘existentialism’, tức triết lý hiện sinh, của nhiều triết gia Âu Châu, nhưng nổi tiếng nhờ triết gia Pháp Jean Paul Sartre, với câu nói bất hủ, tạm dịch nôm na: ‘hiện hữu đi trước bản thể’.
Có thể liên hệ, dù có khi bàng bạc mơ hồ, với một triết lý sống, một chủ thuyết chính trị, một phong trào nào đó dính dáng đến một giai cấp hay một nhóm người, thường vượt khỏi ranh giới quốc gia, không phân biệt màu da hoặc chủng tộc.
Thông thường cũng mang nghĩa tôn giáo hoặc một thứ niềm tin nào đó. Thí dụ: Buddhism (Phật giáo), Judaism (đạo Do Thái).
Đặc biệt rất có thể đã xuất hiện từ lâu. Nhưng chỉ trở thành [-ism] sau khi được người Tây phương phát hiện hay ý-niệm-hoá. Thí dụ: những giáo huấn của Khổng Tử và các đồ đệ nổi tiếng của ngài, đã trở thành ‘Confucianism’ sau khi có tiếp xúc với Tây phương, bởi [-ism] thật ra nguyên thủy là một ý niệm của ngài Tây phương. Ngược lại, ‘đạo thờ cúng ông bà’ của Việt tộc đáng lý ra có thể được nâng lên thành một [ism] ngay từ đầu thế kỷ 20, nhưng vì người An-nam mãi bận lo tranh thủ giành độc lập nên không sản xuất được đủ triết gia hay học giả uyên bác để hiện thức được [ism] này hay nhiều [ism] khác [2].
Terror: 1. trạng thái sợ hãi ‘kinh khủng’. 2. (a) Nguyên nhân của kinh sợ hoặc âu lo; (b) một người hoặc sự vật ‘dễ sợ’. 3. việc xử dụng bạo động và việc làm tàn ác, như một vũ khí chính trị.
Terrorism: n: việc xử dụng ‘khủng bố’, như phương tiện để giữ hoặc chiếm đoạt chính quyền. (danh từ liên hệ: terrorist = kẻ khủng bố)
Tấn công phải mang tính bất ngờ: nạn nhân không ngờ và thiếu phòng bị;
Nạn nhân không có vũ khí để chống trả, và không có vật bao che;
Không có lối chạy, để thoát thân.
Bất ngờ: lúc tắm, thân thể đang thư giãn – không có phòng bị;
Không có quần áo che thân trong lúc tắm, chứ đừng nói đến vũ khí phòng ngự;
Không lối chạy: lão bà nhảy vào từ cửa phòng tắm, và đâm xối xả vào nạn nhân. Nạn nhân không có lối thoát.
Bất ngờ
Không thứ gì che thân, tương xứng với vũ khí tấn công: Súng bắn từ phi cơ, nạn nhân đứng trên đồi trơ trọi.
Không lối chạy: Chạy đi đâu mới tránh khỏi phi cơ trên trời rượt bắn xuống.
Bất ngờ: bởi tia laser lúc đó hãy còn rất mới, ít người biết
Thật sự có quần áo cũng như không, bởi tia laser cắt được luôn chất kim loại
Không có chỗ chạy: 007 đang bị trói nằm ngửa trên bàn
Bất ngờ: nước Mỹ từ thời lập quốc đến giờ chưa hề bị tấn công ngay tại lãnh thổ. Cuộc tấn công đó xảy ra tại một ví trí hoàn toàn dân sự. Không có đề phòng.
Không có vũ khí bảo vệ hoặc áo giáp che thân: Dù có áo giáp hai ba lớp cũng chỉ tử thôi. Bởi nhiệt độ lên tới cả ngàn độ Farenheit hoặc Celsius.
Không có lối chạy. Sức lực và năng lượng tấn công rất cao. Có khả năng bay nhanh như chim cũng chưa chắc ra khỏi được vòng lan toả của sức nóng.
Ngoại kiều bị bắt cóc, trước giờ ít khi nào ngờ mình sẽ bị bắt cóc cho một cuộc đấu tranh chính trị. Chính phủ của ngoại kiều rất khó lường được ý định của khủng bố. Nếu lường được họ sẽ theo đường thương thuyết. Để ý rất nhiều phim về ‘terrorism’ như loạt phim ‘Die Hard’ với Bruce Willis, hay ‘Passenger 57’ với Wesley Snipes, đã cho thấy quân ‘khủng bố’ lúc nào cũng sẵn sàng thí mạng ‘thường dân’ để cho chính phủ biết họ rất nghiêm túc trong ‘công tác’. Họ sẽ thực hiện đúng những gì đã đe dọa.
Lúc bị bắt, ngoại kiều có số phận như chim lồng, cá chậu. Không có vũ khí che thân.
Nếu chính phủ không đáp ứng yêu sách của quân ‘khủng bố’, ngoại kiều sẽ bị hành quyết theo một phương cách dã man. Không cách gì chạy thoát được.
Khủng bố thông thường có thể được liên kết với, hoặc 3 đặc tính kinh dị (bất ngờ, không bao che/chống trả, không lối thoát), hoặc 1 đặc tính răn đe (tạo dựng một lối hành quyết rùng rợn và phô trương cuộc hành quyết đó).
Khủng bố cũng có thể mang tính bí mật ban đầu. Nhưng dần dà bởi số lượng nạn nhân tăng lên cao (như chế độ Stalin), ‘khủng bố’ trở lại với đặc tính răn đe trong việc ‘phô trương’, mặc dù không chánh thức, những cuộc hành quyết đó.
Khủng bố, như một ‘–ism’, đã xuất hiện từ ngàn xưa – và dựa trên hiểu biết của nhân loại về tâm lý cùng cảm thức chủ quan đối với sự rủi ro, tai nạn và cái chết. Cũng như hiểu biết về cảm thức con người đối với bản năng sinh tồn.
Khủng bố là một công cụ thiết yếu của chiến tranh, chính trị. Nó hiện diện ở phe địch và ngay cả ở … phe ta. Nhưng gần như không một chính quyền nào dám tự nhận mình là một chính quyền ưa khủng bố. Trong mấy mươi năm gần đây, ‘terrorism’ được dùng như một nhãn hiệu để gán lên cho phe địch, không thuộc hàng ngũ các quốc gia Tây Phương.
Do Thái là đồng minh trung hậu nhất đối với Mỹ từ khi Do Thái được lập quốc trở lại sau thế chiến thứ 2. Để ý đến liên hệ đồng minh có thể có thay đổi giữa Mỹ và các quốc gia như: Nhật, Đức, Taiwan, China, Vietnam, Afghanistan, Iraq, Iran, Ai Cập, Thổ Nhị Kỳ, Cam-Bốt, … Nhưng giữa Mỹ và Do Thái, trước sau vẫn như một [9].
Do Thái chia xẻ với Mỹ truyền thống văn minh Ju-đà / Ki-Tô, từ xưa đến nay.
Do Thái có thể là một đại diện đáng tin cậy nhất của Mỹ để bảo vệ quyền lợi của Mỹ, nhất là về vấn đề dầu hỏa, ở Trung Đông.
Do Thái, trong sự tồn tại của quốc gia, chính là biểu tượng cho hãnh diện một cường quốc thứ 1 của Hiệp Chủng quốc, trên danh nghĩa bảo vệ tự do, dân chủ, và chống áp bức qua kỳ thị chủng tộc hay tôn giáo.
giữ một vài tính chất tà đạo, vô thần ‘pagan’, phản ánh quyền lực thiên nhiên - của thời xa xưa, khi ánh sáng văn minh chưa chiếu đến Âu Châu. Điển hình, địa vị của mặt trăng trong Islam, có vẻ sáng tỏ hơn rất nhiều tôn giáo khác. Với biểu hiệu, trăng hình lưỡi liềm. Lịch của Muslim dựa trên chuyển vận của mặt trăng chứ không phải mặt trời [7]. Cũng giống giống như ‘âm lịch’ người Hoa đã cóp từ Trung Đông. Bởi vậy cho nên tháng tuyệt thực Ramadan (không được ăn từ lúc mặt trời mọc cho đến mặt trời lặn) cứ luôn luôn thay đổi so với dương lịch.
Rượu bị tuyệt đối cấm chỉ. Nhưng có một thứ giải khát xuất xứ từ thế giới Á Rập lại được phép hâm mộ và uống thả cửa. Đó là cà-phê [15].
Islam đưa ra những luật bảo vệ luân lý rất gắt gao. Trên danh nghĩa họ bảo vệ phụ nữ rất chặt chẽ - theo kiểu luân lý của Muslim. Đàn bà che mặt trước công chúng, không được quyền luyến ái bừa bãi, đụng đâu thương đó, v.v. Nhưng đối với thế giới Tây phương, người ta thường xem đạo Hồi đặc biệt áp bức phụ nữ, chứ không phải bảo vệ gì hết [14]. Đáng kể nhất, theo đạo Islam, đàn ông giàu có, được quyền có đến 4 vợ.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn nào đó, cũng có thể thấy nhiều người phụ nữ Muslim vẫn chấp nhận truyền thống vai vế khác nhau dựa trên phái tính. Bằng chứng, trong thời rất gần đây hoặc hiện tại, có đến hai quốc gia Muslim đã từng có nguyên thủ quốc gia thuộc phái nữ, trước cả Pháp, Đức, Úc và Hoa Kỳ. Đó là thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan, và tổng thống Megawati ở Inđô-nêxia. Cả hai vị nguyên thủ phái nữ này đã được dịp vươn lên trên các đối thủ chính trị nam phái, và không hề đề nghị cải cách gì hết đối với vấn đề nam nữ bình quyền. Chứng tỏ họ chấp nhận và rất trọng những giáo lý của Islam, và kinh Koran. Nói cách khác giáo lý Islam thích hợp với văn minh và văn hoá Islam.
Đi hành hương về chốn thánh địa Mecca là một nguyên lý cốt tủy của đạo Muslim.
Đạo Muslim có vẻ như ‘độc thần’ (monotheism) tuyệt đối. Người ta khó hoặc không thể thấy bóng dáng một vài thánh khác có quyền lực gần bằng Allah, nhất là thuộc phái nữ, như Đức Mẹ đồng trinh Maria của Công giáo, hay Quan Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo.
Cũng giống với Ki-Tô giáo, đạo Islam mang tính chất ‘truyền bá’. Tức những người theo đạo Hồi hoặc KiTô luôn có bổn phận truyền bá đạo mình cho những người ‘ngoại đạo’. Khác với Ấn độ giáo và Giu-đà, thông thường chỉ dành riêng, tuần tự, cho người Ấn hoặc người Do Thái mà thôi.
Cũng giống với Ki-Tô, đạo Hồi mang nặng tinh thần ‘nhị nguyên’, ‘đối đãi’. Có hoặc không. Nóng đối với lạnh. Lên và xuống. Ta và họ. Thắng hay Thua. Sức lực và phản lực. Khác với tinh thần ‘bất nhị’ của Phật giáo.
Theo sử gia Úc Geoffrey Blainey [7], cứ nhìn vào những nguyên tắc chính của Muslim, người ta có thể nhận ra rằng Mohammad có vẻ đã có ‘khải tượng’ đạo Muslim sẽ trở thành một đạo duy nhất ở khu Trung Đông và nếu được, toàn cầu. Nhận xét này có vẻ cùng điệu với rất nhiều sử gia và giáo sư khác hiện nay, khi nghiên cứu vấn đề ‘tại sao Muslim có vẻ lúc nào cũng đặt khối Tây phương, với đạo Ki-Tô như đối thủ của cạnh tranh, ghen tị, và thù hận với nhau’.
Người thiên sứ cuối cùng của chúa Trời Allah mang tên Mohammad cũng là một nhà cai trị và một tướng lãnh. Bản chất nguyên thủy, thuở ban đầu của Muslim trong việc truyền bá đạo vẫn là dùng bạo lực qua việc chinh phục lãnh thổ. Với một số tín đồ khổng lồ 1 tỷ 300 triệu, đạo Muslim là một tôn giáo lớn của thế giới. Muslim đã mang lại niềm tin, an ủi và yên lành cho một số đông con người trên thế giới, qua bao nhiêu thế cuộc thăng trầm. Geoffrey Blainey [7] đã vọng lại lời phê bình của một học giả Ki-Tô W.R. Inge: ‘Những quốc gia nhỏ đã khiến nhân loại chịu ơn họ gồm có: Israel (Do Thái), Athens (Hy Lạp), Florence (Ý), Anh quốc dưới thời Elizabeth I’. Và Blainey đã đề nghị thêm vào danh sách đó, thành phố Medina của thiên sứ Mohammad. Do đó, một phân tích nghiêm túc về xung đột hiện nay giữa Tây phương và Islam (Hồi) có lẽ rất cần xử dụng quan điểm ‘Islam đã có đóng góp lớn với nhân loại’ làm khởi điểm.
Làm lơ Phi Châu như một khối, có thể chưa có một nền văn minh đặc biệt, tựu trung chỉ áp dụng được cho riêng thuyết ‘xung đột’ mà thôi. Như vậy vô hình chung, thuyết ‘xung đột’ làm mất đi tính khoa học. Như đã trình bày ở trên, bất cứ một cộng đồng xã hội nào đã tiến đến, và sinh tồn trong, hình thái nhà nước, hay gần-nhà-nước, trong vòng vài trăm năm - đều có một nền văn minh. Ở một mặt khác và nói theo kiểu tiếng Anh, ‘trong vỏ hạt đậu’ (đại khái), nếu cộng đồng nào sản xuất được một vĩ nhân hay danh nhân thế giới, cộng đồng đó chắc chắn có một nền văn minh. Phi Châu ở thế kỷ 20 đã có Nelson Mandela, như vậy Phi Châu đã có một nền văn minh riêng biệt từ khuya.
Ngay đến từng khối văn minh, người ta cũng thấy văn minh – theo thảo luận của thuyết ‘Clash’ - vẫn thay đổi với thời gian. Thay đổi cho thích hợp với luận thuyết.
Trước hết thử xem văn minh Trung Hoa (Sinic), hiện nay ưa dùng hoán chuyển với văn minh Khổng Tử (Confucius). Nhưng hồi trước lại khác. Người ta còn nhớ, thời Mao Trạch Đông, Mao ra sức hạ bệ Khổng Tử bởi có thể ông đã tin rằng chủ thuyết Maoism của ông sẽ đưa nước Tàu ra khỏi nghèo đói. Nhưng không. Đến khi Đặng Tiểu Bình từ trại lao động trở lại Bắc Kinh, họ Đặng thấy trên bàn thờ tổ quốc có chỗ trống, mới khôi phục và mời Khổng Tử tái xuất giang hồ. Rồi từ đó về sau, Trung quốc thuận ý cho các quốc gia khác gọi nước họ quốc gia có nền văn minh Khổng Mạnh.
Nước Nga cũng vậy. Trước khi Huntington viết bài ‘Clash’ chừng 5 năm, nếu ai có hỏi một người nào đó gần gũi với điện Kremlin, ‘người Nga các anh thuộc văn minh’ nào. Chắc chắn câu trả lời là: ‘thuộc văn minh xã hội chủ nghĩa’. Vậy mà chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ, Huntington cho văn minh Nga thuộc loại Orthodox chính thống. Thật ra, rất hiếm khi có thứ văn minh nào lại có thể thay đổi soành soạch như vậy được. Nga trở thành quốc gia cốt lõi của văn minh Chính Thống, nhưng không thấy bảng liệt kê các quốc gia đàn em. Và cũng khó thấy một quốc gia khác có văn minh Orthodox đàng hoàng, như Hy Lạp có thể nhìn Nga như một quốc gia đàn chị lãnh đạo thế giới Orthodox. Thật ra, vào một chương cuối của quyển sách, tác giả có vẻ gián tiếp cho biết việc gán ghép Nga làm quốc gia cốt lõi cho văn minh Orthodox mang tính gượng ép. Bằng cách cổ xúy các quốc gia Tây phương hãy nhìn nhận Nga là quốc gia đại diện cho văn minh Orthodox, cùng những quyền lợi của quốc gia lãnh đạo này đối với những lãnh thổ Orthodox chung quanh.
Chính Huntington cũng mặc nhiên nhìn nhận điểm lấn cấn trong phân loại văn minh theo thế chiến lược của ông. Điển hình nhất là Nhật. Nhật vừa là quốc gia cốt lõi cho văn minh Nhật và cũng đồng thời là các quốc gia đàn em theo chính mình mà thôi. Điểm này cũng có phần chính xác, bởi người Nhật trong tâm tư ít khi xem mình là dân Á Châu. Cũng giống như một quốc gia ‘hải đảo’ khác bên Đại Tây Dương, Vương quốc Anh, đôi khi cũng xem mình như thuộc Âu Châu, khi thấy có lợi cho họ. Nhưng thường thường, không.
Huntington cũng xác nhận ‘văn minh’ Mỹ đã có thay đổi. Trước thế chiến thứ 1, Mỹ ưa có quan điểm đối nghịch với Âu Châu. Họ xem Âu Châu như một xã hội đầy giai cấp, thiếu phóng khoáng, thuộc về quá khứ. Mỹ biểu hiện cho tương lai, tự do, bình đẳng và tràn đầy cơ hội. Sau hai cuộc thế chiến, Mỹ hoà mình trở lại với Âu Châu và đảm nhận vai trò lãnh đạo nguyên khối Tây phương, bao gồm cả Âu Châu.
Huntington cũng cho thấy mối quan tâm chưa được nhất quán của ông đối với quốc gia đàn em thuộc một nền văn minh nào đó, như Việt Nam. Ở một chỗ, Huntington cho Việt Nam sẽ theo về phía văn minh Trung quốc, với Trung quốc là minh chủ của nền văn minh này. Ở một trang gần cuối quyển sách, Huntington đưa ra một hoạt cảnh, ‘scenario’, giả dụ Trung quốc choảng với Việt Nam vì tranh chấp mấy khu vực dầu hỏa ở biển Nam Hải. Việt Nam lúc đó mới cầu cứu minh chủ nền văn minh Tây Phương là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thuận giúp, đúng vào lúc quân Tàu đã tràn đến Hà nội, nhưng Nhật lại trở mặt, sợ mất lòng minh chủ Tàu nên không cho phép phi cơ Mỹ đáp xuống các căn cứ thuộc lãnh thổ Nhật.
Cũng không thấy tác giả sắp xếp Do Thái thuộc thứ văn minh nào. Chắc chắn Do Thái không thuộc văn minh Hồi, và cũng không thể gọi Do Thái là một nước có truyền thống hoặc văn minh Tây phương.
Huntington cũng giống như nhiều học giả Tây phương khác, thấy nước Nhật giàu mạnh, có đầy đủ khả năng kinh tế và tiềm năng quân sự, vội cho rằng họ có một nền văn minh riêng biệt, và họ chính là ‘quốc gia cốt lõi’ của riêng họ. Thật ra quốc gia nào cũng vậy. Nếu Huntington thử cho Miến Điện (Myanmar) nhìn vào Thái Lan như một core state (quốc gia cốt lõi đàn anh), thuộc nền văn minh nào đó, bảo đảm sẽ thấy dân Miến Điện phản đối liền. Tương tự, Cam Bốt chắc chắn sẽ tự nhận mình có nền văn minh riêng biệt. Không giống Việt Nam và cũng không thể theo Thái Lan.
Tương tự, Huntington có vẻ như dồn In-đônêxia và Mã Lai vào nhóm văn minh Hồi. Đối với văn minh Hồi, thuyết ‘xung đột’ lại ngập ngừng viết rằng văn minh Hồi hiện chưa có ‘quốc gia’ cốt lõi hay minh chủ, ở vai đàn chị. Chỉ biết nhiều quốc gia đang nổ lực dành lấy vai trò cốt lõi đàn anh: Thổ Nhị Kỳ, Pakistan, Iran, và Inđônêxia. Điểm này có vẻ hơi khác với hiện thực. Điển hình, Thổ Nhị Kỳ, theo những trang khác của quyển ‘Clash’ đang ve vãn Âu Châu để được vào Cộng Đồng Âu Châu (European Union) và có hai xu hướng mâu thuẫn tại Thổ: một theo Tây phương, một trở lại với Hồi giáo thuần túy. Nhớ lại, Thổ Nhị Kỳ là hậu duệ của một đế quốc Hồi thứ dữ, đã từng đô hộ Hy Lạp trên 400 năm: đế quốc Ottoman. Nhưng hiện Thổ rất khắn khít với văn minh Mỹ, tạm gạt bỏ Islam để chạy theo văn minh Euro và Dollar. In-đô-nê-xia đang muốn yên thân bởi kinh tế nước này trong mấy năm qua đang suy sụp do bất ổn chính trị. In-đô-nê-xia lừng khừng ngay từ cuộc chiến tranh vùng vịnh ở thời Suharto, cho đến chiến tranh Iraq, gần đây.
Huntington cũng cho Taiwan & Singapore thuộc quốc gia đàn em của văn minh Trung quốc. Ngoài ra còn có thể có Hàn quốc và … Việt Nam. Rất khó đồng ý với một viễn tượng các quốc gia theo kinh tế thị trường từ khuya như Taiwan, Singapore và Hàn quốc có thể chạy theo Trung quốc, và xem nước này như minh chủ, trong chính sách đối ngoại với các nền văn minh khác, như Nhật hay Islam (In-đô-nê-xia và Mã Lai).
Đặc biệt, Ấn Độ cũng là một quốc gia cốt lõi của riêng văn minh Ấn. Nhưng cũng không thấy danh sách các quốc gia đàn em trong nền văn minh Ấn Độ. Xung đột giữa văn minh Tàu và Ấn vẫn chưa thấy. Ngược lại, thế giới ghi nhận từ lúc Hồ Cẩm Đào lên thay Giang Trạch Dân, bang giao Ấn – Hoa phát triển mãnh liệt, kéo theo gia tăng thương mại giữa hai nền văn minh lớn ở Á Châu. Kinh tế Ấn hiện đang phát triển mãnh liệt và khác với mô hình Trung quốc, được dựa vào công nghệ dịch vụ, thi công tạo ra ‘phần mềm’ của điện toán cho các công ty lớn Âu Mỹ.
Hai ‘khối’ khác, Châu Mỹ La Tinh và Phi Châu, cũng giống như khối Islam, hoàn toàn không có quốc gia cốt lõi đàn chị. Huntington quan sát Châu Mỹ La Tinh đang lo Tây phương hoá. Trong khi cả khối LaTinh và Phi Châu không có tiềm năng quân sự đáng kể. Đến đây, tác giả có cho biết hai quốc gia mạnh ở Phi Châu là Nam Phi và Nigeria. Nam Phi có thể tái vũ trang nguyên tử, trong khi Nigeria có thể phát triển vũ khí hạt nhân và lăm le nhìn vào ngôi vị ‘cốt lõi’ văn minh Phi Châu.
Tác giả thuyết ‘xung đột’ cũng thẳng tay gạt những quốc gia theo đạo Phật như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam-Bốt, ra ngoài 6 nền văn minh lớn, nếu không kể Phi Châu. Và cho rằng rất khó sắp xếp họ vào một nền văn minh nào hết, với lý do Phật giáo có phân chia ra Đại Thừa và Tiểu Thừa. Đây là một lý do bề ngoài cho thấy rõ tác giả chỉ chú tâm phân loại những nền văn minh có thể đối chọi với Mỹ và Tây phương trong tương lai gần mà thôi. Tức định nghĩa ‘văn minh’ của thuyết ‘Clash’ đã hoàn toàn bị chi phối bởi cái nhìn chiến lược của Mỹ và khối Tây phương, trên phương diện quân sự và kinh tế. Thật sự nếu lấy lý do ‘nền văn minh Phật giáo còn đang phân ly’ (Đại-thừa và Tiểu-thừa), nền văn minh nào cũng lâm vào tình trạng đó hết. Ki-Tô có Công giáo và Tin-Lành, vẫn còn choảng nhau ở Ái Nhỉ Lan. Islam có 2 phe chính: Chiites và Sunnites, còn đâm chém nhau dài dài.
Thuyết ‘xung đột’ có vẻ vẫn thiếu hỗ trợ bằng dẫn chứng lịch sử. Ngay ở các nền văn minh Tây phương cũng không thuần nhất. Trong quá khứ, chỉ cách đây vài chục năm, vẫn có chiến tranh giữa Đức và Anh, Đức và Pháp, Ý và Anh, v.v. mặc dù các quốc gia này vẫn có nền văn minh Tây Phương như mẫu số chung. Ở Ái Nhĩ Lan, xung đột vẫn thường xảy ra giữa hai khối Tin Lành và Công giáo, cùng chung một nền văn minh, một thứ ngôn ngữ.
Trước hết, nhìn lại thời chiến tranh lạnh, ta thấy rõ ràng có hai phe đối chọi với nhau. Tự Do (Tây) và Cộng Sản (Đông). Mỗi phe chỉ có một quốc gia cốt lõi đứng đầu: Mỹ và Nga. (Trung quốc lúc đầu đứng ở bên Đông). Và mỗi phe có rất nhiều quốc gia đàn em đi theo. Bây giờ, nếu xem hai khối Đông và Tây như hai nền văn minh khác nhau. Mỗi một nền văn minh dựa trên một thứ tôn giáo khác nhau. Cả hai thứ tôn giáo đều mang tính chất ‘truyền bá’. Ta sẽ thất rất rõ: Thuyết ‘xung đột giữa các nền văn minh’ của Samuel P. Huntington thật ra đã hoàn toàn dùng bối cảnh và thông số của ‘Chiến Tranh lạnh’ làm mô hình. Thuyết xung đột, trình bày với dạng đa văn minh, đa cực, do đó chỉ là một hình thức ‘ngoại suy’ của mô hình về ‘chiến tranh lạnh’ mà thôi. Từ lưỡng cực và lưỡng văn minh (Đông và Tây), của chiến tranh lạnh, đổi sang đa cực và đa văn minh.
Như vậy đối tượng chính của thuyết ‘xung đột’ là nhằm vào những khối ‘văn minh’ hiện có tiềm năng quân sự và kinh tế, có thể thách thức văn minh Tây phương, đặc biệt Mỹ - dựa trên kinh nghiệm và mô hình của chiến tranh lạnh. Các đối tượng chính yếu gồm: Khối Muslim, Trung quốc, và Nhật Bản. Điểm rất hay của thuyết ‘xung đột’ là thay vì nêu đích danh các khối hoặc quốc gia có vẻ không ưa thích Tây phương, mà Mỹ là đại diện, thuyết lại gói ghém các nước này trong ‘phân loại văn minh’ để cho luận thuyết được tính cách êm đẹp, ‘chính xác chính trị’, politically correct. Ngoài ra, dùng danh từ ‘văn minh’ cũng tránh được thảo luận về tôn giáo. Tôn giáo thật ra cũng không đích thực là cội rễ của xung đột. Thảo luận về khác biệt tôn giáo cũng có thể rất lôi thôi dài dòng. Mà có đến hàng chục quyển sách chắc cũng không thông suốt được. Huntington đã dùng lối người Tàu và Việt thường gọi ‘ẩn dụ’ để thảo luận về một vấn đề khá nóng bỏng, nhưng vẫn tránh được va chạm trực tiếp đến các quốc gia liên hệ.
Một số chi tiết khác khá gay cấn được trình bày đầy đủ trong quyển ‘Clash’ gồm có sự suy sụp và xuống dốc của thế lực Tây Phương hiện nay, và trong vài chục năm tới. Một sự suy sụp không thể nào tránh khỏi, tiến hành song song với sự vùng lên của những nền kinh tế Đông Á, và đặc biệt, việc tiến bước giận dữ của khối Muslim. Đại khái, dân số thế giới dưới chỉ huy chính trị của Tây phương suy giảm từ 44 phần trăm vào năm 1900, xuống đến 13 phần trăm vào năm 1995 và 10 phần trăm, năm 2010. Đặc biệt Huntington xác nhận trong tương lai, Mỹ không thể nào đảm trách vai trò cảnh sát quốc tế, và chỉ đủ sức gửi quân đội đến một chiến trường mà thôi. Những chiến trường khác phải do các nền ‘văn minh địa phương’ đảm trách.
Quan tâm hàng đầu của việc suy giảm thế lực Tây phương chính là việc phân tán vũ khí qua ‘biên giới các nền văn minh’, và việc tích tụ tăng gia các thứ vũ khí tiêu hủy khối lớn (VTK), tức Weapons of Mass Destruction (WMD). Âu lo nhất là việc hợp tác giữa 3 nền văn minh. Văn minh Nga buôn bán vũ khí cho văn minh Trung quốc. Trung quốc bán lại vũ khí cho ‘văn minh’ Islam, và những nước cực đoan trong cùng một nền văn minh, như Bắc Triều Tiên.
Huntington cũng cho biết đầy đủ, qua viện dẫn nhiều tác giả khác, những điểm đặc trưng của nền văn minh Tây phương, và cho rằng phải xem đó như một nền văn minh độc sáng chứ không thể nào phổ quát toàn cầu được. Những điểm đặc trưng của văn minh Tây phương gồm có:
Christianity tức đạo Ki Tô, bao gồm Công giáo Catholicism và Tin Lành Protestantism.
Thừa hưởng di sản từ những nền văn minh rực rỡ xa xưa: Văn minh, triết lý, và ý niệm dân chủ của Hy Lạp, Luật lệ La Mã, ngôn ngữ và văn hoá La-tinh, v.v.
Đặc biệt việc tách rời giữa Đạo với Đời. Nguyên thủ quốc gia, mặc dù theo đạo Ki Tô, nhưng không chịu ảnh hưởng hoặc khuất phục trước vị lãnh đạo tôn giáo đó. Đây là một đặc tính rất quan trọng, tạo nên một trong những căn nguyên của nền dân chủ pháp trị. Nó rất khác với đạo Islam, thông thường lãnh đạo tôn giáo giữ vai trò tối thượng. Khác với khối Chính Thống Orthodox, lãnh đạo tôn giáo giữ vai vế quan trọng sau nguyên thủ. Khác với Á Châu, điển hình Nhật và Trung quốc, lãnh tụ tức là Trời [17]. Khác với cả Tây Tạng, đức Lạt Ma cũng là nhà lãnh đạo chính trị.
Lề luật của Pháp luật (tạm gọi tắt: Pháp Lệ, Rule of Law). Người Tây phương rất hãnh diện về hệ thống Pháp lý của họ. Trên hết là Rule of Law (tạm dịch: Pháp Lệ). Tóm tắt, trong vỏ hạt đậu, Pháp Lệ được thể hiện bằng tinh thần bình đẳng trước pháp luật, và thượng tôn của luật pháp (vua và thường dân đều có cuộc sống quý giá như nhau – và phải được xử như nhau trước pháp luật). Chuỗi trình tiến hoá của ‘Pháp lệ’ đã kéo dài hàng trăm năm, và đã đưa đến văn minh pháp trị (dựa vào Hiến Pháp), tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền sở hữu của cải đất đai, và tối kỵ với việc xử dụng quyền hạn bất chợt, thiếu tính pháp định.
Đa diện xã hội (social pluralism): tiêu biểu bằng các nhóm người trong xã hội quây quần với nhau không vì lý do chung một thứ huyết thống (tức bà con họ hàng), hay chung quê cha đất tổ, mà lại có cùng chung một thứ quyền lợi, một thứ nghề nghiệp, một loại thương mại mậu dịch với nhau. Biểu tượng của ‘đa diện xã hội’ là các hiệp hội, hay nghiệp đoàn, các khối tôn giáo, giới nông dân, giới quý tộc, …. Theo nhiều học giả, chính sức mạnh của khối quý tộc phong kiến đã hạn chế bớt quyền hành của vua chúa Âu Châu, trong những thế kỷ cần cho việc thiết lập nền dân chủ các nước Tây phương. Trong khi đó, tại Nga, Trung Hoa, và đế quốc Ottoman (tiền thân Thổ Nhị Kỳ), trung ương tập quyền vẫn tiếp diễn dài dài không để dân chủ có cơ hội đâm chồi nẩy lộc. Có thể để ý nước Nhật đã may mắn có đủ các thức gia vị, khoảng thời Minh Trị - nhất là quyền hành của các sứ quân, y như giới quý tộc phong kiến Âu châu - để có thể thực hiện món canh tân và xây dựng một xã hội dân chủ tiên tiến.
Cơ quan đại biểu: là kết quả tất yếu của ‘đa diện xã hội’. Phản ánh qua việc thiết lập quốc hội. Dùng quốc hội như một diễn đàn phát biểu ý kiến về quyền lợi, nguyện vọng của từng nhóm trong xã hội.
Chủ nghĩa cá nhân: Những thành tố của văn minh Tây phương phía trên - cộng với những chủ thuyết từ Ki-Tô giáo - sẽ đương nhiên dẫn đến tôn trọng cá nhân, và chủ nghĩa cá nhân. Trong một cuộc xơ-vây 50 quốc gia, 20 quốc gia tiên tiến có số điểm cao nhất về chủ nghĩa cá nhân, gồm tất cả các nước Tây phương, trừ đi Bồ Đào Nha và Do Thái.
Tất cả những yếu tố phiá trên lại dẫn đến một đặc tính khác nữa người Tây phương vẫn thường hãnh diện: Modernity, tức ‘có khả năng cập nhật hoá’. Lúc nào cũng có thể biến đổi cho hợp thời, cho được ‘hiện đại’. Thật ra tính chất Modernity, theo thiển ý, các nền văn minh sáng chói khác như Tàu và Nhật xưa nay vẫn có, và có thể biểu hiện y như Tây phương. Điển hình các loại truyện chưởng, kiếm hiệp Tàu của Kim Dung. Đó chính là hình thức của ‘modernity’. Của ‘hiện đại’. Truyện chưởng Kim Dung đã đổi mới những dạng thức truyện kiếm hiệp xưa cũ. Kể cả việc các phim tập kiếm hiệp được quay đi quay lại nhiều lần, cũng với mục đích hiện đại hoá, kiếm thêm đô-la. Tương đương ở Tây phương, những phim James Bond. Điệp viên 007 cũng luôn luôn thay đổi tính tình, khuôn mặt, cách yêu đương, … để bắt kịp với Modernity. James Bond đã quay được trên 20 phim và có lẽ sẽ còn xuất hiện dài dài, nhờ ở ‘modernity’. Nước Nhật cũng vậy. Xe hơi, đồ gia dụng của Nhật,… cũng luôn thay đổi để giữ vững mức thu nhập của đồng Yen, cho hợp với mức độ biến chuyển của Modernity. Câu nói ‘bình mới rượu cũ, hoặc bình cũ rượu mới’ của người Á Đông khi xưa đã xác nhận ‘hiện đại’ hay ‘modernity’ cũng là một đặc tính có sẵn của nền văn minh Á Đông.
Ở một hai chương của quyển sách, thuyết xung đột cũng đề cập đến khác nhau giữa việc ‘canh tân’ hay ‘hiện đại hóa’ (Modernization) và ‘Tây phương hoá’ (Westernization). Đặc biệt, các quốc gia Đông Á trên đà phát triển kinh tế hiện nay càng ngày càng vững niềm tin ở chính nền văn minh của họ, và cho rằng ‘canh tân’ không nhất thiết phải cần đến ‘Tây phương hoá’. Huntington báo động đừng nên ngạc nhiên khi thấy các nền văn minh khác Tây phương cũng có sức bền bỉ, và vẫn có thể phát triển kinh tế, mang lại phú cường, mà không cần phải theo kiểu dân chủ hay mô hình Tây phương. So với các nền văn minh khác, ta có thể thấy thế giới Islam là thế giới ít chịu Tây phương hoá nhất. Các nhà lãnh đạo thường cổ xúy dân chúng không xài TiVi, đồng hồ đeo tay, và những sản phẩm tiêu biểu của Tây phương. Quần áo cũng vậy. Ngày nay các nhà lãnh đạo Trung quốc đều đã vứt đi những chiếc áo kiểu Mao Trạch Đông hồi còn nghèo thời xa xưa, và chỉ mặc những bộ suit ‘Âu’ phục, láng coóng, hàng hiệu kiểu Yves St Laurens, Gucci, BOSS, Pierre Cardin, được đặt may theo ni tấc đàng hoàng. Ở Fiji cũng vậy, người ta thấy những chính trị gia tuy mặc váy Sari phía dưới (cho mát), nhưng phía trên vẫn mặc áo veste, áo sơ-mi hàng ngoại Made in Italy, và ca-vát-tê đàng hoàng. Chỉ có Osama Bin Laden và giới lãnh tụ phía Hồi hiện vẫn chưa cần đến ‘Âu phục’ mà thôi. Mặc dù, trong thời gian họ đi du học ở Mỹ, họ vẫn mặc T-shirts quần jean như ai. Tuy vậy một mẩu tin gần đây cho biết thế giới Hồi cũng đang thu nhập ‘Modernity’ qua việc cho phép người Hồi được quyền giải phẫu để thay đổi phái tính (transvestites).
Huntington cũng nhấn mạnh việc tiêu dùng hàng hoá Tây phương, như ăn hamburger Big Mac, uống nước giải khát Coca Cola, xem phim ảnh Hollywood, … chỉ cho thấy cái vỏ bên ngoài của Tây phương hoá. Cốt lõi văn minh Tây phương không nằm ở trong bánh Magna Mac, nhưng ở hiến chương Magna Carta tức một hiến chương ký kết vào năm 1215, mang tính lịch sử ở Anh quốc, hạn chế bớt quyền hành của vua. Tây phương hoá, theo Huntington, thường chỉ xảy ra với giới trí thức elites mà thôi. Đối với khối đông quần chúng, Tây phương hoá vẫn là một chuyện không tưởng. Huntington đưa ra thí dụ về 3 luật sư hoàn toàn Âu hoá, từng du học ở Anh: Mohammad Ali Jinnah (Oxford), Harry Lee (Cambridge) và Solomon Bandaranaike (Lincoln’s Inn). Cả ba trở về nước của họ trở thành các nhà lãnh đạo quốc gia. Và trong tiến trình đó, họ thay tên đổi họ, cách ăn mặc (như đã đề cập với truờng hợp Osama Bin Laden kể trên), và ngay cả tín ngưỡng để phù hợp với khối quần chúng. Mohammad Ali Jinnah về Pakistan, đổi tên thành Quaid-i-Azam, và lãnh đạo luôn tôn giáo Hồi mặc dù khi ở Anh y không có thói quen cầu nguyện gì hết. Harry Lee trở thành Lee Kwan Yew (Lý Quang Diệu), học tiếng quan thoại và thường xuyên đề cập đến luân lý Khổng Mạnh. Solomon Bandaranaike, một người theo đạo Ki Tô dòng, chuyển sang đạo Phật, và trở thành biểu tượng cho phong trào quốc gia của người Sinhalese ở Tích Lan.
Một điểm khác cũng khá thú vị, của quyển ‘Xung đột’, là phân tích một số quốc gia luôn bị giằng xé không biết nên nhảy theo nền văn minh nào (torn countries). Thí dụ như Thổ Nhị Kỳ phải chọn lựa giữa Hồi và Tây phương. Nga bị do dự giữa Orthodox và Tây phương. Mễ Tây Cơ, giữa Mỹ La tinh và Tây phương. Úc, nhất là Úc, ở thời thập kỷ 80 sang 90, bị giằng co giữa Á Châu và Tây Phương. Theo Huntington, qua nhiều dẫn chứng, muốn tự chuyển sang một nền văn minh khác rất khó. Khó nhất là được sự chấp thuận của toàn dân, và sự thuận ý cho gia nhập của nền văn minh, quốc gia đó muốn gia nhập. Thất bại của Úc trong việc ve vãn gia nhập nền văn minh Á Đông là bằng chứng cụ thể nhất.
Nhận xét của Huntington có vẻ cùng điệu với định nghĩa khủng bố ở trên gồm có:
thật ra phong trào chống Tây phương của giới cơ bản Hồi hiện nay, thường gọi ‘jihad’, không khác mấy với những cuộc viễn chinh ‘crusade’ của thế giới Ki Tô ở Âu Châu đánh vào phe Hồi, tranh giành thánh địa, xảy ra vào thế kỉ 11-13.
Đạo Islam thường mang tiếng ‘truyền bá’, chiêu mộ tín đồ, bằng chiến tranh xâm lược. Nhưng Huntington cho biết đạo Ki Tô cũng vậy, nhưng chỉ khi nào có cơ hội mà thôi.
Quan trọng nhất, thuyết xung đột nêu lên mối quan tâm của việc bắt tay giữa hai nền văn minh lớn để đối chọi với Tây Phương: Islam và Trung quốc. Trung quốc đã, đang và sẽ bán vũ khí cho khối Islam để đổi lấy dầu hỏa. Vũ khí Trung quốc, một phần được sản xuất tại chỗ, một phần mua lại, thường ‘second-hand’, từ Nga Sô. Mặt khác, sức ép của Mỹ với Trung quốc bằng vần đề nhân quyền, và với Nhật bằng việc hứa bảo vệ an ninh, đã bắt đầu mất hiệu nghiệm.
Qua phân tích về các đặc tính của văn minh Tây phương ở trên, có thể thấy những đặc tính đó đều dẫn đến một nền kinh tế thật vững mạnh, hỗ tương cho một nền văn minh thiên nhiều về cơ giới, về vật chất và tiện nghi của đời sống hàng ngày.
Phe Islam, nhất là giới cơ bản có lẽ rất khó chịu trước lấn lướt của văn minh Tây phương trên toàn cầu và trên mọi địa hạt. Sự tràn ngập của văn minh Tây phương, nhất là kinh tế, điển hình qua tất cả những mặt hàng tiêu thụ, đặc biệt phương tiện và mội trường truyền thông trong những thập kỷ gần đây, trở thành một mối đe dọa lớn cho tồn vong của tín ngưỡng Islam.
Mối đe doạ đó bắt nguồn từ những xung đột của hai hệ giá trị của hai nền văn minh khác nhau.
Việc vươn lên của một nền văn minh xưa cũ như Trung quốc cũng gây cho khối Islam chút ít niềm tin và hy vọng. Bởi căn cứ vào lịch sử. Thế giới Ki Tô ở Âu Châu trong thời ‘crusade’ cũng vừa đạt đến một nền văn minh, chỉ ngang ngửa, bằng với văn minh của Islam mà thôi. Trong những cuộc crusades đó có khi Tây phương bị đại bại bởi Islam, nhất là trong thời của tướng Hồi Saladin.
Khối Islam có lẽ cảm thấy họ phải làm một cái gì để chuộc lấy nhục nhã, và suy sụp ‘đạo pháp’, triền miên kể từ khi quốc gia Israel được thành lập vào năm 1948. Trong chiều hướng đó, có lẽ họ xem Đông Á như một mô hình có thể giúp họ tìm cách vươn lên. Họ có vẻ bắt chước lối Kamikaze của những phi đội cảm tử xứ Phù Tang, lối hara-kiri (mổ bụng tự sát) của võ sĩ đạo Nhật, đánh giặc biển người của Trung quốc, lối tự thiêu để hy sinh cho Phật pháp ở Nam Việt Nam trong thập niên 60, và du kích chiến của Việt Cộng. Trong áp dụng du kích chiến, họ đã chọn ‘khủng bố’ làm phương tiện cốt lõi, cải biến chút ít nhờ học hỏi từ phim ảnh Hollywood, để cho hợp với ‘hiện đại’ hoặc Modernity.