Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu Nguyễn Đình chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi mù lấy hiệu Hối Trai. Sinh ngày 13 tháng 5, năm Nhâm Ngọ, tức ngày 1st July 1822 ở làng tân Khánh, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tình Gia Định (thuộc Sài Gòn nay). Mất ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý, tức ngày 3rd July 1888, ở làng An Bình Đông, huyện Bảo An phủ Hoắng Trị, tỉnh Vĩnh Long nay là làng An Đức, tổng Bảo An, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Cha là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong, tỉnh Thưà Thiên (Huế). Làm Thơ lại, văn thư Hán ty cuả Tả Quân Lê Văn Duyệt (mộ ông là: Lăng Ông Bà Chiểu). Mẹ là Trương thị Thiệt, người làng Tân Thới, tổng Long Tuy Thượng, tỉnh Gia Định (nay là Sài Gòn). Nguyễn Đình Chiểu là con đầu lòng cuả Thiệt, mà là con dòng thứ cuả Nguyễn Đình Huy. Dòng chính cuả ông và bà Phan Thị Hữu có một trai là Nguyễn Đình Lân và một gái là Nguyễn Thị Phu. Nguyễn Đình Chiểu có ba em gái và ba em trai; là Thị Thục, Thị Nữ, Thị Thành và Đình Tựu, Đình Tự, và Đình Huân. Thời tuổi trẻ Năm Quý Tỵ, 1833, Tả Quân Lê Văn Duyệt mất, Vệ Khôi dấy loạn giết Bạch Xuân Nguyên là cha bà Hoàng phi cuả vua Minh Mạng, các quan tòng chính bỏ chạy, Nguyễn Đình Huy cũng trốn về Huế, bị tuớc chức. Ông trở vào Sài Gòn đắc Đình Chiểu về Thừa Thiên, gửi gắm cho một người bạn làm Thái Phó, để hầu hạ điếu đốm cho được gần guĩ học tập văn chương. Khi ấy Đình Chiểu mưới hai tuổi. Tám năm sau, Đình Chiểu trở về quê mẹ. Qua năm Quý Mão, 1843, đời Thiệu Trị, thi hương trường Gia Định đỗ Tú Tài.
Năm hai mươi bốn tuổi, Đình Chiểu ra Huế chờ khoa Ất Dậu, quyết chí thi đỗ Cử Nhân, để vào xuân vi, đính thí. Nhưng kỳ thi chưa tới, lại đuợc tin mẹ mất ngaỳ rằm tháng mười một năm Giáp Thân, 10 December 1848, Đình Chiểu phải trở về cư tang.
Lòng hiếu tử, dặm quan hà, trắc dĩ vời trông, khôn ngăn huyết lụy. Nội thương đã công phạt, ngoại cảm lại xâm nhập, bệnh xưng hai mắt. Dọc đường Đình Chiểu nghe danh một ông thầy tên Trung , vốn giòng Ngự Y, đến xin tạm trú cầu điều trị. Bệnh tình quá nặng, nên vô khả nại hà. Đình Chiểu đành mù đến chết. May mắn ở đó Đình Chiểu được thầy Trung dạy học thuốc.
Lục Vân Tiên Năm sau cề đến nhà, xa gần sĩ tử nghe danh đến xin thọ nghiệp rất đông. Từ ấy nổi danh "Đồ Chiểu". Truyện "Lục Vân Tiên" và truyện "Dương Tử Hà Mậu" có lẻ đặt ra trong thời kỳ nầy.
Trong đám học trò cuả Đồ Chiểu có Lê Tăng Quýnh, người làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc (Cần Giuộc, tỉnh Long An), kính yêu và cảm cảnh thầy, cầu cha mẹ gả em gái là Lê Thị Điền.
Tấm thân tàn ngồi dạy học ngỡ là an; hay đâu năm Mậu Ngũ, 1858, Tự Đức thứ XI, binh Pháp lại hạ thành Gia Định. Đồ Chiểu bỏ chạy về quê vợ, lại tiếp tục dạy học. Kịp đến khi Cần Giuộc bị thất thủ, 1861, Đồ Chiểu chạy đi Ba Tri.
Truyện Văn Tế Nghiã Sĩ Cần Giuộc và Ngư Tiều Vấn Đáp có lẻ làm ra từ thời kỳ này.
Ba Tri là nơi chân trời góc biển trong cõi đất Việt. Đồ Chiểu quyết tìm chốn cung tịch để tồn tâm dưỡng tánh. Nhưng lòng đau vì non nước đã khôn nguôi, lại tiếp lấy việc năm Đinh Mão, 1867, Phan Thanh Giản tuẫn tiết mà luôn ba tỉnh phía Tây sau ba tỉnh phiá Đông Việt Nam, thuộc trọn chủ quyền của Pháp.
Ngay giữa năm ấy tại Sài Gòn, truyện Lục Vân Tiên đuợc in ra bẳng chữ Quốc Ngữ, là mẫu tự La-Tin a, b, c,...hiện nay. Bản chánh do Đồ Chiểu viết bằng chữ Nôm. Cuốn nầy được người Pháp tên G. Janneau sao lục và chú thích. Đồ Chiểu nếu có hay biết việc xuất bản ấy hẳn là chẳng chững không chú ý mà cũng không bằng lòng.!!!!
Có một điều, con ông là Nguyễn Đình Chiêm, nói ông không ưa chữ Quốc Ngữ vì: "tôi vì đâu mà phải đến góc biển chân trời". Đến nổi không xài sàn phẩm cuả giặc Pháp như "xà phòng".....