Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Phiêu Lưu, Mạo Hiểm >> Sinh tồn nơi hoang dã

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 47200 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Sinh tồn nơi hoang dã
Phạm Văn Nhân

Tai nạn

Ngày nay, việc di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác, từ đất nước nầy sang đất nước khác, không còn là một chuyện quá xa vời nữa. Biên giới quốc gia hình như chỉ còn tồn tại trên bản đồ, trái đất như thu nhỏ lại dưới đôi cánh của những chiếc máy bay siêu thanh, những con tàu siêu tốc... Con người đi lại trên những phương tiện giao thông nhiều hơn, vì vậy mà tai nạn xảy ra nhiều hơn.

Ngoài những tai nạn thảm khốc đáng tiếc, còn có những tai nạn mà đáng lý ra không thể dẫn đến cái chết, nếu như trong số nạn nhân còn sống sót, có một vài người biết một ít kỹ năng để sinh tồn nơi hoang dã, hoặc tìm cách làm cho những toán cứu hộ dễ dàng phát hiện ra họ sớm hơn.

Chúng tôi không bao giờ mong cho các bạn phải bị lâm vào trong những tình cảnh như thế, nhưng nếu lỡ... thì ít ra cũng biết cách bảo vệ cho mình và những người đồng hành.

Những tai nạn giao thông quốc tế hay liên lục địa đôi khi đặt chúng ta vào những tình thế vô cùng nan giải như: Rơi vào một vùng có thời tiết và khí hậu khác hẳn với môi trường quen thuộc mà chúng ta đang sống (như người Việt Nam mà bị rơi vào sa mạc hay một nơi đầy băng tuyết), hay rơi vào một hoang đảo không có bóng người... Trong những tình huống như thế, nếu các bạn biết được một số kỹ năng, kỹ thuật về mưu sinh, thì có thể vừa giúp mình vừa giúp những người đồng cảnh ngộ, hạn chế mọi rủi ro, để có thể tồn tại trong thời gian chờ người đến cứu.

TAI NẠN MÁY BAY

Ngày nay, máy bay là một phương tiện giao thông an toàn và phổ biến, tỉ lệ tai nạn rất nhỏ so với giao thông đường bộ. Tuy vậy, khi xảy ra tai nạn thì thường rất thảm khốc, số lượng người chết nhiều do sự va chạm mạnh hoặc do các toán cứu hộ không tìm ra địa điểm xảy ra tai nạn sớm. Những tai nạn máy bay lại thường xảy ra trên những vùng hoang vu hay giữa biển khơi, nên số nạn nhân bị tử vong sau tai nạn do đói khát, bệnh tật... cũng rất nhiều. Để hạn chế phần nào những thiệt hại trên, các bạn phải biết:


AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY

Khi đi máy bay, các bạn cần có một số hiểu biết cơ bản để được an toàn, thoải mái và dễ chịu.
- Chọn chỗ ngồi phần nửa thân trước của máy bay, gần cửa ra vào hay cửa thoát hiểm (Emergency Exit)
- Không nên ăn no và uống rượu khi đi máy bay
- Nên uống nhiều nước trên đường bay
- Nếu bay đường dài, nên cố gắng ngủ thật nhiều để điều chỉnh cơ năng sinh lý.
- Nên mặc quần áo thoáng rộng.
- Khi máy bay thay đổi độ cao, lỗ tai sẽ cảm thấy căng trương (ù tai) do thay đổi áp suất không khí, các bạn hít một hơi sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi thở ra thật mạnh hoặc hắt hơi thì sẽ khỏi.
- Nếu bị nghẹt mũi, viêm xoang, cảm sốt, nhức răng. .. thì không nên đi máy bay.


ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TAI NẠN MÁY BAY

Thông thường thì tai nạn máy bay xảy ra khi cất cánh và hạ cánh. Tuy nhiên cũng không ít máy bay gặp sự cố trên đường bay. Cho nên khi lên máy bay, các bạn đừng quá chủ quan mà bỏ qua những lời dặn dò của các tiếp viên hàng không. Nên lấy bản hướng dẫn cách ứng xử khi gặp các trường hợp khẩn cấp ở trong túi lưng ghế trước ra xem, để biết phải làm như thế nào? Các bạn cũng cần phải biết những điều sau:

- Hiểu biết tính năng và cách sử dụng các thiết bị cứu sinh
- Biết vị trí các cửa thoát hiểm (Emergency Exit) trên máy bay và cách mở ra
- Ghi nhớ vị trí của các cửa ở gần chỗ mình ngồi nhất và cho dù trong màn khói dầy đặc, cũng có thể tìm thấy để mở ra
- Khi có dấu hiệu của sự cố, nhân viên phục vụ sẽ cảnh báo. Tuyệt đối tuân theo lời hướng dẫn của họ, không được tự tiện làm theo ý mình, không được hoảng loạn, mất bình tĩnh... sẽ làm cho sự việc càng xấu thêm.
- Khi được báo có thể xảy ra tai nạn, cần ngay lập tức cởi mắt kính, gỡ răng giả, lấy các vật cứng, nhọn ở trong túi ra để tránh tụ gây thương tích. Thắt đai an toàn và ngồi theo tư thế được hướng dẫn (khom người kẹp đầu giữa hai đầu gối, hai tay đan vào nhau và ôm lấy đầu).
- Khi xảy ra tai nạn, trong khoang máy bay thường có khói dầy đặc. Các bạn nên dùng khăn (thấm nước càng tốt) che bịt mũi và miệng. Di chuyển bằng cách ngồi xổm hay khom người.
- Nếu tai nạn xảy ra khi vừa cất cánh hay hạ cánh (có nghĩa là máy bay còn ở trên mặt đất) thì mới được mở cửa máy bay. Các loại máy bay chở hành khách thường có thang cứu sinh thổi khí tự phồng lên khi mở cửa máy bay, các bạn khoanh tay trước ngực nhảy vào thang, trượt xuống đất.
- Nhanh chóng rời xa máy bay (đừng tiếc nuối hành lý) vì lúc nầy, máy bay có thể bị cháy, nổ bất cứ lúc nào.
- Nếu xảy ra tai nạn trên đường bay (trong khi đang bay) thì khoan mở cửa mà hãy chú ý: Nhiều máy bay có trang bị dù và phao cứu sinh. Các bạn hãy lắng nghe thật kỹ những người phục vụ hướng dẫn cách sử dụng, nhanh chóng mang dù hoặc phao vào người, giúp những người khác đang lúng túng, mang cho đúng cách (lưu ý giúp đỡ trẻ em, phụ nữ và những người già). Khi mọi người mang xong thì mới mở cửa và rời khoang máy bay. Tuỳ theo loại dù, có loại với dù mồi cầm tay hay phải giựt để bung dù, hoặc có loại tự động bung dù khi vừa rơi vào khoảng không, tùy cách mà các tiếp viên hàng không đã hướng dẫn.

Vì có thể các bạn là người chưa bao giờ học nhảy dù cho nên không biết cách điều khiển dù. Vì vậy, các bạn cần nắm rõ một số điều cơ bản để tiếp đất được an toàn. Còn để điều khiển dù bay theo ý muốn, các bạn cần theo một khoá huấn luyện cẩn thận. Khi dù chuẩn bị tiếp đất, các bạn phải:

- Co chân lại, hai chân sát vào nhau, bàn chân bằng nhau.
- Kéo dây đai dù chùng lại (như mình đang kéo xà đơn)
- Khi bàn chân vừa chạm đất thì buông đai dù ra và đứng thẳng lên (nếu bị té thì nương theo đà té, lăn tròn rồi đứng dậy)
- Nhanh chóng tháo dù ra khỏi người, đề phòng gió mạnh thổi kéo dù và lôi luôn bạn theo.
- Nếu thấy mình sắp rơi vào tàn cây thì co chân lên, cúi đầu sát ngực, hai tay ôm đầu, dùng hai cánh tay che mặt đề phòng cành cây đâm vào mắt.
- Nếu thấy mình sắp rơi xuống nước (ao hồ, sông, biển...) thì hãy thổi phao phồng lên (nếu là phao thổi) hay giựt chốt bình khí nén (nếu là phao khí nén)
- Sau khi tiếp đất an toàn, các bạn hãy tìm cách liên lạc với những hành khách khác, tập trung lại chờ cứu viện. Lúc nầy là lúc bạn cần phát huy khả năng lãnh đạo và mưu sinh thoát hiểm của mình.


RỜI PHI CƠ KHẨN CẤP

Do một sự may mắn tình cờ nào đó mà bạn (và một số đồng hành) vẫn còn sống sót sau khi máy bay bụôc phải đáp khẩn cấp (hay bị rơi) xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Trước tiên, các bạn phải bình tình, thoát nhanh ra khỏi máy bay, đến một khoảng cách an toàn, đề phòng máy bay bị cháy nổ.
Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc: Khi rời máy bay, các bạn không nên chen lấn, hoảng loạn; vì như thế thì sẽ gây thêm thương vong mà vẫn không cải thiện được tình hình, có khi còn làm cho nó xấu hơn. Chúng ta nên tuân theo sự hướng dẫn của các tiếp viên hoặc nhân viên phi hành, cố gắng mang theo tất cả những người bị thương.
Sau khi đã ổn định, và cảm thấy không còn nguy hiểm thì các bạn mới quay lại máy bay để lấy hành lý, thu lượm thực phẩm và những vật dụng cần thiết (phi cơ thường được trang bị rất đa dạng), tìm kiếm các TÚI CỨU THƯƠNG (First Aid Kit), TÚI MƯU SINH (Survival Kit), TÚI KHẨN CẤP (Emergency Kit), MÁY TRUYỀN TIN (Radio)...
Dùng các phương pháp như đã hứơng dẫn trong phần THẤT LẠC để quan sát, nhận định tình hình, tìm đường và định hướng. Nếu thấy chúng ta đang ở gần một khu dân cư, thì tốt nhất là nên cử một vài người khoẻ mạnh, tháo vát... đi đến đó để kêu gọi sự trợ giúp. ..
Nhưng nếu chung quanh ta là một vùng hoang vu vô tận thì sao? .. Các bạn hãy yên tâm, vì thông thường thì sau những tai nạn như thế nầy, chính quyền sở tại và các tổ chức khác sẽ phái những đội cứu hộ đi tìm kiếm. Vì vậy, các bạn và những người đồng hnàh không nên rời quá xa địa điểm xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), vì đây là một mục tiêu dễ nhận thấy bằng mắt thường từ phi cơ cứu hộ. Hơn nữa, những phần còn lại của máy bay (thân, cánh...) là một nơi trú ẩn tránh mưa nắng rất an toàn và tiện lợi (nhưng phải chắc chắn là không còn sự nguy hiểm cháy, nổ nào.)
Trong trường hợp các bạn bị rơi xúông biển thì xin xem phần TRÔI DẠT TRÊN BIỂN


TỔ CHỨC SINH HOẠT

Vì không biết bao lâu thì những người cứu hộ mới đến, nên các bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối phó, vì có khi hàng tùân, thậm chí hàng tháng người ta mới có thể tìm ra các bạn, cho nên các bạn phải biết cách tổ chức để ổn định tạm thời cuộc sống.
Nếu là một nhóm, thì cũng như trong phần THẤT LẠC, các bạn phải bầu chọn một Toán Trưởng để điều hành mọi sinh hoạt của nhóm, ngoài những sinh hoạt thường lệ như đã đề cập phần trước, các bạn còn có những công việc như: Chăm sóc người bị thương. Chôn cất người chết (nếu có). Tìm kiếm lương thực và nước uống... Và nhất là phải chuẩn bị những vật liệu để làm tín hiệu liên lạc với phi cơ cứu hộ như: các chất tạo khói, lửa, ánh sáng (cỏ khô, củi, đèn pin...), các vật phản chiếu ánh sáng mặt trời (gương soi, kim loại bóng...), các pa-nô, vải hay giấy màu thật nổi so với địa thế chung quanh, máy truyền tin, hoả pháo, khói màu...

<< Thất lạc trong rừng | Liên lạc với phi cơ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 244

Return to top