Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 3547 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vài nét về Tâm lý học phổ thông và Tâm lý học Phật giáo
Thích Nữ Hương Nhũ

PHẦN BỐN

Qua phần trình bày của luận văn tốt nghiệp chúng ta có thể nhận thấy: Tâm lý học phổ thông là một trong những khoa học quan trọng về con người.  Theo quan điểm của triết học Mac Lê Nin thì tâm lý học phổ thông sẽ giải quyết các vấn đề về con người và xã hội theo cuộc sống trên thế gian.  Mọi giá trị tinh thần được đề cập đến ở phạm vi tương đối của một kiếp người.  Đối với Đức Phật, vấn đề tôn giáo và nguồn cội của tôn giáo không phải là siêu hình, nhưng chính là vấn đề tâm lý, trí thức và trí tuệ.  Phật giáo quan niệm hoạt động tâm thức chỉ là một dòng trôi chảy của các duyên.  Cuộc sống là một tiến trình miên man không ngừng trôi và cứ như thế kiếp này sang kiếp khác.  Chính vì lẽ đó tâm lý học Phật giáo chỉ nhằm nói về bản chất của tâm, phương pháp thanh lọc tâm.  Cách duy nhất để giải quyết những hoài nghi và những vấn đề khúc mắc trong tâm thức là phương pháp tự quán chiếu.  Do vậy, Đức Phật không sẵn sàng giải đáp những thắc mắc như:  Thế gian có trường tồn vĩnh cửu hay không? Thế gian có vô cùng vô tận hay không?  Nguồn gốc của thế gian là gì ?...Đối với những câu hỏi và những thắc mắc xem hình như quan trọng nhưng không bổ ích ấy.  Im lặng là giải đáp tốt đẹp nhất.  Cách duy nhất để giải quyết những hoài nghi và những vấn đề khó khăn là nhìn sâu trở về nội tâm.  Đức Phật hướng dẫn ta vào đường lối phân biệt và khảo sát tâm lý cũng nhằm giúp ta phát triển năng lực và phẩm chất nội tâm.  Đức Phật dạy: 
 
“Chính tự các con phải kiên trì tinh tấn và thành tựu giải thoát cho chính mình.  Chư Phật chỉ rọi sáng con đường” [1]
 
Do đó, con người cần phải khảo sát tỉ mỉ cái tâm của chính mình.  Để thông hiểu các tâm ý, tư tưởng hoạt động ra sao? Chúng phát sanh và hoại diệt thế nào?  Với mục đích chế ngự tâm, điều phục tâm, vì tâm vốn dong ruổi theo các dục vọng trên đời; bằng cách chuyên tâm vào phát triển Tứ Chánh Cần:
 
-Ngăn ngừa những tư tưởng xấu, các bất thiện pháp chưa phát sanh.
 
-Khắc phục, dứt bỏ các tư tưởng xấu đã phát sanh
 
-Làm phát khởi những tư tưởng tốt, thiện pháp chưa phát sanh
 
-Bảo trì và gìn giữ những tư tưởng tốt đã phát sanh.
 
Đó chính là chức năng của Chánh Tinh tấn nhằm dẫn đến nội tâm vắng lặng và trong sạch qua pháp hành thiền.  Thiện hay ác là thiện ác từ trong tâm, trong ý nghĩ ngay khi tâm ấy, ý nghĩ ấy chưa bộc lộ qua lời nói vàha2nh động nơi thân.  Từ trong tâm khởi lên ý nghĩ ác mà không được sự ngăn chặn kịp thời, thì sớm muộn lời nói ác và hành động ác cũng nối tiếp theo sau, dẫn tới quả khổ không thể tránh khỏi.
Hàng ngày chúng ta phải tu tập tâm, quán sát tâm, phòng hộ tâm, bất cứ một ý nghĩ bất thiện nào khởi lên đều phải được lập tức đoạn trừ.  Nhờ vậy, dần dần tâm ta sẽ trở nên thuần thiện và trong sáng.  Tâm thiện thì sống hạnh phúc an lạc.  Tâm sán thì thấy được vạn pháp như thật- thấy được Đạo, thấy được chân lý.  Những gì làm cho tâm ta mời tối? Đó là ý nghĩ và hành động bất thiện, những dục vọng thấp hèn.  Nếu thường xuyên tu tập tâm xa lìa các ác, bất thiện pháp, xa lìa tham dục thì tâm sẽ sáng chói như “trăng thoát mây che”.  Muốn đoạn trù và xa lìa các dục chúng ta phải biết các dục bắt nguồn từ tham sân si tác động vào thân tâm của ta như thế nào. Đức Phật đã dạy “vị ngọt” của các dục là niềm vui do sự thoả mãn dục vọng tạm thời:
 
“Này các Tỷ kheo, thế nào là vị ngọt của các dục? Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý....hấp dẫn, các tiếng do nhĩ căn nhận thức, các hương do tỷ căn nhận thức, các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý....hấp dẫn”[2]
 
Nhưng dục vọng vô cùng tạm bợ và nguy hiểm, dẫu có đạt được cũng như người uống nước muối, càng uống càng thêm khát.  Do vậy Đức Phật khuyên chúng ta xuất ly các dục, thay thế “vị ngọt” tạm bợ và thấp hèn của dục bằng niềm vui giải thoát của lòng từ và thiền định, đảm bảo cho chúng ta một trạng thái tâm hồn an nhiên tự tại.  Mục đích của Thiền tập là nhằm đạt tới một sự bình tĩnh nội tâm thường xuyên và ngày càng đi sâu vào tâm thức nhằm để thấy rõ bản thân mình và làm chủ bản thân mình.
 
Đức Phật dạy trong kinh Tạp A Hàm: Đã từ lâu, tâm của con người bị tham sân si làm ô nhiễm.  Bợn nhơ tinh thần làm cho tâm của chúng sanh ô nhiễm.  Cần gội rửa tâm làm cho tâm trong sạch.
 
Lối sống của người Phật tử là một tiến trình tích cực nhằm thanh lọc thân, khẩu, ý.  Đó là lối tự thanh lọc, tự trau dồi, tự phát triển nhằm tự mình chứng ngộ.  Điểm chính yếu là thành  quả thâu đạt được chứ không phải là lối tranh luận triết học hay trừu tượng hợp lý.  Pháp hành Thiền trong Phật giáo không nhằm hội nhập với một Đấng tối thượng cũng không nhằm chứng đạt những chứng  nghiệm huyền bí mà nhằm thành tựu trạng thái tâm vắng lặng và tuệ minh sát, tiến tới mục tiêu duy nhất là tâm giải thoát ra khỏi mọi trói buộc. Lối sống của Đạo Phật là lối sống tôn giáo hướng nội và biện tâm.  Hướng nội là để quân bình tâm, quân bình hướng ngoại, chứ không phải từ bỏ hướng ngoại.  Lý do là vì nội tâm của con người chứa đầy những bí ẩn mà con người không hiểu, không biết tới mức phủ nhận tâm cho rằng chỉ có vật chất.  Bộ não tiết ra tư tưởng như gan tiết ra mật (le cerveau sécrète là pensée comme le foie sécrete là bile), tuy rằng chưa có nhà khoa học nào phát hiện ra cơ chế bộ óc tiết ra tư tưởng như thế nào.  Do đó mà trong một thời gian dài, môn tâm lý học đã bị coi nhẹ ở phương Tây- Một môn khoa học mà theo sự đánh giá chung của người phương Tây vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, ấu trĩ.  Như lời phê phán của một nhà báo Mỹ (được trich dẫn trong một bài báo):
 
“Về môn vật lý học, người Mỹ đang ở thời đại nguyên tử, nhưng về môn tâm lý học, người Mỹ đang ở thời đại đồ đá”
 
Nếu chúng ta không biết tự mình chế ngự tâm, cân bằng hai xu thế hướng nội và hướng ngoại thì hậu quả là ta không làm chủ được bản thân mình sẽ bị ngoại cảnh chi phối.  Sự vật khó mà nhận thức như là nó thật sự đang là, mà sai lầm qua hoả mù của nội tâm dao động mạnh.  Thậm chí phản ứng tâm lý có thể dẫn đến những hành động điên đảo, xuất phát từ những xung động bản năng mãnh liệt và đáng sợ. Vấn đề này thường xảy ra ở các nền văn hoá hữu ngã.
 
Lối sống tôn giáo hướng nôi nếu được thực hành thường xuyên và có ý thức sẽ giúp chúng ta luôn luôn tỉnh táo, điều hoà được thân tâm, điều hoà tốt đẹp mối quan hệ giữa con người và xã hội.  Phương pháp hành thiền của Phật giáo cũng nhằm mục đích đó.
 
Từ ngữ “biện tâm” ở đây nhấn mạnh lối sống của người Phật Tử không chỉ là hướng nội mà còn phải biện tâm, nghĩa là tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, điều hoà tâm, biết dụng tâm một cách tốt đẹp.  Từ ngữ “biện tâm” được vua Trần Thái Tông, một nhà nghiên cứu Phật học lỗi lạc thể hiện trong tác phẩm “Khoá Hư Lục” với nội dung như sau:
 
“Mặc vấn đại ẩn, tiểu ẩn, bất câu tăng tục, hưu biệt tại gia, xuất gia, chủ yếu biện tâm, bổn vô nam nữ, hà tư trước tướng? Nghĩa là”:”Không kể là sống ẩn dật trên núi hay là sống giũa thị thành, không kể là tăng hay tục,  không phân biệt tại gia hay xuất gia, chỉ cốt biện tâm, vốn đã không có phân biệt nam nữ, sao lại còn chấp tướng?”
 
Đạo Phật thật sự là đạo bình đẳng để tất cả mọi người có thể nương theo tu học.  Cốt yếu của sự tu hành là hướng nội, biện tâm, tìm hiểu tâm, cải tạo tâm, sử dụng tâm luôn ở trạng thái chú tâm tỉnh giác. Con người phải hiểu sự thật của chính mình và biết điều phục tâm mình để đạt an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại.
 
“Người tâm không ái dục,
Không bị sân nhuế hành
Vượt trên mọi thiện ác
Tỉnh giác được an vui” [3]
 
Là người trí phải biết điều hoà tâm, làm chủ tâm mình.  Phải biết rõ sự sinh khởi, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của từng trạng thái tâm thức khởi lên dù rất vi tế.  Đức Phật không thể nào được cầu thấy qua sắc tướng, hình ảnh hay được ban phúc giáng hoạ như bất kỳ một đấng Thần linh nào.  Chỉ có sự nỗ lực tu tập, với thiền định, với nội tâm trong sạch, vắng lặng, thoát khỏi mọi nhơ bẩn của tham sân si thì đó chính là thấy được Đức Phật. Chính vì vậy mà khi Vua Trần Thái Tông lánh len núi Yên Tử để cầu Phật thì quốc sư Viên Chứng đã nói với Vua:
 
“Trong núi không có Phật.  Phật chỉ có trong tâm. Lòng lắng mà biết thì đó là Phật, Nay nếu vua ngộ cái tâm ấy thì lập tức thành Phật, không phải khổ cầu bên ngoài”[4]
 
(“Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm, tâm tịch nhi trị, thị danh chân Phật.  Kim bệ ngộ thử tâm, tắc lập địa thành Phật, vô khổ ngoại cầu dã”)
 
Xã hội chúng ta đang sống là một xã hội mà khắp nơi làn sống của vật chất thế tục đang ngự trị.  Nhưng thật sự cũng có những làn sóng ngầm cũng rất mạnh mẽ đang chảy ngược lại, đó là những làn sóng của truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và đạo đức dân tộc, là làn sóng của những chân giá trị tâm linh siêu việt đạt được từ cuộc sống thiền tập, biện tâm, vị tha và vô ngã.
 
Trên đây là những gì của nội dung mà người viết muốn nói đến qua những đề tài luận văn: “Vài nét về tâm lý học phổ thông và tâm lý học Phật giáo”.  Vấn đề sẽ được sáng tỏ hơn nhiều nếu được khảo sát qua các công trình biên khảo khác.  Phải chăng tâm lý học Phật giáo cần được đưa vào trong nội dung ngành tâm lý học của học đường ngày nay? 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
Trung bộ kinh tập I. HT Minh Châu dịch. Viên Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam 1992
Tập A Hàm tập I Thiện Siêu, HT Thanh Từ. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam 1993
Thi kệ Pháp Cú Kinh. Narada.  Tịnh Minh dịch 1995
Thích Nhất Hạnh.  Vấn đề nhận thức trong duy thức học.  Lá Bối 1989
Thích Chơn Thiện.  Phật học Khái Luận . Ban Giáo Dục Tăng Ni 1993
Thích Phước Sơn.  Phương pháp khoa học của duy thức. Trường CCPHVN 1995
Thích Nhất Hạnh.  Giảng Luận duy biểu học.  Lá Bối. 1996
Thích Chơn Thiện.  Lý thuyết nhân tính qua Kinh Tạng Pàli.  Luận án Tiến Sĩ Phật học 1996
Lê Nin.  Chủ nghĩa Duy Vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phe pháp. Sự thật 1963
Lê Nin toàn tập.  Tập 14, Nhân Dân 1957
Lên Nin toàn tập tập 18. Nhân dân 1957
Tâm lý học (sách giáo khoa dùng trong các trường CĐSP) Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Phạm Hoàng Gia, Đặng Xuân Hoài, Nguyễn Đức Minh, Trần Trọng Thuỷ 1992)
Tâm lý học đại cương. ĐHSP Hà Nội 1975
Tâm lý học. Thái Trí Dũng, Trân Văn Thiện, Vũ Thị Phượng. ĐHKT TP Hồ Chí Minh 1995
Khoa học và nghệ thuật giao tiếp. PGS.  Tiến sĩ Trần Tuấn Lộ, Tổng hợp Đồng Tháp 1995
Giáo trình tâm lý học. Trần Trọng Thuỷ ĐHSP 1978
Tâm lý học tập II.  Bùi Ngoc Oánh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh. Trưởng ĐHSP Tp HCM 1995
Bài giảng môn học Thắng pháp tập yếu luận.  TT Thích Chơn Thiện
Các bài giảng về bộ môn tâm lý học của GS Trần Tuấn Lộ
Các bài giảng về bộ môn Tôn Giáo học. GS Minh Chi
James Driver, A Dictionary of psychology, London. Penguin Books 1952
Dagobert Runes.  Dictionary of Phylosophy.  New Jersey little field.  Adams & Co USA 1963
How to live without fear and worry in the present life.  K.Sri Dhammanada 1995
Tr. V. Murti.  The central Phylosophy of Buddhism.  Thích Đức Minh dịch.  Phật học Viện Hải Đức.
 
-----------------------
[1] Kinh Pháp Cú câu 276
[2] Đại Kinh Khổ Uẩn. Trung Bộ kinh I Tr. 143
[3] Pháp Cú. Câu 39
[4] Bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam

<< PHẦN BA |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 424

Return to top