Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Có một chuyện tình như thế

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1602 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Có một chuyện tình như thế
Phạm Như Vệ
Bấy giờ là đầu xuân 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang vào thời kỳ quyết liệt. Sư đoàn của anh Tục vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở cánh đồng Chum, đánh bại bốn mươi tám tiểu đoàn địch ở cao nguyên này.
Song ở mặt trận Quảng Trị, địch đang tập trung lực lượng phản công lại ta, sư đoàn của anh lại nhận lệnh gấp rút về nước, dàn đội hình sẵn ở miền Trung…
Anh Tục lúc đó là trợ lý chính sách trung đoàn. Suốt ngày bên anh là những chồng giấy tờ, sổ sách liệt sĩ, thương binh. Công việc cần yên tĩnh, nên anhđược xếp ở một nhà chỉ có hai người: Cụ Tích, ngày xưa dạy chữ Hán, đã gần tám mươi và Thắm, cô con dâu cụ, ba mươi tuổi. Chồng cô hy sinh ở chiến trường phía Nam và ba năm trước đây, địa phương đã làm lễ truy điệu. Một sớm tinh mơ, cụ Tích gọi:
- Anh Tục dậy chưa? Hôm nay anh có phải lên cấp trên họp không?
- Dạ chiều nay cháu ở nhà.
Cụ Tích liền quay về phía buồng con dâu:
- Thắm ơi, ra đây cha nói: Hôm nay mười bốn, ngày Giáp Thìn, con nhốt con gà trống hoa mơ, chiều làm lưng cơm cha mời anh Tục…
Tục sững người. Chuyện gì mà khác thường vậy. Hay trong ăn ở anh có điều gì không phải? Không! Rõ ràng mấy ngày ở đây, xem ra cụ quý và hợp với anh lắm. Còn cô Thắm, kém anh một hai tuổi, anh vẫn coi như đứa em gái.
Khoảng chiều tối hôm đó, cơm đã làm xong, cụ Tích giục Thắm đưa đồ cúng lên bàn thờ. Đoạn như đã sắp đặt từ trước , cụ lấy áo chùng đen mặc vào, thong thả đội khăn xếp, rút ra ba nén hương thắp lên bàn thờ - trên đó có ảnh đứa con trai cụ, rồi gọi:
- Thắm ơi, con lên đây. Không nhìn Thắm cụ như nói với mình, lạy vong linh chồng con đi. Thôi sự đời đã vậy…
Thắm như nhánh cây héo dựa vào cụ Tích. Cô chắp hai tay giơ lên rồi hạ xuống, nước mắt chảy dàn dụa, rồi cô chợt bật lên nức nở và dứt khỏi cha, lao vào buồng! Chiếc giường tre trong đó rung lên từng chập, rồi bặt đi, im ắng đến ghê sợ.
- Anh Tục, anh giúp tôi đặt mâm cơm đi…
Chiếc mâm gỗ được đặt chính giữa chiếu. Nửa chiếu bên kia, cụ Tích đằng hắng mấy tiếng, rồi chằm chằm nhìn Tục:
- Tôi coi anh như thằng Thạch, đứa con độc nhất của tôi mất. Tôi xin thưa với anh một điều… Giọng ông cụ bỗng hẫng như người đi đêm bước hụt. Hai tai Tục rực lên như ai hơ lửa, tim anh bỗng nghẹn chặt. Cụ Tích trở lại điềm tĩnh, nói từng tiếng rành rọt:
- Anh Tục à! Hãy thương tôi… thương em… để con Thắm có một đứa con… và tôi có cháu. Thế là mọi chuyện gia đình tôi sẽ ổn. Tôi xin ghi tạc ơn anh…
Tục đánh rơi chiếc chén xuống nhà. Một tiếng “chát” khô khốc, hai tai anh ù đi, toàn thân như điện giật. Còn cụ Tích lại như người đang nặng, đặt được gánh:
- Anh làm vì chữ “tâm”. Tôi đã nói chuyện với em rồi. Thôi thì tất cả cũng vì chiến tranh, vì nghĩa lớn.
Tục đưa cả hai tay về phía cụ, cuống quýt:
- Thưa cụ, cụ tha thứ cho con. Con không thể… Con đã có gia đình!
- Tôi có xui anh bỏ vợ đâu!
- Con là một cán bộ… là…
- Anh sợ liên luỵ đến anh chăng? hừ, nhiều lắm anh ở đây được chục hôm là cùng. Mà chưa biết chừng chỉ vài hôm nữa, lệnh bất thần, anh lại vào nơi bom đạn.
Trong buồng, Thắm vẫn khóc. Hai ngày nay, cụ Tích đã nói với cô hết lời. Cha mẹ mất sớm, Thắm cũng không có anh em. Mười năm nay, đúng như Thắm lại được sống với cha đẻ. Từ ngày về làm dâu, Thắm được cụ thương, cụ chiều đến mức chưa một lời quở trách. Thắm thương nhớ Thạch bao nhiêu thì thương cụ bấy nhiêu. Cô đã nhủ: Mình sẽ ở với cha đến xế chiều mãn bóng. Trời ơi! Nhưng làm sao lại có chuyện hôm nay. Những lời cụ cứ như lưỡi dao bén sắc, từng nhát bập ngang thân chuối: “ Con phải có một đứa con, cha cần có một đứa cháu, chỉ có thế cha mới yên lòng. Cha để ý đến anh Tục, con người phúc hậu, nhân nghĩa. Nếu trời có mắt, dòng máu ấy xứng đáng bước vào nhà ta, kế tự dòng họ này…”.
Ngoài sân cụ Tích vẫn nói:
- Việc khuyên em đi bước nữa, tôi đã cạn lời với nó. Người chết thì chết rồi, không có lý gì kéo thêm người khác phải sống cũng như chết, nhưng nó nhất quyết không nghe! Thật là cờ hết nước. Tôi đã tính chỉ còn con đường mình chết đi mới nhẹ gánh cho con… Thôi bây giờ anh cho tôi được tạ anh một vái để bày tỏ lòng tôi.
Vừa dứt lời, cụ sụp xuống chiếu. Tục giữ tay cụ, miệng hổn hển: Cụ ơi, con lạy cụ, con không thể.
Cụ Tích khựng người như chạm phải lửa, hai mắt sáng quắc:
- Sao? Anh bỏ ngoài tai tiếng kêu của cha con tôi từ tối đến giờ sao?
Tục chạy bổ ra ngõ, chân tay bải hoải, miệng đắng ngắt. Câu chuyện bất thần dội xuống đầu anh còn dữ hơn trăm lần bị pháo, bị bom. Thật khổ cho cụ, khổ cho Thắm và cũng khổ cho anh…
Trong lúc Tục còn đang bối rối, thì trong ngôi nhà kia đã tiếp diễn một chuyện dữ dội khác: Cụ Tích thắp thêm một tuần hương, rồi rón rén bước ra phía cầu ao. Cụ không muốn chết ươn hèn, nhưng không thể sống nhục. Cụ không còn mặt mũi nào để thấy anh Tục, mà cũng chẳng còn nỗi ê chề nào hơn cụ đã đưa Thắm đến chỗ bẽ bàng. Thôi, cụ đi. Sách tốt nhất là làm cho mọi người nghĩ đêm tối cụ sểnh chân ngã xuống ao bèo…
Tục đứng lặng ở đầu ngõ một lúc, chợt linh tính như báo anh một điều gì đó không ổn, anh vội vàng vào nhà. Không thấy cụ, Tục hốt hoảng đập cửa buồng. Thắm bật dậy, hai người lao ra phía cầu ao.
Cụ Tích đã uống no nước. Tục xốc ngược cụ lên vai, chạy đủ ba vòng sân, rồi bình tĩnh làm những động tác cấp cứu. Cụ dần dần hồi tỉnh. Tục chạy đến, hai tay nâng đầu cụ. Ông cụ xua tay chối từ và đăm đắm nhìn Thắm:
- Nín đi con!
Cụ quay nhìn Tục, chậm rãi từng tiếng:
- Anh Tục, anh không nghe lời thỉnh cầu của tôi, sao còn cản tôi?
- Dạ thưa cụ, con có lỗi. Xin cụ tha thứ.
- Anh không cản được tôi đâu. Tôi đã quyết. Tôi đi rồi, chỉ xin anh đừng để ai biết chuyện… Tủi cho con Thắm!
Hai giọt nước mắt trào ra từ hai hốc mắt đen sọm của cụ. Thắm oà lên, ôm chặt cha. Tiếng nấc nghẹn rồi lặng đi từng cơn như trăm ngàn mảnh chai vụn lặn vào lòng Tục. Anh xin cụ Tích thắp một tuần hương khấn vong linh người đã khuất và xin cụ được trò chuyện với Thắm ở ngoài sân. Anh đứng tựa gốc cau đầu bếp, lòng như khoảng trời không nắng, không gió, không bóng đêm, không mảy may sự sống. Còn Thắm dém màn cho cha xong, cô vẫn gắn chặt mình xuống mép sập. Giục đến lần thứ ba, vẫn thấy Thắm ở bên, cụ Tích nhỏm dậy dằn giọng nhắc lần nữa, Thắm mới đứng dậy bưng mặt ra cửa, song lại chạy quặt ra phía cầu ao. Tục hốt hoảng lao theo:
- Thắm!
Anh giật Thắm lại. Cô như không đứng nổi nữa, ngã vào anh, tiếng nấc rung lên dưới vòm ngực căng tròn. Ôm Thắm vào vòng tay, niềm thương cảm xót xa trào lên như những đợt sóng. Anh cứ đứng như thế, từng giọt, từng giọt nước mắt nóng hổi của Thắm thấm vào ngực anh, và tim anh . Bất chợt hình ảnh Vang, vợ anh lướt đến. Anh cắn chặt môi: Anh có lỗi không? Không, anh không có lỗi với Vang. Tình thế này, hỏi anh có cách nào khác. Từ mớ tóc rối bời của Thắm toả ra mùi lá sả nồng nàn ngây ngất như chất men ngọt ngào cứ thấm dần vào anh, khiến anh rạo rực đến nghẹt thở. Anh ghé sát cô, giọng hổn hển:
- Thắm, Thắm!
- Dạ!
Tục thở dốc. Anh cúi xuống chạm môi vào môi Thắm. Cả hai người rùng mình, trời đất bỗng ngả nghiêng, quay cuồng…
… Đêm ấy, họ đã nói với nhau bao nhiêu chuyện về mình. Không có câu chuyện nào dài đến thế. Rồi cả hai đều khóc. Cũng đêm hôm ấy, chỉ có đêm hôm ấy thôi, vì hôm sau đơn vị Tục hành quân, Tục đã để lại trong ngôi nhà bên dòng sông Lam đó một phần đời đẹp đẽ của mình.



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 540

Return to top