Ông bác sĩ Nhân từ quay sang giường người mới đến. Ông vừa thăm khám vừa hỏi bà Phước – tên của bà và được biết bà đang phân loại đồ phế thải trong nhà trọ thì lên cơn đau. Những người nông dân ra phố làm cửu vạn ở trọ cạnh đấy đã đưa bà tới đây. họ đã xong việc , đang chờ ở ngoài. Bà Phước nhờ ra bảo họ cứ về nhà trọ mà ngủ, tự bà có thể xoay sở được.
- Tại sao chị có thai mà không ở nhà, lại bỏ đi làm ăn xa ?
- Ở nhà em đâu biết mình có thai – bà Phước đáp hồn nhiên - Đến khi biết thì lại ham việc không muốn về. Em mắn lắm bác sĩ ạ. Bất cứ ai đi qua đầu giường em, miễn là đàn ông , là em chửa liền.
Ông bác sĩ húng hắng ho, đưa tay che miệng, thực ra vì ông không muốn mọi người thấy ông cười.
- Chị có thai tháng thứ mấy?
- Nào em có biết. Cứ biết chửa là chửa, đến ngày đến tháng nó khắc biết chui ra. Năm đứa trước em đều đẻ ở ruộng cả.
Ông bác sĩ khám xong , trìu mến nhìn bà Phước mỉm cừoi với mẹ tôi rồi quay ra. Lát sau bà Phước đã gáy như kéo bễ. Mẹ tôi lật nghiêng để ngắm bà ta trong tư thế ngủ chẳng hề gợn lên chút lo lắng nào. Rồi mẹ tôi cũng chập chờn thiếp đi. Khi mẹ tỉnh dậy thì thấy bà Phước ngồi cởi truồng đang nựng đứa bé trong bụng:
- Vàng bạc của mẹ, ra sớm đi để mẹ còn đi nhặt rác. Còn một đống các chị con ở nhà,
Nhìn sang thấy mẹ tôi đang tròn mắt, bà bảo:
- Em cởi truồng cho nó đỡ vướng – bà Phước xưng em theo thói quen của nông dân - Với lại ngộ nhỡ nó xổ ra bất ngờ còn biết mà đõ.
- trời ơi, bà mặc quần vào đi.
- đến đây còn ngượng với ai hả chị. Có cái lúc đáng ngượng nhất là tô hô trước mặt chồng, còn cho qua nữa là.
- Nhưng dù sao cũng khó coi quá!
- Chị không ở cảnh chúng em chị không biết đấy thôi. Trong nhà trọ chúng em làm gì có buồng. Cần thay rửa là cứ tụt ngay trước mặt nhau.
- Đã báo cho bố nó biết chưa?
- Biết bố nó là ai mà báo – Bà Phước vẫn hồn nhiên - Vừa nãy em nói dối ông bác sĩ đấy.
- Nhưng mà nó cũng phải có một ông bố nào đấy chứ.
- Để em kể chị nghe. Ở quê em có chồng , có năm đứa con gái thật. nhưng nhà chồng em có thù với nhà hàng xóm từ tám đời trước nên mong được thằng cu để sau này chọi tiếp với con lão. Khổ thân em chỉ toàn cho ra thị mẹt. Thế là chồng em đâm chán đời, rược chè be bét rồi nên em như giã giò. Lão coi em còn kém con chó nhà lão. Có lần đấm em xong lão bảo : Đồ chó cái không biết đẻ! À, mà nếu mày là chó thì đã tốt, tao riềng mẻ lâu rồi. lão cũng luôn luôn rủa con của lão thế. Cả năm đứa lít nhít đều ở nhà nhặt phân, mót khoai. Cũng xót con lắm nhưng xét cho cùng mình chỉ là đứa đẻ thuê, máu mủ nhà nó , nó chả xót thì thôi. Không chịu nổi em bỏ lên đây kiếm ăn. Em đi thu mua lông gà, lông vịt, sắt vụn, giấy loại…đủ thập cẩm. Cũng kiếm đủ cái miệng ăn chị ạ.
- Thế còn bố con nó?
- Thây kệ! Nghe đâu con lớn mới mười sáu tuổi đã đi theo thằng hoạn lợn. Có thể đời nó sẽ sướng…Để em kể tiếp …à, mà em đẻ con cũng vào năm mười sáu tuổi. Thằng bố nó bây giờ “tiền trảm hậu tấu” đè em ra hiếp ở bãi ngô rồi về nhà xin bỏ trâu. Nhà quê có chồng là may nên sau đó em cũng xuôi. Em đang kể đến đoạn nào nhỉ? À, em trọ chung một ngôi nhà trước kia bỏ hoang ở bờ sông. Đêm đêm gió thổi lồng lộng. Nhà tiếng là ngăn làm đôi, một bên mình em, một bên bốn bố con nhận vơ nhận váo nhau nhưng mỗi lần em thay đồ thì cả bốn bố con đều dán mắt vào liếp. Em biết nhưng em mặc kệ. Chỉ sợ chả chó nào nhìn chứ chị bảo mất chó gì. Lắm khi em chủ định cho bố con lão phát cuồng bằng cách giở ra nghịch chán chê. Cả đêm bốn bố con lão lục sục không ngủ được. Lão già mà ba đứa kia gọi bằng bố, thường ngủ muộn nhất. Một hôm lão mò sang chỗ em, quỳ xuống lạy, mong được em đoái đến. Thế là chúng em đi lại với nhau. Em chỉ yêu cầu lão cấm được làm em chửa, bằng cách nào mặc kệ. Khiếp cái lũ đàn ông cửa vạn xa nhà, chị không hình dung nổi nó thế nào đâu?- bà Phước hạ giọng nói thầm – nó ăn đứt bọn trí thức về khoản ấy. Rồi em đâm nghiện lão. Đến hẹn lại lên, có hôm em cởi quần sẵn để lão mò sang cứ thế mà làm…
Bỗng một hôm em thấy khang khác. Nó không được như lần trước. Em túm tóc thằng đàn ông lật ngược lên thì té ra không phải lão già. Em hất thằng trẻ ranh xuống, định cào nát cái mặt nó ra nhưng thằng này cũng quỳ thụp xuống, lạy như bổ củi:
- em lạy chị ! nếu chị làm to chuyện thì em buộc lòng phải giết chết lão già thôi.
- Mà dám à?
- Không dám không được. Ba thằng em đã bàn nhau thế. Ở đời không nên kẻ ăn chẳng hết, người lần không ra. Chúng em trói sẵn lão trước rồi.
- Chúng mày biến tao thành con điếm à?
- Không ạ ! Không bao giờ. Từ nay, nếu chị đồng ý, chị sẽ không phải đi làm gì cả.
- đồng ý cái gì?
- Chúng em sẽ lần lượt sang với chị.
- Bố chúng mày cũng đồng ý thế à?
- Ông ấy không đồng ý thì…hìhì, chị đừng bắt chúng em thành những kẻ giết người.
Nghĩ cái thân mình gìn vàng giữ ngọc cũng chả được nữa, em chỉ thấy tủi thân, bật khóc thút thít. Thằng trẻ ranh cũng mếu máo: “Chị ơi, cuộc đời xô chị em mình đến đây khác nào vứt ngọc xuống bùn. Bởi vì bọn em cũng có lễ nghĩa, gia giáo lắm chứ, chỉ phải tôi trời chẳng buông tha ai mà không đày đoạ…chị cho bọn em cũng là gia ơn, gia phút…
Em quát:
- nghe đây! Gọi tất cả sang bên này…
TRước bốn gã đàn ông, em tuyên bố:
- Các nguời là một lũ đàn ông chó đẻ!
Cả bốn bố con đều quỳ mọp xuống. Thế là em thành “vợ” của bốn bố con lão già. Chúng to lớn như nhau và đều hiền như đất ấy. Chúng tốt lắm chị ạ. Không phải đêm nào chúng cũng cắt lượt nhau mò sang em đâu, mà có lịch hẳn hoi. Cũng biết nâng niu ra phết! Thế rồi chả biết thằng mả mẹ nào sơ xuất khiến bụng em ễnh ra. Đã thế thì cắt! Phải trừng phạt bọn này. Nhưng cả bốn đứa đều không nỡ làm em khổ. Hễ về quê thì thôi, lên lúc nào là thay nhau chăm sóc . Đã chẳng biết của thằng nào thì coi như của chung. Em bảo : “Tôi đẻ ra, ai chạy làng là của người ấy. Tôi mang về tận ngõ tôi bỏ”. Bọn họ có vẻ không dám thách em đâu. Đấy , lúc trước cả bốn bố con chúng đưa em đến đây.
Mẹ tôi cứ há hốc mồm ra. Mẹ bảo thượng cổ đến giờ chưa nghe ai kể có một chuyện tương tự. Thật đến quỷ sứ cũng không bày được trò tai quái hơn. Nghe mẹ tôi nói vậy bà Phước cười một cách mãn nguyện. Bà vẫn với vẻ hồn nhiên bảo mẹ tôi:
- Chị cũng cởi váy ra cho nó đỡ vướng. Lúc nào nó muốn nó khắc ra chị ạ, lo lắng cũng đến thế. Thôi, em ngủ tiếp đây.
Nhưng chỉ một lát sau bà Phước lăn lộn kêu đau ở giường, cào cấu, kêu giời kêu đất. Ông bác sĩ có bộ mặt nhân từ ( từ giờ tôi gọi là ông Nhân Từ ) chạy vào. Ngay lập tức bà Phước được đưa sang phòng đẻ. Sáng hôm sau đã thấy bà ăn mặc bình thường sang chào mẹ tôi. Mẹ tôi giụt mắt mấy lần vẫn tin rằng mình đang nằm mơ.
- Trời ơi, cái bụng của chị đâu rồi?
- Em trút ra rồi. Sinh tư nhưng đều nằm gọn trong bốn cái bọc dính vào nhau nối đuôi ra. Thế là bốn bố con nó đều có mỗi người một tí. Hoá ra chúng nó đều láo toét như nhau.
- chị nên nghĩ đi một lát.
- Dào! bọn em đẻ như đi ngoài ấy mà.
- Bây giờ chị đi đâu? lại về chỗ ấy à.
- Không. Em được bồi dưỡng bốn triệu đồng mà chỉ phải ký xác nhận đồng ý cho người ta ngâm cồn những đứa con chưa thành người của em. Có tiền em muốn về quê buôn bán, tu thân tích đức chị ạ. Cũng phải lo cho một hai đứa.
Ngừng giây lát, bà Phước bảo:
- Giá được thêm vài bọc nữa thì em đủ tiền xây nhà.
Mẹ có vẻ hơi váng vất, khẽ rùng mình.
- Chị cố cho mẹ tròn con vuông nhé. Em đi đây.
Bà Phước lén lút đi ra ngoài hành lang như sợ ai nhìn thấy. Bà đi khá lâu mà mẹ tôi vẫn ngơ ngác nhìn ra xung quanh khẽ lẩm bẩm tự hỏi mình xem câu chuệyn là thực hay mẹ tôi đang ác mộng.
Thế là trọn một ngày tôi nằm lại trong bụng mẹ và gây cho bà biết bao nỗi phiền toái. Ngay lúc đó một biến cố - vâng, với tôi thì đúng là một biến cố - bất ngờ xảy ra. Bà Phước đi được một lát thì người đàn ông mà từ nay tôi hiểu chính là bố của mình bước vào. Tôi không hình dung nổi tại sao lại có một người đàn ông xa lạ liên quan đến mình. Trong khi đó thì mẹ có vẻ xúc động lắm . Bố trao mẹ bông hoa trong giấy bóng kính rồi ghé ngồi xuống cạnh mẹ.
- Em vất vả quá - bố lên giọng an ủi – Em thấy trong người thế nào?
Mẹ mỉm cười nhìn bố, đẫm một niềm hạnh phúc, khẽ gật đầu:
- Em vẫn ổn cả.
Bố thì thầm:
- Nó chưa chịu ra hả em?
- Chắc nó còn chờ bố đến.
- Để anh xem một tí nhé.
Ông ta vén bụng mẹ lên, áp tai vao nghe ngóng.
- Thằng này gan lì quá. Sau này định làm gì hả con.
- Chắc chắn là nó không theo nghề anh rồi- mẹ nói một cách trìu mến - một cái nghề quá bạc bẽo.
- Em thích nó làm gì? Giáo sư? Nhà khoa học? Tu sĩ hay chính khách?
- Thôi cứ để sau này con nó tự chọn. Công việc của anh thế nào?
- Anh đang cố để sớm kết thúc cái vụ án chết tiệt này. Chỗ nào cũng thấy tham quan ô lại, ức hiếp ăn chặn, giết ngừoi đốt nhà…toàn những chuyện quỷ khốc thần sầu. Anh dự định sẽ dành thời gian cho việc viết sách.
- vẫn cái vụ anh viết hôm trước ấy ư?
- Vụ khác…bố tỏ ra mệt mỏi – Nhưng thôi, anh không muốn em bận tâm đến những chuyện ấy. Xin lỗi em vì anh không có mặt từ hôm đầu em đến đây.
- Em tự xoay sở được anh ạ. Với lại nó cứ ậm ạch chứ đã thành cơn đâu. Mẹ hạ giọng : giá mà anh có ở đây tin chắc anh sẽ viết được một cuống sách. Nhiều chuyện không nghe, không thấy thì khó mà tin nó lại có thật.
- Khi nào em ra khỏi đây em phải kể cho anh đấy. Ra ngoài một lát đi em.
Bố dìu mẹ ra khu công viên ngoài trời, nơi những bệnh nhân khoẻ đang đi dạo. Vào buổi sáng nó còn khá yên tĩnh và mát mẻ. Bố đỡ mẹ ngồi xuống chiếc ghế đá.
- Anh sẽ ở nhà cho đến khi em sinh nở an toàn.
Mẹ mơ màng dựa vào vai bố. Mẹ nhay nhay mấy sợi tóc bên thái dương bố trong cảm giác vô cùng bình an.
- em nhớ anh quá. Lúc lên bàn đẻ em nhớ anh cồn cào. Lúc ấy phải đổi tất cả chỉ để có anh ở bên cạnh em thôi cũng đổi.
- anh cũng thế. Thêm cả nỗi lo nữa.
- Chẳng hiểu sao lúc ấy em lại muốn anh mới lạ chứ. Khỉ thật! Muốn như điên. Thèm hôn anh kinh khủng. Sau đó em cứ mơ mơ màng màng, y như lần đầu chúng mình trao thân cho nhau ấy. Không anh đừng nói gì cả - mẹ bịt tay vào miệng bố - để em nói. Để em kể lại. Em nhớ hôm ấy vừa mưa vừa rét, chúng mình trốn bố mẹ bằng cái ba bét-ta cứ doạ tuột xích. Cả anh và em đều ướt như bị nhúng nước ấy. Cái phòng sinh viên của anh mới khiếp chứ. Nó độ chín mét vuông chứ mấy. Anh có nhớ em dùng nước hoa xua bọn muỗi trú đông nhiều như trấu không? Tại anh ăn ở bẩn nó mới thế. Lúc sờ đến cái giường tí nữa thì em khóc. Em chưa từng thấy ở đâu có cái giường kỳ quái như thế? Nó nửa phản, nửa chõng. Chiếu to thì thừa mà chiếu nhỏ thì thiếu. Em kinh sợ bốn cái cục bướu nối từ bốn cái chân. Nó y như bốn cái đầu quỷ ấy. Chúng mình ăn qua quýt để chờ trời tối. Em chỉ sợ có ai trong số bạn bè anh đến chơi rồi ngồi lỳ ở đó hàng vài tiếng. Thật may là không có ai. Hôm đó em rửa ráy ngay trong phòng của anh. Lần đầu tiên em khoả thân trước người khác giới, dù tối đen như mực, em vẫn ngượng chín cả người. Rồi không hiểu sao em muốn cứ y nguyên như thế sà vào lòng anh, hiến thân cho anh. Vậy mà khi điều đó xảy ra thì em lại sợ và nuối tiếc vì mình không còn bí ẩn nữa. Thế là anh biết hết. Gã chiếm đoạt mình mới dễ dàng làm sao. Lúc đó em vừa khóc thầm vừa nghĩ. Ngày mai gã sẽ coi khinh mình, đồ đàn bà mất nết. Cảm giác đau đớn ùa vào lòng em, nhân cái nỗi đau thể xác lên đến mức không chịu nổi. Thế là chả còn gì nữa cả. Những giọt máu đồng trinh chết oan trong bóng tối. chỉ mới khéo và nhanh làm sao mặc dù anh quá vụng về! Gã no nê rồi , mãn nguyện rồi, bây giờ gã chỉ muốn được yên thân để ngủ đẫy giấc. Còn mình thì cứ nằm rên rỉ và hối tiếc. Vết thương của em tiếp tục rỉ máu…
Mẹ dùng vạt áo bố lau nước mắt.
- Em muốn xin lỗi anh. Người ta bảo sau lần đầu thì hãi. Vậy mà em lại không. Em cứ xán vào anh. Cái giường một mà hoá ra quá rộng. Anh có nhớ mấy lần không? Lần nào cũng mỹ mãn…chỉ trừ cảm giác tội lỗi…
Một giọt nước mắt long lanh trên mắt mẹ.
- Sao thế! hồi ức lại để đau buồn thì quên nó đi.
- Không. hồi ức lại để làm thanh sạch lương tâm mình. Anh không biết em sợ cảm giác lần đầu bị một vật lạ, to quá sức tưởng tượng của cô gái đồng trinh như em lúc ấy, đưa sâu vào cơ thể mình. Trời đã muốn thế, cưỡng cũng chẳng được. Em cũng không sợ hôm sau bị đám bạn bè của anh dè bỉu. Em còn muốn công khai cho họ biết đêm qua chúng mình đã …Nhưng có một nỗi sợ mà em không thoát được: Em sợ có con. Hồi đó em sợ có con anh ạ.
- Ai thì cũng thế. Những mười tháng sau chúng mình mới cưới cơ mà.
- Nếu không cưới được vào tuần sau thì tại sao không chờ mười tháng nữa. Hoá ra chúng mình chỉ muốn tận hưởng thân xác nhau như những kẻ tìm cái chết. Em nhớ là em luôn nhắc anh tránh cho em điều nguy hiểm…Nhưng anh còn chủ động hơn cả em. Chính anh cũng sợ hậu quả của hành động yêu đương phải không? Chúng ta quên rằng không được ích kỷ, vụ lợi ngay từ lần đầu…
- cứ nghĩ thế thì có biết bao thứ đáng nghĩ hơn em ạ. Chúng mình có quyền làm thế mà.
- Có quyền là một chuệyn nhưng có quyền không có nghĩa là tránh được cảm giác tội lỗi. Từ hôm vào đây em được chứng kiến vô số chuyện kinh hoàng mà xuất phát của nó đều từ sự vụ lợi. Những đứa trẻ ra đời khi không ai, kể cả cha mẹ nó mong có nó. Nó là hậu quả chứ không phải là ý muốn. Kinh sợ quá. Giả sử nó biết điều đó thì ý nghĩ đầu tiên của nó về thế giới này là phải đập nát nó ra, cái thế giới chết tiệt không muốn có nó. Làm sao nó lớn lên lành mạnh , lượng thiện và thông minh được. mỗi ngày có hàng triệu , hàng triêu đứa trẻ b5 giết từ trong ý nghĩ của ngừoi lớn…thì sự báo thù của chúng là đương nhiên.
Bố khẽ xoay người lại.
- Em nghĩ về những điều đó từ bao giờ?
- từ khi em cảm giác về một sự trùng phạt nào đó. Cảm giác này chỉ em biết, mình em chịu và em đang chờ kết cục đây.
Một ý nghĩ thấm qua tôi: “Mẹ đã từng từ chối sự có mặt của con để giờ đây điều đótrở thành niềm mong ước thắt ruột. Giờ đây thì mẹ thấm thía được một điều quan trọng: Để có tình yêu thực sự, không thể sống theo ý muốn thuần tuý của con người”.