Mùa xuân. Gió se lạnh. Mưa bụi lay phay, ở một góc công viên Thủ Lệ, nơi ngự của Chúa Sơn Lâm mà người nhà quê vẫn quen gọi Ngài là... Ông Ba Mươi - lúc nào cũng nườm nượp người. Những đứa trẻ lũn cũn theo mẹ, tay cầm chùm bóng màu, lấm lét nhìn Ngài. Một cặp trai gái đang yêu xoè ô che cho rhau, đi lướt qua. Hình như họ không biết có Ngài trên đời. Điều ấy lại làm cho Ngài cảm thấy dễ chịu. Ngài muôn vào hậu cung, là cái buồng nhỏ có cửa sắt, xây bằng xi-măng, cốt thép ở phía sau mà lũ trẻ ngỗ ngược dám gọi là cái ổ cọp. Láo toét. Thực tình. Ngài muốn nằm xả hơi sau bao nhiêu huyên náo, chộn rộn, thì ngoài cửa sắt lại thập thò một vị khách nữa, đó là Trần Đăng Khoa. Sự xuất hiện của anh ta, quả có làm cho Ngài khó chịu. Ngài định phất đuôi đi thẳng, nhưng rồi không hiểu nghĩ sao, Ngài lại không đi.
Ông Ba Mươi (Le lé nhìn máy ảnh, máy ghi âm, những đồ nề lỉnh kỉnh đeo trên vai Trần Đăng Khoa), Hừm... Hoàm...! Lại nhà báo chứ gì? Ta chẳng có việc gì phải gặp nhà báo cả. Hãy đi đi. Đi ngay khỏi đây đi!
Trần Đăng Khoa: Này. Ngài vừa nói gì thế? Ngài có biết Ngài đang vi phạm luật báo chí không? Điều luật đã được ghi rõ ràng đây này! (Đọc to) Không một ai có quyền ngăn cản nhà báo đang thi hành công vụ theo đúng pháp luật!
Ông Ba Mươi: Hừm! Đúng là nhà báo chính cống. Động một tí là lại giở thẻ ra doạ nạt. Nhưng ta là Hổ. Hổ còn hơn Báo đấy!
Trần Đăng Khoa: Phải! Ta biết Ngài là chúa tể rừng già. Nhưng rất tiếc, đây lại không phải rừng già. Ngài đang ở giữa xứ người, đang nằm khoèo trong cái cũi sắt ở vườn bách thú Thủ Lệ...
Ông Ba Mươi: Thế con tưởng con không ở trong cũi sao? Cái cũi của ta chỉ hơn chục bước chân thôi, eòn cái cũi của con thì mênh mông đến... bốn phía chân giời.
Trần Đăng Khoa: Này ông mãnh! ông nói lảm nhảm cái gì thế?
Ông Ba Mươi: Ta chỉ nói một sự thật thôi?
Trần Đăng Khoa: Sự thật gì?
Ông Ba Mươi: Sự thật là ta đã mang rừng già về thành phố. Sự hiện diện của ta đã làm cho cái khu rừng giả Thủ Lệ này có sự thâm nghiêm, huyền bí của đại ngàn. Trong khi đó, những cánh rừng thật thì đang bị huỷ diệt trên phạm vi toàn thế giới. Tầng ôzôn bị thủng ở trên kia. Nạn cháy rừng đã lan đến tận đỉnh giời rồi. Những bộ óc thông minh nhất của loài người đã phải co cụm lại để lo cách chống đỡ, vá tầng ôzôn. Hừm...! Họ định biến thinh không thành một cái váy đụp. Tầng ôzôn không ở trên cao tít mù khơi kia đâu. Nó đang, ở ngay dưới gót giày của các người đấy. Hãy vá những cánh rừng đang bị rách tơi tả đưới chân các người đi. Hãy làm đúng như lời cầu nguyện của lũ con trẻ, là biến trái đất thành một quả bóng xanh. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Lúc đó, rừng già sẽ cứu vớt các người, che chở cho các người.
Trần Đăng Khoa: Ngài chỉ ở trong xó rừng, bây giờ còn bó thân trong cũi sắt. Ngài biết gì về tầng ôzôn mà toàn nói chuyện trên giời...
Ông Ba Mươi: Thực tình, ta ngự ở xứ người cũng có phần âm u tí chút, nhưng cái loa công cộng rất vui tính ở cổng rừng giả kia hàng ngày rót vào tai ta bao nhiêu là chuyện, rặt những duyện do cánh báo chí các người nhặt nhạnh ở khắp các xó xỉnh hành tinh. Đến cỏ cây kia cũng còn biết bao nhiêu chuyện trên giời. Chúng vẫn luôn rì rầm, bàn tán với nhau. Còn con người chẳng biết cái gì cả lại cứ tưởng trời đất đang chuyển mùa. Hà Nội đang trở gió. Ôi cỏ cây! Cỏ cây đang hát - Những nỗi niềm huyền bí của thiên nhiên. Nhà thơ nào ca thế nhỉ? chỉ láo toét! Lũ cây cỏ đang cười các người đấy, đang đàm tiếu về các người đấy chứ hát hò cái nỗi gì? (Trần Đăng Khoa giơ nắm đâm lên, nhưng lại chợt nhìn thấy cái biển đề ở cửa sắt: Yêu cầu quý khách không chạm vào hiện vật. Anh bèn bỏ đi) Này, lại đây? Lại đây. Ta có nhời xin lỗi con. Ta chưa nói hết chuyện mà? Còn rất nhiều chuyện nữa.
Có tiếng ồn ào. Một đám thanh niên đi ngang qua, Ơ này, lạ không, lão kia đang nói chuyện với hổ! Bậy!, Bậy gì, lão còn giở sổ ghi ghi chép chép! Người điên đấy! Điên đâu mà điên! Không điên sao lại nói chuyện với hổ?
Trần Đăng Khoa: (Vỗ vỗ vào cửa sắt. Ông Ba Mươi quay lại): Đó, Ngài có nghe thấy gì không? Tai Ngài vẫn tốt đấy chứ?
Ông Ba Mươi: Ta điếc rồi, Hoàn toàn điếc đặc rồi,
Trần Đăng Khoa: (Bật cười) Ngài bảo Ngài điếc đặc Điếc đặc mà sao Ngài tọc mạch thế?
Ông Ba Mươi: ấy là vì ta buồn. Ta buồn thôi. Nếu buồn thêm một tí nữa không khéo ta thành thi sĩ mất. Biết đâu, lúc ấy, ta là ông Thế Lữ cũng nên...
Trằn Đăng Khoa: Ngài biết ông Thế Lữ à?
Ông Ba Mươi: Biết chứ! Ông ấy với ta là bạn tâm giao. Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt - Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua... Hay thật? Phải thừa nhận rằng, Thế Lữ rất hiểu ta. Cũng phải thôi. Bởi ông ấy là chúa tể thi ca nên cũng dễ dàng hiểu được nôi niềm của chúa tể rừng già. Thế Lữ đã mượn cái lưỡi của ta để bộc lộ nỗi niềm của mình. Lấy con mắt của ta để ngắm đại ngàn và rồi rốt cuộc ta lại được nhìn đại ngàn bằng chính con mắt Thế Lữ: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối - Ta say mồi đứng uông ánh trăng tan? Đâu những bình minh cây xanh, nắng gội - Tiêng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Thật bi tráng biết bao? Kỳ vĩ biết bao? Nhưng đấy là chuyện của Thế Lữ, do Thế Lữ tưởng tượng khi ngài khoác tấm áo vằn vện của ta.. Chứ thực sự với ta thì đêm trăng bên suối, ánh bình minh với tiếng chim ca chẳng có nghĩa lý gì. Ta chỉ yêu bóng đêm. Những đêm tối sẫm, nhất là đêm ba mươi. Đêm ấy, ta nhìn vạn vật trong suốt mà không bị vướng ánh hào quang giả tạo. Vương quốc của ta chỉ thực sự tôn nghiêm, kỳ vĩ khi có bóng tối bao phủ. Ta cứ cười thầm ông Thế Lữ đã phải núp vào bóng ta mà kêu lên: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Ông ấy đã khám phá ra một căn bệnh phổ biến của loài Nguyễn là nuối tiếc quá khứ.
Trần Đăng Khoa: Thế Ngài không tiếc quá khứ sao? Cllí ít cũng là một thời tung hoành ngang dọc ở những cánh rừng già?
Ông Ba Mươi: Với ta, quá khứ chả là cái gì cả Chỉ cần chạm vào cái lá là ta đã quên sạch. Ta không có quá khứ, cũng không có tương lai. Ta chỉ có hiện tại. Lúc nào với ta cũng là hiện tại...
Trần Đăng Khoa: Hiện tại của Ngài là đây này (Đập đập vào cái cũi sắt)
Ông Ba Mươi: Đúng rồi! Nhưng cái hiện tại han gỉ này đâu có ngăn ta bàn luận về con người. Phải thừa nhận rằng, con người ở thế kỷ này cực kỳ tài giỏi. Họ có thể phục hồi lại được mọi thứ đã mất, chỉ trừ thời gian. Bởi thế, họ mới nuối tiếc quá khứ, Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Ông Tây nào nói thế nhỉ? Hãi quá.
Trần Đăng Khoa: Ta muốn nghe một chuyện về Ngài,
Ông Ba Mươi: Có một chuyện hình như là của ai đó.
Trần Đăng Khoa: Ngài có nhớ tên người ấy không,,
Ông Ba Mươi: Làm sao ta nhớ được tên các người, những cái thứ lằng nhằng như dây mây, dây mái ấy...
Trần Đăng Khoa: Vậy là Ngài không biết tên tác giả?
Ông Ba Mươi: Ta chỉ biết cái chuyện thôi. Nào, con hãy ngồi xuống đây, Thế? Được rồi! Câu chuyện bắt đầu từ một bà già. Bà sống trong một căn lều cỏ rách nát. Căn lều dựng ven rừng. Ngay sau lều là đại ngàn âm u, huyền bí. Chính cánh rừng đã nuôi bà cụ. Ngày ngày bà cụ vào rừng, kiếm củi, rồi mang ra chợ bán. Một buổi tối, trời sáng mờ, Bà cụ đang lụi cụi từ rừng về nhà thì chợt nghe tiếng trẻ khóc. Tiếng khóc vẳng lên từ một cái hố ở ven đường. Không biết con cái nhà ai đi đâu mà lại rơi vào cạm bẫy hổ. Qua ánh trăng non lờ mờ như bụi rắc, hà cụ rụng rời khi nhìn thấy ở dưới đáy hố không phải là đứa trẻ, mà lại là một chú hổ con. Thôi, cho nó chết! Bà già bỏ đi. Nhưng vừa nhấc bó củi lên vai, bà đã khuỵu xuống, không bước nổi. Tiếng khóc cứ xói vào ngực bà, co thắt trái tim bà. Bà nghe rõ ràng là tiếng khóc trẻ con. Tiếng khóc của trẻ con - Người. Bà nhớ đến đứa con duy nhất của bà với người chồng xấu số. Thằng bé đã rơi xuống khe đá và chết đói ở dưới đó khi nó thơ thẩn đi đón bà ở ngoài bìa rừng. Thế là không còn băn khoăn gì nữa, bà bế con hổ con về nhà nuôi bằng chính dòng sữa của mình. Từ đó căn lều hoang lạnh của bà đã có tiếng cười. Những người dân của làng đi làm về, thường ghé qua ngắm cậu bé. Ai cũng khen cậu đẹp, hiền hậu. Có người còn bảo cậu giống bà cụ. Hai mẹ con cứ như hai giọt nước. Thế rồi cậu đi học. Cậu học rất giỏi Bè bạn không ai có thể theo kịp. Điều ấy làm cho họ khó chịu. Còn ông thầy cũng không thấy vui nhiều khi còn bực bội, vì có điều thầy chưa kịp nói, cậu đã biết cả rồi. Và thế là họ quyết định gạt cậu ra khỏi cộng đồng, chỉ với một lý do: Cậu không phải là người. Cậu là một con hổ đẻ rơi. Nhưng biết lấy bằng cớ gì để xác định cậu là hổ. Chả lẽ dựa vào cái lý lịch mờ mờ tỏ tỏ, pha màu huyền thoại mà người ta đã đồn thổi từ thời nảo, thời nào, trong khi cậu lại học giỏi, ngoan ngoãn, hiền lành, thật thà như đếm, diện mạo sáng đẹp, giống y hệt một con người. Cậu chỉ có một cái tật: cứ chạm phải lá cây, cậu quên hết mọi sự. Nhưng chỉ một tật ấy thì cũng chưa thể đủ cớ buộc tội cậu. Học trò quên lời thầy là điều bình thường. Thế là ông thầy bèn ra một đề văn trắc nghiệm giới tính: Em hãy tả dòng suối trong một đêm trăng (Ngừng ngắn). Hừm, con người buồn cười thật, Họ tẻ nhạt đến đơn điệu, Cứ nói về hổ là lại dòng suối với đêm trăng. Tay nhà văn này cũng giống hệt ông Thế Lữ...
Trần Đăng Khoa: Xin Ngài hãy trao công việc bình luận văn chương cho các nhà phê bình, nghiên cứu. Đấy không phải là việc của Ngài...
Ông Ba Mươi: Ta đang nói chuyện hổ đấy chứ. Đâu có phải chuyện văn chương. Ta không quan tâm lắm đến những công nghệ lằng nhằng của giới phê bình.
Trần Đăng Khoa: Vậy xin Ngài cứ kể tiếp, Thế rồi bài văn sao?
Ông Ba Mươi: Thì lũ trẻ hí hoáy làm bài. Những bài văn nhạt nhẽo và bợt bạt, khộng hề có sinh khí. Nhưng đến bài của cậu bé thì không thế. Cậu ta tả tiếng gió âm u luồn trong bụng rừng. Những cành cây khô vặn mình răng rắc như tiếng xương gẫy. ánh trăng lếnh loáng trên mặt suối như máu. Mùi cỏ trên bờ thơm ngây ngất. Những ngọn gianh sắc còn vướng rớm chút máu chân nai...
Thôi! - Thầy giáo quát lên. - Hãy dừng bút và bước ngay ra khỏi lớp? Mày là một con hổ!. Cậu bé ngỡ ngàng, không hiểu ra làm sao cả. Ra ngay! Con hổ ác độcKhông! - Cậu bé mếu máo, - Em là người, là con người!, Người đâu có thế này, Máu... Máu.... Thế là cánh cửa lớp sập xuống sau lưng cậu, Cút đi! eút đi! Cút về rừng đi!. Lũ trẻ gào lên cho hả giận. Cậu bé thất thểu về nhà. Bà cụ hái củi đã chết vì cây đổ. Chẳng còn biết nương tựa vào đâu. Cậu bé nhớ đến những người hàng xóm tốt bụng. Những người đã từng ca ngợi cậu, khen cậu đẹp trai và giống mẹ như đúc. Nhưng vừa nhác trông thấy cậu, họ đã đóng sập cửa. Họ chỉ biết cậu là con của hổ nên bị đuổi học. Cậu bé đói lả chỉ mong có một miếng cơm cháy. Rồi eậu đi lang thang để kiếm cái ăn. Cậu nghe có tiếng bước chân rầm rập ở ngoài bìa rừng. Các bác ơi, cho cháu một khúc sắn! Rồi cậu rụng rời cả chân tay khi phát hiện ra đám đông ấy không phải là người mà lại là một bầy hổ rừng. Đói chứ gì? Thế thì theo chúng tao!. Nhưng cháu không phải là hổ!, Nếu không phải hổ, sao con người lại ruồng bỏ mi, xua đuổi mi? Thế là cậu đã trở về với đại ngàn sâu thẳm huyền bí. Và chỉ ít phút sau, cậu đã có cái ăn. Nhưng không phải cơm, không phải sắn mà là thịt sống. Cậu nôn oẹ ra mật xanh, mật vàng. Bầy hổ phải vất vả lắm mới đào luyện cậu tiếp cận được với cuộc sống mới. Rồi cậu quen dần với đời sống hoang dại, quen dần mùi máu. Rồi cậu nghiện máu. Cậu thấy thèm thịt người. Cậu mang máng nhớ đến cái lớp học ở một làng xa xa. ở đấy có cơ man nào là người. Thế là cậu dẫn đoàn quân của rừng về. Ôi! Em vào đây? Em ngoan quá! Thầy và các bạn đều nhớ em! - Thầy giáo kêu lên, giọng run rẩy. Không! Ta đến đây không phải để học. Chính em đã từng học ở đây mà! Em là một con người tuyệt vời. Con người viết hoa!. Không! Ta không phải là người. Chính ông đã bảo ta là hổ, đã bắt ta phải làm hổ! Thế là cậu và đoàn quân của rừng tràn vào lớp học. Thịt và máu ngập ngụa cả một vùng...
Trần Đăng Khoa: Hình như Ngài nhớ không chính xác...
Ông Ba Mươi: Thế ta mới là Hổ chứ. Có quan trọng gì ở sự chính xác của mấy con chữ. Miễn là cái chuyện nó sống trong bụng ta như thế. Ông nhà văn này thật khôn ngoan. Ông ấy đã biết tựa vào cái bóng oai linh của ta để tạo dựng lên một tác phẩm lớn, cũng như ông Thế Lữ.
Trần Đăng Khoa: Ngài lại chạm đến một vấn đề không thuộc về Ngài rồi. Tác phẩm lớn hay nhỏ đâu có phụ thuộc vào nhân vật mà nhà văn để cập, ví như con muỗi mắt hay con voi rừng...
Ông Ba Mươi: Văn học có thể viết về con muỗi, về côn trùng. Nhưng nhà văn mà chỉ luẩn quẩn những muỗi mắt, côn trùng, giun dế, cóc nhái với cào cào châu chấu thì cũng không thể thành người được đâu, con ạ, Con cứ nhắn với các nhà văn như thế nhé. Cứ nói thẳng ra là ta nói thế đấy. Nếu ai cảm thấy khó chịu thì cứ đến cái góc rừng giả Thủ Lệ này gặp ta.
Tết Con Cọp Mậu Dần 1998