Thư gửi con gái rượu, 2
Thăng Trầm
có những mối tình chỉ nên còn dang dở
…. Có nhưñg câu thề nên phó lại giấc mơ
Con gái thương
thuở trung học, ba mẹ của bố có 1 cặp vợ chồng là bạn rất thân . Chồng là hiệu trưởng trường trung học duy nhất của thành phố. Một thành phố nhỏ ở ven biển
Một hôm, ba của bố kêu
“bây giờ, mỗi cuối tuần con đến nhà bác T. để học thêm”
Mồ hôi bố toát ra trong gió biển lành lạnh, và bố không nghe những gi Ba nói tiếp theo .
Trong lớp bố có một nàng mỹ miêù . Đó là nguyên do làm điểm của bố không cao được, không thể cao như bố muốn, và sau nầy bố biết là nàng cũng mong muốn điểm bố cao lên một chút.
Vì bố hay mơ màng nhìn nàng.... thơ nhiều hơn là nhin lên bảng. Làm sao khác hơn được, khi so sánh sự quyến rũ giữa tấm bảng và nàng thơ .
Nàng lúc nào cũng đăm chiêu. Ít hay cười, ít hay nhóm chợ, oupssss, nhóm bạn, nhất là với con trai .
Nhưng nàng không có cái vẻ kiêu kỳ của người biết mình đẹp, vì được nhiều chàng đẹp trai, học giỏi đeo đuổị.
Trong lớp, nàng chỉ nhin thầy và bảng.
Đôi lúc, bố tự hỏi nàng yêu ai nhiều, thầy hay bảng. Nhưng bố để ý, thấy nàng có cùng một thái độ với mọi thầy .
Hơn nữa bố chẳng thấy nàng trao đổi với thầy nào, ngoài lớp. Làm bố tự hỏi chả nhẽ nàng lại yêu tấm bảng khô khan đấy ư ?
Nàng học rất giỏi . Khi nào điểm xuống hạng 2 hay 3, điểm mà bố mãi ước mơ, thì thoáng ngay nét thất vọng trong ánh mắt nàng. Trong lúc đó, nếu được như vậy, bố rất vui, vì xích lại được gần nàng, gần nàng hơn, dù chỉ là tên thôi, trên 1 trang giấỵ
Vì điểm ấy nên dù có nhiều ngườì đeo đuổi, nàng vẫn một minh trên con đường từ nhà đến trường Ohhhh, đuờng không xa lắm, khỏang 100m, vì nhà nàng nằm trong khuôn viên trường, bên bụi tre.
Những người học bình thường như bố thì mặc cảm, nên, dù mến - bố e thẹn đấy, đúng hơn thì phải nói, "dù yêu âm thầm" - nhưng không dám bước thêm bước nào trong tình cảm.
Những người chiến đấu ngang ngửa được trên chiến trường điểm với nàng thì bị nàng không thèm nhin đến, vi thái độ vênh vang .
À quên, bố quên nói với con, nàng là con của hiệu trưởng, bạn ba mẹ bố.
Vì vậy sau khi Ba bố nói, oupssss, quyết định, thì lo, vui, bối rối lẫn lộn.
Vui ít hơn.
Một niềm hân hoan vì không phải chia sẻ với đám đông khả ố gần 40 đứạ, dù trong đó có vài bạn thân.
Bây giờ chỉ còn có bố và nàng. Dù chỉ là chiêù chủ nhật .
Bố nghỉ đến hơi thở, mùi hương nàng chỉ cho riêng bố. Bố muốn vênh vang lắm .
Nhưng nghỉ đến việc phải ngồi với ba của nàng trong 1 thời gian dài, với vẻ nghiêm nghị, làm học trò khiếp ông ta hơn cảnh sát, làm bố bức xức.
Nhưng ý của Ba, bố không bao giờ dám tráị. Nhất là khi đến tuổi gọi là vị thành niên. Cái tuổi quá già để làm bộ chưa biết, nhưng qua, trẻ để tự bay
Rồi những chiêù chủ nhật êm đêm trôi quạ
Những chiêù mà bố muốn ngưng lạị giòng thờì gian.
Biết bao đêm, bố nghĩ cách để thời gian đọng lai. Và làm ông hiệu trưởng biến đi. Những lúc mà bố muốn hoàng hôn không bao giờ đến, măc dù trước đó, bố rất thích nhìn pháo mây trên hàng phượng. Hay cây phượng sau nhà bố
Tình cảm của nàng với bố hình như tăng lên, tương đương sự hiểu biết của bố về văn phạm tiếng pháp và phương trình nhiều ẩn số, không hẳn chỉ môn tóan.
Nghĩa là không nhiêù như kỳ vọng của bố về tình cảm . Và tương tự như của Ba và ông hiệu trưởng về kiến thức bố
Nhưng vượt sự ao ước ban đâù của bố.
Làm sao hai người kia hiểu được sự khó khăn của bố phải tập trung ý nghĩ khi nhịp tim bố thay đổi lối đập, theo hơi thở hay tiếng nói của nàng.
Có lẽ chỉ có nàng đoán được thôị .
Vì khi Ba nàng đi uống nước, vội vàng, nàng giảng nghiã thêm cho bô’.
Dần dần, bố không mấy quan tâm đến nét mặt của Ba khi Ba nhin những trang giấy đầy chữ đỏ của người bạn, sau mỗi lần làm bài .
Chỉ cần 1 người hiểu là bố thỏa mãn rôì. Bô’ chỉ lắng nghe giọng nói êm dịu của nàng khi bố đến nhà nàng. Và khi bố đị, nàng luôn tiễn bố đến cổng. Và …
“thưa anh em vào”.
Mỗi chiều chúa nhật, bố không nhìn thấy gì trên đường về . Và cũng không buồn ngắm pháo mây lúc hoàng hôn, một thích thú trước đó.
Nhưng mỗi thứ hai, bố lại ray rức.
Thái độ nàng vẫn như trong tuần với bố. Nhứt là giữa đám đông. Oh, cũng hơi oan cho nàng. Bởi đôi khi không ai chú ý, nàng có thoáng nhin bố với ánh mắt lo ngạị hay giận, khi có ai chọc bố, hoặc mĩm cười khi chỉ có nàng và bố.
Cuộc tinh của bố, trong mắt bố, êm đềm trôi theo nhịp tiếng trống trường.
Có lẽ nàng cũng cảm thấy bố có tinh cảm sâu đậm với nàng. Và dù nàng chỉ xem bố là người bạn thân, bố vẫn rạo rực nhưng kiên nhẩn đợi đến ngày mai . Nhưng …
Một hôm, trong bữa ăn tối, Ba Me bố bảo là 2 tuần nữa sẽ dọn nhà đi Saigọn Vì Ba nhậm chức vụ mới.
Bố bàng hoàng. 2 tuần nữa là nghỉ hè, bố đã lập bao giấc mơ mấy tuần nay để cùng vui với nàng. Bố sẵn sàng học suốt cả hè với Ba của nàng.
Nàng có vẻ buồn khi bố đến gặp để chia taỵ
Có lẽ Mẹ bố đã báo tin cho gia đinh nàng. Nhưng nàng và bố vẫn còn hy vọng.
Trong văn chương, ngươì ta chả bảo “núi cao cũng lội, vạn đèo … ” kia mà .
Tuy không gặp thường nhau, nhưng trường Phan Bội Châu chỉ cách 200 kms trường Pétrus-Ký.
Rồi, thời gian, như bài hát nàng rất thích, ...lặng lẽ trôị.
Rôi, dòng đời có những khúc uốn không luờng trước.
Bố lên đường du học mà vẫn không gặp lại nàng.
Lâu lâu, bố có tin nàng thông qua gia đinh bố. Nàng cũng đi du học. Bố mãi tìm cách mà không liên lạc được với nàng.
Hồi đó đâu có internet và, nhất là, tính táo bạo như bây giờ
Và một ngày, như vô tình, mẹ bố bỏ thõng, trong 1 câu chuyện, nàng đã sang ngang.
Bao nhiêu bài thơ chưa gửi, bao nhiêu tấm tranh vẽ hình nàng trong những ngày tê tái lúc kỷ niệm theo nhau xếp lại vào dĩ vãng.
…. có những câu thề nên phó lại giâ’c mơ
........“anh Q, em đây”
điện thoại như muốn rơi khỏi tay bô’.
Trong khỏanh khắc, những hình ảnh các buổi chiêù học thêm, sân trường, dáng đi đến trường, hơi thở … thúc đẩy nhau diển hành qua óc bô’.
Như giấc mợ ….
Vẫn tiếng nói nhẹ và dịu dàng. Không sao quên hay lầm được. Vẫn tiếng cườì khẽ như chỉ dành riêng cho ngươi thân.
«X… mạnh chứ, đang ở đâu” ?
Bên khói café dần dần dịu rôì ngựng như nổi thương nhớ người xựa
Bố thấy ngườì phụ nữ duyên dáng trước mặt không phải là người từng làm nhịp tim bố thay đổi mỗi buổi chiều chúa nhật.
… có những vần thơ không nên tìm tác giả
Nhịp tim bố man mác chứ không rạo rực như ngày xưạ.
Mắt của X vẩn còn ánh lưu luyến, nuối tiếc, nhưng vắng nồng nàn. Tay vẫn đan chiếc muổng cafe như với cây viết chì ngày xưạ
Bố run động và xúc cảm, nhưng không như xưa, và hình ảnh trong đâù bố là mái trường, là hàng phượng vỷ ngoài sân, là bụi tre bố đi ngang mỗi chiều chú nhật, … chứ không phải những buổi chiều chủ nhật.
Bố biết là dĩ vãng không quay lại nữa
Từ đó,
Kỷ niệm như chiếc bình pha-lê bị vỡ. Tiếc là sao quá khứ lại vô tình làm vỡ tan.
An ủi vì đỡ phải u sầu nhớ nhung.
Giống tình cảm bố ngày trở vê Saigon sau 20 năm xa cách.
Bố choáng váng xúc động. Có cảm tưởng mình đánh mất một cái gi êm đẹp vĩnh viễn. Chắc chắn không bao giơ tìm lai được nữa.
Những hàng cây ngày xưa rợp bóng nhường chổ cho hàng phố. Những công viên vắng lặng biến thành những vườn chơị, đầy quán cà fe …
Saigon trong những giấc mơ tan theo thực tạị. Làm bố bớt thơ mộng khi nghĩ đến Saigon
Từ ấy, bố hay dằn vật. Nếu kỷ niệm không về thực tại, thi dĩ vãng vẫn đẹp hơn, êm đềm hơn.
Và bố tiếc đã lỡ lầm thêm 1 lần nữa, đánh vỡ giấc mộng đẹp ngày xưạ
…. Có những chân trời chỉ đẹp lúc hừng đông
Nhưng con thương
Có những dĩ vãng trĩu nặng trong tâm hồn, làm giao động hiện tại, khuấy động tình cảm tương lai và gây ngập ngừng.
Và gây ra cảm giác “tiếc đã lỡ”
Bố không còn tiếc việc đã đem dĩ vãng về thực tạị . Vì ..
thanh thảnh. Lòng không còn giao động vì quá khứ.
Con thương
Có nhưñg cơn giông, tình cờ mang thuyền mơ vào bến.
Ngày nào con thấy rung động vì thuyền, nên đừng lỡ cơ hội tìm cách xuống thuyền.
Giấc mơ phải được cùng xây bởi 2 nhịp tim. Nếu không, dù có trở lại nhau, cũng chỉ sẽ là 2 giấc mơ...
.. song song.
Nhưng nếu đã lỡ, mà vẫn còn vương, thì khi có cơ hội, con nên đối mặt với kỷ niệm, để xem rõ lại lòng con.
Để không còn nuối tiếc.
thương con
Thăng Trầm
21/12/2004