Nhiễm vi khuẩn (viral infection)
Chanh Vo
Nhiễm vi khuẩn (viral infection)
Vi khuẩn là chất đạm (protein) có lớp vỏ bọc và bên trong là RNA hay DNA. Vi khuẩn rất nhỏ khoảng 50 nano meter phải cần kính hiển vi điện tử tối tân với làn sóng nhỏ (wave length) làm lớn lên rất nhiều lần và phương pháp nhuộm sắc mới thấy được. Mắt thường chỉ thấy được khi làn sóng 400 - 700 nano meter.
Khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể nó dùng tế bào của chúng ta để biến thành giống như vi khuẩn (making copy). Diễn tiến này làm chúng ta bị bệnh (viral infection).
Rất khó phân biệt giữa nhiễm trùng bởi vi trùng và nhiễm vi khuẩn vì những triệu chứng tương tự. Chỉ có bác sĩ với nhiều kiến thức mới phân biệt.
Sau đây là một số loại nhiễm vi khuẩn được biết đến:
. Nhiễm qua đường khí quản ( mũi, cổ, phổi)
. Nhiễm qua hệ thống tiêu hóa
. Nhiễm qua máu (Viral hemorrhagic fevers)
. Nhiễm qua hệ thống làm tình
. Nhiễm về da bị vỡ và bị sốt (Exanthematous infection)
. Nhiễm về não và hệ thần kinh (Neurological infections)
. Nhiễm đến bào thai lúc chưa sanh ra
Những triệu chứng:
Tùy theo loại vi khuẩn có triệu chứng thường thấy như
Bệnh cúm: sốt, nhức đầu đau bắp thịt, mệt mỏi không khỏe (fatigue)
Hệ thống hô hấp phần trên: đau rát cổ (sore throat), ho, nhảy mũi
Hệ thống tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Da: nổi đỏ, lỡ, mụn cóc...
Làm sao vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể?
Vi khuẩn xâm nhập qua mũi, miệng, mắt, hậu môn, cửa mình, hoặc qua da bị trầy rách.
Vi khuẩn lan truyền từ người bệnh qua ho, nhảy mũi và đụng chạm.
Đụng vào vật mà người bệnh tay có dính vi khuẩn đụng vào như lan can, chốt nắm mở cửa
Qua hệ thống tình dục
Do những con vật nhỏ như muỗi bọ chét
Phòng thử nghiệm thường lấy một chút nước mũi, đàm, nước bọt, máu, nước tiểu hay mẩu nhỏ chỗ bị nhiễm... để xem loại vi khuẩn rồi bác sĩ mới cho thuốc. Có một số bệnh thông thường thì bác sĩ chỉ xem qua triệu chứng rồi cho thuốc.
Làm sao chữa trị?
Có một số thuốc được bảo chế để chống lại những vi khuẩn có thể làm chết người như bệnh AIDS, Covid- 19, cúm... Bác sĩ cho toa sau khi định loại vi khuẩn. Có một số bệnh bác sĩ chỉ để cho cơ thể tự chống lại và khỏi bệnh không dùng thuốc như cảm.
Những biến chứng khi bị nhiễm vi khuẩn:
. Sưng phổi (pneumonhia)
. Sưng màng óc
. Chảy nhiều máu
. Có những vi khuẩn ở trong cơ thể lâu dài (vài năm) chờ khi cơ thể yếu thì mới tấn công
. Vi khuẩn ở trong cơ thể lâu dài gây chứng ung thư như HPV (qua hệ thống làm tình), viêm gan B và C gây ung thư gan, T-lymphotropic virus 1 (HTLV- 1) gây ung thư máu (leukemia), herpesvirus 8 (HHV- 8)...
Thuốc chống lại vi khuẩn có thể ở dạng:
. Làm cho vi khuẩn không thể sinh sản (antiviral) qua biến đổi tế bào thành vi khuẩn (copy).
. Dùng máu của người đã khỏi bệnh và truyền sang cho người bị cùng bệnh.
. Làm cho cơ thể quen chiến đấu với vi khuẩn qua chủng ngừa như HIV, chó dại (rabies), viêm gan B (hepatitis B), đậu mùa (chickenpox).
Thuốc trụ sinh không hiệu nghiệm để trị vi khuẩn.
Có một số bệnh như cảm, cúm có thể tự trị bằng cách nằm nghỉ nhiều, uống đủ lượng nước, dùng thuốc mua không cần toa để giúp bệnh nhân thoải mái hơn... Thông thường nên dùng nhiều vitamin C cộng chất kẽm (zinc) để tăng cường hệ thống miễn nhiễm chống lại vi trùng vi khuẩn.
Ngừa bệnh:
. Dùng thuốc chủng ngừa (vaccines)
. Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào nơi mà nhiều người chạm vào (ngừa được 80%).
. Dùng bao cao su để bảo vệ khi làm tình
. Tránh không bị muỗi hay bọ chét cắn
. Ăn thức ăn nấu chín hoặc rửa sạch
. Không đến gần người bệnh
. Không đụng đến thú vật hoang dã.