Áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh ( Near death experience)
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người
vừa từ trần .
Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ma quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cái trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có lẽ điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đây là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn song một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đây phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trước tích tụ trong kiếp song ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
Vì trước sau gì ai cũng đến đó nên sự hiểu biết về cõi giới này là một điều rất cần thiết. Nếu khi du lịch qua xứ lạnh, người ta chuẩn bị y phục ấm để khỏi bị lạnh thì sự chuẩn bị để qua cõi này cũng đòi hỏi một một sự chuẩn bị cẩn thận. Dĩ nhiên sự giải thoát khỏi các áp lực vật chất không phải dể vì trong mấy chục năm sống ở cõi trần, người ta đã trầm mình trong dục lạc, muốn cởi bỏ đâu phải trong một thời gian ngắn như vài ngày hay vài tháng mà được. Thông thường vào lúc tuổi già bóng xế, các thú vui vật chất sẽ giảm bớt đi nhiều. Khi răng long ruột yếu thì tự nhiên con người không ham thích ăn uống nhiều như khi còn trẻ nữa.Cũng như thế, khi sức khỏe suy yếu, bệnh tật, con người sẽ không còn thèn muốn các thú vui vật chất như trước và sự suy giảm tự nhiên này sẽ giúp người ta giải thoát lần lần khỏi các áp lực vật chất. Tuy nhiên chết là điều không ai có thể biết trước được nên người ta không thể chờ đợi đến khi già mới bắt đầu lo mà phải biết chuẩn bị ngay từ bây giờ . Cuốn tử thư tây tạng đã n ghi nhận: "Đời sống ở cõi trần và cảnh giới bên kia cửa tử có thể so sánh với cuộc sống của con tằm trong vỏ kén tối tăm và con bướm trong không gian rộng rãi. Muốn sống thảnh thơi tự do, con bướm phải biết vất bỏ cái kén để bay lên không trung. Cũng như thế, muốn được thảnh thơi ở cảnh giới bên kia cử tử, vong linh phải biết xả bỏ các dục vọng vật chất, các khoái cảm xác thân. Còn giữ những gánh nặng này thì có khác gì con bướm khi thoát xác tằm, nhưng vẫn mang vỏ kén trên lưng, làm sao
có thể bay bổng cho được ". Theo cuốn sách này, những người chết quá trẻ, nhất là những người chết bất đắc kỳ tử, thường đau khổ rất nhiều. Sở dĩ họ khổ vì chưa già, chưa bệnh tật, nên các dục vọng vẫn còn mạnh , tạo áp lực khiến họ không thể siêu thoát. Nói một cách khác, họ chưa hề chuẩn bị để giải thoát ra khỏi các áp lực vật chất nên cứ quanh quẩn ở cõi trần, sống trong trạng thái u mê đau khổ. Bị ám ảnh bởi cái chết và tâm trạng lúc từ trần nên thần trí họ không thể sáng suốt để vượt ra khỏi các áp lực này. Sự thèm khát mà không được thỏa mãn, đói mà không thể ăn, khát mà không thể uống, bị dục vọng hành hạ khổ sở, có khác gì một cảnh âm ti địa ngục đâu! Chỉ khi nào các áp lực vật chất này tiêu tan hếtthì vong linh mới có thể siêu thoát được. Tóm lại hạnh phúc của con người ở thế giới bên kia cửa tử tùy thuộc rất nhiều về sự giải thoát ra khỏi các áp lực vật chất này. Cuốn Revelations của nhóm Les Amis de Chamfleury đã ghi nhận rất nhiều trường hợp về những áp lực vật chất mà danh từ Phật Giáo gọi là " Cận tử nghiệp " , chúng tôi xin trích dịch một trường hợp tiêu biểu như sau:
Bác sĩ Otto Kunz làm việc tại bệnh viện thành phố Annecy ( Thụy Sĩ) . Ông bà Kunz có một người con trai duy nhất tên là Jo đang theo học đại học Genève năm thứ hai. Vào tháng 4 năm 1952, cô thư ký của bác sĩ Kunz nhận được thư của một người tên là Bernard Piquet viết cho bác sĩ nhưng vì bất cẩn cô xếp lầm bức thư này vào một chồng hồ sơ bệnh lý dày cợm trên bàn thư bị thất lạc. Hai tuần sau đó, cậu con trai của bác sĩ đi bơi và chết đuối trong hồ Genève.
Đến cuối tháng sau,khi dở hồ sơ bệnh lý, bác sĩ Kunz tìm thấy bức thư thất lạc, nội dung báo trước cái chết của cậu con trai Jo và yêu cầu bác sĩ tiếp xúc với người viết thư. Đại khái bức thư như sau:
-" Thưa bác sĩ, tôi được giao phó một công việc rất khó khăn mà tôi không biết phải xử trí ra sao. Việc này đã gây cho tôi nhiều bối rối nên tôi mạo muội viết thư này cho bác sĩ mặc dù chúng ta chưa hề quen biết. Tôi thấy trước tại nghĩa địa thành phố Annecy, một ngôi mộ mới của một cậu con trai tên là Jo Kunz, con của bác sĩ. Cậu vừa thi xong kỳ thi năm thứ hai đại học rồi đi tắm và bị chết đuối. Đây không phải là lần thứ nhất tôi biết trước được những việc xảy ra nhưng tôi không bao giờ can thiệp vào những việc này. Tuy nhiên lần này tôi nhận được lời yêu cầu phải thông báo tin này cho bác sĩ trước khi sự việc xảy ra nên tôi rất ngần ngại vì sợ bác sĩ cho rầng tôi đang toan tính việc gì chăng! Tôi suy nghĩ rất kỹ và sau cùng quyết định viết thư này
để xin bác sĩ liên lạc với tôi qua địa chỉ và số điện thoại sau......"
Là người hoàn toàn tin tưởng vào khoa học, bác sĩ Kunz rất ngạc nhiên vì lá thư đến trước khi chuyện xảy ra nên ông vội điện thoại cho ông Bernard Piquet. Trong cuộc tiếp xúc, bác sĩ Kunz được biết ông Bernard Piquet không những là một người có địa vị trong xã hội mà còn là một nhà thần linh học chuyên nghiên cứu về cõi giới bên kia cử tử. Ông Piquet cho biết có rất nhiều vong linh sống vất vưởng, không nơi nương tựa, không người giúp đở vì còn quá nhiều quyến luyến với cõi trần nên không
thể siêu thoát. Nhiệm vụ của ông là liên lạc, giúp đở và hướng dẫn những vong linh này để họ có thể thích hợp với đời sống ở cõi bên kia. Bác sĩ Kunz không tin tưởng ở những điều mơ hồ viển vông mà ông Piquet nói nhưng nể ông này là người có địc vị trong xã hội nên chỉ nói vỏn vẹn:
- Thứ ông Piquet, những điều ông nói hay lắm, nhưng ông có thể giúp đỡ tôi điều gì? Ông muốn xin chúng tôi điều gì chăng?
- Bác sĩ đừng hiểu lầm. Tôi không muốn xin xỏ một điều gì cả, nhưng cậu Jo, con của bác sĩ đang cần sự giúp đỡ của bác sĩ, vì cậu đang đang vô cùng đau khổ.
Nghĩ ông Piquet có ý xấu, bác sĩ nỗi giận:
- Ông muốn gì thỉ cứ nói thẳng ra, con tôi đã chết rồi, xin đừng gợi lại những điều đau đớn đó nữa. Làm sao tôi có thể giúp đỡ con tôi được?
Ông Piquet bình tỉnh trả lời:
- Thưa bác sĩ, tuy đã chết nhưng cậu Jo không siêu thoát vì đang bị ám ảnh bởi tâm trạng khủng hoảng lúc chết, do đó cậu rất đau khổ. Tôi cố sức giúp đỡ cậu nhưng vô hiệu. Có lẽ chỉ bác sĩ mới có thể giúp đỡ được cậu Jo mà thôi vì ngày thường cậu rất phục bác sĩ.
- Tại sao ông biết điều đó?
- Đó là việc của tôi. Tôi vẫn thường liên lạc với thế giới bên kia cửa tử....
- Ông liên lạc bằng cách nào?
- Chúng tôi có nhiều phương tiện không thể kể hết được, nhưng cách giản dị nhất là
qua trung gian của một đồng tử (Medium)
Bác sĩ Kunz rất khó chịu vì ông không tin những trò cầu hồn, cầu cơ hay tiếp xúc qua đồng tử nên ông lạnh lùng nói thêm vài câu rồi chấm dứt buổi nói chuyện. Chiều hôm đó ông kể cho vợ nghe. Bà Kunz vô cùng xúc động nên thúc dục ông phải tiếp xúc lại với ông Piquet:
- Chuyện này lạ lắm. Làm sao một người như ông Piquet lại biếttrước cái chết của Jo được? Nếu cô thư ký Gina không xếp lầm bức thư vào bồ sơ bệnh lý và nếu anh không mở hồ sơ ra coi lại thì chuyện này sẽ ra sao? Biết đâu ông Piquet chẳng nói thật, mình cứ tiếp xúc xem ông ta muốn gì và nếu ông ta bày trò bịp bợm thì ta cứ b việc gọi cảnh sát.
Lúc đầu bác sĩ Kunz không nghe, nhưng vì bà vợ thúc giục mãi nên ông đành nhờ ông Piquet tìm cách cho ông liên lạc với Jo. Ông Piquet đề nghị một buổi cầu hồn qua trung gian của một đồng tử.