1. Mách nước Diêm Vương Ba cán bộ Việt Nam cỡ lớn nọ khi chết liền bị Diêm Vương sai quỷ sứ điệu đến hỏi tội. Cả ba đều phạm quá nhiều tội với dân, với nước nên Diêm Chúa quyết định trừng trị bằng hình phạt nặng nhất ở chốn âm ty: ném xuống vạc dầu.
Hôm thi hành bản án, quỷ sứ ném cán bộ thứ nhất xuống vạc dầu sôi sùng sục. Nhưng lạ thay, kẻ tử tội vẫn sống nhăn. Ông ta được lôi lên và cán bộ thứ hai bị ném xuống. Kết quả vẫn như vậy: vạc dầu của Diêm Vương bất lực. Đến cán bộ thứ ba cũng thế!
Diêm Vương nổi cơn lôi đình.
Một cận thần của Diêm Vương, vốn từng sống và làm việc lâu năm ở Việt Nam, bèn ghé tai Diêm Vương, tâu nhỏ: “Xin cứ ném cả ba xuống cùng một lúc”.
Diêm Vương y lời.
Kết quả, khi vừa xuống vạc dầu, ba cán bộ Việt Nam nọ đã… cắn nhau chết tươi.
2. Nhất thế giới Để dư luận thế giới chú ý đến nạn đói đang hoành hành ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba
[4] , Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hiệp Quốc quyết định mở cuộc thi vẽ lớn với đề tài: cảnh đói khát khủng khiếp nhất.
Nhiều hoạ sĩ nổi tiếng thuộc các nước nghèo sôi nổi tham gia cuộc thi. Họ cố mô tả thật sắc nét tình trạng đói khát cùng cực ở đất nước mình, đặng tranh thủ sự trợ giúp của các nước giàu. Tuy nhiên, lọt vào vòng chung kết chỉ có tranh của hoạ sĩ ba nước : Ấn Độ, Campuchia và Việt Nam. Ba bức tranh này được đưa ra xét kỹ tại một hội đồng giám khảo quy tụ nhiều hoạ sĩ bậc thầy.
Tranh Ấn Độ được xét đầu tiên. Mọi người trầm trồ tán thưởng bức tranh vẽ hai người Ấn gầy giơ xương đang tranh nhau một miếng thịt bò. Chủ tịch Hội đồng Giám khảo nhận xét: “Người Ấn tôn thờ bò. Vậy mà giờ đây, họ chẳng những mổ bò làm thịt, mà còn tranh nhau từng miếng thịt nhỏ. Qua đó đủ biết ở Ấn Độ, tình trạng đói khát ghê gớm đến mực nào!” Bức tranh được toàn thể Hội đồng Giám khảo nhất trí tặng giải ba.
Đến lượt bức tranh Campuchia đưa ra, mọi người rùng mình khi thấy một người Khmer, nom hệt bộ xương, đang ngồi trên đống xương khô (nạn nhân thời Pol Pot), hai tay cầm đầu ống xương cho vào mồm, má hóp lại để cố mút chút tuỷ may ra còn sót lại. Sau một hồi bàn cãi, các vị giám khảo biểu quyết bức tranh thê thảm ấy được giải hai.
Còn bức tranh của Việt Nam ta? Cả phòng ồ lên sửng sốt khi người ta giới thiệu bức tranh. Và không hề bàn cãi một lời, toàn thể Hội đồng Giám khảo nhất trí tặng nó giải nhất. Có ý kiến còn cho rằng nó xứng đáng được trao giải đặc biệt...
Bức tranh Việt Nam ta hết sức giản dị: cái lỗ đít bị mạng nhện chăng đầy.
3. Nhất trí 100 % Một hôm, sau ngày làm việc cực nhọc ngoài đồng, Trâu ta vừa nằm nhai cỏ, vừa ngẫm nghĩ sự đời. Trâu thấy mình làm lụng chăm chỉ quanh năm suốt tháng, lại không hề kêu ca, đòi hỏi lấy nửa lời, rất xứng đáng với danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Nghe nói Đảng đang cần kết nạp những người “Lao động tiên tiến” để tăng cường đội ngũ công nông, Trâu ta bèn quyết định nộp đơn xin vào Đảng.
Đơn của Trâu liền được đưa ra Chi bộ xem xét. Chi bộ nhận thấy đồng chí Trâu tuy làm việc rất đáng được trao danh hiệu “Lao động tiên tiến”, nhưng lại kém thông minh, nên đơn bị bác.
Ngựa thấy Trâu làm đơn xin vào Đảng, liền bắt chước. Trong đơn, Ngựa viết: “So với đồng chí Trâu, tôi chẳng những lao động không thua kém, mà lại thông minh hơn nhiều. Ngoài ra, tôi còn có thể làm vật cưỡi cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao dạo chơi...”
Chi bộ cũng xem xét ngay đơn xin vào Đảng của Ngựa. Mấy ưu điểm mà đồng chí Ngựa nêu trong đơn đều được Chi bộ ghi nhận. Nhưng cuối cùng, đơn của Ngựa cũng bị bác với lý do chắc nịch: đồng chí Ngựa có cú đá hậu rất độc, ảnh hưởng nặng nề đến đoàn kết nội bộ.
Thấy đơn của Trâu và Ngựa đều bị Chi bộ bác, Rệp và Muỗi liền làm đơn xin vào Đảng. Đơn của hai đồng chí chuyên hút máu này viết hệt như nhau: “Tôi tuy chẳng phải là Lao động tiên tiến như đồng chí Trâu và đồng chí Ngựa, nhưng bù lại, tôi có cái cơ bản mà hai đồng chí đó không thể có: trong huyết quản của tôi từ bao đời nay đều có
dòng máu công nông. Tôi cảm thấy mình hoàn toàn xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Đảng của giai cấp công nông...”
Đơn của đồng chí Rệp và đồng chí Muỗi được Chi bộ chấp nhận với sự nhất trí 100%.
4. Toà nhà không hố xí Tại Hà Nội, một toà nhà bốn tầng mới xây thu hút nhiều người đến tham quan, vì nó được thiết kế khá đẹp. Chỉ có điều rất lạ là suốt cả bốn tầng đều không hề có một hố xí nào. Mọi người xúm lại hỏi ông kiến trúc sư và được ông giải thích như sau:
“Tầng một
[5] dành cho nhà trẻ, các cháu đi ị vào bô. Tầng hai dành cho cán bộ cấp thấp, mọi người đi ị ở cơ quan. Tầng ba dành cho cánh văn nghệ sĩ thì ị được bãi nào, họ nhét vào mồm nhau bãi ấy. Còn tầng bốn dành cán bộ cấp cao, mấy vị ấy chỉ quen ị lên đầu thiên hạ. Bởi thế, chúng tôi xây hố xí làm gì cho nó lãng phí?”
5. Ăn qua loa Trong một lần “xuống cơ sở”, Bộ trưởng Bộ Lương thực-Thực phẩm Hồ Viết Thắng ghé thăm gia đình bác nông dân nọ. Để bày tỏ sự quan tâm của thượng cấp, ông Bộ trưởng ân cần hỏi chủ nhà:
“Bà con ta ở đây lâu nay ăn uống ra sao?”
“Dạ, chúng tôi chỉ ăn uống
qua loa thôi ạ.”
“Đề nghị bác cho tôi biết cụ thể ăn qua loa là ăn những món gì để tôi còn về báo cáo lên Trung ương về thành tích cải thiện đời sống nông dân. Bữa ăn của bà con ta có đủ no không? Hằng ngày có thịt, có cá chứ?”
“Thưa Bộ trưởng, tôi đã nói cụ thể lắm rồi mà! Nhiều năm nay, bà con chúng tôi chỉ ăn
qua loa thôi...”
Nói đến đây, bác nông dân liền chỉ tay lên... chiếc loa phát thanh công cộng đang đọc oang oang một bài của báo
Nhân dân thống kê vô số thành tích vượt bậc về sản xuất lương thực - thực phẩm, cải thiện đời sống nhân dân, v.v...
6. Hàng xuất khẩu đặc biệt Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã miền núi nọ nhận được công văn “hoả tốc” từ trên tỉnh gửi xuống. Ác một nỗi là công văn lại đánh bằng máy chữ không dấu nên ông bóp óc mãi, cũng chẳng đoán ra. Công văn có đoạn viết:
“
Thu mua gap 1.000 can long lon rung de xuat khau. Bay ngay nua co xe xuong nhan.”
Ba chữ “
long lon rung” làm Chủ tịch xã nhà ta đau đầu nhất. Những chữ khác thì ông đoán đại khái rằng trên tỉnh cần thu mua gấp 1.000 cân gì gì đó để xuất khẩu và bảy ngày nữa sẽ có xe xuống nhận. Nhưng thứ hàng cần thu mua gấp là cái gì đây?
Nghĩ cả ngày không ra, đêm ông lại nằm vắt tay lên trán nghĩ tiếp. Ông cứ trằn trọc, khiến cô vợ trẻ nằm bên cũng không ngủ được. Cáu quá, không thèm nghĩ nữa, ông quay ra... nghịch cái thân hình chắc lẳn của cô vợ. Bàn tay ngứa ngáy của ông bắt đầu lục lạo hết bên trên lại bên dưới. Vừa lục lạo tới chỗ đầy “lau lách”, ông Chủ tịch bỗng vỗ đùi vợ đánh “bách”, rồi reo lên như nhà bác học Archimedes thời xưa: “Ồ, có thế mà cũng chẳng nghĩ ra!” Để cô vợ khỏi hỏi han lôi thôi chuyện quốc gia đại sự, ông tiếp tục cùng nàng tận hưởng một trong “tứ khoái” trời cho, rồi sau đó cùng lăn ra... ngáy.
Mờ sáng hôm sau, chỉ kịp rít vài hơi thuốc cho tỉnh ngủ, Chủ tịch xã đã hớt hải chạy qua nhà Chủ tịch Hội Phụ nữ ở bên kia đồi và chìa cho bà ta xem cái công văn “hoả tốc” oái oăm nọ. Ông vừa cười ha hả, vừa cắt nghĩa từng chữ cho bà nghe. Bà Chủ tịch Hội mới ngoài bốn mươi, mặt đỏ rần, nhìn bức công văn nửa tin nửa ngờ. Đoán được ý bà, Chủ tịch xã nghiêm giọng nói:
“Chữ ký của đồng chí Chủ tịch tỉnh đây. Con dấu của Ủy ban Nhân dân tỉnh đây. Bà không nhận ra hả? Công tác này đúng là của mấy bà, chẳng chạy vào đâu được!”
“Nhưng đào đâu ra cả tấn của nợ ấy đây?” - Chủ tịch Hội dấm dẳn hỏi. “Cả xã này chỉ có non ngàn phụ nữ. Mà nhà ông thừa biết cái giống ấy đâu có nhiều nhặn gì...”
Chủ tịch xã cười ngặt nghẽo:
“Mặc xác các bà! Tôi chỉ biết cứ chiểu theo công văn mà làm. Bảy ngày nữa mà mấy bà không gom đủ thì cứ liệu thần hồn. Bà không thấy ba chữ
để xuất khẩu đó sao? Báo
Nhân dân hôm nọ đăng xã luận hô hào toàn dân thi đua sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ, đặng làm giàu cho đất nước. Cái thứ mà mấy bà phải gom đích thị là mặt hàng xuất khẩu đặc biệt của nước nhà đấy...”
“Nhưng mà xuất khẩu cái gì quý giá, chứ ai lại xuất khẩu cái giống khỉ gió ấy?” Mặt bà Chủ tịch Hội lại đỏ như gấc.
“Này, nhà bà không biết thì đừng có ngứa mồm bàn vào chuyện quốc gia đại sự nhá! Tôi nghe người ta bảo chính cái giống ‘khỉ gió’ ấy của mấy bà lại là thứ thuốc cầm máu hiệu nghiệm như thần đấy! Ông Nhà nước thu mua thứ hàng này là chúa khôn. Chẳng mất công cấy trồng gì cả, cũng chẳng mất vốn liếng gì cả, vậy mà,... ha... ha..., thu được ối ngoại tệ. Thôi, bà liệu mà đi vận động chị em. Công tác đặc biệt chứ chẳng phải bỡn đâu! Bà nào gom được nhiều, xã sẽ tặng giấy khen. Ai chống đối, sẽ bị trừng phạt...”
Bảy ngày sau. Một chiếc xe tải đỗ xịch trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Ông Chủ tịch, mặt tái mét, chạy ra đón anh cán bộ thu mua của tỉnh.
Thôi chết rồi. Trên tỉnh phái hẳn một xe tải xuống để nhận hàng, vậy mà suốt cả tuần qua, các bà các cô trong Hội Phụ nữ chạy long tóc gáy cũng chỉ mới thu được có... vài lạng. Biết ăn nói làm sao với thượng cấp đây? Chủ tịch xã xun xoe mời cán bộ tỉnh uống trà, hút thuốc, mặt ông ta méo xệch...
Ngồi chưa nóng đít, anh cán bộ đã giục toáy:
“Đồng chí cho người chất hàng lên xe để chúng tôi ngược sớm.”
Chủ tịch xã đờ cả người, gãi đầu gãi tai, miệng lắp bắp:
“Báo cáo đồng... đồng... chí, thứ hàng trên... tỉnh... ra lệnh... thu... thu... mua... gay cho chúng... chúng... tôi quá! Chúng tôi vận... vận... động toàn thể... chị... chị... em trong toàn xã... mà chỉ thu... được... có... có... ngần... này...”
Anh cán bộ tỉnh há hốc mồm khi thấy ông Chủ tịch xã rụt rè lôi từ ngăn kéo bàn làm việc một... gói giấy báo. Mở gói giấy ra, cán bộ nọ vội vàng lấy tay bịt mũi.
Chủ tịch xã cười như mếu và lắp bắp tiếp:
“Đồng... đồng chí thông... cảm cho chị... chị... em. Thật là... khổ, nhiều... chị... em không chờ được... tới... lúc... rụng..., phải lấy... kéo... kéo... cắt... Vậy mà...”
Anh cán bộ thu mua vẫn chẳng hiểu ất giáp gì. Sao Chủ tịch xã lại toàn nói đến chị em, đến cái gì đó rụng, đến kéo cắt? Thứ hàng cần thu mua để xuất khẩu đâu có dính dáng nhiều đến chị em như vậy?
Cảm thấy có chuyện lạ gì đây, anh ta đòi xem lại cái công văn “hoả tốc” mà trên tỉnh vừa gửi xuống tuần trước. Chủ tịch xã vội vàng mở xà cột, lôi ra tờ công văn nhàu nát, nhưng vẫn còn nom rõ ba chữ “
long lon rung” được gạch đậm bên dưới bằng bút đỏ.
Cán bộ tỉnh xem kỹ tờ công văn, rồi hỏi Chủ tịch xã:
“Vậy đồng chí hiểu ba chữ mà đồng chí gạch dưới này là thứ hàng gì?”
Giương mục kỉnh, ông Chủ tịch xã bốc một nhúm “hàng xuất khẩu đặc biệt” lên nhòm, rồi hỏi lại:
“Thế cái hàng ấy chẳng phải là... là... lông... của... chị em... rụng... thì là... cái gì?”
Anh cán bộ thu mua trợn trừng mắt:
“Bố giết con rồi, bố ơi là bố! Cái thứ hàng mà con cần thu mua gấp là lông lợn rừng. Lông lợn rừng! 1.000 cân! Để xuất khẩu! Bố hiểu chưa?”
Chủ tịch xã không kịp nghe hết câu, đã lăn ra... chết giấc.