Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mây Gió Đổi Thay

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12171 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mây Gió Đổi Thay
Lương Phụng Nghi

Chương 4

Các tập san ngày nay rất dày, nặng, ấy vì tư liệu phong phú, quảng cáo nhiều. Ngoại trừ diễn viên minh tinh nhiều như cát Sông Hắng, người Hương Cảng cũng hay theo dõi các chính khách, nghị viện, thậm chí cả những nhân vật thành công trong sự nghiệp, họ cũng đuổi theo như vịt để biết thái độ sinh hoạt trong đời thường của họ.
Tôi lật sang các trang ảnh màu, hình ảnh hoạt động của các danh nhân.
Trong ấy có một mục khiến tôi phải chú ý:
vợ chồng nghị viện Thi Gia Ký tham dự lễ hội từ thiện chu niên vì lợi ích trẻ em. Tôi thất kinh cả hồn vía.
Thính Đồng thì sao? Thi Gia Ký đã lập gia đình rồi?
Đêm trò chuyện đó, Thính Đồng không hề nói với tôi! Hoặc căn bản là cô ta không biết!
Có thể nào lại không biết? Hình đăng báo rõ ràng thì nhất định là vợ chồng hợp pháp rồi!
Tôi nhấc điện thoại, gọi ngay đến chỗ làm của Thính Đồng.
Người bí thư trả lời, mãi mãi vẫn là câu nói:
– Xin lỗi, ai tìm cô Mạnh? Cô ấy bận họp, chờ gọi lại sau nhé!
Muốn buột miệng nói tên rồi lại thôi.
Đột nhiên tôi lại buông tiếng thở dài.
Một người thông minh, lanh lợi về mọi mặt há không biết mình đang ở vào tình thế nào sao? Không thể tìm hiểu đối tượng của mình sao? Căn bản là không có chuyện đó.
Tôi muốn hỏi cô ta tại sao lại đi yêu đương một người đã có vợ. Từ bé đến giờ, cô ta xử lý mọi việc đều thông minh hơn tôi. Thế nhưng cô ta đã rất sung sướng kể chuyện tình yêu cho tôi nghe, nay tôi lại có hảo ý dội cho nàng gáo nước lạnh?
Huống hồ, những cô gái thành danh như Uất Chân, Thính Đồng ... lắm khi khiến tôi không hiểu được, nhất là không bao giờ tiếp xúc được họ ở phòng làm việc. Ngay đại bản doanh của mình, họ quen xưng hùng xưng bá, đối với việc tầm thường, cỡ hạng phó thần thánh đều không hề đụng chạm đến chỗ tối cao của họ, đối với thân phận thì càng thêm khắc nghiệt!
Tôi đã có kinh nghiệm!
Suy nghĩ thoáng qua, tôi liền gác máy.
Bức hình của Thi Gia Ký khiến tôi xao xuyến không yên.
Nếu sau này Bái Bái lớn lên, nó đi yêu một người đã có gia đình thì tôi là mẹ, tôi phải làm thế nào? Cẩm Xương và bà cụ rất kỳ vọng tương lai Bái Bái làm nên đại sự. Nếu như mộng thành sự thực thì người chồng cũng phải xứng đáng, chỉ sợ hôn nhân lại không hay, nếu không như Uất Chân muộn màng thì cũng như Thính Đồng ...
Tôi không dám nghĩ đến!
Nhìn lại nhà, lòng thấy dễ chịu, dù cuộc sống có đôi điều bất ổn, nhưng nhìn chung, tôi vẫn không đến đỗi, vẫn được chiếu cố đến. Mẹ thì khó gần gũi, con gái thì ương bướng, song vẫn là cùng dòng máu, đến như Cẩm Xương , đương nhiên là anh yêu tôi, tuyệt chẳng có ý gì khác!
Bỗng nhiên, tôi cảm thấy rất hài lòng.
Đêm ấy, tôi và Cẩm Xương lên giường nắm ngủ, tôi không ngăn được mình, quay sang ôm lấy anh, nhỏ nhẹ gọi:
– Cẩm Xương!
Cẩm Xương xoay người sang, chẳng chút phản ứng.
Tôi nhẹ hôn lên trán anh:
– Cẩm Xương!- Tôi hỏi.-Anh mệt lắm hả?
– Ừ!
Tôi vẫn ôm lấy anh. Đêm nay, tôi muốn anh biểu lộ tình cảm với tôi, tôi cần anh ôm tôi.
Tôi sợ mất Cẩm Xương! Nếu Cẩm Xương cũng như Thi Gia Ký, có người yêu khác thì dù có phú quý vinh hoa, tôi cũng không cần!
Trên đời này tại sao có một chút gì cũng có thể chia sẻ cho người nhưng có được người chồng thì dứt khoát phải hoàn toàn thuộc riêng mình.
– Cẩm Xương, anh chỉ yêu em thôi, phải không? – Đây là vấn đề tôi ít khi nào nói đến, hôm nay tôi mới hé môi như vậy.
– Cái gì? - Cẩm Xương hơi ngạc nhiên. Năm nay Bái Bái được bao nhiêu tuổi rồi?
– Mười lăm.
– Đừng vớ vẩn nữa! Chúng ta phải mau mau lo chuyện quan trọng của gia đình. - Cẩm Xương nhìn lên trần nhà tiếp. – Anh định ra nước ngoài!
– Đi nước ngoài? – Tôi chưa hề nghĩ qua vấn đề này.
– Bái Bái phải lên đại học, phải cho nó ra nước ngoài học tập, chi bằng cả nhà cùng đi, anh thấy Hương Cảng chỉ còn dễ chịu vài năm nữa thôi!
– Chúng ta đi đâu?
– Canada. Em sẽ thích thú nơi ấy, sinh hoạt ở đó hợp với tính cách của em!
– Tính cách của em?
– Đúng. Nó cứ yên ổn bình lặng, đều đều ngày này qua ngày khác.
Đấy không thể là lời khen! Nhưng cũng không phải là bỏ đi, sự thực nó là vậy.
– Anh đã báo cho bộ phận di dân Canada rồi, cuối tháng anh sẽ đưa em với Bái Bái đến làm thủ tục!
– Cẩm Xương! – Tôi ngồi nhổm dậy. – Em chưa hề chuẩn bị! Sao anh chưa bàn với em mà lại đi làm thủ tục vậy?
– Bàn với em, em có ý kiến sao? Em lại nêu lý do phản đối, chúng ta phải tùy lúc mà tránh bàn luận đi chứ!
Câu nói giản đơn chỉ khiến tôi ngậm miệng.
Kết hôn hơn 10 năm, mọi chuyện lớn nhỏ đều do chủ ý của Cẩm Xương, tôi chỉ việc tuân theo. Tôi đã để anh trở thành độc tài và áp chế lại tôi.
Thế nhưng đi nước ngoài là việc hết sức quan trọng, Cẩm Xương không nên hành động một mình mà chẳng bàn gì với tôi.
– Anh có bàn qua mẹ chưa?
– Xong rồi. Em đừng có đem mẹ ra mà phân bì được không? Mẹ chồng và nàng dâu bất hòa nhau, nhiều khi lại đâm ra quá đáng.
Tôi chẳng muốn nói gì. Vừa nãy còn thân tình tha thiết, còn giờ thì chuyện gia đình đã làm tôi thẩn thờ, ngơ ngẩn.
Lúc lâu tôi mới hỏi Cẩm Xương:
– Xây dựng nhà cửa, mất biết bao công sức!
– Một mai nhà cửa bị hủy hoại, trở tay không kịp thì liệu sao?
– Còn mẹ của em, của anh thì sao? Người già đâu có thích vượt biển!
– Già thì theo con!
– Đối với họ chỉ e sức chẳng chiều lòng, họ không quen sinh hoạt người Phương Tây.
– Ngày nay, Vancouver và Toronto ở Canada, cư dân Hương Cảng rất đông, như vậy cái mùi vị xa quê hương cũng chẳng bao nhiêu!
– Còn Bái Bái? Nó có thích Ca-na-đa?
– Trẻ con như tờ giấy trắng, Anh, Mỹ hay Canada đối với nó đều mới mẻ, đâu có phân biệt gì?
– Còn em? Ở nước ngoài em sẽ làm gì?
– Vậy ở Hương Cảng em làm gì?
Không thể phủ nhận, cũng lại là việc nhà, thôi thì nhà ở trời Nam hay đất Bắc cũng chẳng quan hệ, chỉ cần cả nhà sum họp là hạnh phúc lắm rồi.
– Em không phản đối đi nước ngoài đó chứ? - Cẩm Xương nhìn tôi trầm lặng. Anh đã sắp xếp mọi kế hoạch, tôi không có lý do gì để nói là không được.
Cẩm Xương đã sớm sắp đặt, lo liệu, khi bàn với tôi thì kết quả cũng đơn giản như vậy, chi bằng cứ theo anh làm thủ tục để cả nhà chuyển đi cho rồi.
Tôi không nên so bì với anh, trái lại nên cảm ơn chồng đã quan tâm chu đáo để cho tôi khỏi nghĩ suy lo lắng.
Thông báo di cư và quyết định diễn ra nhanh chóng - vậy tội gì phải hốt hoảng. Đấy là mốt an toàn đối với những gia đình khá giả lúc bấy giờ và chúng tôi chẳng phải là ngoại lệ.
Cả đêm ấy tôi không yên giấc.
Tôi có hơi lo vì hoàn cảnh chuyển biến quá nhanh, có hơi lo vì xa xăm cách trở, trái lại tôi không giận vì quyết định của Cẩm Xương.
Sớm hôm sau, lúc dọn ăn sáng, thấy tờ họa báo, nhớ đến Thính Đồng, nên Cẩm Xương vừa ra khỏi giường, lúc đi vào phòng tắm, tôi hỏi anh:
– Cẩm Xương, ngày nay việc ngoại tình phổ biến lắm phải không?
Cẩm Xương nhìn lướt qua tôi:
– Theo anh ... anh chẳng hề nghi ngờ em, anh chỉ biết thế giới bên ngoài họ “mốt” lắm, có phải vậy không?
Thì ra anh hiểu sai ý tôi, tôi bật cười:
– Cẩm Xương, anh không biết em nói gì sao?
Tôi lấy quần, áo, cà vạt của Cẩm Xương đặt lên giường.
– Đàn bà thời nay không để ý việc chồng có vợ bé, hay là họ muốn làm người đặc biệt? Em không hiểu thứ tâm lý ấy.
Tôi nêu vấn đề suy nghĩ với anh.
– Ngoại trừ ông A đam với bà Ê va thời Bàn cổ là một chồng một vợ ra thì đàn ông thường có ba bốn bà, trước đã là vậy, giờ thì thôi rồi, hoặc cũng chẳng còn công khai để giữ thể diện cho mấy bà.
– Cẩm Xương, còn anh, anh có ngoại tình không?
– Để còn xem đối tượng nào đã. Sao, em chịu chứ?
– Không, em biết anh đối xử tốt với em, chẳng qua em hỏi vậy thôi.
– Đàn ông có thể một lòng hai dạ, thậm chí nhiều dạ. - Cẩm Xương cười nói.
– Nếu như vậy thật thì em lo cũng vô ích.
– Khó mà nghe em nói được câu trí tuệ như thế! - Cẩm Xương vui vẻ hôn lên tóc tôi.
– Nếu anh ngoại tình, anh có nói cho em biết không?
– Em có muốn biết không?
– Biết cũng có chỗ hay của nó, biết bị đối xử tệ bạc để khỏi phải đau lòng.
Cẩm Xương, nếu có ngày như vậy hẳn là em đau lòng lắm.
– Anh nhớ kỹ, sẽ không bao giờ nói em biết sự thực đó.
Thực vậy, khi không lại rước vào mình những chuyện phải trái không đâu cho phiền phức.
Thường lệ, tôi đưa Cẩm Xương đến chổ làm. Lúc xuống xe, anh đặc biệt hôn tôi, nói:
– Nhớ, năm giờ chiều nay em đến rước anh, cùng đi đến nhà hàng Lệ Tinh dự đám cưới Truyền Ngọc Thư. Đi đến chỗ ấy cho em biết.
Tôi cười đồng ý.
Truyền Ngọc Thư là con gái của tay cự phú Truyền Đức Hiên, cũng tức là con gái độc nhất của ông chủ Cẩm Xương. Ngày vui lớn ấy tất hội họp nhiều viên chức cao cấp.
Nhân đấy, tôi phải thay đổi thời gian biểu trong ngày. Tôi không phải đi chợ mua thức ăn cho buổi chiều.Thường mỗi ngày tôi phải mua thịt, cá, rau cải tươi, vì cha con Cẩm Xương giống nhau, miệng lưỡi đều sắc nét! Đúng vào buổi chiều tôi sẽ đi đến tiệm làm tóc.
Từng nghe Uất Chân và Thính Đồng nhắc đến hiệu làm tóc Thanh Lương nổi tiếng ở Hương Cảng. Tôi nhất định phải sửa sang mái tóc để không thất lễ với chồng, và dù biết chổ đó cao sang, tôi cũng cắn răng đến đó thử cho biết.
Đẩy cửa vào Thanh Lương liền thấy không khí khác hẳn:
một bó đuôi khổng tước cắm trong bình pha lê, thêm một chậu bách hợp nơi phòng tiếp khách, khiến người vừa bước vào liền cảm thấy dễ chịu, tươi mát.
Người tiếp khách hỏi:
– Thưa bà, quý danh là gì? Hẹn trước lúc nào?
– Xin lỗi, tôi không có hẹn.
– Chúng tôi không tiếp khách không hẹn trước, vậy xin bà đợi hôm khác gọi điện đến báo trước thời gian mới được.
Tôi chẳng biết nói gì. Thế giới này thật khác biệt, làm ăn thuộc hàng cao cấp quá, trên là xem bói toán, dưới là làm tóc phụ nữ, đều phải hẹn trước. Tôi có nghe bạn bè nói đến một chuyên gia phong thủy, tướng mạng, muốn được ông ta phục vụ cho phải chờ đến cả năm. Nếu vậy, người gặp nạn muốn giải trừ, chờ đến phiên ắt phải chết thê chết thảm rồi!
Tôi đứng chần chừ tại phòng khách Thanh Lương chẳng biết thế nào!
Vừa lúc ấy, ông thợ cả bước ra hỏi nguyên do, đoạn cười hỏi:
– Thưa bà, vị nào giới thiệu bà đến đây?
– Cô Đoàn Uất Chân với Mạnh Thính Đồng!
– A! hai vị đó đều là khách quen của chúng tôi, bà quen họ hả?
– Tôi là chị của Uất Chân, cô Mạnh là bạn học.
– Vậy là chúng tôi phải phá lệ vậy! Cô Đoàn bận quá nên quên không bảo bí thư gọi điện cho chúng tôi!
Tôi theo ông vào phòng.
Tôi nghĩ, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nhờ cái uy của họ mà được lợi.
Thế là một mặt vừa gội đầu, một mặt có cậu thanh niên độ mười tám mười chín tuổi chuyện trò:
– Đoàn trưởng phòng làm việc nhà nước, mọi người đều nói cô ấy tuổi trẻ tài cao, thật là rực rỡ.
Ý hắn ta nói là mười phần uy quyền - giống với tin tức các báo. Tôi là chị song nhất thời chẳng biết nói gì.
Hắn tiếp:
– Ngày nay có nhiều phụ nữ tài giỏi làm việc trong chính phủ, họ đều là khách hàng của chúng tôi, họ nói Đoàn trưởng phòng sẽ được thăng quan. Cô ấy tài giỏi, một tay cô ứng phó với bọn quỷ dương đấy.
Tôi không ngờ Uất Chân được uy danh thế đấy. Tại sao quý bà kia lại biết được tin tức như vậy? Nếu hỏi tôi về công ty Vĩnh Thành chắc tôi mù tịt. Cẩm Xương đi làm về không hề nói nói với tôi về công việc, công ty, đương nhiên mỗi người đều có tác phong xử sự riêng mình! Tác phong của họ đại để như một thứ giáo dục công dân, thảy đều như nhau.
Hôm nay tôi phải trang điểm, do đó tôi quyết định làm cả móng tay, chân.
Cô gái làm móng tay tôi, cô cầm bàn tay xem xét kỹ lưỡng, xong mới chấm thuốc.
Cô chăm chú làm móng, tôi nhìn cô làm việc đến đỗi không với lấy báo để đọc.
Đột nhiên bên tai tôi nghe trò chuyện, họ nhắc đến cái tên quen quen khiến tôi phải chú ý:
– Thi Gia Ký một mình vớ lấy hai ả, thiệt là nhộn nhịp đây!
Thi Gia Ký? Lại là Thi Gia Ký!
Tay tôi chợt khẽ rung lên, ngọn dao của cô gái đang gọt giũa móng liền sấn sướt qua da, một dòng máu đỏ tươm ra, cô hốt hoảng luôn mồm xin lỗi. Tôi vội an ủi cô:
– Không sao, không sao, chẳng đau đâu.
Tôi khẽ nhìn sang bên, thấy hai người đàn bà lòe loẹt phấn son, đôi môi đỏ thẫm đang hí hửng chuyện trò.
– Bỏ quách đi được không? Nghe nói đối thủ cũng khó chơi lắm, thủ đoạn chẳng vừa đâu!
– Lai lịch thế nào? Hàng của công ty điện ảnh hay diễn viên truyền hình?
– Chẳng vừa đâu, một nữ tài trong giới công nghiệp đấy, tên là Mạnh Thính Đồng.
Vừa nghe qua, lòng tôi đột nhiên rỗng tuếch.
Giây lâu, hình ảnh Thính Đồng trùng trùng điệp điệp quay cuồng trong đầu óc tôi. Tôi cảm thấy khó chịu, cảm thấy người bạ mình đã xảy ra chuyện không hay, cảm thấy gương mặt mình thất sắc ...
Trong khoảnh khắc mơ hồ hỗn tạp đó, câu chuyện của hai người đàn bà kia cứ tiếp tục và tôi nghe câu được câu mất:
– Đàn bà không tài thì cũng phải đức, lời xưa vẫn nói vậy. Thường đàn bà mỗi năm kiếm hàng mươi vạn thì đâm ra tự phụ, sập trời cũng đỡ được, vậy sao không về nhà leo lên giường nằm mơ ước người đàn ông cơ chứ!
Nghe câu nói tôi thất kinh hồn vía.
– Dù sao đàng nào cũng là một nhân tài đó chứ? Ngươi có trí tuệ thì nên sớm quyết định, phải biết rõ thân phận mình; tuổi trẻ nên chú tâm vào sự nghiệp, đua chen chi mà hại đến người khác!
Tôi hơi choáng váng, nghĩ không biết có nên rửa tay hay không.
Cô gái làm móng tay nhìn tôi, hỏi:
– Bà có sao không?
Tôi mỉm cười một cách máy móc, chẳng nói gì. Chỉ mong sớm thoát ra khỏi chỗ thị phi đó.
Bước ra cổng Thanh Lương tôi còn nghe:
– Ả Mạnh Thính Đồng thật khéo chọn. Xưa kia, Thi Gia Ký còn là học sinh nghèo khổ ở Anh, nếu có quẳng trước mặt ả, ả cũng chẳng nhìn đâu. Ngày nay người ta nổi tiếng thì lại muốn đeo đuổi. Đàn bà như vậy ai mà thèm ...
Đi trên phố, ánh nắng chiếu xuống và tôi sợ đến toát mồ hôi.
Nguyên vì trên đời, người khó gần gũi, thân thiện nhất là mẹ chồng tôi, nhưng xem ra nghệ thuật nói chuyện của bà vẫn chưa đạt đến tuyệt đỉnh! Núi cao còn có núi cao hơn.
Tôi sẽ không nói lại Thính Đông, hoặc bất cứ người nào về câu chuyện vừa rồi, tôi không có can đảm hé miệng.
Nếu như nói đó là việc đời thì tôi thà chẳng biết qua việc đời còn hơn.
Nhưng Thính Đồng khẳng định là đã trải việc đời, thông hiểu đạok lý nhân tình, vậy cô ta há chẳng nghe qua những câu chuyện đại loại như vậy sao? Hay nghe mà làm ngơ? Chẳng cho là lạ? Hoặc danh dự càng quí thì ái tình càng cao?
Chổ sâu thẳm của tâm hồn ấy, thực không sao dò biết được.
Và vừa nghĩ Tào Tháo thì Tào Tháo đến.
Trên lầu Lệ Tinh sắc màu rực rỡ, y phục thướt tha, vàng ngọc lấp lánh, trong ấy có cả Mạnh Thính Đồng.
Thực ra, tôi không quen với yến tiệc cao sang, đặt mình vào trong ấy lại thấy chẳng hợp, các bà các cô đua nhau bàn thời trang, phục sức, đương nhiên khác hẳn tôi. Trong tủ của tôi chỉ có hai chiếc vòng ngày cưới, ít nữ trang của bạn bè, và quý nhất là chiếc nhẫn kim cương lúc đính hôn của Cẩm Xương.
Đến như quần áo, hồi trẻ tôi mặc áo dài, vào tuổi trung niên tôi mặt đồ tây, bộ đồ quý nhất là của Thính Đồng giới thiệu, mua ở cửa hàng danh tiếng, khả dĩ gọi là bốn mùa đều hợp. Do đó hôm nay tôi mặc lấy.
Biết ít ỏi, đương nhiên không nói đến tiền bạc. Ngoài trang sức, y phục, đối với các hoạt động thường trường Hương Cảng, tôi càng mờ mịt, nên khi mọi người nâng rượu cốc tai chuyện trò ồn ĩ thì tôi chỉ yên lặng mỉm cười.
Đến cuối tiệc, ông chủ Truyền đến ngồi cùng ba viên chức cao cấp. Cẩm Xương và người đồng sự họ Mã chuyện trò rất vui. Ai ngờ vui quá hóa buồn, khi bà Mã nói về thái độ ngoại giao hiện nay của nước Anh, đột nhiên tôi buột miệng hỏi:
– Gia Duy là người nào? Hắn có quyền quản lý Hương Cảng sao?
Người ngồi trong bàn đều nhăn mặt khó coi, nhất là họ Mã.
Trên đường trở về, Cẩm Xương liền nghiêm khắc nhắc nhở tôi, từ rày về sau trong tiệc tùng lớn nhỏ đều phải tuyệt đối không buôn lời bừa bãi, tránh phải thất lễ.
Thính Đồng, đương nhiên hôm ấy không nói chuyện được.
Giữa đám đông người, tôi thấy Thính Đồng trò chuyện vui vẻ, thao thao bất tuyệt, khó mà hình dung cô ta thể nào? Nhìn chung, mỗi lời nói của Thính Đồng đều có giới hạn, có nội dung, khiến người nghe thấy dễ chịu.
Tôi không thể nói là không hâm mộ nàng!
Còn như tôi, một mình ngậm tăm lặng lẽ, trong bữa tiệc thịnh soạn như kẻ thừa thãi.
Thính Đồng vận y phục màu kem, cổ đeo miếng ngọc khảm rất tinh xảo, trông thật nho nhã, vẻ đẹp hiển hiện của cô đã che giấu nhiều đi khí sắc của một phụ nữ chức nghiệp.
Cô vui vẻ đến bên tôi:
– Thấy chưa! Chị không mua lầm bộ đồ này chứ? Rất đẹp, có mặt bao nhiêu lần cũng không thấy chán.
Thực ra, tôi không để ý lời khen của cô ta.
Tôi nhìn Thính Đông, nhớ tới câu chuyện đã nghe hôm nay, đột nhiên tình bạn bao năm như cốt nhục có vẻ xa lạ vậy.
Tôi chưa biết phải đối đáp thế nào thì Thính Đồng hạ giọng, vui vẻ nói:
– Anh ấy được mời đến đấy!
Tôi buột miệng hỏi:
– Anh ấy là ai? – Và tôi liền hiểu ra – Cô đưa anh ấy đến giới thiệu cho biết chứ?
Thính Đồng vẫn giữ nụ cười:
– Xem tình hình này chưa tiện lắm, rồi sau này qua lại với nhau chị sẽ biết thôi.
Lòng tôi như bị kim châm và máu rỉ ra.
Tại sao trong sinh hoạt thường ngày tôi vẫn nhắc nhở mình là phải đứng ở góc độ chính diện mà xem xét sự vật mới được an lạc!
Hẳn nhiên tôi có thể xét xem lời Thính Đồng có đúng thực, vì cả hai chúng tôi xem nhau như chị em thì có gì phải khách sáo? Cứ nói thực có phải hơn không?
Nhưng máu trong tim tôi vẫn chảy.
Lòng tự tôn của con người, xét đến cùng là sự yếu đuối.
Cẩm Xương thường nhắc nhở tôi:
Em đừng thơ ngây quá, những kẻ giàu có trăm ức gia tài trên đời này họ tuyệt đối chẳng biết đặt 50 ức vào chổ quan trọng. Thính Đồng và Uất Chân thân với em, nhưng họ không xét đến trí tuệ của em, chỉ vì em có những vật dụng hữu ích trong gia đình.
Trước kia tôi không cho là vậy, vì nghĩ những vật dụng trong gia đình đều có giá trị.
Nay mới thấy đồ dùng trong nhà không quý giá, không nổi bật trước mắt mọi người thì lại chẳng đáng buồn lắm sao!

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 366

Return to top