Bóng đen dày đặc. Chốc chốc lại loáng sáng. Chập chờn những ánh lửa của các đám cháy bùng lên rồi lại tắt. Những mái nhà ngả nghiêng như trong cơn bão. Một cái cột đèn đổ xuống đường ầm ầm lôi theo những dây điện loằng ngoằng. Lóe lửa, một cái cây rung lên, mìn gôm chỉ khoét một lỗ sâu trong thân cây. Tiếng chó sủa râm ran. sáng bùng lên cái khẩu hiệu "Cảm tử
-Thà chết không hàng giặc". Tiếng đại bác rền vang. Tiếng liên thanh, tiếng súng trường, tiếng lựu đạn, tiếng rú lên của động cơ. Bóng người chạy tán loạn, xô đẩy nhau, giầy dép lẹp quẹp. Đám chạy đi, đám chạy lại. Tiếng trẻ khóc thét. Tiếng phụ nữ kêu tuyệt vọng. Bọc gói rơi vãi trên hè. Lập lòe những ánh lửa thuốc lá trên miệng mấy người tự vệ hướng dẫn đồng bào tản cư. Một anh tự vệ vứt mẩu thuốc lá tàn bay trong gió. Anh chỉ vào một đường phố hun hút, bảo một người mẹ ẵm con:
-Bà cứ bình tĩnh vào trong phố. Không ngại gì cả, mai là xong.
Tiếng súng át tiếng nói của anh ta. Trong đám đồng bào hỗn độn, ta thấy Tiến dắt vợ chạy. Anh ta đã bỏ quần áo tự vệ, mặc quần áo Tây. Vợ gắt chồng:
-Anh Tiến ơi! Anh giết em rồi. Đi đâu bây giờ? Chị ta rú lên. Một ánh chớp làm sáng khuôn mặt đẹp của vợ Tiến. Đi bên cạnh hai vợ chồng là người ăn mặc lịch sự, có cái cằm bạnh, mà Thắng đã gặp ở Bờ Hồ. Ta nghe tiếng anh ta nói thì thầm bên tai vợ Tiến:
-Một lát nữa thì Pháp nó dẹp yên. Đi với tôi không sợ gì cả. Vợ Tiến nói:
-Anh Dung ơi? Anh đi với chúng tôi nhé. Anh Tiến, anh làm khổ em chứ anh được việc gì. Trong đám đông ta thấy anh nhiếp ảnh ban nãy chạy lung tung. Đầu không mũ. Cổ mất khăn quàng. Anh ta chỉ còn đeo một máy ảnh, vừa chạy vừa kêu như khóc:
-Máy ảnh của tôi đâu? Tôi vừa mới đánh rơi ở đây mà? Anh ta níu lấy Tiến. Tiến xô anh ta ngã, kéo vợ vào trong phố tối. Dung cũng chạy theo. Một bà cụ vấp phải anh nhiếp ảnh. Anh kêu trời, ôm đầu chạy, bà cụ lảo đảo, tiếng gào đến khản cổ:
-Thắng đen ơi? U đây, Thắng đen ơi? Người ta chạy tán loạn. Tia đạn vun vút như hoa cà hoa cải trên đầu. Một cây lớn đổ ầm. Tiếng kêu của người mẹ tuyệt vọng:
-Thắng đen ơi! Trong một gian phòng rộng tối um, chật ních những người chạy trốn. Cụ già. Phụ nữ, trẻ con. Bà chủ. Người ở. Gồng gánh, thúng mủng. Tiếng gà, tiếng vịt. Một ông sư bò tìm chỗ kín nhất để ẩn. Một ông có vẻ ông chủ, đầu hói, để ria, áo pi-gia-ma cúc trên cài cúc dưới, quần ống thấp, ống cao, chốc chốc lại ngáp dài một cách ầm ĩ. Một ông giáo sư tiếng Anh, bé loắt choắt, một nhân vật kỳ khôi của Hà Nội, tay ôm cặp, tay cầm can, cái mũ dạ không đội mà đặt hờ trên đầu chải bóng mượt. Một nhà học giả quốc phục, đội khăn trắng, ôm một bọc tài liệu nghiên cứu quý giá. Một bà mẹ lịch sự, luôn luôn kèm giữ đứa con gái rượu của mình để khỏi trà trộn với mấy người gái có vẻ giang hồ, v.v...
Người ta xô nhau. Người ta cúi lom khom, như lúc nào cũng tưởng bom rơi trên đầu. ồn ào như chợ, và nổi lên, ai oán nhất là tiếng trẻ khóc. Một phụ nữ ngất đi vì một tiếng nổ lớn, đứa con trong tay rơi bắn ra. Một chiếc giầy tây sắp đè lên bụng đứa trẻ. Một bàn tay đẩy mạnh chiếc giầy tây đi. Tiếng kêu tức giận nổi lên:
-ông đè chết con tôi rồi! Tiếng Thu Phong:
-Xin lỗi.
-ái ái! Nghiến nát chân người ta ra rồi!
-úi giời không có mắt à? Giẫm cả lên đầu người ta thế này. Tiếng Thu Phong:
-Xin lỗi. Ta thấy hai anh chàng Loan và Thu Phong nắm tay nhau lần mò trong bóng tối. Họ dẫm bừa lên mọi người. Loan gọi:
-ông Tiến ơi! ông Tiến có đây không? Có tiếng gắt:
-Chẳng có ai là Tiến cả.
-ông Tiến, đại đội trưởng tự vệ ấy mà. Hiệu nước hoa Hương bốn phương ấy mà. Có đây không? Hình như người ta biết hai anh chàng là tự vệ. Một người đẩy Thu Phong một cách giận dữ.
-Tự vệ thì ra mà đánh nhau chứ sao lại trốn vào đây.
-Chúng tôi đã đánh nhau, đã giết được mấy thằng mũ đỏ. Nhưng xe tăng nó vào, nó chiếm mất phố rồi. Gian phòng nhốn nháo. Thu Phong quờ quông. Bị nhiều bàn tay ẩy, anh ngã vào cô con gái đứng nép bên người mẹ lịch sự. Cô ta kêu rú. Người mẹ giẫy nẩy, ôm lấy con, nhưng cả hai mẹ con rạt vào một đám người. Nhiều người vẫn chạy ùn vào, trong khi có nhiều người ùn ra. Tiếng người mẹ lúc nãy gọi:
-Thắng ơi! Thắng ơi! Tiếng kêu bị lấp trong những tiếng ồn ào. Loan và Thu Phong đã tìm được một cái lỗ hổng. Đèn bấm vừa lóe, tiếng thét đã nổi lên:
-Tắt đèn đi!
-Việt gian hay sao mà bật đèn thế? Đèn bấm tắt. Hai anh em chui qua lỗ, vào một cái nhà trống. Họ ôm lấy nhau, nằm rạp xuống. Không có gì. Chỉ là tiếng chuông đồng hồ đánh binh bong trong cái nhà lạnh như nhà xác. Họ lại chui qua nhiều lỗ. Tiếng súng nổ, tiếng rú của động cơ. Có cả tiếng Pháp xì xồ. Tiếng Việt gian léo nhéo:
-Chúng nó đây. Ici, ici, me xừ! Thu Phong thì thào nói như tắc họng:
-Loan à, tạm vứt cái mũ tự vệ đi đã. Nó thù nhất tự vệ.
-Mới đánh nhau chả nhẽ hèn thế à?
-Hèn đâu, kế thoát thân... Thu Phong vứt mũ. Loan còn ngần ngừ. Thu Phong giằng lấy mũ của Loan quẳng đi. Họ lại rút. Họ hoang mang không tìm ra lỗ để đi nữa. Nơi họ vừa đi qua có tiếng súng nổ ran. Tiếng giầy đinh cồm cộp. Xe ầm ầm. Thu Phong run rẩy:
-Bị bao vây rồi. Nó chặn đường... Họ lần được một cầu thang gác. Thu Phong bàn:
-Cứ lên đã. ở dưới này, nó xộc vào thì tử. Họ quờ quông, trèo lên cầu thang. Họ vào một căn buồng. Họ vừa vào thì nghe ở ngoài có tiếng ầm ầm. Nhìn qua một cái cửa sổ, thấy lửa cháy. Đạn bay líu ríu. Những viên đạn đỏ lừ. Bên ngoài, tiếng đập cửa dữ dội. Họ vấp phải bàn ghế, nhưng không dám kêu đau, chỉ xuýt xoa. Thu Phong nói như khóc:
-Đằng trước không có lối xuống. Đằng sau nó chẹn mất cửa. Tao với mày đi vào con đường chết rồi! Loan nói:
-Có lẽ nào lại không được nhìn thấy ngày giải phóng Thủ đô? Mỗi người ngồi phịch xuống một cái ghế bành, đối diện. Lửa đằng trước cháy to. Tiếng đập cửa đằng sau dữ dội, huỳnh huỵch, huỳnh huỵch. Thu Phong nghẹn lời:
-Chúng mình không thể hàng giặc, cũng không thể để nó bắt. Cậu có dám tự tử không?
-Thế thì hèn...
-Để nó bắt còn hèn hơn... Tiếng đập cửa có chiều dồn dập. Bên ngoài cửa sổ, đạn ríu ríu. Thu Phong nói:
-Nó sẽ tra tấn. Cậu là một học sinh vớ vẩn, tớ chỉ là một thằng nhạc sĩ quèn, không phải như các ông cách mông. Nó tra điện, nó đánh lộn mề gà, nhất định bọn mình không chịu được. Thà chết còn hơn... Loan khẽ gật đầu. Anh thở dài không nói gì. Thu Phong hỏi:
-Cậu còn mấy quả lựu đạn?
-Một.
-Tớ cũng còn một. Tớ bàn thế này. Mở sẵn cái chốt an toàn ra. Để sẵn lựu đạn đấy. Nó phá được cửa vào chờ cho nó đến gần, ta sẽ cùng đập. Loan rút cái chốt an toàn. Mặt Loan đau đớn. Anh tưởng tượng ngày giải phóng Thủ đô, anh diễu qua phố. Bà con chỉ trỏ anh. Nhiều bó hoa rơi trên mũ sắt của anh... Thế mà bây giờ... Nước mắt anh trào ra. Tiếng súng. Tiếng đập cửa càng mạnh. Thu Phong quăng cái chốt đi, đặt quả lựu đạn lên bàn. Loan cũng đặt quả lựu đạn lên bàn. Không ai nói. Họ đưa mắt nhìn nhau. Một lúc Thu Phong hỏi:
-Mày có thuốc lá không? Thèm quá .
-Còn. Cả Domino lẫn Esquire.
-Hút Domino trước. Trước khi chết, còn bao nhiêu thuốc trên đời, hãy đem hút hết. Người Hà Nội phải có cái chết ung dung và lịch sự. Họ đánh diêm, hút thuốc lá. Họ ngả đầu vào cái tựa của ghế bành. Nhả khói cuồn cuộn. Khuôn mặt của họ ánh lên. Người ta thấy đôi mắt của họ nhìn quả lựu đạn trên bàn một cách ngần ngại. Họ đưa mắt nhìn nhau, như dò ý tứ. Tiếng đập cửa nổi lên. Chỉ thấy thuốc lá khói um gian phòng. Trong cái gian nhà rộng lúc nãy, người ta đã có phần bình tĩnh hơn trước. Người ta lắng nghe Dân nói. Anh đang giải thích:
-Thực dân Pháp phản bội hiệp định sơ bộ. Toàn dân ta Quyết giữ lời thề độc lập... Trước mắt đồng bào hiện lên hình ảnh một bể người trong một rừng cờ trước quảng trường Ba Đình. Tiếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trầm trầm đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Nghe rõ câu: "Thà chết không trở lại đời nô lệ!" Hàng vạn cánh tay giơ lên. Tiếng ầm ầm: Xin thề! Xin thề! Trong khi ấy, vẫn nghe thấy tiếng Dân:
-Cuộc kháng chiến của chúng ta bắt đầu. ủy ban Kháng chiến Liên khu I đã thành lập. Đồng bào cứ bình tĩnh chờ đợi lệnh ủy ban. Anh em bộ đội, tự vệ chúng tôi xin hứa là bảo vệ nhân dân đến cùng. Tiếng bà mẹ vẫn gọi con:
-Thắng ơi! Thắng ơi! Có người làu bàu:
-Cụ ơi! Cụ để cho đồng chí nói đã... Dân quay lại phía có tiếng người mẹ gọi con. Bỗng có tiếng hét ở trên gác:
-Ai cứu tôi với. Tôi bị bao vây rồi. Mọi người đã bình tĩnh được một chút, lại nhốn nháo.
Thằng Tiến không có quyền bỏ vật bỏ vạ người vợ như thế này được. Dung rú lên cười, cúi xuống ôm vợ Tiến. Ngõ hẻm Phất Lộc. Cái ngõ không bao giờ có ánh sáng mặt trời, thường gây cho người ta một cảm giác tối tăm, nhơ nhớp. Buổi sáng mùa đông, mây mù, cái ngõ càng âm u. Có một chút ánh sáng, như cửa hang nơi cổng đình. Nhân gánh một gánh rau cải đi vào cái ngõ. Vắng lặng, làm cho tường hai bên ngõ càng trở lên cao vút. Những tường lở loét. Lỗ tường vết đạn. Cái bực gạch bước lên một cái nhà rêu mốc. Cánh cửa đóng kín. Một dòng chữ viết bằng than trên cánh cửa: "Các anh giữ Hà Nội cho chúng tôi nhé". Cái rãnh chảy dưới bậc cửa ri rỉ nước. Tiếng súng nổ xa xa. Nhân đi nhanh, nhịp nhàng như những cô con gái Việt Nam gồng gánh. Những lá rau cải bồng bồng, vui mắt. Hình như Nhân cũng vui, không chú ý đến những ruồi nhặng bay loạn xạ. Nhác nhìn thấy mấy dòng chữ trên cánh cửa, Nhân khẽ mỉm cười, cảm động.
Từ trong cổng đình một cái bóng vụt hiện ra. Đấy là Thắng. Nó nhảy như con chim. Nó đội mũ ca lô người lớn, sao vành tròn. Nó mặc một cái áo Tây con, nhưng vẫn đánh cái quần đùi cũ, chân đi đôi giầy da quá rộng. Nó đeo một cái bị, trong có giấy má và những tờ báo, cái trống bỏi gài trên miệng bị. Thắt lưng da người lớn giắt hai quả lựu đạn. Bên hông một khẩu súng lục, nhưng là khẩu súng giả. Thắng chạy như bắn về phía Nhân. Nó rao:
-Báo "Chiến thắng" ơ! Ta vẫn giữ Bắc-bộ phủ ơ! Hai xe tăng Pháp bị diệt ơ! Nhân trông thấy Thắng, chị kêu một tiếng kêu ngạc nhiên. Chị nhận ra chú bé cùng đi với Dân ở đầu phố Hàng Đào hôm nọ. Thắng đen vấp phải gánh rau. Nó nhìn chị. Thắng nhoẻn miệng cười:
-à, tôi nhớ ra rồi! Chị quen anh Dân phải không? Nhân đỏ mặt:
-Anh bộ đội nào tôi cũng quen.
-ở đâu ra mà nhiều rau thế này. Xin mấy bó cho các anh ấy đỡ xót ruột. Thắng lấy luôn mấy bó. Nhân kêu:
-Lệnh của ủy ban. Đồng bào tản cư trước đã. Nhưng Nhân không giữ. Thắng bỏ lại vài bó, cầm lấy một bó nhỏ, nhảy tung tăng:
-Cám ơn nhé!
-Anh Dân có khỏe không? Thắng đã ở đầu ngõ. Thắng nép vào một bức tường, nhô đầu ra. Mắt nó láu lỉnh:
-Khỏe. Và nó giơ tay lên mũ chào. Bàn tay rung rung bó rau cải. Tiếng rao lanh lảnh lẫn với những tiếng súng nổ:
-Thủ đô vẫn có báo ơ! "Chiến thắng" ơ! Trước cổng đình, mẹ Thắng đứng nhìn con. Đấy là một bà cụ khoảng ngoài năm mươi, mặt phúc hậu. Khăn vuông quặt để lộ vành khăn trắng và tóc hoa râm. Mẹ Thắng mặc theo kiểu những người bán rong ở Hà Nội. Ngoài áo bông cộc, trong áo nâu dài, quần vải đen. Quần áo vY, nhưng vẫn giữ được cái sạch sẽ gọn gàng đặc biệt của những người bình dân Hà Nội. Một tay cắp cái rổ đỗ xanh, một tay lấy vạt áo đưa lên chùi mắt, chờ Nhân đi tới mẹ Thắng hỏi:
-Cháu nó lấy có nhiều không? Con cái nhà, tôi bảo cũng không được.
-Cậu ấy là thế nào với cụ?
-Tôi chỉ còn một mình cháu. Bố cháu mới mất. Anh cháu theo bộ đội vào mãi trong Nam, cũng mất rồi cô ạ. Tôi liều vào đây tìm cháu, nhưng cháu chẳng thiết gì đến mẹ. Họ bước vào sân đình. Nhân nói:
-Cụ cứ yên tâm. Thế nào cũng ra được.
-Cháu còn ở đây thì tôi không ra. Đây này, tôi đi lĩnh đỗ xanh về làm giá cho đồng bào đây. Trong đình, người nằm nhỏm dậy, người đang ngồi đứng lên, người đang lim dim ngủ cũng mắt nhắm mắt mở nhìn ra. Những tiếng rên rỉ bị lấp đi bởi những tiếng reo vui. Mấy người đang phá cửa dừng tay lại.
-Có rau! Có rau! Nhiều người chạy xô ra, vây lấy Nhân. Họ đẩy nhau như trong cảnh tranh nước đầu hè. Nhiều người móc túi lấy tiền. ông giáo sư tiếng Anh đứng trước bàn thờ, giơ lên cao một tờ giấy bạc, cái can cắp bên nách:
-Bán cho tôi một bó, cô ơi! ông học giả ngồi tựa bàn thờ, tay ôm gói tài liệu, nhìn ra. Thái độ của một người ít biểu lộ tình cảm và ngại những cái gì xô bồ, ầm ĩ. Nhân đứng giữa những cánh tay giơ lên che kín gánh rau. Nhiều người đã cầm bó rau trong tay. Mấy người xúm xít tranh một bó rau. Bó rau nát tan tành. Nhân nói như gào:
-Để cháu nói. Đây là quà của hậu phương gửi vào... Tiếng reo vui nổi lên. Nhưng một vài người vẫn nhảy vào cướp rau. Mẹ Thắng nhanh nhẹn gánh gánh rau vào. Người ta im phăng phắc nghe Nhân nói:
-Chúng ta có đường ra rồi. Tối nay đồng bào ở đây sẽ ra trước. Vỗ tay đôm đốp rồi râm ran. Tiếng giáo sư tiếng Anh uốn lưỡi:
-Veerá well. Anh nhạc sĩ đặt cái bao đàn lên vai:
-Trận gió lành nào đưa cô vào đây với chúng tôi! Trong cái bếp của đình Phất Lộc. Một thiếu nữ ngồi xây lưng ra ngoài. Tóc thề vắt sau lưng, đầu cuốn khăn quàng. Cô đang vần nồi cơm lớn. Nhưng tay lọng khọng, cô không vần được. Cô nhìn nồi cơm, bỗng cô gục đầu xuống. Hai vai rung rung. Thấy mẹ Thắng vào, cô thiếu nữ ngửng mặt lên. Đôi mắt ướt đầm. Đấy là Quyên, cô nữ sinh nước da ngăm ngăm đen, ta đã gặp ngồi bên Loan, buổi tối chia lựu đạn. Quyên là một nữ sinh đầy nhiệt tình. Cô xung phong đến đây để phục vụ đồng bào tản cư. Cô hăm hở. Cô tưởng có thể làm những món ăn ngon nhất cho đồng bào. Nhưng đến đây, thì cô không biết làm gì cả. Mẹ Thắng ái ngại, thụp xuống ngồi bên Quyên. Quyên nói:
-Bỏng cả tay rồi. Ai lại nồi cơm thế này, thổi thế nào được.
Quyên sùi sụt. Mẹ Thắng vần nồi cơm. Quyên nói:
-Tôi cũng muốn nấu ngon cho đồng bào. Nhưng có thứ gì mà làm bát nấu. Tôi lại xin ra chiến đấu thôi.
-Cô cứ tản cư là hơn.
-Tôi phải ở lại chứ? Tôi là học sinh kia mà. Rau ở đâu thế này?
-ở ngoài gửi vào đấy, có rau mà không có nước đây. Nhân cũng vừa vào. Nhân chào Quyên:
-Cô ở đây ư, cô Quyên?
-Chứ sao nữa. Chị Nhân này, những bông hoa cúc chị bán cho cậu mợ vẫn tươi cơ.
-Thế ư, cô? Bây giờ ta ù đi xem đâu có nước ta làm mấy gánh về. Luộc rau cho đồng bào ăn đỡ xót ruột. Quyên nói:
-ừ, đi đi. Cái nồi to này tôi sợ lắm rồi. Khuôn mặt trái xoan, bầu bĩnh của Nhân, khuôn mặt tròn trặn của Quyên, khuôn mặt dăn deo của mẹ Thắng hiện loang loáng trên mặt nước của một cái giếng. Một thứ giếng mà ta còn thấy ở một số nhà cổ Hà Nội. Cái sân nhỏ chung quanh giếng lát gạch. Có vườn hoa dài như một cái luống. Vườn hoa xây gạch, quét vôi trắng. Hai bên sân là nhà, như kiểu nhà thờ, trụ nhà là câu đối. Ba người nhìn xuống giếng. Mặt nước lều bều xác mấy con mèo; con chó, con chuột, và như có cả cứt nữa. Ba cái đầu ngửng lên. Họ thở dài, không nói. Tịch mịch. Trên tường hoa, mấy chậu cúc tầu, hoa vàng tươi lặng lẽ. Một cây hồng còn vài bông hoa đang rụng. Đạn rít trên mái nhà cổ. Mấy hòn ngói văng ra. Ba người phụ nữ chúi xuống bên thành giếng. Mắt Nhân lắng xuống:
-Còn nhiều giếng, còn nhiều bể. Họ quẩy thùng chui ra một lỗ đục tường. Tiếng súng nổ dữ dội rất gần. Tiếng đạn moóc-chi-ê. Cả cái giếng tung lên, mù mịt trong khói bụi. Dân và bộ đội, tự vệ, dân chúng tấp nập đào một con hào giao thông ngay phố Hàng Đào, cách đầu phố chừng 5, 6 thước. Hào đã sâu đến bụng người. Đường ray xe điện vẫn bắc ngang miệng hào. Đất, đá , sỏi, mảng hắc ín chất đống hai bên bờ hào. Tiếng súng nổ ở Bờ Hồ. Dân đứng dưới hào. Lưỡi xẻng của anh đào đất và hắt đất lên bờ nhanh thoăn thoắt. Anh vẫn mặc chiếc lu-dông tím, đầu đội bê-rê. Hông đeo súng lục. Dưới hào khá đông người. Bộ đội ca-lô sao tròn, tự vệ ca-lô sao vuông. Nhân dân tham gia đông: thanh niên nam nữ, phần lớn là những người bình dân, học sinh. Có cả mấy ông già.
Người ta nhận thấy cả ông khách bán phá xang và mấy cô Hoa kiều. Chốc chốc người ta nhìn ra đầu phố, đã thành một chiến lđá cao. Xẻng của Dân bỗng chạm vào một cái gì cứng. Lửa tóe. Anh nhiếp ảnh áo màu gạch nâu, quần xanh chai, mà người ta vừa mới giao cho một cái xẻng, trông thấy lửa thì tái xanh tái tía, quăng cả xẻng chạy. Người ta cười để chế giễu anh chàng nhát. Người ta gọi:
-ông Ben-la! ông Ben-la! Nhưng anh ta cứ nép vào các nhà mà chạy. Vừa chạy vừa quay lại nhìn đầu phố, rờn rợn như từ phía ấy đạn sắp bắn vào gáy, vào lưng. Bàn tay đưa lên che gáy. Thu Phong đứng thẳng dậy. Anh nheo mắt méo miệng như tài tử xi-nê, chỉ Thắng ở bên ngoài chiến lđá chạy về:
-ông Ben-la! ông Ben-la. ông trông em bé ở ngoài ấy về kia kìa. Trông hộ một cái. Nhưng Ben-la xua xua tay biến vào trong ngõ. Thắng nhảy nhót, nhảy qua các bàn ghế ngổn ngang dọc đường, chú trèo lên lưng một con hươu sao, một nhãn hiệu trước một cửa hàng. Thắng vừa thở vừa nói.
-Em dán tất cả mười tờ báo ở đền Bà Kiệu. Em định dán nữa thì nó trông thấy, nó bắn. Thế là chạy như chết. Dân ngửng đầu:
-Lại đây, nhí nhoáy. Bảo thầm cái này. Thắng nhảy phắt từ trên mình con hươu sao xuống nhanh như mũi tên, Thắng nhảy tới hào giao thông, cười trên ray xe điện, giơ tay lên mũ ca lô:
-Báo cáo, tôi đã về. Dân thò tay vào túi quần, lấy ra một cái hộp đưa cho Thắng:
-Cái này thì cánh ta chưa bao giờ có. Thắng mở hộp ra. Đấy là một cái kèn. Thắng hí hửng nhìn cái đồ chơi mà nó chưa bao giờ được hưởng. Dân nói:
-Nhưng cũng phạt nhí nhoáy một cái. Không có lệnh không được tự ý ra tận đền Bà Kiệu nhé. Bàn tay to rộng của Dân phát vào đít Thắng. Mọi người cười ầm lên. Dân lại cúi xuống đào. Thắng giả vờ xoa đít, đưa kèn lên miệng thổi. Bỗng Thắng trông thấy mẹ đi lại, Thắng nhảy vội xuống hào:
-U em lại đến bắt em. Này này, có cả cái cô gì của anh đấy! Dân trông thấy Nhân. Anh ngây ra nhìn. Anh chưa kịp nói thì Loan đã reo:
-Quyên ơi! Loan quăng xẻng, nhảy lên bờ. Anh đỏ mặt, ngượng vì đã quá bộc lộ tình cảm của mình. Dân nhìn Loan như hiểu ý. Anh hỏi Nhân:
-Ngoài ấy có vui không, chị Nhân? Mẹ Thắng, Nhân, Quyên vừa đi tới chỗ hào giao thông. Trước mắt họ là cảnh hỗn độn của một khu phố đã biến thành chiến lđá . Một thứ phố cũ có nhiều cửa hàng được xây lại hoặc sửa sang cho có vẻ mới. Những nhà cổ hẹp ngang thấp lè tè, bị ép giữa những nhà mới cao lênh khênh. Những gác như hộp diêm, những hiệu gỗ, kề bên những gác như kiểu nhà thờ, những nhà có sân thượng và péc-gô-la. Cửa lùa gỗ, cửa sắt kéo cửa đóng im ỉm. Cửa nửa khép nửa mở. Có cánh cửa sắt đã kéo ra hết và khóa lại ở giữa, hoặc ở bên. Có cánh cửa sắt chưa kéo ra hết. Qua cửa kính ta thấy đầy những hàng len, hàng lụa, hàng áo tơi, hàng áo trẻ con v.v... đủ các màu. Nhưng hàng không được bày một cách duyên dáng như trước ở các nơi mà người ta thường gọi là lâu đài tơ lụa, mà chỉ còn là một sự hỗn độn bừa bãi, cái thì treo, cái thì vắt, cái đã rũ xuống thành đống tùm hụp. Nhiều súc len, súc lụa bị kéo lê thê ra cả ngoài đường. Một vài cánh cửa mở để nhô ra một nửa cái tủ chưa khiêng ra hết như mắc nghẹn. Nhiều quầy hàng đã ra tới bờ hè. Các nhãn hiệu: bò vàng, tê giác, con vịt che ô vẫn còn nguyên như chết đứng ở đấy. Biển hàng: chữ quốc ngữ, lác đác chữ Hán, có cả biển của ấn kiều bán vải. Mặt đường đầy những dây điện. Mảnh gạch, mảnh ngói, kính vỡ, đất, cát, guốc đàn ông, guốc đàn bà, giầy cườm, guốc kinh. Mấy cái cột đèn bê tông, cái đổ ngang cái đổ vẹo, cái thì trơ cái lõi sắt cong nơi gần gốc, cái thì cốt sắt nhô lên. Trong khi đó những cột đèn toàn bằng sắt vẫn đứng trơ, dây điện vòng xuống. Cảnh tượng nhộn nhịp. Chỗ hào giao thông, mấy phụ nữ dáng người lao động, xúc đất cho vào những bị. Thân một cột đèn người ta đang đục gốc. Một tốp đủ các tầng lớp người, nhiễm màu sắc khác nhau, đang kéo một cái dây thừng dòng từ trên đầu một cột đèn. Họ vừa kéo vừa reo hò. Đầu phố, một chiến lđá đã được dựng lên. Thật ra nó chỉ là một đống quầy hàng, tủ chè, sập gụ, bàn giấy, giường Hồng Kông, tràng kỷ, đủ các kiểu Việt Nam, Tây, Tàu, kiểu cũ kiểu tân thời; xe tay nhà, gánh phở. Tất cả chất thành một đống cao chừng ba thước. Người ta nhận thấy có cả một cái xe gíp nằm lẫn đấy, áng chừng là một xe cướp được của giặc, vì có hình cờ tam tài. Cách dựng vật chướng ngại chứng tỏ người ta chưa có một ý thức về quân sự. Nhưng nó lại biểu thị cái lòng hăng hái của người dân. Họ không tiếc một cái gì. Tất cả đều quăng ra đường. Nhiều thứ là những vật quý giá, nhiều thứ là những vật kỷ niệm truyền từ đời này sang đời khác. Bên chiến lđá trước một cửa hàng có một ụ cao bằng những bao đất. Sau bao đất, một vệ quốc quân bồng súng khai hậu đứng gác. Ngoài chiến lđá . Ngã tư Bờ Hồ. Cái khẩu hiệu: "Cảm tử
-Thà chết không hàng giặc" vẫn sừng sững một cách thách thức. Từ đầu Hàng Gai đến trước ga xe điện, một dãy bốn cái toa xe điện chết. Cái cần ở toa máy bật ra ngoài dây điện, hai ba cây đổ. Nhiều cột đèn đổ. Dây điện ngổn ngang. Ngã tư này cũng đầy gạch, ngói vỡ, rất nhiều những nồi đất úp. Bông trắng tẩm hắc ín bết xuống đường. Không khí lạnh lẽo, rờn rợn. Khác với cảnh nhộn nhịp bên trong chiến lđá . Lang thang mấy con chó, con mèo. Trên một gác đầu phố Lê Thái Tổ, trông xuống ga tàu điện: bóng mấy anh bộ đội và tự vệ. Bỗng Dân kêu:
-Có lẽ ống dẫn nước, các đồng chí ơi! Hình một cái ống dẫn nước ngầm hiện lên trên mặt đất. Loan reo:
-Đúng rồi, ống dẫn nước. Người ta tíu tít xúm lại. Những nhát cuốc chim bổ xuống rối mắt. Một tia nước phọt lên. Người ta dãn cả ra. Tia nước bắn cả vào mặt và ngực Dân. Tiếng reo vui nổi lên:
-Nước, nước nhiều lắm, anh em ơi! Tha hồ nước. Loan vừa nhìn Quyên vừa nhìn tia nước.
-Vui hơn vườn hoa con cóc. Những tiếng cười ròn rã. Những nét mặt sung sướng. Những cái mũ tung lên. Người ta hoa chân múa tay. Nhiều người đang khiêng bàn ghế, đang đục cột đèn cũng xô tới. Nhiều cánh cửa mở, người ta nhảy cả xuống hè:
-Nước à? Nước à? Đâu đâu? Nước càng bắn lên cao, tia ra nhiều ngả. Nhân cũng gánh thùng chạy tới. Nhiều bàn tay hứng lấy nước. Người ta rửa tay, người ta rửa mặt. Anh hàng phở mà ta đã gặp nhặt một cái bát quăng gần đấy. Miệng reo:
-Làm một bát đỡ khát đã... Anh kề bát vào cái vòi, hứng đầy nước, và định uống. Dân đang đứng nhìn vòi nước. Nước đã thành vũng dưới chân anh. Ngập cả đôi giầy. Dân cười sung sướng. Nhưng anh lại có vẻ suy nghĩ, như khi ta ngờ ngợ một cái gì. Chợt thấy anh hàng phở đưa bát lên miệng, anh bước tới, giằng lấy cái bát. Anh kêu: -Xin lỗi, đừng uống vội... Người ta ngơ ngác nhìn Dân. Anh nói với mọi người: -Nhỡ Pháp nó bỏ thuốc độc thì thế nào?
Lo ngại làm sầm tối những nét mặt đang tươi vui. Người ta im phăng phắc, hoài nghi và tức bực. Những cái đầu khe khẽ gật đồng tình với Dân. Nước vẫn phụt lên. Dân nghĩ ngợi một lúc. Anh nói:
-Hay cứ thử xem đã. Anh đưa bát nước lên miệng. Những tiếng thét:
-ấy! ấy! Nhân đã nhảy xuống, giữ cánh tay Dân lại:
-Đừng uống, anh Dân! Tay chị run run. Nước trong bát ạánh ra. Dân quay lại. Bàn tay Nhân vẫn vịn vào cánh tay Dân. Chị giật lấy cái bát.
-Anh đừng uống, để em thử trước cho. Chị đưa bát lên miệng. Dân giữ lấy cái bát. Anh cười và nói:
-Sao lại là cô, cô Nhân? Nhỡ ra thì làm thế nào? Nhân kêu:
-Thế anh thì sao? Anh còn phải chiến đấu chứ? Tay Dân giơ bát nước lên để cho Nhân không với được? Cái túi áo của anh nhét đầy đạn phồng lên. Mấy viên đạn bắn ra rơi xuống. Nhân rung tiếng:
-Không! Mắt Nhân vừa lộ vẻ lo ngại, vừa van lơn, mặt Nhân tái lại. Mẹ Thắng đã đến chỗ hai người đứng. Bà giật lấy cái bát trong tay Dân. Trông thấy Thắng đứng trên bờ. Người mẹ vừa cười lặng lẽ. Bà đưa bát lên miệng. Dân kêu:
-Cụ ơi! Anh chưa kịp ngăn lại thì bà cụ đã uống một hơi hết cái bát nước. Nhân chỉ giằng được cái bát không. Thắng đen nhảy xuống cầm tay mẹ giật giật:
-U ơi, u ơi! Mẹ Thắng nhìn hai người rồi lại nhìn Thắng. Mẹ từ từ nói:
-Tôi đã gần đất xa trời, có chết cũng không tiếc nữa. Tôi thử thì nó hợp cảnh hơn, còn các cô các cậu tuổi còn trẻ, thì phải sống để cứu dân cứu nước chứ. Thắng đen ôm lấy mẹ. Mẹ Thắng xoa đầu đứa con:
-ở với các anh thì phải ngoan con nhớ. Thắng đưa cánh tay lên quệt ngang mắt. Bốn bề im phăng phắc. Xa xa có tiếng súng. Nước vẫn phụt lên. Những giọt nước mắt ròng ròng trên má Quyên, trên má mấy cô Hoa kiều. Đầu ông khách phá xang gật gật, nhưng mắt ông mở to vì ngạc nhiên, cái trán của ông răn lại. Quyên ngước mắt lên nhìn Loan đã đứng bên cạnh mình. Loan hỏi:
-Kháng chiến thế mà vui, Quyên nhỉ? Người ta thấy thương yêu nhau hơn. Dân dắt mẹ Thắng lên:
-Chúng con yêu cụ quá . Chúng con yêu cụ quá không biết nói thế nào. Nhiều người xúm chung quanh mẹ Thắng. Mắt mẹ Thắng không rời đứa con. Bà mỉm cười trông thấy con cầm một cái đồ chơi mà bà chưa bao giờ sắm được cho. Thắng chỉ Dân nói:
-Anh Dân cho con đấy. Bà khẽ gật đầu nhìn Dân như cám ơn. Mẹ Thắng đưa vạt áo lên chùi nước mắt. Dân gặp đôi mắt của Nhân. Nhân quay mặt đi, như để giấu cái tâm sự của mình. Nhân đứng trên hiên gác. Trên bao lơn có một dãy chậu thau: thau đồng, thau men hoa, chậu nào cũng đầy đất. Nhân cầm bát, lấy nước ở một cái thùng tưới lên một chậu thau. Trời đã về chiều. Có một chút ánh nắng trên hiên. Dưới đường người ta vẫn đào hào và ngả cột đèn, khiêng bàn, tủ ra củng cố chiến lđá . Cái ống dẫn nước dưới hào không phọt nước nữa. Người ta đã bịt cái lỗ hổng. Loan và Quyên chạy vội vào. Nhân quay lại. Loan và Quyên mỗi người đưa cho Nhân một lá thư. Loan nói:
-Chị nói thêm rằng chúng tôi trong này vui lắm. Quyên nói:
-Chị bảo với cậu mợ bao giờ giải phóng Hà Nội rồi tôi mới ra. à, chị nói là tôi lại đi cứu thương. Đừng nói tôi thổi cơm nhé. Nhân cười, cho hai lá thư vào cái túi vải đeo bên mình. Nhân nói:
-Các anh ấy gửi ra nhiều thứ lắm, đây này. Thế nào tôi cũng đưa đến tận tay các cụ cho. Rồi tôi lại đem thư của các cụ vào. Loan nói:
-Bao giờ chị lại vào?
-Đưa đồng bào ra rồi lại đem tiếp tế vào ngay thôi.
-Lần sau chị vào nhớ đem hoa vào nữa nhé. Người Hà Nội không thể thiếu hoa. Kháng chiến không thể thiếu hoa. Tết đến nơi rồi.
-Cái gì chứ hoa thì thế nào cũng có. Loan và Quyên nhí nhảnh chạy xuống. Nhân tưới xong mấy chậu thau, định đi thì Dân cũng vừa lên. Hình như Nhân vẫn có ý chờ Dân, khi thấy anh chị nói:
-Em tưởng anh không đến. Dân vừa cười vừa nói:
-Nước có thể dùng được, có lẽ nó chưa bỏ thuốc độc.
-Thật à? Như thế em ra cũng yên tâm.
-Cô đưa thư giúp các anh chị em nhé. Anh đến bên các chậu thau. Nhân cũng bước tới. Nhưng đứng xa Dân. Nhân nói:
-Giống rau cải này khỏe lắm anh Dân ạ. Nay mai mưa xuân nó sẽ lên đẹp lắm. Dân múc nước tưới vào một chậu thau:
-Rau cô giồng cho nhất định là ngon lắm. Nghe anh nói, Nhân hơi đỏ mặt. Nhân hỏi:
-Anh có thư từ gì gửi ra, em đem cho.
-Bố mẹ anh em chẳng có, thành ra chẳng biết gửi thư cho ai cả. Họ nghĩ đến cảnh hai người tranh nhau thử nước lúc nãy. Nhân hỏi:
-Anh có cần gì em mang vào cho.
-Không, cốt nhất là anh em dặn gì thì cô mang vào giúp. Bốn con mắt gặp nhau. Đôi mắt Nhân trở nên dịu dàng, trong ấy có một luồng sáng của tình thương không giấu nổi. Dân đã đi rồi. Có những tiếng xôn xao dưới đường. Tiếng chạy huỳnh huỵch. Tiếng đóng cửa rầm rầm. Thoáng thấy Thắng chạy nhanh như tên. Thắng nói:
-Nó cho xe đến nhiều lắm. Tiếng súng nổ. Nhiều viên đạn vun vút bay qua phố. Người ta nghe rõ cả tiếng động cơ của máy bay. Đạn rơi lộp bộp chung quanh hào. Đất tung lên. Ngói vỡ, xô rào rào. Cả khu phố rung chuyển, mờ đi trong khói bụi. Đêm tối trong một gian nhà. ánh lửa của một đám cháy gần. Tiếng nổ của súng cối, liên thanh, súng trường, lựu đạn. Mặt trận gần đâu đây. Dân và một số bộ đội, tự vệ lom khom chui một cái lỗ. Họ đi rất vội. Qua nét mặt mọi người ta biết tình hình gay go lắm. Nhưng Quyên và Thắng cứ níu lấy Dân:
-Anh cho em ra mặt trận với. Dân nói:
-Đừng đi vội. Nó đã chiếm bên kia Hàng Gai rồi. Qua đôi mắt của Dân, ta thấy rằng anh bất nhẫn không muốn cho một chú bé và một nữ sinh ngây thơ đi vào một cuộc chiến đấu ác liệt. Có những tiếng ầm ầm như đổ nhà chung quanh. Dân nói nhanh:
-Cô là học sinh, Thắng còn bé. Nếu làm sao thì tiếc lắm. Cứ ở đây. Hễ nghe thấy tiếng hô xung phong thì hô to lên hưởng ứng, thế là đánh nhau rồi.
-Chúng em cứ đi cơ. Dân không biết làm thế nào. Chợt trông thấy trong gian nhà có một buồng gỗ con, như kiểu buồng của người Trung Quốc, anh đẩy vội hai người vào rồi đóng cửa. Bóng các chiến sĩ biến đi. Trong buồng, Quyên và Thắng đấm cửa ầm ầm... Giặc đã chiếm cả một bên phố Hàng Gai. Lố nhố trên một căn gác mấy thằng lính mũ đỏ, miệng phì phèo thuốc lá. Chúng đang sả tiểu liên sang dãy Hàng Gai đối diện. Lùi vào trong một ngõ nhỏ, hai xe tăng đang nhả đạn sang. Đạn súng cối làm sập một căn gác. Một cái nhà đang bốc cháy. Dưới đường, xác giặc ngổn ngang. Trên ray xe điện, xác mấy tự vệ. Giặc đang chuẩn bị đánh sang. Một sĩ quan vung roi, ra lệnh xung phong. Dãy bên phố này, bộ đội và tự vệ đang cầm cự. Súng trường nổ đoàng đoàng, gióng một. Lựu đạn ném xuống. Có những quả lăn lông lốc, bị giặc đá trở lại. Trên một căn gác, ở ngoài hiên. Nấp sau một đống bao cát quây lại như hình móng ngựa, Thu Phong nhắm mắt lại chĩa một khẩu súng trường xuống dưới đường. Anh bóp cò. Súng nổ. Loan đứng bên Thu Phong. Anh ném lựu đạn đã thạo. Quay sang nói với Thu Phong.
-Được đấy, cứ bắn đi. Một băng tiểu liên của giặc bắn sang. Hai anh em ngồi thụt xuống. Dưới đường, tiếng giầy đinh của giặc rít lên. Tiếng xì xồ, tiếng thét của viên sĩ quan. Thu Phong nhô lên, bắn rồi lại thụt xuống. Trong đêm tối, nổ râm ran, khói đạn bốc lên mù mịt. Những viên đạn đỏ lừ. Bỗng Thu Phong kêu một cách tuyệt vọng:
-Sao thế này, Loan ơi! Không bắn được nữa! Tiếng nói của Thu Phong chìm trong những tiếng động chuyển đất rung nhà. Loan giằng lấy khẩu súng bắn. Súng của giặc bắn sang như mưa. Loan nghiến răng bóp cò không được. Anh nói:
-Xem có cái gì ghè được không? Chết cả bây giờ.
-Có hòn gạch đây. Hai anh lúi húi ghè cái cò. Loan kêu:
-Làm thế nào bây giờ? Quân giặc đã tiến sang, đứng đặc cả dưới nhà. Tiếng chó béc giê sủa dữ. Thu Phong nói:
-Rút đi thôi!
-Đồng bào đang tản cư, nó tràn vào thì làm thế nào? Gác nhà bên sụt xuống. Họ vừa rụi mắt vừa chui vào trong nhà. Đồng bào tản cư đã vượt khỏi gầm cầu Long Biên. Người đi thẳng. Người lom khom. Người bò. Có người nặng quá đã quăng đi nhiều bọc, gói. Người đi nhanh, người đi chậm. Những người phụ nữ co ro ẵm con. Những bà già, ông già chống gậy, run rẩy, tay dắt cháu. Nhà học giả ôm bọc tài liệu. Giáo sư tiếng Anh xách cặp, chống can. Cái bao đàn trên vai anh nhạc sĩ. Chỉ nghe có tiếng gió ù ù, tiếng thở, chốc chốc lại có những tiếng thở dài. Người ta sợ, người ta rét. Người ngã. Người lồm cồm bò dậy. Đằng sau, hình cầu Long Biên. Vệt sáng dài của đèn pha chiếu đi các ngả. Tiếng chó béc giê trên cầu sủa. Tiếng súng nổ dữ phía Bờ Hồ. Trước mặt mọi người là đêm tối mênh mông, dày đặc, hãi hùng. Nhân thoăn thoắt khi chạy lên, khi chạy xuống. Chị thì thào bên tai mấy anh bộ đội đi hộ tống đồng bào, cái lưng khom khom, nòng súng bên tai. Cái bóng dáng nhanh nhẹn của Nhân xuất hiện ở nhiều chỗ. Một tiếng ho bật lên. Nhân khe khẽ nói:
-Cố nhịn một tí, xa tí nữa hẵng ho. Nhân vừa nói xong thì lại có nhiều tiếng ho. Nhân nói:
-Nhịn một tí, đồng bào ơi! Người đàn bà mới đẻ lảo đảo. Nhân tiến lại gần. Người đàn bà khóc thút thít:
-Tôi không đi được nữa.
-Cố lên. Một tẹo nữa thôi. Bỗng có tiếng trẻ khóc. Một tiếng kêu gọn lỏn:
-Thôi chết! Người ta nằm rạp cả xuống. Một vài tiếng trẻ khác khóc. Người đàn bà mới đẻ phủ kín con hơn nữa, cho tiếng khóc khỏi vang lên. Chị ta ghì chặt con lại. Đứa trẻ rãy rụa, khóc thét. Những con mắt dữ dội nhìn người mẹ như trách móc. Người mẹ nức nở. Tiếng súng trên cầu nổ. Đạn từ trên cầu bay tới. Có những tiếng kêu. Rồi nổi lên tiếng chuông rè rè của một đồng hồ báo thức. Tiếng gắt:
-ông giết đồng bào rồi! Quăng cái đồng hồ đi! Nhân ngồi bên người mẹ mới đẻ. Một viên đạn đã trúng chị ta. Hai cánh tay buông đứa con, run run ôm lấy ngực. Miệng người đàn bà thều thào mấp máy. Chị ta cố gượng ngồi dậy, nhưng lại ngã vật xuống, mắt dại đờ, bàn tay buông hẳn cái bọc đứa con. Đạn vẫn rào rào bay đến. Đôi mắt dữ dội của Nhân loáng nhìn về phía cầu. Đoàn người lại tiếp tục đi. Nhân ôm đứa trẻ, chị đưa một vạt áo bông cộc ủ thêm cho nó. Có những tiếng khóc thút thít. Gió thổi ào ào. Nhân ôm cái bọc lôi thôi lếch thếch, chạy lên phía trước. Một giọt nước mắt rơi xuống cái bọc. Nhân quay lại nhìn xác người mẹ. Tiếng súng vẫn nổ dữ trong thành phố. Giặc bắn như mưa sang vị trí của các chiến sĩ ở phố Hàng Gai. Dưới đường, một tốp lính xông sang. Hai cái xe tăng vẫn nhả đạn.
Loan và Thu Phong rút. Họ ngơ ngác trước một cảnh tượng tan hoang của một phố nhỏ mà họ không nhận ra được. ở đây, chỉ còn là một đống gạch ngói. Lửa đang cháy trên các khung cửa. Họ nấp sau đống gạch. Đạn giặc bắn rào rào như đuổi họ. Hai anh em chạy biến. Họ nép bên một thềm nhà. Cái mái nhà trước mặt vừa đổ xụp. Họ nhỏm dậy định chạy. Bỗng họ dừng lại. Trong tàn phá, giữa một đám cháy, đạn vun vút trên đầu, một bóng người xuất hiện. Một tiếng hỏi thân mật như một lời chào:
-Đi đâu đấy, các đồng chí? Loan và Thu Phong giật mình, lùi lại. Họ trông thấy Dân trong đám lửa cháy phừng phừng. Dân vẫn mặc cái áo lu dông phồng túi, cái quần xanh mọi ngày. Ngôi sao tròn lóng lánh trên mũ ca lô. Nhưng trước mắt hai chàng, Dân trông cao lớn, uy phong, vững như một tượng đồng. Vẻ mặt Dân bình tĩnh lạ thường. Loan và Thu Phong vừa nhìn Dân, vừa lùi, lùi mãi. Một nụ cười vừa nghiêm nghị vừa thật thà nở trên môi dày của Dân, mép lún phún ria tơ. Dân nói nhanh:
-Phải đánh bật nó đi! Lửa cháy rừng rực. Khói bốc ngùn ngụt. Một ngôi nhà đổ. Tiếng súng vang trời. Dân lao mình vào trong đám khói lửa. Loan và Thu Phong chạy theo. Dân thét:
-Xung phong! Một quả lựu đạn trong tay Dân ném vào một toán mũ đỏ vừa xông tới. Đứa ngã, đứa chạy tán loạn. Tiếng hô xung phong nổi lên khắp nơi, ầm ầm như binh mã. Không phải chỉ chiến sĩ dưới đường, trên gác hô, mà tất cả liên khu hô hưởng ứng. Trong một buồng ngủ, hai vợ chồng tung chăn hô xung phong. Đình Phất Lộc, những đồng bào mới đến thay cho những người vừa tản cư, cũng vùng dậy: ông cụ già, cô thiếu nữ, chú bé, tất cả đều hô xung phong. Người ta đấm cửa. Người ta đánh chiêng. Người ta rung trống. Ngồi trong bếp, mẹ Thắng cũng giơ tay một cách ngượng nghịu, hô xung phong. Và trong cái buồng nhỏ mà Dân đã gài then ở ngoài, Quyên và Thắng vừa đấm cửa; vừa gào xung phong, xung phong đến khản cổ. Thắng thổi cái kèn toe toe. Cả thành phố rung lên trong tiếng hô xung phong dữ dội. Giữa muôn vạn tiếng hô xung phong, các chiến sĩ xông lên đuổi giặc. Tiếng lựu đạn nổ vang lừng. Tên sĩ quan ngã xuống. Bọn lính mũ đỏ chạy rạt cả sang bên kia dãy phố Hàng Gai. Tiếng hô xung phong vẫn nổi lên như những tiếng vang không dứt. Trên bãi Phúc Xá, những nhà gianh bị đốt phá chỉ còn là những đống tro tàn. Gió thổi làm cho nhiều đám than đỏ rực. Nhân ôm em bé, vẫn chạy lên chạy xuống hướng dẫn đồng bào. Cầu Long Biên đã nhỏ dần trong đêm tối. Mọi người bỗng quay lại. Tiếng hô xung phong trong phố nổi lên vang động, kéo dài. Tiếng súng lẻ tẻ ngớt dần. Nhân mỉm cười. Chị nói:
-Trong thành đang đánh nhau đó. Bước đi của mọi người nhanh nhanh, gấp gấp. Bóng Nhân thoăn thoắt ở ngoài hàng những người tản cư. Chị ghé tai nghe tiếng thở của cái bọc mà chị ôm trong tay. Trời đã sáng. Dân, Loan, Thu Phong, Quyên, Thắng ngồi trong một xa lông. Trên sập gụ, ba bốn chiến sĩ đắp chăn ngủ lăn lóc. Dân vừa lau xong cây súng trường của Thu Phong, trao khẩu súng cho nhạc sĩ:
-Cát vào nhiều quá , không sao cả. Thu Phong thử cái cò súng nhạy của mình. Thu Phong nói, giọng thân mật:
-ông Dân, sao ông tài thế?
-ông đánh được đàn thì còn tài đến đâu! Hôm nào cho nghe vài bài.
-Kháng chiến đàn hát làm gì cho mệt!
-Khỏe ra chứ lại mệt. Loan nhìn Quyên một cách say sưa. Quyên cũng nhìn người chiến sĩ vừa thắng trận một cách kính phục. Thắng thì phụng phịu, có vẻ dằn dỗi, cau có nhìn Dân. Dân nói:
-Bây giờ là phải đánh lối chim sẻ. Đánh lối chim sẻ là một chiến thuật du kích... Thắng bịt tai:
-Không nghe. Không nghe. Dân kéo Thắng ngồi trên đùi. Thắng vùng vằng. Dân chìa bàn tay rộng của anh ra trước mặt Thắng:
-Cho bắt tay nhí nhoáy một cái... Thắng đập bàn tay Dân. Thắng nói một cách trịnh trọng:
-Tôi phê bình đồng chí. Tôi cũng là chiến sĩ. Sao đêm qua đồng chí lại nhốt tôi vào buồng, không cho tôi đi đánh nhau? Tất cả mọi người cười ầm lên. Dân đưa bàn tay cho Thắng:
-Xin nhận khuyết điểm. Thắng gục xuống bàn, khóc nức nở. Cái mũ ca lô tự vệ quá rộng tuột ra khỏi cái đầu bù. Dân cúi áp má mình vào má Thắng:
-Kháng chiến còn dài, lo gì, đồng chí? Anh khẽ búng tai Thắng. Thắng hất tay Dân. Thắng vẫn khóc. Ngón tay Dân lùa vào nách Thắng. Chú bé vừa khóc vừa cười. Trời sâm sẩm tối. Đứng ở trên gác, một tên tay sai của Dung mà ta đã gặp ở trên, nép sau một bức mành, tay cầm một khẩu súng lục. Một ngón tay đặt sẵn trên cò. Ngực nín thở. Nó nuốt nước bọt. Quai hàm nổi gân. Đôi mắt gian giảo không chớp. Bên kia hè, dưới đường, Dân và Thắng rảo bước đi. Họ nép vào các cửa hàng. Họ không nói chuyện. Họ tiến ra phía chiến lđá ở đầu phố. Bóng tối trùm lên hai người. Trên gác, đôi mắt trắng dã, không chớp của tên tay sai rực lên một ánh sáng man rợ. Cánh tay của nó từ từ ruỗi ra. Nòng súng chĩa theo hướng hai người đi lại. Dân và Thắng vẫn rảo bước. Dân nhìn sang bên kia đường để quan sát động tĩnh. Tên tay sai run run giật cò súng. Một tiếng nổ khô gọn, tiếp theo mấy tiếng nổ nữa. Dân đã xô Thắng ngã chúi xuống đường, anh cũng bổ nhào nằm xóng xoài. Tay anh giơ súng bắn lên chỗ vừa có tiếng súng lục nổ. Thắng và Loan loay hoay tìm lỗ tường. Loan vừa bật đèn pin vừa nói:
-Phải lùng cho bằng được. Mẹ cha tụi Việt gian!
-Lỗ đây rồi, anh Loan ơi! Loan chiếu đèn pin. Những đàn chuột chạy rúc rích. Họ chui qua lỗ. Đấy là đầu một cầu thang. Họ xuống cầu thang. Loan đẩy cửa vào một buồng ngủ. Cái buồng ngủ của Dung mà ta đã biết ở trên. Đèn pin chiếu vào cái giường màn tuán lay động. Một tiếng nói:
-Có việc gì thế, các đồng chí? Đấy là tiếng Dung. Dung tung chăn, vén màn, bước ra, niềm nở với hai người. Thắng nhìn Dung, ngờ ngợ. Dung nhận ra Thắng. Hắn quay mặt đi, nhưng làm ra vẻ tự nhiên:
-Xin lỗi các đồng chí. Luôn mấy hôm rối rít lo cho đồng bào tản cư. Mệt quá , chợp mắt lúc nào không biết. Các đồng chí có cần gì đến tôi không. Loan nói:
-Không, xin lỗi ông.
-Không có gì. Rét quá , các đồng chí ạ. Các đồng chí thật xứng đáng là những chiến sĩ Thủ đô. Em này mới thật đáng yêu. Loan quay ra. Loan và Thắng ở trong một cái vườn nhỏ đầy những chậu cảnh. Loan nói:
-Sao lúc nãy, Thắng không bảo ngay. Bây giờ quay lại, chui lỗ thế này, làm thế nào mà nhớ được đường? Thắng nói:
-Em ngờ ngợ mãi, bây giờ mới nhớ ra. Đúng là cái người em đã gặp ở Bờ Hồ. Cái cằm bạnh bạnh, giọng nói thì không sai. Cứ đi. Em nhớ đường. Ta thấy Loan và Thắng trên cầu thang bước xuống. Họ đẩy cửa vào buồng lúc nãy. Đèn pin của Loan chiếu vào màn tuán. Không có ai hỏi ra. Thắng đến vén màn. Dưới ánh sáng đèn pin, chỉ thấy có cái chăn không. Thắng rứt tóc một cách bực tức. Trên một gác cao do quân Pháp đóng. Đứng ở trên gác này, nhìn thấy những nóc của chợ Đồng Xuân ở gần ngay đấy, và hồ Gươm xa xa.
Con đường từ chợ Đồng Xuân xuống đầu phố Hàng Đào nhỏ như tấm vải dài. Những cột đèn đổ. Những vật chướng ngại chia con đường thành những ô nhỏ. Nhiều cột khói bốc lên. Lá cờ đỏ sao vàng bay trên nóc chợ. Vải đã bạc màu. Phía Hàng Đậu, xe Pháp chạy đen ngòm. Xe lên xe xuống đầu cầu Long Biên. Trên cầu Hàng Giấy, khói một đoàn xe lửa. Trong nhà gác, một viên sĩ quan Tây lai, đội mũ đỏ đang nói chuyện bằng máy nói. Một chân nó ghếch lên cái ghế. Hắn nhả cái mẩu thuốc lá trên miệng, giơ một tay đang khuỳnh trên háng, đưa bàn tay lên trán chào Dung. Vừa nói chuyện trong máy nói, viên sĩ quan vừa chìa bàn tay bắt tay tên Việt gian. Trông thấy vợ Tiến, viên sĩ quan buông cái máy nói kêu lên một tiếng ồ kinh ngạc. Đôi mắt như bị sắc đẹp của người đàn bà thôi miên. Dung ngả mũ, nghiêng mình bắt tay viên sĩ quan:
-Tôi vừa qua một cơn ác mộng. Tôi rùng mình nghĩ đến những sự khủng bố dã man của Việt minh Cộng sản. Hôm nay, tôi rất sung sướng được trở về với những người tự do. Viên sĩ quan đặt máy nói xuống bàn:
-Rất hân hạnh được đón ở đây một người Việt Nam chân chính và thức thời. Nước Pháp không bao giờ quên những người bạn trung thành của mình. Chắc chắn là ông sẽ giúp chúng tôi nhiều trong việc tiễu trừ bọn giặc cỏ.
-Thưa ông. Đó là nhiệm vụ của tôi. Viên sĩ quan nói với vợ Tiến:
-Mừng cho bà nhé. Thượng đế sẽ che chở cho bà. Và quay lại nói với Dung:
-Những người bạn Việt Nam của ông ở đây không thiếu. Trong cái phòng bên cạnh. ở đây, vẫn bao quát được cảnh Liên khu I như trên. Ngoài hành lang, quân Pháp chạy đi chạy lại, lên xuống cầu thang. Bốn năm người Việt Nam, đều mặc quần áo Tây sang trọng, ngồi chung quanh một cái bàn. Trong số đó có Dung. Viên sĩ quan ngồi bên Dung, hút thuốc lá. Họ cùng nhìn lên một cái bản đồ thành phố Hà Nội treo trên tường. Bản đồ rất lớn. Trên bản đồ, những vị trí của Pháp đều cắm cờ tam tài. Cờ Pháp bao vây lấy Liên khu I chỉ còn là một khoảng trắng nhỏ gồm khu vực các phố cũ, chiều dài chạy từ Đồng Xuân đến Bờ Hồ, chiều ngang hẹp hơn, từ đường Bờ sông đến Đường thành. Một tên ngụy binh, mặc theo lối sĩ quan Pháp, tay cầm cái thước kẻ khoanh gọn Liên khu I. Hắn đang nói dở:
-Từ Bờ Hồ đến chợ Đồng Xuân, dài không đầy 2 ki-lô-mét. Từ Bờ sông đến Đường thành, rộng không quá một ki-lô-mét... Viên sĩ quan cười lớn. Hắn đứng dậy, giơ cái roi da chỉ xuống các phố của Liên khu I. Mặt dương dương tự đắc. Hắn khuỳnh hai cánh tay ra rồi vòng lại trước ngực, như ép chặt một cái gì.
-Phía Đông sẽ đánh chiếm Hàng Thiếc, Hàng Hòm, phía Nam từ Hàng Gai đánh lên. Phía Bắc chiếm lấy cái chợ Đồng Xuân mà chúng nó còn treo cờ trên kia... Hắn nhìn bọn Dung:
-Chúng ta định một đêm hoàn toàn làm chủ Hà Nội, không ngờ để kéo dài ngót hai tuần rồi. Tình trông ấy phải chấm dứt. Hắn chỉ đoàn tàu hỏa đang bò chậm chậm trên cầu Hàng Giấy:
-Viện binh đã bắt đầu sang. Hắn nắm chặt bàn tay phải. Đập mạnh lên Liên khu I trong bản đồ:
-Tiêu diệt Liên khu I! Thế là xong vấn đề Hà Nội. Bọn Việt gian gật gù, có vẻ hí hửng. Dung chỉ xuống dưới đường:
-Thưa ngài, tình hình chúng nó trong ấy khốn đốn lắm, dân chúng sợ bọn Việt minh, hàng phút chỉ mong ta đánh vào là họ sẽ nổi dậy.
-Họ sẽ được giải phóng tức thì. Và bây giờ xin các ngài bàn chuyện với nhau. Chốc nữa me-xừ Dung sẽ gặp tôi. Tôi còn hỏi thêm về bọn cán bộ. Hắn giơ roi lên trán, chào mọi người. Hắn xuống cầu thang, miệng huýt sáo, cái roi quất vào ủng. Dung hỏi một người bạn:
-Tình hình khả quan rồi, mà sao không lập ngay chính phủ lâm thời mà chỉ có Hội đồng an dân Hà Nội?
-ý kiến anh thế nào, anh Dung?
-Phải lập ngay chính phủ. Để chậm, sẽ có người khác về, họ phỗng tay trên mất.
-Anh có dự định vào chính phủ không, anh Dung?
-Nếu họ mời. Tôi thích Bộ Ngoại giao. Người đàn bà cùng đi với tôi có thể xứng đáng là vợ một Ngoại trưởng... Một chiếc máy bay ném bom ầm ầm xuống chợ Đồng Xuân, xuống con đường chạy từ chợ đến Bờ Hồ. Khói bốc lên mù mịt. Dung nhìn qua cửa sổ, tay xoa cái cằm bạnh. Dung vênh mặt, rồi quay vào nói:
-ở đây yên ổn quá . Hắn hỏi các bạn:
-Từ hôm đánh nhau, các anh đã có dịp xoa mạt chược chưa? Mình rất nhớ cái tiếng reo quí phái ấy. Trên nóc chợ Đồng Xuân, gió cuốn khói bụi, để hiện dần dần lá quốc kỳ trên nóc chợ phần phật tung bay. Khói bụi tan dần đi. Khói bụi tan dần đi, để lộ cái khẩu hiệu "Quá ết tử" dán trên cửa một ngôi nhà không còn mái, chỉ còn trơ hai bức tường nứt nẻ. Những nhà hai bên, nhiều cái cũng đổ nát. Cái khẩu hiệu "Quá ết tử" như nhìn đống gạch đằng trước, lổng chổng những khung cửa, những cánh cửa long ra, những cốt sắt, những sà gỗ, những mảnh kính v.v... Một cái đầu cột đèn đổ trên đống gạch, đè lên cái nôi đã bẹp, nhưng vẫn còn nệm và cái màn trắng. Màn vướng vào các dây điện chằng chịt. Bên cái nôi, có một cánh cửa cắm trên đống gạch. Trên cánh cửa ấy, dán một tờ giấy vẽ một lưỡi kiếm thích vào bụng một thằng sĩ quan Pháp, dưới đề: "Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng!" Nhan nhản những khẩu hiệu Quyết tử, Quyết tử tiếp theo cái khẩu hiệu Quyết tử nói trên. Tiếng bài hát "Diệt phát xít" khi gần, khi xa, ở nhiều phố đưa lại. Người ta nghe văng vẳng: ... Diệt
Thắng lắp đạn vào khẩu súng lục nhỏ xíu, vẻ say sưa hí hửng. Quyên sắp sẵn bông băng. Thu Phong vẩy nước hoa vào cờ-ra-vát, đổ nước hoa xoa hai bàn tay, rồi quăng cái lọ xuống sàn gạch hoa. Cái lọ vỡ tan. Mọi người buộc lại khăn quàng đỏ. Dân đưa quả bom lên vai bước đi chắc nịch. Các chiến sĩ lần lượt chui qua lỗ. Một tràng liên thanh bắn sả vào vị trí. Lại nổi lên tiếng Pháp cười nói, tiếng đầm rú, tiếng kèn hát điên loạn. Một tiếng nổ lớn, tiếp theo là những tiếng ầm ầm đổ vỡ, tiếng sắt va loảng xoảng, tiếng kính vỡ rào rào như mưa. Tiếng thét xung phong, tiếng lựu đạn nổ, tiếng Pháp kêu ặc ặc, như lợn bị chọc tiết. Tiếng kèn hát điên loạn bặt im. Những tiếng nổ gần xa, ran ran, gióng một, rồi lại ran ran. Tiếng nổ ran ran. Hai bàn tay trắng trẻo, nâng một cái đầu lâu rũ rượi. Đêm tối, mưa bay như bụi, loang loáng ánh trăng mờ. Thỉnh thoảng chớp chớp ánh lửa. Qua ánh sáng chập chờn, chỉ thấy đôi mắt của cái đầu lâu lõm sâu như bị khoét. Tai và mũi không còn. Không ai nói. Mắt các chiến sĩ long lanh, môi mím chặt. Quyên thì quay mặt đi, một cánh tay đưa lên gạt nước mắt. Hai bàn tay Thu Phong đã bọc cái đầu lâu bằng một miếng vải lụa hoa, lặng lẽ đặt xuống một cái hố đào sẵn trong một vườn cảnh nhỏ, có núi non bộ, có nhiều chậu lan. Một lá cờ phủ lên bọc đầu lâu. Tiếng xẻng xúc đất xào xạo. Tiếng Quyên thút thít. Các chiến sĩ đứng chung quanh nấm đất. Họ cúi đầu. Tiếng Dân trầm trầm:
-Chúng tôi sẽ báo thù cho đồng chí... Đồng chí đã làm tròn nhiệm vụ... Đêm. Trên một gác cao. Gió bấc thổi mạnh như gió ngoài bãi bể, rít lên từng trận. Mưa bụi nhẹ bay như bông. Mây âm u cuồn cuộn, xâu xé vừng trăng loãng đục ngầu. Chốc chốc lại có một tia đèn pha từ từ và lặng lẽ ngóc lên trời. Dưới phố đen ngòm. Những mái nhà nhấp nhô, chen chúc, ngả nghiêng, như đang tụt xuống một vực thăm thẳm mênh mang. Chỗ này chỗ kia, những đám lửa bừng bừng hoặc leo lắt của những đám cháy to nhỏ. Những tàn lửa bay vật vờ như ma trơi. Tia đèn pha dài thườn thượt làm bật lên những nhà cửa sáng xanh. Dân, Loan, Thu Phong, Thắng đứng trên sân thượng nhìn xuống. Thắng chống hai tay lên bao lơn, kêu:
-Mày giết người chúng ông. Mày đốt Hà Nội của chúng ông thế kia. Chúng ông sẽ giết sạch chúng mày. Loan ngậm ngùi:
-Nó phá thế này thì đến ngày giải phóng Hà Nội còn gì là Hà Nội! Thu Phong đứng bên Dân. Anh đeo cái đàn xếp trước ngực, tay cầm một chai rượu:
-Dân ơi, mày là người đoàn thể, mày có biết được đến ngày giải phóng thì Hà Nội sẽ thế nào không?
-Tao chỉ biết bây giờ đánh chết thôi đã.
-Nhưng mà mày tưởng tượng lúc ấy Hà Nội sẽ thế nào? Có đẹp không?
-Chắc là đẹp chứ. Lúc ấy Hà Nội sẽ không có nhà hỏa lò, mà có nhiều nhà máy, nhiều nhà trường, nhà cửa cũng nhiều, bãi Phúc Xá của tao thì san sát nhà gạch. Dân nhìn Thắng lê sền sệt đôi giầy ủng:
-Lúc ấy thằng Thắng sẽ không phải ngủ đầu đường xó chợ, không đến nỗi như tao thiếu học. Loan nói:
-Lúc ấy tao sẽ là trông sư bênh vực cho công lý. Tao sẽ xin xử tử hết những thằng đế quốc và Việt gian. Thu Phong nói:
-Tao thì thấy có một cái nhạc viện thật huy hoàng, to gấp năm, gấp mười cái nhà hát thành phố bây giờ. Tao sẽ chỉ huy dàn nhạc hàng trăm người. Những thính giả ăn mặc thật lộng lẫy, phụ nữ như tiên trên trần. Họ đứng im, nhìn Hà Nội qua những ước mơ của họ. Hà Nội với những nhà máy, nhà trường, nhà hát, những lâu đài nguy nga, những con đường lớn, những công viên đẹp, hoa nở bốn mùa. Nhưng tất cả những hình ảnh đẹp ấy nhòa đi, để lại hiện lên trước mắt họ cảnh Hà Nội bị tàn phá, bị đốt cháy, cái đầu lâu lúc nãy, và bốn anh em lọt thỏm giữa vòng vây giặc. Tia đèn pha như cái phễu khổng lồ chụp lấy họ trong ánh sáng xanh lẹt. Trông họ như những xác chết. Thu Phong kêu lên:
-Nhưng lúc ấy, chúng mình đã nằm ở dưới những đống nhà đổ nát kia rồi còn gì nữa!
Đôi mắt Thu Phong long lanh ướt. Anh nhìn các bạn. Anh cầm chai rượu, rót đầy bốn cốc pha-lê:
-Uống rượu đã. Rượu lấy ở bữa tiệc lúc nãy của bọn giặc đây. Uống đã. Ngày mai chưa chắc đã đông đủ thế này. Anh đưa cốc cho từng người:
-Dân ơi, tao mừng quả bom thành công vừa rồi của mày. Đây cốc của thằng lỏi tì Nhí nhoáy đánh giầy, tao mừng đôi giày chiến lợi phẩm của mày. Cả hai đứa đều chưa được hưởng một chút gì của đô thành hoa lệ, nhưng lại là những thằng thiết tha với Hà Nội hơn ai hết. Đây, cốc của thằng Loan, trong chiến đấu mới biết thế nào là một cái hôn. Thu Phong nâng cốc của anh:
-Và đây là cốc của thằng Thu Phong, nhạc sĩ hộp đêm. Dân nói:
-Cuộc đời cũ đã chấm dứt. Tao mừng đây là mừng những chiến sĩ Thủ đô, mà toàn quốc đang hướng về...
-Tao không hiểu sao tao lại trở thành chiến sĩ, thành anh lính Thủ đô. Tao chỉ là một thằng nhạc sĩ rã cánh kéo đàn cho Pháp rồi cho Nhật, để chúng nó nhảy đầm. Anh nắn phím đàn:
-Đây là bản nhạc đầu tao vừa mới hoàn thành. Nó chắc không hay. Nhưng tao sướng lắm. Đêm nay gió rét mưa phùn, Hà Nội bị tàn phá. Chúng mày chỉ vẻn vẹn có mấy thằng, nhưng lại chính là linh hồn Hà Nội. Dù mai tao có chết, tao cũng có cái tự hào là được đánh đàn cho chúng mày. Tiếng đàn cất lên trong im lặng. Dân, Loan, Thắng ngồi trên bao lơn nghe. Gió thổi quần áo bay phần phật. Mưa bay. Thu Phong nhìn các bạn của anh. Những nốt nhạc lượn như sóng trước mắt. Hà Nội êm đềm bên dòng sông cuồn cuộn chạy, nước đỏ như son, thuyền bè san sát . Hà Nội cổ kính hàng nghìn năm. Thăng Long
-Đông Đô
-Hà Nội. Hà Nội thanh tao soi bóng trên mặt nước hồ Gươm thì thầm những cây cổ thụ. Hà Nội nhộn nhịp với những tiếng guốc tinh mơ, tiếng rao báo buổi sáng, lẫn trong hàng trăm hàng nghìn tiếng rao phở, rao quà. Tưng bừng vườn hoa Ba Đình vang động những lời hô độc lập mênh mang như nước thủy triều. Khắp phố phường, những ngày hội hoa đăng, những áo màu tha thướt, những tiếng xé vải may cờ, những cổng chào bay phấp phới. Thu Phong đang say sưa, bỗng cau mặt. ... Tiếng giầy đinh rít trên các phố thủ đô. Những tiếng chửi tục tằn, những tiếng cười man rợ. Xe tăng gầm rú bắn vào tự vệ, vào các ụ chướng ngại. Máy bay lồng lộn, tiếng động cơ lấp những tiếng reo vui. Bom nổ xé trời. Hàng dãy phố đổ nhào. Thành phố hoa lệ chìm trong đêm tối, khói lửa bốc lên ngùn ngụt. Nét mặt Thu Phong đau khổ. ... Hàng đoàn, hàng đoàn dân chúng hốt hoảng rời khỏi phố phường. Những tiếng trẻ khóc như ri, tiếng kêu xé ruột của những bà mẹ ôm con. Tiếng khóc nổi lên giữa những nhà cháy trụi, bên những xác người đẫm máu. Tiếng nhạc dồn dập: ... Vang lừng những tiếng thét xung phong của những thanh niên Hà Nội. Tiếng đục tường gấp gấp. Và những tiếng hô xung phong, lời thề Quyết tử cất lên, đanh thép trong khói trầm nghi ngút. Thu Phong vừa kéo đàn vừa nắm tay Dân:
-Dân ơi! Quả bom của mày lúc nãy hãy nổ to hơn nữa cho tao. Nổ vào đầu chúng nó kia kìa. Hãy nổ to hơn nữa quả bom diệt thù của những người Quyết tử, nay mai sẽ vùi thân dưới những đống nhà đổ nát. Tết đã sắp đến rồi. Ai sẽ còn, ai sẽ mất? Dân nắm chặt tay Thu Phong. Anh rung tiếng:
-Ngày xưa thì bao giờ tao được cái hân hạnh mày đánh đàn cho tao nghe. Tao không muốn những nhạc sĩ như mày phải chết, cả thằng Loan còn đang đi học, cả thằng Thắng còn là đứa trẻ.
-Thế riêng mày chịu há sinh à?
-Phải giết chúng nó đi để không còn tiếng súng mà chỉ có tiếng đàn. Thu Phong cười ha ha. Tiếng đàn của anh vang vang khua động bầu trời, trong gió thổi ào ào. Những tràng liên thanh của giặc tua tủa bắn lên. Thu Phong nói:
-Mặc kệ chúng nó. Bỗng ngôi nhà rung chuyển. Vang lừng và dõng dạc, một tiếng nổ của đại bác, tiếp theo một tiếng nổ như động đất. Một đám cháy bốc lên ở phía thành giặc đóng. Gió thổi mạnh. Lửa mỗi lúc một to. Thu Phong ngừng đàn:
-Cái gì thế chúng mày? Dân reo:
-Đại bác của mình bắn vào thành giặc. Đại bác chào mừng ngày thành lập Trung đoàn. Thu Phong cười ha ha. Kéo đàn một cách mãnh liệt. Hiện lên cảnh một pháo đài kháng chiến, ngụy trang trong lùm cây rậm tối. Một pháo thủ đứng lom khom cách xa khẩu pháo vài chục thước, tay cầm một đầu dây thừng. Theo một tiếng hô, người pháo thủ nằm xuống giật dây. Tia chớp lóe lên. Tiếng nổ làm bật bật và xiêu vẹo cỗ súng đen sì, cũ rích, què quặt, mất cả hai càng... Mắt bốn người sáng lóa cùng với những tia chớp của đại bác. Những tiếng nổ to trong thành giặc. Đám cháy chiếu rực rỡ vào mặt Dân. Đứng tựa bao lơn, Dân giơ tay chỉ đám cháy lớn:
-Chúng mày ơi! Chúng ta không chiến đấu cô độc. Chúng ta cứ đánh. Trong tết đánh. Ra giêng đánh. Đánh mãi. Đánh đến cùng. Cứ đàn đi, Thu Phong. Vui lên, những thằng Quyết tử của Thủ đô Thu Phong vừa đàn vừa nói:
-Uống rượu đi chúng mày. Loan rót rượu đưa cho mọi người:
-Chúng ta sẽ ăn tết trong chiến đấu. Đại bác sẽ làm tơi bời chúng nó. Hoa sẽ làm tươi thắm thủ đô. Tao đã nhắn cô Nhân đem hoa vào rồi, Dân ơi! Thắng chỉ về phía cầu Long Biên xa xa:
-U em biết thế này thì còn lo gì cho em nữa. Một tay cầm cốc rượu, một tay chỉ ra bốn phía. Dân nói:
-Chúng mày ơi! Thủ đô vẫn là của chúng ta. Chúng nó định nuốt trôi thủ đô một đêm. Chúng ta đã đánh gần một tháng. Mất thế nào được Hà Nội. Đây này, bốn thằng Quyết tử vẫn đứng cao hơn chúng nó. Họ chạm cốc. Cười hào hùng. Tiếng đàn của Thu Phong bị lấp đi trong tiếng nổ của đại bác, rồi lại ngân lên, tưng bừng trong cảnh tượng mơ màng bánh chưng, pháo nổ đón xuân sang. Họ ôm chầm lấy nhau. Đám cháy trong thành chiếu sáng bốn anh em. Họ như được tắm trong một hào quang lộng lẫy, hoa nở chung quanh.