Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Canh Dưỡng Sinh

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 55043 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Canh Dưỡng Sinh
Gia Lập Thạch Hòa

Chương 36

Bệnh tật ở não bộ có rất nhiều loại bao gồm các hậu chứng của chứng xuất huyết não, bướu não, chứng cứng động mạch, nghẽn mạch máu, bệnh tiểu đường gây ra xuất huyết não. Bệnh ở não bộ thường hay sinh ra các tật chứng như nói năng khó khăn, không kiềm chế được đại hay tiểu tiện, không kiềm chế được sự phát biểu tình cảm như khóc hay cười bất chợt. Trong các trường hợp này, chúng ta xử dụng canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang để điều trị rất có hiệu quả. Bởi vì canh dưỡng sinh có khả năng hình thành và tu sửa các khiếm khuyết của tế bào ở não bộ.
Trước hết mỗi ngày chúng ta uống canh dưỡng simh và nước gạo lứt rang mỗi thứ từ 600 phân khối trở lên. Uống được ba ngày thì liều lượng có thể bớt xuớng. Uống canh dưỡng sinh dược một tháng, chúng ta có thể tập bỏ dần các thuốc chữa trị từ từ. Nếu không có phản ứng bất lợi, chúng ta mới bỏ hẳn thuốc uống.
Nếu bệnh ở não bộ gây tê liệt phần nào đó của cơ thể chúng ta có thể dùng thêm nước gạo lứt rang 600cc mỗi ngày. Sau khi uống được ba ngày thì có thể thử nghiệm xem có nên bớt hay từ bỏ liều lượng của thuốc uống được không. Nếu không có gì phản ứng hay bệnh tái phát thì chúng ta chỉ dùng canh dưỡng sinh không là đủ. Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào có khả năng hồi phục bịnh tật của bộ não một cách toàn vẹn.
Ðối với bệnh cao huyết áp, sau khi dùng canh dưỡng sinh, chúng ta có thể giảm dần liều lượng thuốc từ từ chớ không nên ngưng hẳn một cách đột ngột. Tối thiểu uống kèm canh dưỡng sinh được ba tháng mới nên dứt hẳn thuốc chữa bệnh. Ðối với các máy đo huyết áp tự động tân thời sử dụng một cách phổ thông trong gia đình, chúng ta giảm bớt 20 độ ở điểm huyết áp cao và gia tăng thêm 10 dộ ở điểm huyết áp thấp mới chính xác.
Các cơ quan tối trọng yếu của cơ thể là não bộ và cột xương sống. Trong trường hợp cột xương sống bị gãy hay ví lý do bệnh tật có thể làm cho bán thân ở phần dưới cơ thể bị tê liệt. Gặp phải như vậy, chúng ta lại càng không nên chữa trị bằng làn sóng điện, châm cứu hay diện từ. Kế đến là chúng ta không nên dùng các loại thuốc vô nghĩa. Thuốc mà trị bệnh nhiều năm không hết bệnh không kể là thuốc được. Nếu dùng thuốc lâu ngày có thể ngăn cản tiến trình hồi phục sức khỏe hơn là chữa lành bệnh. Trong quá trình kinh nghiệm, một bệnh nhân bị thương ở não bộ, bị tê liệt bốn năm liên tiếp, uống canh dưỡng sinh sáu tháng sau có thể đi đứng được. Tiếp tục uống thêm một năm nữa, người bệnh này nói chuyện lại bình thường và có thể tự mặc áo quần một mình, không cần ai trợ giúp. Trong trường hợp này, nếu tiếp tục uống thuốc mà không thay đổi qua cách chữa trị bằng canh dưỡng sinh, tôi nghĩ rằng đương sự sẽ không bao giờ lành bệnh được hoàn toàn và mau chóng như vậy. Theo ý tôi những loại thuốc trị bệnh quá lâu năm không bình phục được thì không nên tiếp tục dùng mãi.
Những bệnh nhân ở não bộ, sau khi giải phẫu xong được đặt ống dẫn bằng chất liệu nhân tạo. Uống canh dưỡng sinh và nước gạo lứt rang được ba ngày, tế bào não sinh sôi nảy nở có thể xâm nhập vào ống dẫn này. Tốt hơn hết nên lấy nó ra trước. Uống canh dưỡng sinh được 6 tháng, não bộ sẽ khôi phục bình thường. Ngoài ra những người bị bại liệt vì lý do ở não bộ, điều cần nhất là làm sao cho họ hồi phục lại cử động. Cho nên trong tiến trình lành bệnh, phải tập cho họ có lòng tự tin và cố gắng. Cho nên nếu họ có té mà đứng dậy không nổi thì để cho họ tự cố gắng ngồi dậy mà không cần đỡ họ. Một khi họ đã tự mình đứng hay ngồi dậy được rồi thì họ lại càng tự tin và tự chủ hơn nên bệnh sẽ mau bình phục hơn. Sự nâng đỡ hoài hoài cho bệnh nhân tê liệt xét ra không phải là một phương pháp tốt. Hãy để cho họ tự cố gắng trước rồi mới phụ giúp sau thì công hiệu sẽ tiến bộ một cách thực tế và rõ rệt. Chúng ta không nên hấp tấp vì dục tốc bất đạt mà phải tuân thủ theo các hướng dẫn sau:
Bệnh nhân muốn gì không nên chìu theo nấy.
Không nên giận dữ với bệnh nhân.
Phải theo dõi bệnh trạng của bệnh nhân mỗi ngày để coi có sự gì thay đổi không?
Dùng trái banh nhỏ cho bệnh nhân luyện tập cử động của bàn tay.
Tập cử động chân, cổ chân và đầu gối.
Ngoài giấc ngủ cần thiết ra, không nên cho bệnh nhân ngủ và nghỉ ngơi nhiều. Khuyến khích họ hoạt động về thể lực nhiều hơn.
Những người bị xuất huyết não, nếu cần phải giải phẫu, nên thực hiện trong vòng 8 tiếng đồng hồ thì sự thành công có tỷ suất cao và những dị tật của hậu giải phẫu thấp. Vì thế tôi đề nghị trong ngày chủ nhật hay trong các ngày nghỉ lễ, các bệnh viện nên có y sĩ chuyên khoa trực nhật để giải quyết những trường hợp khẩn cấp được kịp thời và nhanh chóng.

<< Chương 35 | CHƯƠNG 37 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 951

Return to top