Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Xác định phương pháp tiểu sử

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 2135 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Xác định phương pháp tiểu sử
Charles-Augustin Sainte-Beuve

[1]

[...] Như vậy, chúng ta đã quy định với nhau rằng hôm nay tôi sẽ được phép đi vào một số chi tiết tỉ mỉ liên quan đến quan điểm và phương pháp mà tôi sử dụng có hiệu quả nhất khi nghiên cứu các tác phẩm và các tài năng.
Văn học, sáng tạo văn học không khác biệt, hay chí ít là đối với tôi, mà gắn liền với tất cả những gì còn lại trong con người, với bản tính của anh ta. Tôi có thể thưởng thức tác phẩm này hay khác, nhưng tôi sẽ gặp khó khăn khi bàn luận về nó mà không có những kiến thức về bản thân con người. Tôi có thể nói như thế này: Cây nào, quả nấy. Đó chính là lý do tại sao việc nghiên cứu văn học rất tự nhiên đã dẫn tôi đến nghiên cứu tâm lý học.
Về các tác giả cổ đại thì ở đây chúng ta không có tất cả mọi phương tiện quan sát cần thiết. Nếu trước chúng ta là các tác giả thực sự cổ đại, các tác giả mà cho đến chúng ta chỉ còn giữ lại được các bức tượng không nguyên vẹn của họ thì trong đa số các trường hợp đó, khi cầm trong tay tác phẩm của họ, chúng ta không thể đi thẳng đến con người đứng đằng sau tác phẩm. Đó chính tại sao chúng ta buộc phải bàn luận chỉ về tác phẩm, thán phục nó và chỉ qua nó mà tưởng tượng ra tác giả nhà văn hay nhà thơ. Một khi đã thấm nhuần tình cảm lý tưởng cao quý thì có thể tái tạo lại diện mạo của các nhà thơ hay các nhà triết học từ các bức tượng bán thân của Platon, Sophocle và Virgile. Đó là tất cả những gì mà kiến thức hạn chế của chúng ta, sự ít ỏi của các nguồn cung cấp nhận thức, sự thiếu vắng thông tin và các phương tiện thâm nhập vào quá khứ cho phép, không phải dòng suối nhỏ mà là dòng sông lớn đang ngăn cách chúng ta với các tác giả cổ xưa vĩ đại. Chúng ta chào mừng họ từ phía bờ của chúng ta.
Đối với các tác giả hiện đại thì tình hình hoàn toàn khác. Ở đây, ngay trước giới phê bình đang cùng nhau tạo ra các phương pháp của mình bằng mọi phương tiện có trong tay, nẩy sinh các nhiệm vụ khác. Nhận thức và nhận thức một cách cơ bản nhất mỗi một con người mới, đặc biệt nếu con người này là một cá nhân lỗi lạc và vinh quang là công việc cấp thiết, hoàn toàn không thể coi nhẹ.
Việc quan sát tính cách về mặt đạo đức ngay cả hiện nay cũng bị hạn chế bởi những điều vụn vặt, bởi chính những luận điểm ban đầu, bởi việc miêu tả một số đặc điểm, hay quan trọng nhất một số biến dạng của chúng. Tuy nhiên, tôi cảm giác rằng trong quá trình công việc dù sao thì tôi cũng đã có thể nhìn thấy trước được rằng sẽ đến một ngày một khoa học hoàn chỉnh xuất hiện mà nó sẽ xác định và nghiên cứu họ hàng cơ bản của các đầu óc lớn và sự khác biệt giữa chúng. Chỉ khi đó mới nhanh chóng trở nên rõ ràng đặc điểm cơ bản của trí tuệ này hay kia, và từ đó có thể làm rõ một số đặc điểm khác của nó. Đương nhiên, không bao giờ chúng ta có thể nghiên cứu được con người như là nghiên cứu động vật hay cây cối. Con người là một thực thể tinh thần phức tạp. Nó có một bản tính vẫn được chấp nhận gọi là Tự do, còn tự do trong mọi trường hợp bao gồm nhiều các kết hợp có thể có. Dù sao chăng nữa tôi cũng thấy rằng cùng với thời gian sẽ được khẳng định một cách cơ bản hơn một khoa học về tinh thần của con người. Hiện tại khoa học này còn ở tình trạng song trùng với tình trạng của thực vật học trước Zhiuce(1), giải phẫu học so sánh trước Kiuve(2). Nói cách khác ở mức độ hấp dẫn bình thường. Về phần mình chúng ta cũng mới chỉ lập ra các chuyên khảo tích luỹ các quan sát cá nhân. Tuy nhiên tôi đã có thể đoán trước được các mối liên hệ và quan hệ giữa chúng, còn một trí tuệ thông minh, quảng bác hơn mà đồng thời vẫn cảm nhận tinh tế được các chi tiết sẽ có lúc vạch ra được những lớp khác biệt tự nhiên cơ bản phân loại trí tuệ người ra thành các nhóm.
Nhưng thậm chí cả khi khoa học về trí tuệ này được xác lập (ở một chừng mực thấy trước có thể có) thì bản thân của nó vẫn tinh tế và dễ thay đổi đến nỗi chỉ có những người có thiên chức hay tài năng quan sát mới hiểu được. Khoa học đó mãi mãi là nghệ thuật đòi hỏi ở người theo đuổi nó phải có linh cảm y học, còn thơ ca thì muốn trở thành miền đất riêng của các nhà thơ chân chính.
Ví dụ, tôi tưởng tượng tôi là một con người có tài năng và thiên khiếu kiểu như vậy cho phép phân tách các nhóm và các phân nhóm văn học (vì ở đây đang nói về văn học), một con người biết phân biệt chúng hầu như ngay từ cái nhìn đầu tiên, tóm bắt được đích thị tinh thần và cuộc sống của chúng, một con người mà đối với anh ta thì công việc như vậy là thiên chức chân chính và có khả năng thể hiện mình như là một nhà tự nhiên học thực thụ trong lĩnh vực hết sức rộng lớn được tạo nên bởi trí tuệ người.
Giả sử rằng ở đây chúng ta nói về một con người vĩ đại hay ít nhất là xuất sắc (nhờ các sáng tạo của ông ta), về một nhà văn mà các sáng tác của ông chúng ta đã đọc và là con người đáng được lưu tâm sâu sắc. Tiếp cận con người đó như thế nào nếu chúng ta không muốn bỏ qua bất kỳ điều gì quan trọng và cơ bản trong con người ông ta, nếu như chúng ta muốn bứt ra khỏi vòng suy luận luẩn quẩn của phép tu từ học già cỗi và không muốn sa vào những cám dỗ giả tạo của câu chữ, của các ý kiến khá êm tai nhưng đầy ước lệ, nếu như chúng ta khao khát đạt được chân lý như vẫn thường thấy trong các công trình khoa học tự nhiên?
Trong trường hợp như vậy, nếu bắt đầu ngay từ đầu và nếu như có khả năng làm điều đó thì hãy xem xét một nhà văn vĩ đại hay xuất chúng trên cơ sở gốc gác của anh ta, giữa những người thân của anh ta. Kiến thức sinh lý học sâu sắc về các đặc điểm gia đình, việc nghiên cứu những người thân từ cổ đến kim và cha mẹ có thể soi sáng các đặc điểm căn bản còn tiềm ẩn của một trí tuệ, song thông thường thì những đặc điểm thâm căn này khuất trong bóng tối mà chúng ta không với đến được. Còn nếu chúng không bị che lấp hoàn toàn thì khi quan sát chúng, chúng ta thu được những điều bổ ích đáng kể.
Tất nhiên một con người vĩ đại có thể nhận thức được, có thể mở ra được (chí ít là một phần) qua những người thân của ông ta, đặc biệt là người mẹ - người chắc chắn là thân thiết nhất, cũng như qua các anh chị em ruột và thậm chí cả qua con cái. Tất cả họ có cái đặc điểm mà không hiếm khi ẩn khuất trong chính cá nhân vĩ đại do chúng hoặc quá đậm đặc hay quá quyện chặt vào nhau. Bản chất của các đặc điểm này, ở hình thức trần trụi hơn và rõ ràng hơn, được tìm thấy ở những người cùng dòng máu vĩ nhân. Trong trường hợp này, tự nhiên dường như giúp giảm nhẹ việc phân tích. Đây là vấn đề hết sức tinh tế và để làm rõ nó phải lấy những con người thực tế và số lượng sự việc nhất định làm ví dụ. Tôi xin chỉ ra một số trong các ví dụ đó.
Hãy lấy các chị em gái ra làm ví dụ. Một trong các chị em gái của Chateaubriand(3), theo lời của chính ông, có một trí tưởng tượng xen lẫn với sự ngu ngốc, trí tưởng tượng chắc chắn có hoà trộn với sự loạn trí, còn ở một người chị khác thì ngược lại có một cái gì đấy rất thánh thiện. Cô ta có một cảm xúc tinh tế, trí tưởng tượng phong phú. Cô ta đã phát điên và tự sát. Những bản tính ấy nếu liên kết và hoà lẫn nhau trong con người Chateaubriand (ít nhất trong tài năng của ông) và tồn tại trong một sự hài hòa đặc biệt thì chúng lại tách biệt và có không đều nơi các chị em gái của ông.
--------------------------
Chú thích:
(1) Antuan-Loran Zhiuce (1748-1836), nhà thực vật học người Pháp, lần đầu tiên hệ thống hóa thực vật, phân bổ chúng dưới dạng thang bậc, đưa ra khái niệm gia hệ.
(2) George Kiuve (1769-1832), nhà động vật học người Pháp, đặt cơ sở cho giải phẫu học so sánh và cổ sinh học.
(3) François René Chateaubriand (1768-1848) nhà văn Pháp, đã từng đi khám phá châu Mỹ, tham gia Cách mạng Pháp, một trong những người mở đầu cho văn xuôi lãng mạn Pháp. Tác phẩm chính: Atala, René...

<< Lời giới thiệu của Đỗ Lai Thúy | [2] >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 336

Return to top