Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Hắc Bạch Hương Hồ Ký

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 78552 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hắc Bạch Hương Hồ Ký
Ưu Đàm Hoa

Hồi 1

Xuân về mang lại mầu xanh tươi, đầy sức sống cho mọi ngọn núi Cửu Tuấn ở phía Bắc thành Hàm Dương. Những cánh rừng bạt ngàn, dầy đặc trên sườn núi đang đâm chồi nảy lộc rũ bỏ lớp tuyết trắng lạnh lùng của mùa đông. Tuy nhiên, tiết trời vẫn còn giá rét khiến khách lữ hành phải khép kín vạt áo cừu.
Ngay cả bọn nam nhân nát rượu đang ngồi nhâm nhi trong tửu điếm vệ đường kia cũng co ro, cúm rúm, nốc từng bát lớn để ngự hàn. Thế mà, trên con đường mòn dẫn đến cánh rừng chân núi ra quan đạo có một người tiều phu chỉ ăn mặc phong phanh áo vải mỏng, quẩy một gánh củi thật to, thoăn thoắt bước về phía quán rượu ở ngã ba đường.
Cảnh tượng này đập vào mắt một lữ khách là lão đạo sĩ tuổi ngũ tuần áo xanh, râu tóc đen nhánh, gương mặt tuấn tú nhưng thân hình nhỏ nhắn, không được cao lớn cho lắm. Lão ta trợn mắt, há hốc miệng khi nhận ra cái người đang gánh củi kia là một nữ nhân vóc dáng khôi vĩ.
Nàng ta không hề to béo, thân thể đầy đủ ba vòng khêu gợi. Chẳng qua, ở nàng cái gì cũng to gấp rưỡi, gấp đôi một nữ nhân bình thường. Riêng về chiều cao thì tiều nương kia hơn cả một gã đàn ông trung bình, nghĩa là lão đạo sĩ áo xanh chỉ đứng đến cằm của nàng.
Nhưng sự chênh lệch thước tấc ấy chẳng hề khiến bậc chân nhân giảm sút sự ngưỡng mộ trước bộ ngực và đôi mông đồ sộ đang đong đứa nhún nhảy theo nhịp chân và tiếng kẽo kẹt của chiếc đòn gánh bằng tre già. Thanh ý đạo sĩ nuốt nước miếng lẩm bẩm:
- Mẹ kiếp! Thế mới đáng gọi là đàn bà. Xem ra ý nguyện cải tạo giòng giống họ Tư Đồ của ta đã đến ngày thành tựu rồi.
Thì ra vị đạo sĩ nhỏ bé này mang họ Tư Đồ. Lão ta hớn hở đi về phía tửu quán, nơi cô ả gánh củi hấp dẫn nọ dừng chân. Có lẽ nàng ta đem củi đến bán.
Tư Đồ bước vào quán, nhận ra đối tượng đang đứng trước quầy quỹ chuyện với lão điếm chủ, ông liền xăm xăm tiến đến chiếc bàn trống gần đấy để dễ bề quan sát.
Tiều nương đã lột chiếc nón tre cũ kỹ, để lộ gương mặt trái xoan thanh thoát với ngũ quan đoan chính, mắt to, mũi thẳng. Nhưng hỡi ôi, những nét đẹp ấy bị che mờ bởi một vết thẹo dài, y như vuốt mèo cào vậy.
Lão đạo sĩ hơi thất vọng song mắt chợt sáng rực niềm hân hoan khi nghe giọng nói trong trẻo thánh thót êm ái của cô ả mặt thẹo. Không ai có thể ngờ rằng những âm thanh du dương, ngọt ngào ấy lại phát ra từ đôi môi của một người con gái to lớn quá khổ. Nàng nói với chú quán :
- Lý Tứ thúc! Ngày kia là đám giỗ của tiên phụ, mong Tứ thúc chớ quên.
Lão chủ quán họ Lý cười khà khà đáp:
- Hoa nhi, an tâm! Làm sao lão phu có thể quên ngày giỗ của vị nghĩa huynh thân thiết nhất trên đời.
Cô nàng tên Hoa nhi tươi cười cáo biệt Lý chưởng quỹ, nhận tiễn bán củi rồi rời tửu quán. Nụ cười của nàng làm rạng rỡ gương mặt xấu điêu tàn, càng khiến Tư Đồ đạo sĩ đắm say.
Trong phép xem tướng của người Trung Hoa thì giọng nói có một vai trò rất quan trọng. Nữ lang này mang tướng đàn ông nhưng lại có được một nét son rất quý là giọng nói trong như ngọc. Vả lại tuy thân thể khôi vĩ, to lớn dềnh dàng, song ngũ quan của nàng ta lạị chẳng hề thô kệch. Nếu không có những vết thẹo ấy thì Hoa nhi sẽ rất xinh đẹp.
Vị đạo sĩ họ Tư Đồ ngồi nhấm nháp chén rượu, suy nghĩ rất lung rồi khéo léo hỏi thăm gã tiểu nhị về lai !ịch của cô ả to đùng kia.
Ông ta hài lòng khi biết nàng chưa chồng dù tuổi đã gần ba chục, tên gọi là Võ Xuân Hoa. Võ cô nương là con gái của một cặp vợ chồng tiều phu, ở bên cánh rừng phía nam chân núi Cửu Tuấn.
Xuân Hoa sức mạnh như thần, mười bẩy tuổi đã thay cha vào rừng đốn củi. Một hôm, nàng xui xẻo chạm trán con cọp vằn hung dữ, liền vác búa đương cự. Nàng chém vỡ sọ con ác thú nhưng cũng bị nó cào nát mặt.
Xuân Hoa hiện đã mồ côi cả song thân, sống một mình nơi nhà cũ. Nàng rất hiền lành nhưng vì quá to xác và mặt đầy thẹo nên ế chồng.
Tư Đồ đạo sĩ nghe xong, quyết định cưới Võ Xuân Hoa làm vợ, ông là người văn võ toàn tài, dung mạo anh tuấn nhưng cơ thể thiếu thước tấc, y như mấy đời họ Tư Đồ, nên lòng rất uất ức. Ông thề se lấy cho được một nữ nhân cao to để con cháu phổng phao hơn tổ tiên.
Tuy nhiên, đàn bà mà to xác thì thường mang nét phá cách ở ngũ quan và giọng nói thi ồ ồ như vịt đực. Tướng ấy chẳng thể nào vượng phu ích tử được. Do vậy, sau hơn chục năm tìm kiếm mỏi mòn, vị đạo sĩ nhỏ con tên Tư Đồ Quát kia mới gặp được một nàng hộ pháp mang quý tướng là Võ Xuân Hoa.
Sau khi nắm rõ gia cảnh ý trung nhân, Tư Đồ Quát hỏi thăm đường đi nước bước rồi tìm đến nhà Võ cô nương.
Xuân Hoa đã tắm táp, thay y phục khác, đang ngồi chải tóc trước cửa căn nhà tranh mộc mạc.
Tư Đồ Quát cố ý đi nhẹ nhàng, nấp sau một thân cây phía ngoài hàng dậu tre để quan sát cảnh vật.
Tuy chỉ là nhà tranh vách đất đơn sơ nhưng cơ ngơi của Võ cô nương gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Mảnh sântrước nhà được tô điểm bằng những luống hoa rực rỡ, còn bên hông và phía sau là vườn cây ăn trái đang nặng trĩu quả.
Tất cả những điều ấy chứng tỏ rằng Xuân Hoa là người siêng năng chăm chỉ chứ chẳng phải kẻ lười chảy thây. Tư Đồ Quát nghe lòng ấm áp vững dạ bước qua cổng rào.
Xuân Hoa nhận ra lão đạo sĩ đã có mặt trong tửu điếm lúc nãy. Nàng đứng lên, hòa nhã nghiêng mình chào hỏi:
- Chẳng hay đạo trưởng tìm tiểu nữ vì việc gì?
Tư Đồ Quát lúng túng, ấp a ấp úng mãi mới nói ra được mục đích của đời mình và ngỏ lời cầu hôn.
Võ Xuân Hoa tủm tỉm đáp:
- Tiện nữ vô cùng cảm kích trước sự chiếu cố của đạo trưởng. Tuy nhiên, đũa lệch khó so, đạo trưởng ốm yếu thế kia chỉ e không thọ nổi.
Tư Đốt Quát đỏ mặt cười nhạt:
- Bần đạo luyện võ từ năm bốn tuổi, sức cử ngàn cân. Nàng dù lớn xác cũng chẳng thể hơn được ta!
Dứt lời, Tư Đồ Quát chứng minh ngay bằng cách lướt đến, xuống tấn, ôm đùi Xuân Hoa mà nhấc bổng lên dễ dàng. Và lão bất ngờ tung mạnh tấm thân ngà ngọc nặng hơn trăm rưỡi cân của nàng lên không trung, rồi hứng lấy rất nhẹ nhàng.
Xuân Hoa phục sát đất, thẹn thùng trách móc:
- Sao đạo trưởng lại dám sỗ sàng với tiện nữ?
Song ánh mắt nàng lại đầy vẻ tình tứ nồng nàn; khiến Tư Đố Quát ngất ngây.
Lão khoan khoái bồng nàng chạy xộc vào nhà, tiến hành ngay việc cải tạo nòi giống. Nhưng Võ Xuân Hoa chẳng phải hạng gái lẳng lơ, dịu dàng trấn áp lửa tình của họ Tư Đồ, bàn bạc cụ thể việc sống chung.
Sau đám giỗ lão tiều phu họ Võ, một bữa tiệc nhỏ được bày ra để mừng cho mối lương duyên. Khách mời chỉ gồm Lý chưởng quỹ và vài người thân quen.
Tư Đồ Quát đã trút bỏ áo đạo sĩ, cạo sạch râu ria nên khá trẻ đẹp. Trông lão rất giống em hay là con trai Võ Xuân Hoa.
Đêm hợp cẩn, cảnh thằn lằn ôm cột đình ái ân say đắm, nồng thắm đến mức không bút mực nào tả xiết.
Nhưng dẫu sao khi nằm thì sự chênh lệch về chiều cao không đáng kể. Gia dĩ, thân thể Tư Dỗ Quát cuồn cuộn những bắp thịt rắn như thép, kết quả của mấy chục năm chuyên cần luyện võ. Xuân Hoa cũng chẳng kém, da thịt săn chắc nhờ lao động cật lực, chẳng chút mỡ thừa, đẹp tựa một pho tượng mỹ nhân hơi quá khổ.
Kích thước trường thương và độ bền bỉ của nam nhân không phụ thuộc vào chiêu cao của cơ thể. Do đó, Tư Đồ Quát thừa kiêu dũng để làm hài lòng người vợ khôi vĩ của mình. Đến sáng thì Xuân Hoa hoàn toàn tâm phục khẩu phục và hết lòng tôn kính, yêu thương lão chống già.
Tư Đồ Quát rời quê hương Phúc Châu với trăm lượng vàng trong tay nải nên giờ đây có thể cho vợ tạm nghỉ nghề đốn củi, chuyên tâm vào việc sản xuất một thế hệ Tư Đồ tốt giống.
Xuân Hoa có lần lo ngại thỏ thẻ:
- Tướng công? Lỡ như con của chúng ta vẫn nhỏ bé như chàng thì sao?
Tư Đồ Quát bực bội đáp:
- Làm gì có việc ấy ? Muối pha với đường dù không được ngọt hẳn thì cũng lờ lợ chớ làm sao lại mặn chát được? Nàng cứ yên tâm!
Té ra lão cũng có lý! Mùa xuân năm sau Võ Xuân Hoa sinh hạ một nam hài bụ bẫm khoe mạnh, nặng đến sáu cân và dài gần ba gang tay.
Tư Đồ Quát mừng đến phát cuống, cười ha hả bảo:
- Mẹ kiếp! Họ Tư Đồ nhà ta trước đây chỉ đẻ ra toàn những hài nhi ngắn dưới hai gang tay, lớn lên thua thiệt mọi điều. Nay mới thòi ra được một đứa bé đáng mặt đàn ông.
Lão đặt tên cho con trai là Tư Đồ Sảng. “Sảng” đây có nghĩa là trong sáng, rõ ràng, lấy chữ trong câu “Sảng Nhược Nhật Tinh” (sáng rõ tựa mặt trời và tinh tú) ý chỉ phong thái quang minh của bậc quân tử.
Sảng nhi bú rất khỏe, ngày nào cũng vắt kiệt hai bầu vú to như cặp dưa hấu của mẹ nên lớn nhanh như thổi. Năm bốn tuổi nó đã cao to bằng một đứa lên sáu.
Tư Đồ Quát rất cao hứng vì đứa con kháu khỉnh và khỏe mạnh, quyết định dạy võ cho Sảng nhi.
Thừa kế nòi thần lực cũng như tính siêng năng, cần mẫn nên Sảng nhi học võ rất tốt, và dường như nó có căn cơ của một người võ sĩ.
Nhưng hai năm sau, khi được cha dạy chữ thì Sảng nhi bộc lộ khuyết điểm của mình. Cậu ta khá vất vả khi phải ngồi một chỗ vật lộn với chữ nghĩa. Tuy nhiên, nhờ bản tính chăm chỉ kiên trì nên kết quả cũng không quá tệ.
Tư Đỗ Quát hiểu rằng con mình hợp võ hơn văn, chẳng thể trở thành trạng nguyên hay bảng nhãn được. Do đó, ông quyết tâm tài bối ái tử trở thành bậc anh hùng cái thế, dương danh bằng võ nghiệp.
Tư Đồ Quát vốn là đệ tử chân truyền của Du Long Chân Nhân Bộc Trung Tiêu ở núi Cổ Sơn, nghĩa là núi Trống, vì trên núi có một tảng đá rất lớn hình dạng như cái trống.
Tư Đồ gia trang nằm gần chân núi Cổ Sơn nên năm lên sáu tuổi Tư Đồ Quát đã được Bộc Chân Nhân dạy võ. Bộc Trung Tiêu là bằng hữu chí thân của Tư Đồ lão trang chủ.
Nhờ nhập môn từ thuở ấu thơ nên năm hai mươi lăm tuổi Tư Đỗ Quát đã được học hết nghề của sư phụ. Lão tinh thông cả ba pho tuyệt học kiếm pháp, quyền pháp và khinh công.
Giờ đây, Tư Đỗ Quát vét túi truyền hết lại cho con trai. Sảng nhi tuy không hợp với việc sách đèn, thi phú, song cũng là đứa bé thông minh đĩnh ngộ chứ chẳng phải phường đần độn.
Nhân sinh nhược đại mộng, sống chết khó lường nên Tư Đồ Quát vượt lẽ thường, không tuần tự từng bậc mà bắt con mình học thuộc lòng tất cả. Sau này, nếu lão có lỡ đoản mệnh thì Sảng nhi cũng có thể tự rèn luyện được.
Kết quả là đến năm mười hai tuổi thì Sảng nhi đã học hết nghề của cha, thuộc lòng khẩu quyết và lộ số, chỉ kém phần tinh túy.
Tám năm rèn luyện pho tâm pháp đạo gia là Ngọc Thanh Chân Khí đã phát huy thêm thần lực bẩm sinh trong cơ thể Sảng nhi. Cậu ta khỏe đến mức có thể múa tít cây búa đốn củi nặng hơn hai chục cân một cách nhẹ nhàng.
Lúc này, Võ nương mới nhu mì, thỏ thẻ cùng chồng:
- Tướng công! Tiện thiếp xin phép được đem sở học tổ truyền của giòng họ Võ truyền thụ cho Sảng nhi.
Tư Đồ Quát ra vẻ độ lượng:
- Sao nàng lại đa lễ như thế. Tất nhiên Sảng nhi phải kế thừa cả tuyệt học bên ngoại. Vả lại, lão phu còn gì để dạy cho nó nữa đâu.
Tuy không nói ra song trong thâm tâm Tư Đồ Quát cho rằng phép đánh búa của bên vợ chẳng đáng một xu. Tự cổ chí kim có bậc anh hùng nào dùng búa mà thành danh vô địch bao giờ đâu, kể cả hai lão Trình Giảo Kim và HắcToàn Phong Lý Quỳ.
Với tâm lý khinh bạc ấy, Tư Đồ Quát mỉm cười nói bỡn:
- Sau này Sảng nhi xuất đạo hành hiệp mà vác theo cây búa đốn củi thì quả là một giai thoại.
Võ Xuân Hoa là người đàn bà rất mực hiền thục, ôn nhu, dẫu biết trượng phu xỏ xiên cũng không hề nổi nóng. Bà dịu dàng nói:
- Tướng công chớ lo! Vũ khí tổ truyền bốn đời của họ Võ là cây Giáng Ma Thần phủ bằng thép rất tốt và có hình dáng rất đẹp, ai thấy cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Tư Đồ Quát ngượng ngùng cau mày:
- Thế ư ? Sao mười mấy năm nay nàng không cho lão phu xem?
Võ nương nghiêm nghị đáp:
- Thần phủ là một vật linh thiêng, được cất giấu trên sườn núi Cửu Tuấn, chỉ truyền cho nam chứ không truyền cho nữ. May mà Sảng nhi là nam tử nên thiếp mới dám trao.
Tư Đồ Quát bực bội nghĩ thầm:
- “Mẹ kiếp! Trong vòng trăm năm qua võ lâm đâu có gã cao thủ chết tiệt nào cầm búa mà nổi tiếng? Xem ra bên vợ ta chỉ bày trò thần bí chứ thắng ra đám ôn gì cả!”
Tư Đồ Quát nhếch mép cười đểu, hờ hững nói:
- Này nương tử! Lệnh tiên phụ có được Thần Phủ sao không dương danh thiên hạ mà lại ẩn dật ở xó rừng này?
Võ nương buồn bã đáp:
- Khôg phải chỉ mình tiên phụ mà cả các cụ tổ cũng vì cảnh nhà khốn khó đành phế bỏ mộng giang hố, lo cơm áo cho vợ con.
Tư Đố Quát gật gù thông cảm:
- Nàng nói phải! Người nghèo dù giỏi võ cũng chẳng thể thành danh, chẳng lẽ bỏ vợ con nheo nhóc mà đi lo chuyện bá vơ để tìm chút hư danh?...
Song lão nghi hoặc nói tiếp:
- Vậy thì chẳng lẽ họ Võ nhà nàng không có ai từng nổi danh thiên hạ?
Xuân Hoa cười rạng rỡ, gật đầu:
- Có chứ, cao tằng tổ của thiếp chính là Trung Nguyên Đệ Nhất Kiếm Khách Võ Hồng, đại cao thủ cuối thời Nam Tống.
- Nàng nói nhăng gì thế? Lão ấy sử dụng kiếm cơ mà?
Xuân Hoa thản nhiên gật đầu rồi giải thích:
- Đúng vậy ! Gia tổ theo Tể tướng Lục Tú Phu phò tá vị vua cuối cùng của nhà Tống chạy ra đảo Nhai Sơn Quảng Đông. Khi quân Mông Cổ tiến đánh Nhai Sơn, vua quan nhà Tống đều tự tử chết sạch, gia tổ thì thọ thương. Người vì tông mạch nhà họ Võ nên cố phá vây, tìm đến núi Cửu Tuấn này ẩn cư.
Tư Đố Quát chẳng thấy nói gì về cây Giáng Ma Thần Phủ liền nóng nẩy gắt:
- Việc ấy thì lão phu đã nghe truyền tụng. Tuy nhiên, vì cớ gì mà lại lòi ra cây búa Giáng Ma?
Suốt mười mấy năm làm vợ, Xuân Hoa chưa bao giờ cau mặt với chồng. Bà luôn tươi cười, dịu giọng, ngay cả những lúc Tư Đồ Quát gắt gỏng. Thỉnh thoảng lão rơi vào tâm trạng xấu vì những kỷ niệm trong dĩ vãng. Còn thường thì Tư Đồ Quát rất ân cần, hòa nhã.
Hôm nay cũng thế, Võ nương nhỏ nhẹ nói:
- Thiếp kém phần chữ nghĩa nên không thể nói năng minh bạch được. Trưa nay chúng ta sẽ lên núi lấy Thần Phủ và chân kinh, tướng công xem trong ấy sẽ rõ nguồn cơn.
Lời nói khiêm tốn và ánh mắt nhu thuận của bà đã khiến Tư Đồ Quát chạnh lòng hổ thẹn. Lão biết mình đã cư xử không đúng với vợ hiền, liến gượng cười phân bua:
- Trời chớm lạnh, những vết thương cũ hành hạ khiến lão phu trở nên cáu bẳn, mong nương tử lượng thứ.

O0o

Sau bữa cơm trưa, Võ nương đưa chồng con lên núi Cửu Tuấn. Trên một bình đài cao mười trượng là nghĩa trang của giòng họ Võ. Mộ của Trung Nguyên Đệ Nhất Kiếm Võ Hồng cũng ở đây nhưng trên bia không ghi danh hiệu nên Tư Đố Quát từng đến tảo mộ mà không biết, cứ tưỏng kẻ vô danh.
Sẵn dịp thượng sơn, Võ nương thắp  hương cho những người đã khuất. Sau đó bà dẫn chồng con đi tiếp lên cao.
Con đường ruột dê này đã lâu không người qua lại nên cỏ dại mọc đầy, phải rất quen thuộc mới nhận ra lối cũ.
Vài khắc sau, ba người dừng chân trước một vách đá dựng đứng ở lưng chừng núi. Võ nương bảo Sảng nhi dùng kiếm phá mớ dây leo chằng chịt trên vách, để lộ một thạch môn hình chữ nhật phủ đầy rêu. Rồi bà xuống tấn đẩy mạnh cánh cửa đá dầy để khai động. Thấy thế, cha con Sảng nhi cũng vội phụ một tay.
Thạch môn đóng chặt đã hai mươi năm, kể từ ngày ông ngoại Sảng nhi qua đời. Giờ đây, cánh cửa nặng nghìn cân kia cáu kỉnh phát ra những âm thanh ken két ồn ào rỗi mới chịu mở toang.Tư Đồ Quát đốt hương rồi đứng cạnh bệ thờ tượng Võ Hồng, chứng kiến cảnh con trai lạy lục thọ nhận Thần Phủ và chân kinh. Lão tò mò quan sát pho tượng đá và nhận ra rằng dung mạo của Trung Nguyên Đệ Nhất Kiếm rất oai vũ, uy nghiêm. Bất giác, Tư Đỗ Quát sinh lòng kính cẩn đối với cụ tổ bên vợ.
Thạch môn tuy nhỏ nhưng lòng động vô cùng rộng rãi, sáng sủa. Trần hang cao vút và trên vách trước có hàng chục khe thông sáng, thông gió nên không gian thoáng đãng, chẳng hề hôi hám.
Đây vốn là một hang đá vôi nên thạch nhũ buông rèm, có chỗ nước nhỏ xuống đọng thanh vũng. Tuy nhiên, hơn nửa nền động còn lại rất khô ráo, tiện lợi cho việc cư trú và luyện võ.
Lúc này Xuân Hoa đã đỡ Sảng nhi đứng dậy và bà tháo lớp vải sơn, lấy thanh Giáng Ma Thần Phủ ra trao cho ái tử.
Tư Đồ Quát choáng váng trước hình dáng tân kỳ, cũng như nước thép đen bóng của của cây búa cổ kính.
Chữ Phủ có nghĩa là cây rìu, một loại búa lớn, cán dài, chuyên dùng để chặt cây, đốn gỗ. Dịch là rìu thì chính xác hơn song lại hơi khó nghe và kém phần hoa mỹ. Cao thủ võ lâm mà vác rìu thì còn ra thể thống gì nữa. Do vậy, chúng ta sẽ dùng chữ “Búa” cho thêm phần oai vũ.
Vả lại, thanh Giáng Ma Thần Phủ này cũng chẳng giống rìu cho lắm vì nó có đến hai lưỡi và đoạn thép dài nhọn hoắt ở đầu. Nghĩa là, ngoài tác dụng chém, Thần Phủ còn có thể sát địch bằng những thức đâm.
Lưỡi búa có hình nửa bầu dục, mép lưỡi là một cung dài độ hơn gang. Cán búa cũng được làm bằng cùng một thứ thép với lưỡi, cộng với mũi nhọn ở chót thì Thần phủ dài độ ba xích rưỡi, hơn trường kiếm nửa xích.
Tư Đồ Quát không dằn được óc hiếu kỳ liền bảo con trai:
- Sảng nhi ! Con đưa Thần phủ cho ta xem thử!
Cậu bé vâng lời và vui vẻ nói:
- Cha à! Cây búa này nặng khủng khiếp, hài nhi đến gẫy tay mất.
Tư Đồ Quát nhận lấy, giật mình vì trọng lượng của Giáng Ma Thần Phủ mặc dù cán búa là ống thép rỗng mà Thần Phủ vẫn nặng đến hai chục cân.
Lão chăm chú quan sát những hoa văn kỳ lạ khắc chìm trên thân búa, nhận ra hàng ngàn chữ Phạn nhỏ li ti ẩn trong những hình rồng phượng. Lão thầm đoán cổ vật này xuất xứ từ Thiên Trúc hoặc Tây Tạng chứ chẳng phải của Trung Hoa.
Tư Đồ Quát còn phát hiện việc cán búa là ba đoạn ống thép lồng mối vào nhau. Nghĩa là cán búa có thể rút ngắn lại chỉ còn độ hơn gang. Cả đoạn mũi thép nhọn cũng thụt được vào trong lòng cán rỗng. Lão vô cùng thán phục bàn tay tài hoa của người đã chế tạo nên Thần Phủ và mỉm cười khi nghĩ đến cảnh Sảng nhi giắt khối thép hai chục cân này vào giải thắt lưng. Nụ cười tắt lịm ngay khi lão nghe giọng nói ngọt ngào trong trẻo của vợ âu yếm cất lên:
- Tướng công hãy thử dùng Giáng Ma Thần Phủ thi triển pho Du Long kiếm pháp xem nào.
Sau này, khi  xen xong đoạ cuối của quyển “Giáng Ma Chân Kinh”, Tư Đồ Quát mới hiểu rằng Trung Nguyên Đệ Nhất kiếm Võ Hồng muốn khắc chế Đao Vương Bạch Hán Từ nên đã sang Tây Tạng, vào Bố Đà La Tự trộm cây Thần Phủ. Võ Hồng thua Đao Vương ở trận Nhài Sơn biết kiếm không địch lại thanh đao quý nên nghĩ ra việc dùng Giáng Ma Thần Phủ mà thi triển kiếm thuật, tất nhiên, lão ta phải thay đổi sở học để tạo ra pho phủ pháp kỳ lạ. Cuối cùng, Võ Hồng đã nhờ Thần Phủ mà giết được Đao Vương.

O0o

Kể từ hôm ấy, Sảng nhi bắt đầu khổ luyện tuyệt học của giòng họ Võ. Lần này, sư phụ cưa cậu là người mẹ thân yêu.
Được Xuân Hoa cưng chiều nên Sảng nhi rất nhõng nhẽo với mẹ. Tròn ba tuổi mới dứt sữa và đến tuổi lên tám cậu bé vẫn còn thói quen sờ vú mẹ. Tư Đồ Quát bị cạnh tranh liền nóng mũi mắng con:
- Ngươi thực không biết xấu hổ, đã cao bằng ta mà cứ làm như con nít lên ba.
Chủ quán Lý Tứ cũng có mặt, đang đối ẩm với cháu rể, liền lên tiếng phủ dụ Sảng nhi:
- Phụ thân cháu nói đúng đấy! Nay Sảng nhi đã đến tuổi điều niên không được sờ vú mẹ nữa!
(Theo cách tính tuổi của người Trung Hoà thì bé gái bảy tuổi và bé trai tám tuổi được gọi là tuổi điều niên).
Sảng nhi nghe cha và ông răn đe, ngăn cấm như thế liền buồn rười rượi. Đối với cậu đôi bầu vú mẹ là tạo vật xinh đẹp và thân yêu nhất. Thỉnh thoảng, cậu cảm thấy nhớ chúng vô hạn, phải chạy đi tìm mẹ.
Thực ra, tật xấu này có ở hầu hết những đứa trẻ được nuông chiều, nhất là khi chúng không có em kế tiếp.
Vả lại cuộc sống cô quạnh nơi cánh rừng vắng này thiếu thốn niềm vui cho một đứa bé, vì vậy, Sảng nhi luôn bám lấy mẹ.
Giờ đây, sắp bị tước đoạt phúc hiếm hoi ấy, cậu bé ứa nước mắt, ấp úng biện minh với Lý Tứ. Cậu hi vọng Lý lão sẽ bênh vực mình:
- Thúc công? Tiểu tôn tuy đã tám tuổi nhưng vẫn nhỏ hơn gia phụ. Nay gia phụ đã gần sáu mươi mà còn sờ được thì tại sao lại cấm tiểu tôn?
Thì ra Tư Đố Quát âu yếm vợ hiền bị con trai nhìn thấy.
Lý lão ôm bụng cười lăn cười lóc, còn vợ chồng Xuân Hoa thì đỏ mặt tía tai, xấu hổ đến mức chỉ muốn độn thổ.
Tư Đồ Quát thẹn quá hóa giận, trợn mắt quát:
- Tiểu quỷ kia! Ngươi nói nhăng gì thế?
Sảng nhi sợ khiếp vía, chạy đến núp sau lưng mẹ. Tuy nhiên, sau lần ấy cậu bé cũng bỏ được tật xấu, tìm niềm vui trong việc học võ.
Đấy là chút kỷ niệm vui ngày cũ, giờ thì Sảng nhi đã mười hai, đang phải cố công khổ luyện tám mươi mốt chiêu Giáng Ma phủ pháp, thoát thai từ pho Giáng Ma kiếm pháp.
Tư Đồ Quát hiểu rằng pho Du Long kiếm pháp của mình không lợi hại bằng sở học nhà vợ. Song ông không buồn vì Du Long Quyền mới là sở trường của núi Cổ Sơn.
Hình dáng của Giáng Ma Phủ hoàn toàn khác với trường kiếm, chi giống ở chức năng là có thể đâm và chém. Điểm phức tạp nhất chính là việc trọng lượng dồn vế phần lưỡi búa cho nên cánh tay người võ sĩ phải rất khoẻ mạnh mới điểu khiển nổi. Ngược lại, cũng vì điểm đặc biệt ấy mà những đòn chém của Thần Phủ sẽ cực kỳ mãnh hệt hơn cả cương đao.
Trong pho bí kíp còn có cả nguyên bản của Giáng Ma kiếm pháp nên Tư Đồ Quát đã tham khảo và đay lại cho con trai.
Song song với việc luyện võ, Tư Đồ Sảng còn được phụ thân dậy cho một nghề để mưu sinh: Thuở xưa, cái nghề đốn củi là mạt hạng và mạt rệp, không giống như các ngài “Lâm tặc” giầu nứt đố đổ vách ngày nay. Chính vì thế Tư Đồ Quát không để con trai nối nghiệp họ Võ mà dạy cho Sảng nhi cái nghề gia truyền của họ Tư Đồ. Đấy là nghề điêu khắc tượng.
Ở một xứ sở mà bách tính thờ phụng đủ loại thần thánh như Trung Hoa thì nghề khắc tượng luôn phát đạt. Tượng Phật, tượng Tam Thanh, tượng các vị thần trong đạo giáo, hay thậm chí là cả những nhân vật trong tiểu thuyết như Quan Công, Tễ Thiên...May thay, Sảng nhi vốn là một cậu bé thông minh và khéo tay nên đã không phụ lòng kỳ vọng của cha già, hấp thụ hết tinh hoa của nghệ thuật ấy.

O0o

Tư Đồ Quát chẳng bao giờ đưa vợ con về thăm quê hương phúc Châu của lão cả. Lý do là vì Tư Đồ Quát bị chính bào đệ của mình truy sát.
Tư Đồ Xán kém anh trai năm tuổi song võ nghệ lại cao cường hơn. Tính tình lão ta lại ác độc phi thường nên Tư Đố Quát đành phải trốn đi để tránh cảnh nồi da xáo thịt. Thực ra, nếu có ở lại thì Tư Đố Quát cũng khó sống vì lão đã từng bị em trai đánh trọng thương.
Tư Đố Quát sợ mẹ già vỡ tim mà chết nên đã giậu kín việc huynh đệ tương tàn, lẳng lặng bỏ nhà đi phiêu bạt, chịu tiếng bất hiếu nhi.
Do vậy. Tư Đồ Xán chẳng hề bị tai tiếng và còn trở thành Minh chủ võ lâm.
Tư Đồ Quát có được gia đình ấm cúng nên đã quên mối hận cũ, chi kể sơ cho vợ con biết mà thôi.
Năm Sảng nhi mười bẩy tuổi Tư Đồ Quát quyết định bỏ hẳn nghề tiều phu, xoay qua nghề khắc tượng. Rừng Cửu Tuấn có rất nhiều loại cây long não, nguyên liệu tốt nhất để chế tác tượng Phật. Lũ mối mọt chẳng bao giờ dám xúc phạm đến những vị thần thánh có mùi thơm the the của long não.
Hữu xạ tự nhiên hương. Với tài nghệ của cha con Tư Đồ Quát thì những pho tượng do họ làm ra đã sớm nổi tiếng đất Hàm Dương. Không những thế, chúng còn được du khách phương xa mến chuộng.
Khổ thay, chính những pho tượng ấy đã tố cáo tung tích của Tư Đỗ Quát và tai họa ập đến.
Một ngày mùa thu năm Quý Sửu, Tư Đồ Sảng vào rừng đốn cây long não, lúc trở về thi thấy song thân bị giết chết rất thê thảm. Mẹ chàng thần lực kinh nhân nên đối phương phải đâm đến bẩy nhát mới giết được. Cha chàng thì bị rơi đầu, mắt vẫn mở trừng trừng vì oán hận.
Tư Đồ Sảng khóc lóc thảm thiết, chôn cất xong huyện đường là xách búa đi tầm thù.
Ngoài sự nghi ngờ dành cho minh chủ võ lâm Tư Đồ Xán, manh mối duy nhất là chữ “Quỷ” viết bằng máu. Trước khi từ trần, Võ nương vẫn còn đủ sức cáo giác với con trai mình.
Tư Đồ Sảng đã tròn nhị thập và tài sản nhà chàng cũng đã tăng lên kha khá được chủ quán Lý Tứ quản lý. Chàng cũng là người thừa kế duy nhất của Lý chưởng quỹ vì lão cũng chẳng có con cháu nào cả.
Thuở còn trai trẻ, Lý Tứ từng là tay đạo tặc lão luyện giang hồ nên giờ đây hết lời khuyên nhủ, dặn dò cháu trai. Lão dạy chàng phải ẩn nhẫn và thận trọng vì lực lượng kẻ thù quá hùng mạnh.
Tư Đỗ Sảng nhất nhất tuân lời thúc công bí mật rời ngay Hàm Dương.

<< Hồi 18 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 190

Return to top