Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Thời thơ ấu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8864 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thời thơ ấu
Maxim Gorki

Chương 9

Hồi nhỏ tôi có cảm tưởng rằng tôi là một cái tổ ong để những người khác nhau, những người bình thường và giản dị, giống như những con ong, đem đến cho tôi mật của những kiến thức và những ý nghĩ của họ về cuộc sống; mỗi người, theo cách của mình, làm cho tâm hồn tôi phong phú lên rất nhiều. Mật ấy thường bẩn và đắng, nhưng dù sao kiến thức nào cũng vẫn là mật. Sau khi bác Tốt Lắm đi rồi, tôi kết thân với bác Piôt. Bác ta nom cũng tựa như ông tôi: người gầy, gọn gàng và sạch sẽ, nhưng thấp hơn ông tôi và nhỏ hơn; bác ta giống như một chú thiếu niên mặc giả làm ông già để đùa nghịch. Mặt bác có những nếp nhăn ngang dọc đan vào nhau như một chiếc rây bột; giữa những nếp da nhỏ hai con mắt tinh nhanh nom rất buồn cười, với hai lòng trắng vàng vàng, nhảy nhót, giống hệt như những con chim bạch yến trong lồng. Mớ tóc xám của bác xoăn tít, bộ râu cũng xoăn. Khi bác hút thuốc bằng tẩu, khói thuốc -cùng một màu với tóc -bốc lên cuồn cuộn. Cho đến cả lời nói của bác cũng quanh quéo, điểm nhiều câu châm chọc. Bác nói bằng một giọng rì rầm và có vẻ thân mật, nhưng tôi lại luôn luôn có cảm tưởng là bác đang nhạo báng tất cả mọi người. Bác kể lại:
-Khi ấy tôi còn rất trẻ, bà cá tước Tatian Lecxepna sai tôi "làm thợ rèn".
Một thời gian sau bà lại ra lệnh: "Đi giúp người làm vườn!" Được, có sao đâu! Nhưng dù một anh chàng mujich có làm bao nhiêu đi nữa thì người ta cũng chẳng bao giờ bằng lòng anh ta cả. Thế rồi một hôm khác bà ấy lại bảo: "Pêtruska, đi đánh cá!" Đối với tôi thì thế nào cũng được, tôi bằng lòng đi đánh cá... Nhưng vừa mới thấy thú với công việc này thì tôi lại phải từ biệt bọn cá. Tôi phải ra thành phố đánh xe ngựa thuê. Đánh xe ngựa ư? Thì đánh! Rồi sau thế nào nữa? Tôi với bà chủ không kịp thay đổi gì vì giải phóng đã đến và tôi ở lại với con ngựa. Bây giờ đối với tôi, con ngựa ấy thay thế cho bà cá tước đấy. Con ngựa đó đã già lắm, trông nó người ta có cảm tưởng như trước kia lông nó trắng nhưng rồi một hôm có một gã thợ sơn say rượu nào đó lấy các thứ sơn khác nhau quét lở dở lên bộ lông của nó. Chân nó vòng kiềng và thân hình nó như bằng giẻ rách chắp vá lại. Cái đầu xương xẩu với cặp mắt mờ đục rũ xuống một cách buồn bã, và được nối lỏng lẻo vào thân bằng những tĩnh mạch nổi phồng và lớp da già nua, sờn tã. Bác Piôt đối với nó có vẻ vì nể, không bao giờ đánh đập nó và gọi nó là Tanka. Một lần ông tôi hỏi bác:
-Sao bác lại lấy tên đạo đặt cho súc vật như vậy?
-Không đâu, không đâu, cụ Vaxin Vaxiliep kính mến ơi! Trong đạo không có tên nào là Tanka cả, chỉ có tên Tatiana thôi! Bác Piôt cũng là người có học và rất thông hiểu Kinh thánh. Bác luôn luôn tranh luận với ông tôi xem trong các thánh vị nào thiêng hơn. Hai người thi nhau chỉ trích nghiêm khắc những kẻ phạm tội trong Cựu ước, đặc biệt bị chỉ trích nhiều nhất là Abxalôn. Đôi khi hai người tranh luận hoàn toàn chỉ là về mặt ngữ pháp: hai người cãi nhau về vấn đề nên dùng hình thức nào của tiếng Xlavơ cổ trong một số bài kinh.
-Tôi khác, bác khác!
-ông tôi nổi nóng, đỏ mặt tía tai, và nhại lại với vẻ giễu cợt những cách nói của bác Piôt. Bác Piôt, giữa khói thuốc mù mịt, nói lại vẻ châm chọc:
-Thế cách cầu kinh của cụ thì hơn gì? Đối với Đức Chúa Trời thì cũng vậy thôi! Có lẽ Chúa Trời khi nghe cụ cầu nguyện sẽ nghĩ: "Ngươi muốn cầu thế nào thì cầu, nhưng dẫu sao thì ngươi cũng chẳng đáng giá bao nhiêu!"
-Cút đi, Lêcxây!
-ông tôi quát tôi giọng giận dữ, cặp mắt xanh long lanh. Bác Piôt rất ưa sạch sẽ và ngăn ngắp. Khi đi qua sân bác thường lấy chân đá sang bên những phoi bào, mảnh chai lọ, xương xẩu. Bác vừa đá vừa nói, giọng chê trách:
-Đồ vô dụng, chỉ tổ vướng cẳng! Bác là một người hay nói, có vẻ tốt bụng và vui vẻ, nhưng có lúc hai mắt bác đỏ ngầu những tia máu, mờ đi và đờ như mắt người chết. Những lúc đó bác ngồi co ro trong một góc tối, yên lặng, cau có như đứa cháu của bác.
-Bác làm sao thế, bác Piôt?
-Đi đi!
-Bác trả lời giọng khàn khàn và nghiêm khắc. Cùng ở phố chúng tôi, trong một ngôi nhà nhỏ có một lão quý tộc. Hắn có cái bướu ở trên trán và một thói quen hết sức kỳ lạ: cứ đến ngày lễ hắn lại ngồi bên cửa sổ và lấy súng bắn đạn chì vào chó, mèo, gà, quạ và cả những người qua đường mà hắn không thích. Một lần bác Tốt Lắm bị hắn bắn vào sườn. Đạn nhỏ không xuyên qua được tấm áo dạ, nhưng có mấy viên lọt vào túi áo. Tôi còn nhớ bác ở thuê nhà tôi, qua cặp kính đã ngắm nghía những viên đạn chì màu xám rất chăm chú. ông tôi khuyên bác  Tức Tatiana, gọi một cách thân mật.
Tốt Lắm nên đi kiện, nhưng bác ném mấy viên đạn vào góc bếp và trả lời:
-Không đáng kiện. Một lần khác lão bắn súng ấy lại bắn mấy viên đạn vào chân ông tôi; ông tôi tức giận, đệ đơn kiện lên tòa án và đi triệu tập những nạn nhân khác ở quanh đấy và những người làm chứng. Nhưng lão quý tộc bỗng biến đâu mất. Cứ mỗi lần ở ngoài phố có tiếng súng nổ là bác Piôt
-nếu lúc đó có nhà
-lại vội vàng chụp lên mái tóc xám chiếc mũ đã bạc phếch có cái lưỡi trai to tướng mà bác vẫn đội trong những ngày nghỉ và hấp tấp chạy ra đường. Bác thủ hai tay ra sau lưng, dưới vạt áo kaftan, nâng vạt áo lên như đuôi con gà trống, phưỡn bụng ra phía trước và đi một cách bệ vệ trên hè. Bác đi qua cửa nhà lão bắn súng rồi quay trở lại, rồi lại đi. Cả nhà chúng tôi đổ ra cổng đứng xem. Qua cửa sổ bộ mặt xám ngoét của lão nhà binh cũng hiện ra, và phía trên bộ mặt đó là cái đầu với mái tóc vàng hoe của mụ vợ hắn. Từ trong sân nhà Betleng cũng có vài người chạy ra. Chỉ có ngôi nhà xám của lão ạpxiannikôp là im lìm như chết không thấy người nào xuất hiện cả. Đôi khi cuộc đi dạo của bác Piôt không thu được kết quả
-lão đi săn hình như không xem bác là một con mồi đáng bắn. Nhưng cũng có khi khẩu súng hai nòng lại nổ liên tiếp.
-Pàng, pàng... Không rảo bước, bác Piôt đi lại phía chúng tôi và có vẻ rất hài lòng, nói:
-Đạn rơi vào vạt áo cả! Một lần đạn trúng vào vai và cổ bác. Bà tôi lấy kim khều đạn ra và trách bác Piôt:
-Tại sao bác lại trêu chọc cái thằng mọi rợ ấy làm gì? Thế ngộ như nó bắn bác mù mắt thì sao?...
-Không, không nguy hiểm gì đâu... Akưlina Ivanna,
-bác Piôt kéo dài giọng trả lời ra bộ xem thường.
-Thằng ấy có phải là hạng biết bắn đâu...
-Nhưng sao bác cứ khuyến khích nó như vậy?
-Tôi mà khuyến khích nó à? Tôi chỉ muốn trêu cái lão ấy thôi... Rồi ngắm nghía những viên đạn gắp ra, đặt trong lòng bàn tay, bác nói:
-Xạ thủ hạng bét! Bà có biết không, ngày trước bà chủ tôi, bà cá tước Tatian Lecxepna, có một thời gian đã chọn một tay nhà binh làm chồng
-bà ta thay chồng như thay đầy tớ vậy. Tên lão ta là Mamôn Ilitạ. Chà, thằng cha bắn mới cừ làm sao!
Mà bà phải biết, lão chỉ bắn đạn một thôi. Hắn để thằng ngốc Ignaska đứng dạng chân cách xa ít nhất là bốn mươi bước, ở thắt lưng buộc một cái chai lủng lẳng. Thằng Ignaska đứng dạng háng còn nhe răng ra mà cười, rõ đồ ngốc!  Một loại áo dài thắt ở bụng. Lão Mamôn Ilitạ giơ súng lục lên và ... Pàng! Cái chai vỡ tan. Nhưng có một lần thằng Ignaska động đậy
-có lẽ hắn bị ruồi trâu đốt
-thế là viên đạn trúng vào đầu gối hắn, vào giữa xương bánh chè! Người ta gọi thầy thuốc đến, ông ta cưa phăng ngay chân hắn đi, và đem chôn cái chân đó... Thế đấy!
-Còn thằng ngốc ấy thì thế nào?
-Hắn ấy à, hắn chẳng làm sao cả. Đồ ngốc thì cần gì tay với chân, hắn chỉ ăn cái ngốc của hắn cũng đủ no rồi. Bọn ngốc thì ai người ta cũng mến, vì chúng chẳng làm hại ai bao giờ cả. Người ta đã có câu nói: dù là thầy ký, thầy cai, nhưng nếu ngốc nghếch chẳng ai bực mình... Những câu chuyện kiểu đó không làm cho bà tôi ngạc nhiên, chính bà tôi cũng biết hàng chục chuyện như vậy. Nhưng tôi thì hơi sợ, tôi hỏi bác Piôt:
-Thế lão quý tộc có thể giết chết người được à?
-Sao lại không được? Được chứ. Bọn quý tộc còn giết lẫn nhau nữa kia! Một hôm, có một gã sĩ quan kỵ binh đến nhà bà Tatian Lecxepna, hắn sinh sự cãi nhau với lão Mamôn, thế là lập tức cả hai liền vớ lấy súng lục, đi vào vườn, và ở đó, trên con đường nhỏ bên hồ, gã sĩ quay kỵ binh ấy bắn cho lão Mamôn một phát vào giữa gan! Thế là lão Mamôn ra nghĩa địa nằm, còn gã sĩ quan thì về Kapkadơ, chẳng lôi thôi dài dòng gì hết! Đó là chúng đối với nhau đấy, huống hồ đối với mujich và những kẻ khác! Bây giờ người ta không còn là của chúng nữa, chúng không thương hại gì đâu. Trước kia thì dù sao chúng cũng còn thương vì là của riêng của chúng!
-ối dào, ngay cả ngày trước chúng cũng chẳng thương hại lắm đâu!
-Bà tôi nói. Bác Piôt đồng ý:
-Đúng thế đấy, của riêng nhưng là thứ riêng rẻ tiền... Tuy đối với tôi bác có vẻ dịu dàng, bác đối với tôi tốt hơn là đối với người lớn và không lảng tránh con mắt tôi, nhưng trong con người bác vẫn có cái gì làm tôi không ưa. Trong những lúc đãi mọi người món mứt mà bác rất thích, bác thường phết mứt vào bánh mì cho tôi nhiều hơn. Thường đi phố về bác hay cho tôi kẹo mạch nha và bánh khô dầu bằng hạt quả anh túc. Nói chuyện với tôi bao giờ bác cũng có thái độ nghiêm trang và giọng nói dịu dàng:
-Sau này định sống thế nào, chú mình? Đi lính hay làm quan?
-Đi lính.
-Phải đấy. Bây giờ đi lính cũng dễ chịu. Làm giáo sĩ cũng tốt, chỉ cần thỉnh thoảng lại kêu: "Xin Chúa thương xót chúng con", có thế thôi! Làm giáo sĩ có lẽ còn dễ hơn đi lính cơ đấy, nhưng làm anh đi  ý muốn nói tới cuộc giải phóng nông nô năm 1861. câu lại hơn cả; chẳng phải học gì hết, chỉ cần quen một chút là được!... Bác làm những bộ điệu tức cười để bắt chước cá lượn quanh mồi như thế nào, các loại cá vược, cá dầy, cá mè mỗi khi mắc câu thì vùng vẫy ra sao... Đôi khi bác bảo để an ủi tôi:
-Cháu bực tức mỗi khi ông cháu đánh cháu, nhưng như vậy không nên, chú mình ạ. ông cháu đánh cháu là để dạy bảo cháu. Vả lại thứ đòn đó chẳng đáng kể vào đâu! Bà chủ bác, bà Tatian Lecxepna mà đánh thì phải biết! Bà ấy có riêng một người để làm việc ấy, tên hắn là Krixtôpho. Hắn ta thạo nghề đến nỗi những địa chủ lân cận thường đến xin bà cá tước: "Bà Tatian Lecxepna, bà làm ơn cho tôi mượn tên Krixtôpho về để đánh lũ đày tớ!" Và bà ta cho mượn. Bác kể tỉ mỉ với vẻ thản nhiên: mụ cá tước mặc áo dài bằng xa-tanh trắng, trùm khăn mỏng màu xanh da trời, ngồi trong một chiếc ghế bành đỏ đặt ở ngoài hiên có những cột tròn để xem Krixtôpho quất nam nữ nông dân.
-Tên Krixtôpho ấy tuy quê ở Riazan nhưng trông như người Txưgan hoặc Khôkhôn vậy. Râu mép hắn dài đến mang tai, mõm xanh vì hắn cạo râu cằm. Không biết có phải hắn là một thằng ngốc thật không, hay là hắn giả bộ như thế để được yên thân. Nhiều lần, ở trong bếp, hắn rót một chén nước, bắt một con ruồi, một con gián hoặc một con bọ dừa
-rồi lấy cái que từ từ dìm nó xuống nước cho chết. Hoặc là hắn bắt ngay rận ở cổ áo đem dìm vào nước... Những mẩu chuyện tương tự như thế đối với tôi đã khá quen thuộc, tôi đã được nghe nhiều những chuyện đó do ông bà tôi kể. Chúng muôn màu muôn vẻ, nhưng tất cả đều giống nhau một cách kỳ lạ: trong chuyện nào cũng có cảnh hành hạ, chế giễu, săn đuổi con người. Tôi đã chán ngấy những chuyện đó, không muốn nghe nữa nên bảo bác đánh xe ngựa thuê:
-Bác kể chuyện khác cơ! Những nếp nhăn trên mặt bác dồn cả về phía mồm, rồi lại chạy lên phía mắt, nhưng bác đồng ý:
-Thôi được, đồ tham lam! Kể chuyện khác vậy. Hồi đó ở chỗ bác có một anh đầu bếp...
-Ai có?
-Bà cá tước Tatian Lecxepna.
-Sao bác lại gọi bà ta là Tatian? Bà ấy là đàn ông hay sao?
-Tất nhiên bà ấy là đàn bà, nhưng bà ta lại có râu mép, đen... Bà ấy gốc là người Đức đen, loại người này trông giống như người da đen vậy. Nhưng  Tên gọi người Ukraina (theo cách gọi khinh miệt của người Nga dưới thời Nga hoàng).  Trong tiếng Nga không có tên nam nào là Tatian cả. Đây chỉ là một cái tên bịa ra, tên đó có hình thức giống đực để chỉ đàn ông, tương đương với tên của đàn bà là Tatiana. ta hãy quay lại chuyện anh đầu bếp. Câu chuyện này buồn cười lắm, chú mình ạ... Trong "câu chuyện buồn cười" ấy có một anh bếp làm hỏng cả một mẻ bánh nướng. Để phạt anh ta người ta bắt anh phải ăn hết chỗ bánh ấy ngay một lúc. Anh ta ăn hết và phát ốm. Tôi nổi cáu:
-Chuyện ấy chẳng buồn cười tí nào!
-Thế thì thế nào mới buồn cười? Nào, nói đi!
-Cháu không biết...
-Vậy thì im mồm đi! Rồi bác lại kể đi kể lại những câu chuyện của bác, giống như con nhện cứ chăng mãi cái mạng lưới của nó. Thỉnh thoảng, vào những ngày lễ, mấy đứa em họ tôi lại đến chơi: thằng Xaxa Mikhalôp buồn bã và lười biếng và thằng Xaxa Iakôvôp, ăn mặc chải chuốt, chuyện gì cũng biết.
Một lần trong lúc ba đứa chúng tôi đang đi "du lịch" trên các mái nhà, chúng tôi trông thấy trong sân nhà Betleng một lão quý tộc mặc áo màu xanh lá cây có lót lông thú ngồi trên một đống củi cạnh tường và đang chơi với mấy con chó con. Cái đầu hói nhỏ vàng ệch của lão để trần. Một đứa em họ tôi đề nghị đánh cắp một con chó, và lập tức một kế hoạch đánh cắp tài tình được vạch ra: hai đứa em họ tôi sẽ ra ngay ngoài đường và đợi ở cổng nhà Betleng, tôi sẽ dọa lão quý tộc và khi lão hoảng sợ bỏ chạy thì hai đứa em họ tôi sẽ ùa vào sân và cướp lấy chó.
-Nhưng mà dọa thế nào cho lão ta sợ được? Một đứa em họ tôi đề nghị:
-Mày cứ nhổ một bãi nước bọt vào đầu lão ta! Không biết nhổ vào đầu người khác có phải là một tội to lắm không? Tôi đã nhiều lần nghe nói và chính tôi thấy người ta làm nhiều điều còn tệ hơn nữa, vì thế tôi đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao cho. Thế là om xòm cả lên. Từ nhà Betleng cả một đội quân đàn ông và đàn bà kéo sang sân nhà chúng tôi, đi đầu là một viên sĩ quan trẻ đẹp trai. Vì lúc tôi phạm lỗi thì hai đứa em họ tôi đang đi chơi ngoan ngoãn ở ngoài đường, và cứ theo lời chúng thì chúng không biết gì về cái trò nghịch ngợm quỷ quái của tôi, cho nên ông tôi chỉ đánh có mình tôi. Thế là ông tôi đã làm hài lòng tất cả mọi người trong nhà Betleng. Sau trận đòn, lúc tôi đang nằm trên nóc lò sưởi ở trong bếp thì bác Piôt leo lên chỗ tôi. Bác ăn vận như ngày hội, dáng điệu có vẻ hớn hở.
-Nghĩ ra được cái trò khá lắm đấy, chú mình ạ!
-Bác nói thì thầm.
-Đáng đời cái thằng dê già ấy. Phải nhổ vào mặt tất cả những đứa như cái thằng ấy! Hay là lấy đá ném vào cái đầu thối tha của chúng nó!
Trước mặt tôi hiện lên bộ mặt tròn nhẵn thín và trẻ con của lão quý tộc. Tôi còn nhớ lão vừa lấy hai bàn tay bé nhỏ lau cái đầu hói vàng, vừa kêu khe khẽ và rền rĩ như chó con. Nghĩ lại tôi hết sức xấu hổ, tôi căm thù mấy đứa em họ tôi. Nhưng nhìn sát bộ mặt nhăn nheo của bác đánh xe tôi liền quên hết những điều đó: bộ mặt ấy rung rung với một vẻ đáng sợ và đáng ghét giống y như bộ mặt của ông tôi lúc đánh tôi.
-Đi đi!
-Tôi hét lên và dùng cả tay lẫn chân đẩy bác Piôt ra. Bác cười hì hì, nháy mắt và tụt xuống. Từ đó trở đi, tôi không muốn nói chuyện với bác nữa, tôi bắt đầu lẩn tránh bác và đồng thời cũng bắt đầu theo dõi bác. Tôi đề phòng như thể mơ hồ chờ đợi một điều gì sắp sửa xảy ra. ít lâu sau khi xảy ra câu chuyện với lão quý tộc, lại xảy ra một chuyện khác. Từ lâu ngôi nhà im lìm của lão ạpxiannikôp khêu gợi trí tò mò của tôi. Tôi có cảm tưởng rằng ngôi nhà xám đó che giấu một cuộc sống khác thường, đầy bí mật như trong các câu chuyện cổ tích. Nhà Betleng rất ồn ào và vui nhộn. ở đây có nhiều tiểu thư đẹp tiếp các sĩ quan và sinh viên đến chơi, trong nhà luôn luôn có tiếng cười, tiếng la hét, tiếng hát và tiếng nhạc. Và ngay cả bộ mặt của ngôi nhà cũng có vẻ vui nhộn: qua lớp kính cửa sổ sáng lấp lánh, trông thấy những chậu hoa màu sắc rực rỡ. ông tôi không thích cái nhà này. ông tôi gọi tất cả mọi người trong nhà đó là "bọn dị giáo, bọn vô thần"; riêng đối với bọn đàn bà thì ông tôi đặt cho một cái tên thô tục mà có lần bác Piôt đã giải nghĩa cho tôi cũng bằng những lời thô tục với vẻ thích thú ác ý. Trái lại, ông tôi kính nể ngôi nhà nghiêm trang và lặng lẽ của lão ạpxiannikôp. Đó là ngôi nhà một tầng nhưng khá cao, trông ra cái sân đất sạch sẽ và vắng vẻ, trên mặt sân đầy cỏ mọc, ở giữa có cái giếng có mái che, dựng trên hai chiếc cột nhỏ. Ngôi nhà tựa hồ như thụt lùi vào phía trong để trốn tránh con mắt mọi người. Ba chiếc cửa sổ hẹp hình cánh cung của ngôi nhà cách mặt đất khá cao, cửa kính mờ đục, ánh nắng chiếu vào tạo nên đủ mọi màu sắc của cầu vồng. Về phía bên kia cổng có căn nhà kho, mặt trước trông giống hệt như ngôi nhà, cũng có ba cửa sổ nhưng là cửa sổ giả; trên bức tường màu xám người ta đắp những khuôn cửa và ở giữa dùng vôi trắng kẻ thành những chấn song cửa sổ. Những chiếc cửa sổ giả đó nom rất khó chịu và toàn bộ căn nhà kho càng làm tăng thêm cái cảm giác bí mật và âm thầm của ngôi nhà đó. Có một cái gì nhẫn nhục hoặc kiêu hãnh trong sự yên lặng của khu nhà đó, của những chuồng ngựa trống rỗng và của những gian nhà xép với những chiếc cửa lớn cũng trống rỗng nốt. Thỉnh thoảng người ta thấy một lão già cao lớn, khập khiễng đi dạo ở trong sân, cằm lão cạo nhẵn, nhưng lão để ria mép trắng cứng như những chiếc kim. Đôi khi, một lão già khác, râu quai nón, mũi khoằm, dắt ra khỏi chuồng một con ngựa xám, đầu to, ức lép, bốn chân mảnh khảnh. Ra đến sân con ngựa cúi đầu chào tất cả mọi vật xung quanh giống như một cô mụ hiền lành. Lão thọt chân lấy tay phát đen đét vào con ngựa, lão huýt sáo và thở dài thườn thượt.
Sau đó người ta cảm tưởng là lão già muốn đi khỏi nhà nhưng không thể nào đi được vì lão đã bị bỏ bùa. Hầu như chiều nào cũng vậy, có ba đứa trẻ chơi đùa ở trong sân cho đến tối mịt. Ba đứa cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc. Tôi quan sát chúng qua khe hở hàng rào, nhưng chúng không nhìn thấy tôi; tôi thì lại rất muốn chúng nhìn thấy tôi. Tôi thích xem chúng chơi những trò chơi không quen biết một cách rất thú vị, vui vẻ và không bao giờ cãi nhau. Tôi thích cách ăn vận của chúng, thích thái độ săn sóc của chúng đối với nhau, nhất là của hai thằng anh đối với đứa em nhỏ, một thằng bé ngộ nghĩnh và lanh lợi. Mỗi khi thằng em ngã là hai đứa anh lại cười, như người ta vẫn thường cười những người bị ngã, nhưng không phải cười một cách độc ác. Ngay lúc đó chúng đỡ thằng em dậy, và nếu tay hoặc đầu gối nó bẩn thì chúng lấy lá ngưu bàng hoặc khăn tay lau các ngón tay và quần cho sạch. Thằng anh thứ hai nói một cách hiền hậu:
-Em lóng ngóng quá! Chúng không bao giờ cãi nhau, không bao giờ gian lận. Cả ba đều rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không biết mệt mỏi là gì. Một lần tôi leo lên cây và huýt sáo gọi chúng, chúng dừng ngay lại, rồi không vội vàng, chúng túm lại, đưa mắt nhìn tôi, và thì thầm bàn bạc gì với nhau. Tôi tưởng chúng định lấy đá ném tôi, liền tụt xuống đất, nhặt đá bỏ vào túi, nhét vào trong áo rồi lại trèo lên cây. Nhưng lúc này chúng đã chơi xa chỗ tôi, ở tận phía cuối sân và xem chừng đã quên mất tôi. Tôi buồn quá, tuy vậy tôi cũng vẫn không muốn gây sự trước. Một lát sau có tiếng người gọi chúng qua cửa sổ:
-Đi về, các con! Chúng thong thả và ngoan ngoãn đi vào hệt như những chú ngỗng. Đã nhiều lần tôi ngồi trên cây phía trên hàng rào, há vọng chúng gọi tôi xuống chơi với chúng, nhưng chúng không gọi. Tôi đã chơi với chúng trong ý nghĩ, và có lúc tôi đã say sưa đến nỗi hét lên hoặc cười thật to. Lúc đó ba đứa đều nhìn tôi và nói khẽ với nhau điều gì, còn tôi ngượng quá bèn tụt xuống đất. Một lần chúng bắt đầu chơi ú tim. Đến lượt thằng anh thứ hai đi tìm, nó đứng vào một xó ở đằng sau nhà kho và lấy hai tay bịt mắt thật kín, còn hai anh em nó thì chạy đi trốn. Thằng anh nhanh nhẹn chui ngay vào trong một cỗ xe trượt tuyết to tướng ở dưới mái hiên nhà kho, còn thằng em thì cuống lên, cứ chạy quanh cái giếng không biết trốn vào đâu trông đến buồn cười. Thằng anh kêu:
-Một... hai... Thằng em liền nhảy lên thành giếng, nắm lấy dây và đứng vào chiếc gầu không. Chiếc gầu biến mất, đập vào thành giếng phát ra những tiếng âm vang. Tôi sững sờ nhìn chiếc ròng rọc trơn dầu lặng lẽ quay nhanh. Nhưng lập tức, tôi hiểu điều sẽ xảy ra, tôi liền nhảy phắt xuống sân, kêu to:
-Ngã xuống giếng rồi!... Thằng anh thứ hai chạy tới thành giếng cùng một lúc với tôi, nó nắm lấy dây gầu nhưng bị nhấc bổng lên khiến tay nó bị bỏng rát, nhưng tôi đã kịp chộp lấy sợi dây, và liền lúc đó thằng anh lớn chạy tới giúp tôi kéo chiếc gầu lên. Nó nói:
-Khẽ chứ nhé!... Chúng tôi kéo được thằng bé lên ngay. Nó cũng sợ, bàn tay phải của nó rớm máu, má bị sây sát. Nó bị ướt đến thắt lưng, mặt tái xanh nhưng vẫn mỉm cười. Nó rùng mình, hai mắt mở to, mỉm cười và nói, giọng kéo dài:
-Em bị ng-ã... ã... ghê-e quá...
-Mày thật là điên,
-thằng anh thứ hai nói, ôm lấy thằng bé, và lấy khăn tay lau máu trên mặt nó. Còn thằng anh lớn thì cau mày nói:
-Đi vào thôi, đằng nào cũng chẳng giấu được...
-Các cậu liệu có bị đánh không?
-Tôi hỏi. Nó gật đầu, sau đó chìa tay cho tôi và nói:
-Cậu chạy đến nhanh lắm! Vui thích vì được khen, tôi chưa kịp nắm lấy tay nó thì nó đã nói với thằng thứ hai:
-Đi vào nhà thôi, kẻo nó cảm bây giờ! Chúng ta sẽ bảo là nó bị ngã, nhưng đừng nói là ngã xuống giếng!
-Phải rồi, đừng nói,
-thằng em vẫn rùng mình, đồng ý.
-Bảo là em ngã vào vũng nước nhé! Rồi chúng đi vào.
Tất cả những chuyện đó xảy ra nhanh đến nỗi lúc nhìn lại cành cây từ trên đó tôi đã nhảy xuống, tôi thấy nó vẫn còn rung rung và một chiếc lá vàng rụng xuống. Có đến gần một tuần không thấy ba anh em nhà ấy ra sân chơi, nhưng sau đó chúng lại xuất hiện, ồn ào hơn trước. Thằng anh lớn nhìn thấy tôi trên cây, nó gọi, giọng thân mật:
-Xuống đây chơi với chúng tớ! Chúng tôi leo lên cái xe trượt tuyết cũ để ở dưới mái hiên nhà kho rồi vừa ngắm nghía nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu.
-Các cậu có bị đánh không?
-Có,
-thằng anh lớn trả lời. Tôi thấy khó mà tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh như tôi, tôi thấy tức thay cho chúng.
-Sao cậu lại bắt chim?
-Thằng bé nhất hỏi.
-Vì chúng nó hót hay lắm.
-Không nên bắt, cứ để cho chúng nó muốn bay đi đâu thì bay...
-Được, tớ sẽ không bắt nữa!
-Nhưng cậu hãy bắt cho mình một con đã.
-Cậu muốn chim gì?
-Chim gì hót vui ấy. Để nhốt vào lồng.
-Thế thì chim bạch yến chứ gì?
-Mèo nó bắt mất,
-thằng thứ hai nói,
-mà bố cũng chẳng cho nuôi đâu. Thằng anh lớn đồng ý:
-Đúng đấy, bố chẳng cho đâu...
-Thế các cậu có mẹ không?
-Không,
-thằng anh lớn nói. Nhưng thằng thứ hai chữa lại:
-Có, nhưng là mẹ khác, không phải là mẹ chúng tớ, chúng tớ không còn mẹ, mẹ chúng tớ chết rồi.
-Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ,
-tôi nói. Thằng anh lớn gật đầu:
-ừ. Và cả ba đứa có vẻ suy nghĩ, gương mặt sầm lại. Qua những câu chuyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, vì vậy tôi rất thông cảm với sự yên lặng suy nghĩ của bọn trẻ. Chúng ngồi sát vào nhau, giống nhau như những chú gà con. Tôi nhớ lại chuyện mụ dì ghẻ phù thủy đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, tôi liền bảo chúng:
-Mẹ thật của các cậu rồi thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem! Thằng anh lớn nhún vai:
-Chết rồi cơ mà, về làm sao được... Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra thành từng miếng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là lại sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy! Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những chuyện của bà tôi. Lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo:
-Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đấy là những chuyện cổ tích... Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn thằng này cúi xuống. Trời đã bắt đầu tối, những đám mây đỏ treo lơ lửng trên các mái nhà. Bỗng dưng trước mặt chúng tôi hiện ra một lão già với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo nâu, dài lùng thùng trông giống như một giáo sĩ; đầu lão đội chiếc mũ xù lông.
-Đứa nào đây?
-Lão già hỏi và chỉ vào tôi. Thằng anh lớn đứng dậy, hất đầu về phía nhà ông tôi:
-Nó ở bên kia sang...
-Đứa nào gọi nó sang? Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi về nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn. Lão già nắm chặt lấy vai tôi và dẫn tôi qua sân ra cổng. Lão làm tôi sợ đến phát khóc, nhưng lão bước dài và nhanh đến nỗi tôi chưa kịp khóc òa lên thì đã ở ngoài đường rồi. Lão già dừng trước cổng, giơ ngón tay dọa tôi và nói:
-Cấm không được đến chỗ tao! Tôi cáu tiết:
-Tôi có thèm đến với lão đâu, đồ quỷ già! Lão giơ cánh tay dài ngoẵng ra và lại tóm được tôi. Lão lôi tôi đi trên hè phố và hỏi tôi một câu làm tôi choáng váng chẳng khác gì bị một nhát búa nện vào đầu:
-ông mày có nhà không? Không may cho tôi là ông tôi lại có nhà. Trông thấy lão già hầm hầm, ông tôi đứng dậy. Đầu ngẩng lên, bộ râu vểnh về phía trước, ông tôi nhìn vào cặp mắt đục và tròn như hai đồng xu của lão già, hấp tấp nói:
-Mẹ nó đi vắng, còn tôi thì bận luôn, thành thử không có ai trông nom nó, xin đại tá tha lỗi cho! Lão đại tá quát ầm cả nhà, rồi lão quay đằng sau trông cứng đờ như một cây gỗ và đi thẳng. Còn tôi thì một lúc sau bị ném ra sân, vào trong chiếc xe của bác Piôt.
-Chú mày lại bị tóm cổ rồi phải không?
-Bác vừa hỏi vừa tháo ngựa ra khỏi xe.
-Tại sao bị đánh? Khi tôi kể chuyện cho bác nghe, bác nổi xung và rít lên:
-Thế mày chơi với cái lũ con nhà quý tộc, lũ rắn non ấy làm gì? Chơi với chúng nó đã thấy sướng chưa! Bây giờ thì mày đi mà nện cho chúng nó một trận, còn chờ gì nữa! Bác ta nói như thế rất lâu. Bực mình vì trận đòn, lúc đầu tôi còn nghe bác với vẻ đồng tình, nhưng bộ mặt nhăn nheo của bác cứ rung rung mỗi lúc trông một khó chịu thêm và làm tôi nhớ lại rằng những đứa trẻ kia cũng sẽ bị đánh và đối với tôi chúng không có tội gì cả.
-Sao tôi lại đánh chúng nó? Chúng nó tốt lắm. Bác chỉ toàn nói láo thôi!
-Tôi nói. Bác nhìn tôi và bất thình lình thét lên:
-Cút khỏi xe tao ngay!
-Đồ ngốc!
-Tôi nhảy xuống đất và hét lên. Bác liền đuổi theo tôi quanh sân, nhưng cứ bắt hụt mãi, vừa chạy bác vừa la, giọng lạc hẳn đi:
-Tao mà là đồ ngốc à? Tao mà nói láo à? Tao phải cho mày... Bà tôi bước ra cửa bếp, tôi liền chạy tới nép vào bà tôi. Còn bác Piôt thì phàn nàn:
-Tôi không thể sống được với cái thằng nhãi ranh này! Tôi nhiều tuổi hơn nó đến năm lần mà nó dám réo cha réo mẹ tôi ra mà chửi, bảo tôi là đồ nói láo... Mỗi khi người ta đặt điều ngay trước mặt tôi, tôi thường sững sờ và trở nên đần độn vì kinh ngạc. Lúc này tôi cũng đờ đẫn cả người. Nhưng bà tôi đã trả lời dứt khoát:
-ối chà, bác Piôt, tự bác đặt điều ra thì có, nó không chửi bác như vậy đâu! Giá phải ông tôi thì ông tôi đã tin lời lão đánh xe rồi. Từ hồi đó trở đi bắt đầu một cuộc chiến tranh âm thầm và gay gắt giữa bác Piôt và tôi: bác ta cố tìm mọi cách giả như vô tình để xô đẩy tôi, lấy dây cương quật tôi, thả chim của tôi ra; một lần bác ta còn đem chim của tôi cho mèo vồ. Bất cứ chuyện gì bác cũng đem mách ông tôi và luôn luôn bịa đặt thêm.
Càng ngày tôi càng cảm thấy rằng bác ta cũng là đồ trẻ con như tôi, chỉ có mặc như ông già mà thôi. Về phía tôi, tôi tìm cách tháo giày gai của bác ta ra, tôi bí mật gỡ và cứa đứt những sợi gai để khi bác ta xỏ chân vào thì chúng đứt tung ra. Một hôm tôi đổ hạt tiêu vào mũi của bác làm cho bác ta hắt hơi hàng giờ liền. Nói chung, tôi cố sức trong phạm vi khả năng của tôi không chịu thua kém bác ta. Vào những ngày lễ, suốt ngày bác ta để ý theo dõi tôi và đã nhiều lần bắt gặp tôi nói chuyện với mấy đứa con lão đại tá là điều tôi đã bị cấm. Thế là bác đi tố cáo với ông tôi.
Tôi vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa tôi với chúng càng ngày càng trở nên thích thú. Trong một ngách hẹp giữa bức tường nhà tôi và hàng rào nhà ạpxiannikôp có một cây du, một cây bồ đề và một bụi hương mộc rậm rạp. Nấp sau bụi cây đó tôi khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào. Mấy đứa con lão quý tộc, lần lượt từng đứa hoặc hai đứa một, lại gần, và chúng tôi ngồi xổm hoặc quỳ nói chuyện khe khẽ với nhau. Một đứa trong số ba anh em chúng phải luôn luôn đứng canh để đề phòng lão đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi. Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi rất buồn. Chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống như thế nào và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về dì ghẻ và bố chúng. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể chuyện cổ tích. Tôi kể lại những chuyện mà bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào thì tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Điều đó thường làm cho bà tôi rất hài lòng. Tôi cũng kể cho chúng nhiều chuyện về bà tôi. Một hôm thằng lớn thở dài và nói:
-Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà mình trước cũng rất tốt... Nó thường nói một cách buồn bã như vậy: ngày trước, trước kia, đã có lúc... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ, những ngón tay thon thon và người nó mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt nó rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất đáng yêu, và cũng gây cho tôi một sự tin cậy hoàn toàn. Tôi luôn luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả. Mải nói chuyện, nhiều khi tôi không biết bác Piôt đã đến bên cạnh. Bác ta giải tán chúng tôi bằng một tiếng quát lè nhè:
-Lại... nói chuyện?
Tôi nhận thấy rằng càng ngày bác càng hay có những cơn thẫn thờ ủ rũ. Thậm chí tôi còn đoán biết trước được tâm trạng của bác mỗi khi bác ta đi làm về: thường thường bác mở cổng rất thong thả, bản lề cổng rít lên một tiếng dài vẻ như uể oải, còn nếu bác đánh xe có điều gì bực bội thì bản lề rít lên ngắn ngủi, nghe như một tiếng kêu đau đớn. Từ ngày đứa cháu câm của bác ta về nhà quê lấy vợ, bác Piôt sống một mình ở trên chuồng ngựa. Trong căn gác thấp với chiếc cửa sổ bé tí tẹo, sực mùi da mốc, mùi hắc ín, mùi mồ hôi và thuốc lá, vì thế không khi nào tôi vào chỗ ở của bác cả. Bác lại để đèn khi đi ngủ, khiến ông tôi rất không bằng lòng:
-Coi chừng, không khéo bác thiêu cả tôi đi đấy, bác Piôt!
-Không đâu, cụ cứ yên trí! Ban đêm bao giờ tôi cũng để ngọn đèn vào trong bát nước,
-bác ta trả lời, mắt nhìn lảng đi chỗ khác. Nói chung bây giờ bác ta không nhìn thẳng vào mặt ai nữa. Đã từ lâu bác không tham dự những buổi tối uống trà của bà tôi nữa. Bác cũng không thết mứt mọi người nữa, mặt bác khô héo lại, những nếp nhăn hằn sâu hơn, bác đi lảo đảo, hai chân kéo lê như một người ốm. Có lần, vào một buổi sáng trong tuần, tôi đang cùng với ông tôi dọn sân, vì đêm trước tuyết rơi rất nhiều, bỗng thấy then cổng kêu lạch cạch rất lạ và một viên cảnh sát bước vào trong sân. Y lấy lưng đóng cổng lại và giơ ngón tay màu xám béo múp vẫy ông tôi. ông tôi bước tới, viên cảnh sát cúi về phía ông tôi, tưởng chừng như cái mũi to tướng của y bổ vào trán ông tôi. Y bắt đầu nói cái gì nghe không rõ, còn ông tôi thì hấp tấp trả lời:
-Vâng, ở đây! Bao giờ? Trời, để tôi nhớ lại xem nào... Bỗng ông tôi giật nẩy mình nom đến buồn cười và kêu lớn:
-Trời ơi, thật thế ư?
-Khẽ chứ,
-viên cảnh sát nói giọng nghiêm nghị. ông tôi quay lại phía sau và trông thấy tôi.
-Nhặt lấy xẻng rồi đi vào trong nhà. Tôi nấp vào sau một góc nhà thấy ông tôi và viên cảnh sát đi lên buồng bác đánh xe. Viên cảnh sát tháo chiếc găng ở tay phải ra, đập vào lòng bàn tay trái và nói:
-Hắn biết trước nên đã bỏ ngựa và biến mất rồi... Tôi chạy vào bếp kể lại cho bà tôi tất cả những gì tôi vừa trông vừa nghe thấy. Bà tôi đang nhào bột trong thùng để làm bánh, đầu đầy bụi lắc la lắc lư. Sau khi nghe tôi kể bà tôi điềm tĩnh nói:
-Chắc là ăn cắp cái gì... Đi chơi đi, việc gì đến mày! Tôi lại vội trở ra sân, và thấy ông tôi đang đứng gần cái cổng nhỏ. ông tôi bỏ mũ, ngửa mặt lên trời và làm dấu. Nét mặt ông tôi đầy vẻ bực tức, một chân run run.
-Tao đã bảo mày đi vào kia mà!
-ông tôi quát và giậm chân xuống đất. Rồi ông tôi bước theo tôi, đi vào bếp và gọi bà tôi:
-Bà nó ơi, lại đây! Hai người đi sang phòng bên và thì thầm ở trong đó rất lâu. Khi bà tôi trở vào bếp, tôi biết chắc có chuyện gì ghê gớm đã xảy ra.
-Bà sợ à?
-Im đi, nghe không?
-Bà tôi khe khẽ đáp lại. Suốt ngày trong nhà có không khí khó chịu, sợ hãi. ông tôi và bà tôi nhìn nhau lo lắng, nói năng thì thầm: những lời nói cộc lốc và khó hiểu của ông bà tôi khiến cho nỗi lo của tôi càng tăng thêm.
-Bà nó hãy đi thắp tất cả đèn trước tượng thánh lên!
-ông tôi húng hắng ho, ra lệnh. Bữa ăn trưa mọi người ăn vội vàng và miễn cưỡng, như thể đang chờ đợi ai. ông tôi phồng má có vẻ mệt nhọc và càu nhàu:
-Quỷ sứ quả là mạnh hơn người thật!... Nó có vẻ ngoan đạo lắm, nó đi nhà thờ... Và rồi thì thế đấy... Hừ! Bà tôi thở dài. Cái ngày mùa đông u uất ấy chìm đắm trong một màu sương mù đục và bàng bạc hầu như kéo dài mãi không dứt. Không khí trong nhà mỗi lúc một trở nên lo âu và nặng nề hơn. Buổi tối một viên cảnh sát khác lại đến, người to béo, tóc màu hung. Hắn ngồi trên chiếc ghế dài ở trong bếp và lim dim ngủ, miệng thở khò khè, đầu chốc chốc lại chúi xuống. Khi bà tôi hỏi hắn: "Làm thế nào mà biết được chuyện đó, hở bác?"
-hắn đận đà mãi mới trả lời, giọng khàn khàn:
-Cái gì chúng tôi cũng biết hết, cụ không lo! Tôi còn nhớ lúc ấy tôi ngồi cạnh cửa sổ, ngậm trong miệng một đồng xu cổ cho nóng lên để tìm cách in lên lớp băng bám trên cửa kính hình thánh Jorjơ đâm con rồng. Bỗng phòng ngoài có tiếng ồn ào, cánh cửa mở tung và mụ Pêtrôpna hiện ra trên ngưỡng cửa, mồm kêu the thé:
-Này, ra mà xem, đằng sau nhà bác có cái gì ấy! Nhìn thấy viên cảnh sát, mụ định bỏ chạy, nhưng lão cảnh sát đã nắm được váy mụ ta và cũng hốt hoảng kêu ầm lên:
-Đứng lại, mụ là ai? Mụ bảo ra mà xem cái gì? Vấp phải bậc cửa, mụ Pêtrôpna ngã khuỵu xuống đất và kêu ầm lên, tiếng đứt quãng, giọng nghẹn ngào đầy nước mắt:
-Tôi đi vắt sữa bò, bỗng tôi thấy có cái gì ở trong vườn nhà Kasirin. Tôi nghĩ bụng: cái gì thế kia, có vẻ như một chiếc ủng thì phải? Đến lượt ông tôi cũng gào lên, giậm chân như điên dại:
-Nói láo, mụ đần độn kia! Mụ làm thế nào mà thấy được có gì ở trong vườn nhà tao, hàng rào thì  Một loại tiền bằng đồng trị giá hai kôpêch, một mặt có khắc hình Thánh Jorjơ cưỡi ngựa cầm giáo đâm con rồng. cao, khe hở không có, chỉ nói láo! ở đây không có gì hết!
-Cha mẹ ôi!
-Mụ Pêtrôpna khóc nức nở, một tay chìa về phía ông tôi, tay kia ôm lấy đầu.
-Phải rồi, tôi nói láo đấy! Tôi đang đi về phía hàng rào nhà bác thì thấy có những vết chân ở một chỗ tuyết bị giẫm lún be bét, tôi bèn nhìn qua hàng rào thì thấy hắn ta nằm...
-Ai... i...? Những tiếng kêu hỗn loạn của mọi người kéo dài rất lâu tưởng như không bao giờ chấm dứt. Nhưng bỗng như phát điên, mọi người chen nhau ra khỏi bếp và chạy ra vườn. Tại đây, bác Piôt nằm trong một cái hố phủ một lớp tuyết xốp, lưng dựa vào một thanh gỗ cháy dở, đầu gục xuống ngực. Phía dưới tai bên phải bác ta có một vết rạch dài sâu hoắm, đỏ như một cái miệng; từ đó lòi ra những mảnh thịt tim tím như những cái răng. Tôi sợ quá, nhắm mắt lại và qua hai hàng lông mi tôi nhìn thấy trên đầu gối bác Piôt có con dao cắt da mà tôi đã quen thuộc, và cạnh đó những ngón tay đen sì, co quắp của bàn tay phải. Cánh tay trái vật sang một bên và ngập trong tuyết. Tuyết bên dưới cái xác đã tan hết, thân hình bé nhỏ của bác đánh xe thuê lún sâu trong đống tuyết trắng mịn và trông càng giống một đứa trẻ con. Phía bên phải bác, một hình màu đỏ kỳ dị loang trên mặt tuyết trông như hình một con chim; phía bên trái, tuyết còn nguyên chưa bị động đến, mặt tuyết phẳng lì và sáng chói. Đầu bác ta cúi xuống vẻ ngoan ngoãn, cằm gập vào ngực khiến cho bộ râu rậm và xoăn xòe ra, một chiếc thánh giá lớn bằng đồng nằm giữa những dòng máu đỏ đã đông lại trên bộ ngực để trần. Đầu tôi nặng trình trịch. Tiếng nói ồn ào làm tôi chóng mặt. Mụ Pêtrôpna không ngớt mồm kêu la; viên cảnh sát cũng quát tháo và sai anh Valây đi đâu không rõ. ông tôi thì gào lên:
-Không được giẫm mất dấu! Nhưng bỗng ông tôi cau mặt lại, nhìn xuống đất và nói to với viên cảnh sát, giọng hách dịch:
-Làm gì mà cứ kêu ầm ĩ lên thế, cái nhà bác này! Đây là sự trừng phạt của Chúa, đây là bàn tay của Chúa, vậy mà bác cứ giở mãi những câu ngu xuẩn ấy ra... Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là... Lập tức mọi người đều im lặng, tất cả đều nhìn vào người chết, thở dài và làm dấu. Có nhiều người từ ngoài sân chạy vào trong vườn, họ leo qua hàng rào từ phía nhà mụ Pêtrôpna sang bị ngã, họ càu nhàu. Những việc đó đều xảy ra trong yên lặng cho đến lúc ông tôi nhìn xung quanh và kêu lên với vẻ thất vọng:
-Bà con láng giềng ơi, làm gãy hết phúc bồn tử của tôi rồi! Không biết xấu hổ à!
Bà tôi nắm lấy tay tôi và dắt tôi vào nhà, vừa đi vừa khóc thút thít...
-Bác ấy làm sao thế?
-Tôi hỏi. Bà tôi trả lời:
-Mày không trông thấy hay sao? Suốt buổi tối cho đến khuya, ở dưới bếp và trong căn phòng bên cạnh lúc nào cũng có đông người lạ tụ tập, la hét. Cảnh sát ra lệnh; còn một người trông giống như thầy phụ lễ thì hí hoáy viết và hỏi mọi người, giọng nghe chẳng khác gì tiếng vịt kêu:
-Sao? Sao? Bà tôi mời mọi người uống nước trà ở trong bếp. Một người béo tròn, mặt rỗ, có ria mép dài ngồi vào bàn và kể lại, giọng nói rin rít:
-Tên thật của hắn là gì không ai rõ, chỉ biết hắn là người quê ở Elatma. Còn thằng câm thực ra chẳng câm gì hết, nó đã thú nhận cả rồi. Thằng thứ ba cũng nhận rồi, ở đây còn có thằng thứ ba nữa. Chúng đi ăn trộm các nhà thờ đã từ lâu lắm rồi, đó là nghề chuyên môn của chúng...
-Trời ơi!
-Mụ Pêtrôpna thở dài, mặt mũi đỏ bừng và đầm đìa mồ hôi. Tôi nằm trên nóc lò sưởi và nhìn xuống, tôi có cảm tưởng hình như tất cả mọi người đều lùn, to béo và đáng sợ...

<< Chương 8 | Chương 10 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 416

Return to top