Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> Bóng ma Trên công trường đỏ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20318 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bóng ma Trên công trường đỏ
Người Thứ 8

Chương 4
Văn Bình đau nhói ở đan điền như vừa bị một tay cao thủ đánh vào huyệt đạo. Chàng đau nhói không phải vì nhìn thấy cô gái khả ái hồi nãy đã trở thành tội phạm của KGB, thân thể trần truồng, hai bàn tay xinh xắn bị còng tréo nằm tênh hênh trên mặt đất. Làn da trắng muốt của nàng in hằn những vạch dài ngoằn ngoèo như một đàn rắn đỏ, chứng tích của trận đòn tra tấn bằng roi gân bò.
Văn Bình đã biết rõ tác dụng của roi gân bò KGB. Loại roi này được ngâm nhiều giờ trong nước muối pha dấm thanh để giữ được tính chất vừa mềm vừa cứng. Chỉ vung roi lên là nghe tiếng vun vút ghê rợn, kẻ yếu bóng vía đã rụng rời tay chân, da thịt nổi gai ốc, chứ đừng nói là bị đánh nữa. Mỗi lằn roi quất lên thân thể là một vệt đỏ sưng vù, màu đỏ biến thành màu tím bồ quân rồi máu đen, nạn nhân đau đớn từ xương tủy ra đến bì phu, hàng tháng cũng chưa bình phục. Nhân viên KGB phụ trách việc xử dụng roi gân bò lại được huấn luyện thành thạo, họ không giáng xuống tận lực mà chỉ từ tốn quất vào những bộ phận yếu kém trên cơ thể, nơi có nhiều đầu dây thần kinh nhất.
Sở dĩ Văn Bình đau nhói ở đan điền là vì hình ảnh cô gái diễm lệ lõa lồ vừa nhắc chàng nhớ lại dĩ vãng. Phòng chàng tại khách sạn Metropole mang số 413, con số mà bất cứ điệp viên tây phương nào hoạt động bí mật ở Mạc tư khoa trong thời chiến hậu đều ghi khắc trong tâm khảm, vì 413 là số phòng của thiếu tá Kirilốp, sĩ quan KGB.
Năm 1940, Nôra, nữ vũ viên sô viết, liếc mắt đưa tình với một tùy viên sứ quán Anh quốc, nhân viên MI-6, tên là Murray, ngụ tại khách sạn Metropole. Nàng chinh phục Murray dễ dàng nhờ nàng có tấm thân khá đẹp. Nàng không phải là nhân viên mật vụ, song mật vụ đã bắt nàng phải chài Murray cho họ. Và kết cuộc là Murray vô tình trở nên một nguồi tin quý giá của mật vụ sô viết …
Văn Bình nhớ lại lúc cô gái bồi phòng nẩy nở run rẩy trong vòng tay của chàng trong căn phòng mang số định mạng 413. Nina có phải là tổ viên gián điệp của phe Penkốpky không? Hay nàng là nhân viên KGB đóng trò khổ nhục kế?
Đầu óc chàng rối beng. Chàng bỗng cảm thấy thương mến nàng vô hạn.
Bôrết dí mũi giầy vào bộ ngực căng cứng của Nina, giọng đểu cáng:
- Ngon như thế này mà chết thật uổng !
Nina nằm thiêm thiếp, hai mắt nhắm nghiền. Có lẽ nàng bị đánh đau quá nên ngất đi. Bộ ngực tròn trịa của nàng lên xuống phập phồng như mời mọc Văn Bình. Một vết roi nằm chặn lên núm vú bên trái, máu đỏ đang chảy ri rỉ. Niềm bất nhẫn dâng cao trong lòng Văn Bình, con người từng nổi tiếng có trái tim bằng đá.
Chàng vội hỏi Bôrết:
- Anh định giết nàng?
Bôrết cắn điếu xì-gà còn nguyên chưa đốt:
- Dĩ nhiên. Theo luật pháp sô viết, bọn gián điệp đều bị hành quyết bất luận là tội nặng hay nhẹ. Đồng lõa của chúng cũng bị hành quyết.
Giọng Văn Bình run run:
- Nghĩa là …
- Nghĩa là anh cũng sẽ bị hành quyết. Vì anh là đồng lõa của con bé Nina.
- Nàng khai ra tôi?
- Thành thật là chưa. Nhưng lát nữa, khi tỉnh dậy nàng sẽ khai. Phiên tòa sẽ nhóm xử trong tuần tới. Anh như toán quân bị vây hãm bốn bề, tiến cũng chết mà thoái cũng chết. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng xóa hết tội lỗi cho anh, miễn hồ …
- Tôi đã nhắc đi nhắc lại mấy lần rồi. Tôi sẵn sàng hợp tác với các anh. Còn về số phận Nina …
- Nina không dính dáng đến vụ này. Nàng là công dân sô viết. Tòa án sô viết không thể gượng nhẹ với nàng. Nàng phải bị xét xử. Nàng sẽ bị lôi ra pháp trường đền tội để làm gương cho kẻ khác. Cái chết của nàng sẽ làm dư đảng Penkốpky thụt vòi.
- Tội nghiệp cho nàng quá !
- Kể ra tôi cũng tội nghiệp cho nàng. Song luật pháp là luật pháp, tôi không thể vị tình riêng mà …
- Tôi van anh, tôi lạy anh … anh hãy tỏ lòng khoan hồng mà tha cho nàng.
- Không được đâu. Tôi chưa phải là thủ lãnh an ninh cao cấp ở Mạc tư khoa. Trên tôi còn có nhiều người quan trọng hơn nữa.
- Anh sẽ trình bày lý do trả tự do cho thượng cấp hiểu.
- Ồ, anh đã sống trong nghề tình báo chắc không lạ gì vấn đề đổi chác. Tôi chỉ có thể yêu cầu thượng cấp tha mạng sống cho Nina nếu anh nhận hết các điều kiện của tôi …
- Trời ơi !
- Anh đừng lo. Điều kiện của tôi không đến nỗi hóc búa lắm đâu. Trước anh, nhiều nhân viên gián điệp tây phương cũng đã nhận. Chúng tôi đối xử với nhân viên ngoại quốc rất hậu. Thế nào anh bằng lòng hay từ chối?
Văn Bình nín lặng. Bôrết nói tiếp:
- Tục ngữ Nga có câu “im lặng là bằng lòng”. Vả lại, bất cứ ai ở địa vị anh trong lúc này cũng bằng lòng. Công việc xong, anh xẽ được tự do về Mỹ, ngoài ra, anh còn được thưởng một số tiền lớn.
- Còn bản khế ước với bộ Ngoại thương?
- Sáng mai, anh ký cũng chưa muộn. Bản khế ước này sẽ giúp anh đi về nhiều lần không sợ bị nghi ngờ. Nếu tôi tính không lầm thì sau khi khấn trừ các phí tổn quảng cáo trên báo chí, truyền thanh và truyền hình, công ty Maxman còn lời chừng 50.000 đô-la.
- Anh tính rất đúng.
- Trong số 50.000 đô-la, công ty sẽ chia cho anh 20%, nghĩa là 10.000. Chúng tôi quyết định thưởng anh 50.000 riêng nữa ; vị chi chuyến này anh hốt được cả thảy 60.000 đô-la. Với món tiền này anh có thể tậu được một biệt thự lớn. Trong tương lai, anh còn được lãnh nhiều món tiền khác nữa. Thành thật mà nói, tôi có đủ áp lực bắt anh phải làm theo ý muốn ; riêng một vụ ân ái với Vêlana ngay tại văn phòng Sở Phát triển Ngoại thương đã đủ, phương chi còn có lời khai của Nina trong điệp vụ Bống Ma do C.I.A. bố trí với dư đảng Penkốpky nữa … Vậy mà tôi vẫn nghĩ đến thưởng tiền, thưởng thật nhiều tiền. Sự biệt đãi này cần được anh ghi nhớ. Thử hỏi có bao giờ C.I.A. thưởng cho anh 60.000 đô-la cho một công tác không?
- Thưa anh không. Không bao giờ.
- Dĩ nhiên. Hạng nhân viên giao liên như anh chỉ được trả lương tháng 1.000 đô-la là nhiều nhất. Nhân viên tân nhập lãnh chừng 3 đến 500 đô-la. Còn ăn lương từng vụ thì chuyến đi sang Mạc tư này anh chỉ có thể lãnh từ 2.000 đến 3.000 đô-la. Bị bắt, hoặc bị đưa ra tòa, hoặc bị chết, anh phải ráng chịu, vì số tiền 3.000 đô-la thâu gồm cả phụ cấp nguy hiểm và bồi thường sinh mạng. Cuộc sống con người đã bị C.I.A. đánh giá tối đa là 3.000 đô-la … Theo anh nhận xét, cơ quan nào hậu hĩ đối với nhân viên, KGB hay CI.A.?
Văn Bình lại nín lặng. Bôrết đã nói đúng phần nào. Độc giả của các bộ truyện gián điệp nổi tiếng thường nghĩ rằng nhân viên do thám tây-phương lãnh lương lớn hơn lương tổng thống Mỹ, nhưng sự thật lại khác hoàn toàn. Họ cũng ăn lương, lương tháng hoặc lương khoán, như mọi nhân viên chức chính quyền khác. Lương họ dĩ nhiên nhiều hơn lương của giới “sớm vác ô đi tối vác về” lại được kèm thêm một số phụ cấp đặc biệt, nhưng chỉ nhiều gấp đôi, gấp ba là cùng. Mang số lương gấp đôi, gấp ba ấy so sánh với tính mạng con người ai cũng thấy là quá rẻ.
Hàng ngàn, hàng vạn nhân viên điệp báo trên thế giới đã chấp nhận số tiền quá rẻ ấy, trong số có Văn Bình. Nếu chàng tiêu xài phung phí, ăn chơi đế vương, đó không phải là do tiền lương mà ra. Mà là những món tiền “trời ơi đất hỡi” do các sở điệp báo bạn trả công.
So sánh tiền lương giữa nhân viên điệp báo tây-phương và cộng sản thì nhân viên cộng sản lãnh nhiều hơn. Song đó chỉ là đặc quyền của một thiểu số. Các cơ quan điệp báo cộng sản như KGB, Smerch, và tình báo Sở thường ăn quỵt tiền thưởng đã hứa.
Bôrết tiến đến trước mặt Văn Bình, và thân mật vỗ vai chàng.
- 60.000 đô-la ! Anh làm việc cả đời như tôi mọi ở Hạ uy di cũng không dành dụm được số tiền khổng lồ ấy. À anh đến An-ba-ni để làm gì nhỉ?
- Cũng như ở Mạc tư khoa. Tôi đến thủ đô An-ba-ni để thương lượng về việc tổ chức một cuộc triển lãm lưu động trên khắp nước Mỹ. Công ty Maxman đòi 300.000 đô-la. Sứ quán An-ba-ni tại Hoa thịnh Đốn chê đắt, họ lại không có quyền định đoạt nên tôi phải đích thân đi Tirana.
- Nghĩa là anh sẽ lưu lại Tirana nhiều ngày?
- Vâng. Chính phủ Anbani rất dễ dãi đối với du khách Mỹ. Họ có cảm tình sẵn với công ty quảng cáo Maxman nên còn dễ dãi với tôi hơn nữa.
- Ngược lại chính phủ Anbani lại coi người Nga như những kẻ phong cùi. Vì, như anh đã biết, họ là đồng minh chặt chẽ của Trung quốc. Tuy mối bang giao với Liên Sô chưa bị gián đoạn trên nguyên tắc nhưng sự gián đoạn đã xảy ra trên thực tế. Họ không ưa gì Mỹ, song họ cần hòa dịu để đáp ứng lại chính sách mới của Mỹ đối với Trung quốc. Từ nhiều năm nay các nhân viên tình báo sô viết không thể hoạt động công khai được nữa.
- Tôi hiểu rồi. Anh muốn nhờ tôi đến Tirana để làm công việc giao liên.
- Chúng tôi không cần anh làm giao liên. Vì hệ thống bí mật của chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động hữu hiệu. Tôi muốn giao cho anh một công việc khác hơn.
- Nguy hiểm?
- Dĩ nhiên. Hoạt động trên đất lạ không có công việc nào là không nguy hiểm. Anh là công dân Mỹ, hoạt động ở Pháp-Anh là những quốc gia đồng minh mà còn nguy hiểm, huống hồ hoạt động ở Anbani, một quốc gia thù nghịch.
- Tôi đến Tirana hoàn toàn với mục đích thương mãi, C.I.A. không yêu cầu tôi liên lạc tình báo ở đó.
- Ấy, tôi chỉ đưa ra một thí dụ. Mật vụ Anbani sẽ không tiếp đón anh một cách nồng hậu nếu họ khám phá ra anh là nhân viên chìm của C.I.A. Nhân tiện, tôi cần báo anh biết là mật vụ Anbani rất tàn nhẫn, còn tàn nhẫn gấp chục lần KGB. Họ không còng tay anh, áp giải ra phi trường, tống xuất anh lên chuyến máy bay sớm nhất đâu. Họ sẽ giam giữ anh hàng tuần, hàng tháng dưới hầm để tra tấn. Họ bắt anh khai sự thật, song khi anh khai sự thật họ lại cho là anh láo, và cuối cùng là họ mang anh ra pháp trường để lăng trì. Mật vụ Anbani họ được nhiều phương pháp tra tấn của Tình báo Sở Trung quốc, nên rất thạo về môn lăng trì. Anh có biết lăng trì là gì không?
Hừ, người Mỹ các anh là một dân tộc văn minh chắc không biết đâu. Để tôi giảng anh nghe. Lăng trì, nghĩa là tùng sẻo, hình phạt kinh khủng nhất của nước Tàu cổ xưa. Nạn nhân bị cắt từng miếng thịt cho đến chết. Trong khám đường của mật vụ Anbani có một khu riêng về lăng trì, dưới sự chỉ dẫn của một cố vấn Trung quốc.
Nạn nhân bị nhốt trong một cái lồng thép mắt cáo như cái áo giáp, lồng thép được xiếp lại thật chặt, làm cho da thịt nạn nhân lồi lên từng cục. Người ta lấy lưỡi dao bén cắt những cục thịt này ra khỏi thân thể, mỗi ngày một cục. Mật vụ Anbani tổ chức những cuộc lăng trì đúng theo truyền thống Trung quốc của thế kỷ thứ 14. Có 4 hình thức lăng trì, từ nặng đến nhẹ, nặng thì bị xẻo 120 miếng thịt, nhẹ hơn thì 72, nhẹ hơn nữa thì 36; nhẹ nhất là 24 miếng. Cuộc tùng xẻo diễn ra theo thứ tự như sau: 1 và 2 là cắt mí mắt; 3 và 4 là xẻo thịt vai; 5 và 6 là xẻo vú; 7 và 8 là xẻo thịt cánh tay; 9 và 10 là xẻo thịt nách; 11 và 12 là xẻo thịt mông đít; 13 và 14 là xẻo bắp chân; 15 và 16 là xẻo gót chân; 17 và 18 là chặt bàn tay …
Văn Bình ngắt lời, sốt ruột:
- Tôi hiểu rồi. Tôi sẽ phải làm những gì ở Tirana?
Bôrết chắt lưỡi:
- Anh không thích nghe thì thôi. Tuy nhiên, anh cũng nên biết thêm là thủ tục lăng trì của Mật vụ Anbani còn chứa đựng nhiều chi tiết thật thú vị. Họ không tuần tự đi từ xẻo mí mắt đến chặt tay chân đâu mà tùng xẻo theo lối xổ số. 24 hoặc 36 con dao được bỏ chung vào một cái hộp lớn, mỗi con dán một mảnh giấy ghi từng bộ phận của cơ thể, nhân viên mật vụ vớ được con dao ghi bộ phận nào thì cắt bộ phận đó. Ôi chao, riêng cái việc lăng trì này cũng kiếm được khối tiền. Muốn được chết ngay, nạn nhân phải hối lộ để con dao thứ nhất rút ra khỏi hộp được mang chử “tim”. Chỉ cần đâm một phát trúng tim là khỏe ru …
Văn Bình dằn nắm tay xuống bàn giấy rầm rầm:
- Nói đi … nói đi … tôi sẽ phải làm những gì ở Tirana?
Bôrết không tỏ vẻ tức giận. Trái lại, hắn còn nhoẻn miệng cười, vui vẻ:
- Tốt lắm, anh cứ tiếp tục đập bàn nữa đi. Cữ chỉ vừa rồi của anh đã chứng tỏ là anh quá sợ. Thần kinh anh đang căng thẳng đến cực độ, nếu tôi kể tiếp về hình phạt lăng trì anh sẽ đứng tim mà chết. Như vậy cũng đã đủ rồi, phải không anh? Nào, bây giờ chúng ta bắt tay vào việc …
Bôrết bấm chuông. Hai vệ sĩ bước vào phòng bằng hai cửa hông đối điện.
Bôrết hất hàm:
- Mang cô gái này ra ngoài, lấy quần áo cho mặc, săn sóc thuốc men và cho ăn uống tử tế, nghe không? À, bưng ghế vào đây … cái ghế dựa thật êm ấy …
Một phút sau, hai gã vệ sĩ đặt một cái ghế dựa lớn bọc da đen trước bàn. Bôrết chìa tay, giọng thân mật:
- Anh ngồi xuống cho đỡ mỏi chân. Tôi sơ ý quá, từ nãy đến giờ bắt anh đứng mãi.
Văn Bình cười thầm. Chàng thừa biết là Bôrết không hề sơ ý. Bắt nạn nhân đứng trong khi hỏi cung là một trong các mánh khóe sơ đẳng của Công an khoa học. Bôrết đánh phủ đầu chàng bằng sự hâm dọa. Giờ đây đến sự mua chuộc.
Bôrết dặn vệ sĩ:
- Ô kìa, tụi mày đứng đó làm gì? Lấy chai vốt-ka ngon nhất của tao ra đây và cả đồ nhắm ngon nhất nữa.
Đoạn quay sang Văn Bình:
- Anh uống rồi sẽ thấy. Khách sạn Metropole là nơi có nhiều thứ rượu vốt-ka thượng hảo hạng. Nhưng họ chỉ có được thứ Cô-sắc mà thôi. Thứ rượu mà Nina bưng lên phòng cho anh (Văn Bình giả vờ nhìn Bôrết bằng cặp mắt sửng sốt pha lẫn sợ hãi). Rượu của tôi là rượu đặc biệt từ Uy-cờ-ren chở tới. Như anh đã hiểu, Uy-cờ-ren là quê hương, là thiên đường của vốt-ka ; trên đất Nga chưa có vùng nào mà rượu vốt-ka đậm đà, hấp dẫn bằng ở vùng Uy-cờ-ren. Chủ tịch đoàn Tối cao Sô viết lập riêng một nhà máy tại Uy-cờ-ren, tuyển lựa nguyên liệu tốt nhất và công nhân khéo nhất để nấu vốt-ka đặt biệt. Chỉ có các đồng chí lãnh đạo trong điện Cẩm Linh mới được uống. Hôm qua, đại tướng Sê-rốp tặng tôi một chai. Lệ thường, tôi phải để dành đến một dịp trang trọng mới khui rượu. Anh là thượng khách của tôi hôm nay đấy …
Văn Bình khép nép:
- Xin cám ơn anh.
Bôrết rót rượu vào những cái ly nhỏ xíu xếp thành hàng dài trên cái khay vàng tây. Loại ly này bằng pha lê đắt tiền do Pháp chế tạo. Cái khay vàng cũng phát xuất từ một nhà kim hoàn danh tiếng ở kinh đô ánh sáng Ba lê.
Văn Bình đếm được cả thảy 12 cái ly, dung tích mỗi cái bằng hai chén hạt mít của Việt nam. Nhận thấy vẻ mặt Văn Bình băn khoăn (hắn không thể biết được rằng Văn Bình đã băn khoăn một cách giả tạo), Bôrết bèn cắt nghĩa:
- Anh chưa hiểu tại sao chỉ có hai người uống mà phải dùng đến 12 cái ly phải không? Đây là một lối uống vốt-ka phong nhã và thượng lưu. Vốt-ka cũng như cỏ-nhát của Pháp chỉ nên uống nguyên, không pha sôđa hoặc chêm đá lạnh. Và chỉ nên uống trong ly nhỏ, và uống luôn một hơi …
Uống vốt-ka đúng lề lối nhất là đợi khách quý đến nhà mới bỏ chai rượu vào trong tủ lạnh, cùng với bộ ly. Khi nào bộ ly mát rợi là chai rượu có thể uống được. Vốt-ka rót vào ly lớn như huýt-ky hoặc la-ve thì chẳng thú vị gì cả. Nhưng nếu rót vào ly nhỏ, uống đến đâu rót đến đấy thì cũng dở không kém. Vì thế, hai người uống phải sắm một bộ song ẩm gồm 12 cái ly. Anh thử nhìn màu rượu xem? Anh có thấy nó trong vắt như pha lê không?
Đưa lên mũi sẽ không ngửi thấy mùi vị, nhưng uống vào thì, trời đất ơi, ruột gan đang lạnh bỗng ấm lại, trời đổ tuyết bên ngoài, hàn thử biểu dưới không độ mà người ta có cảm giác như mùa hè trên bãi biển …
Vệ sĩ bưng ra một đĩa chả nướng thơm phức. Bôrết xăm cho Văn Bình một miếng rồi nói:
- Đây là món koulebiaka, món ruột của người Nga. Nó được làm bằng thịt hoặc cá, uống vốt-ka mà thiếu chả koulebiaka thì cũng như nằm trên giường nệm bông trong phòng có lò sưởi mà không có đàn bà đẹp một bên …
Bôrết cụng ly với Văn Bình, vẻ mặt hân hoan. Hắn uống một hơi 6 ly vốt-ka. Hắn cầm cái ly cuối cùng, đưa lên khỏi đầu rồi ném mạnh xuống đất. Cái ly vỡ nát ra thành nhiều mảnh, Bôrết cười nói:
- Uống rượu vốt-ka thường phải đập bể ly như vậy mới đúng điệu … Ơ kìa, anh uống đi … Sợ say hả? Chẳng sao đâu. Chúng tôi có một loại thuốc đặc biệt, mỗi viên chỉ nhỏ bằng hạt đậu, đang say bi tỉ chiêu vào một viên là trong vòng 10 phút sẽ giã rượu, tỉnh lại như chưa hề uống rượu … Chúc anh ngày mai lên phi cơ với phái đoàn khoa học gia Trung quốc được thượng lộ bình an.
- Tôi sẽ đi Tirana với một phái đoàn khoa học gia Trung quốc?
- Phải.
- Họ ghé lại Mạc tư khoa?
- Phải.
- Nêu tôi không lầm, từ nhiều tháng nay các viên chức Bắc kinh không được cấp chiếu khán đến Mạc tư khoa. Và Bắc kinh cũng ra lệnh cho mọi phái đoàn xuất ngoại sang Đông Âu của họ tránh xa Mạc tư khoa.
- Nhưng lần này lại khác. Giữa Liên sô và Trung quốc đang có sự thương thuyết tại Đông Bá linh về các vụ xung đột biên giới. Nên chúng tôi đã cho phép họ ghé lại. Mặt khác, phái đoàn từ Trung – Á bay đến, không thể không dừng tạm tại Mạc tư khoa để cho phi cơ tiếp tế nhiên liệu. Phái đoàn gồm 3 khoa học gia nổi tiếng và một số cộng sự viên thân cận.
- Họ chuyên về những bộ môn khoa học nào?
- Theo lời họ nói với sứ quán Liên sô tại Bắc kinh thì 3 khoa học gia này chuyên về địa chất họ. Gần đây, Anbani đào được môt số giếng dầu. Phái đoàn Trung quốc đến Tirana để làm cố vấn về phương diện đào khoét và khai thác giếng dầu.
- Tôi không tin rằng phái đoàn Trung quốc chỉ gồm các khoa học gia địa chất.
- Phải. Họa chăng chỉ có con nít mới tin như vậy. Cả 3 nhà bác học Tàu đều là chuyên viên lỗi lạc về kỹ thuật nổ võ khí nguyên tử.
- Chuyên viên nguyên tử lực ở Trung quốc rất khan hiếm, còn khan hiếm hơn nước trên sa mạc nữa, họ làm gì có nhiều để gửi qua Anbani những ba người có tiếng tâm như vậy. Có lẽ họ chỉ là chuyên viên trung cấp. Theo tôi …
- A, anh lại về hùa với Bắc kinh rồi ư? Anh vểnh tai lên đển nghe tôi trưng bằng cớ. Tôi là một trong số ít người am hiểu tình hình thí nghiệm nguyên tử ở Hoa lục hơn ai hết. Vì năm 1968, tôi có chân trong phái đoàn kỹ thuật sô viết đến thăm Viện Khảo cứu Nguyên tử Bắc kinh, và tôi còn là người chở đến Viện này bộ điện trì thí nghiệm công suất 6.500 kilô-oát do Liên sô viện trợ. Trái bom nguyên tử đầu tiên của Trung quốc được chế tạo do công trình của 50 khoa học gia, trong số có 23 trước kia đã phục vụ tại Tây phương. Khoa học gia lỗi lạc nhất thường được coi là cha đẻ của trái bom nguyên tử đầu tiên là bác sĩ Tsien-San-tsang, cựu giảng viên vật lý tại đại học đường Sọt-bon bên Pháp. Và anh biết 3 nhà bác học sắp đến Mạc tư khoa ngày mai có liên hệ như thế nào với Tsien-San-tsiang không?
- Không. Nếu biết, tôi đã không hỏi.
- Họ đều là cộng sự viên thân mật của Tsien. Đáng kể nhất là Chu-Yao, cánh tay phải của Tsien, Yao chuyên về điện tử.
- Như vậy phái đoàn Trung quốc đã bị lộ tẩy rồi còn gì … Các anh chỉ cho nhiếp ảnh viên đến phi trường chụp hình Chu-Yao, rồi đăng tùm lum lên báo. Bắc kinh sẽ không còn dám chối cãi nữa.
- Không được. Qua tin tức bí mật, chúng tôi biết Chu-Yao là chuyên viên nguyên tử. Nhưng trên giấy tờ hắn là địa chất gia. Chúng tôi không tìm được bằng chứng cụ thể nào về việc hắn đội lốt. Cho dẫu hắn bị lộ tẩy là khoa học gia nguyên tử nữa thì chúng tôi cũng chẳng làm gì được. Vì việc hắn định làm chưa xảy ra …
- Việc gì?
- Nổ một hỏa tiễn nguyên tử.
- Ở Anbani?
- Phải, ở Anbani.
- Trời ơi !
- Hừ … đừng kêu trời nữa, hãy bắt tay vào việc đi … Hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử này do Trung quốc chế tạo tại Lob-nor dưới quyền điều khiển của Tsien-San-tsiang. Phái đoàn Chu-Yao được Tsien phái đến Anbani để lập giàn phóng và khai hỏa …
- Khai hỏa thí nghiệm, hay là …
- Đồ ngu … Nếu họ đến Anbani chỉ để khai hỏa thí nghiệm thì chúng tôi chẳng phải nhờ đến anh, chẳng phải huy động toàn bộ nhân viên ở Hoa kỳ điều tra về anh, bố trí cho anh qua Liên sô, và yêu cầu Vêlana làm tình say sưa với anh … Hỏa tiễn này không nổ chơi, nổ thí nghiệm, mà là nổ thật …
- Tầm bắn của nó được bao nhiêu cây số?
- Độ hai, ba ngàn. Nghĩa là có thể bắn tan bất cứ thị trấn nào ở Âu châu.
- Anh đã khám phá ra vị trí của giàn phóng chưa?
- Khi Anbani còn giao thiệp mật thiết với Liên sô, thủ tướng Cút-Sép đã cho thiết lập một giàn phóng ở gần Tirana. Liên sô đã cung cấp hỏa tiễn cho họ. Nhưng cũng tương tự như Hoa kỳ đối với các quốc gia trong minh ước Bắc Đại tây Dương, các hỏa tiễn này không có đầu đạn nguyên tử. Sau đó, Anbani hục hặc với điện Cẩm linh, các chuyên viên hỏa tiễn sô viết bị rút về. Giờ đây, họ đã di chuyển giàn phóng đến nơi khác. Trung quốc chỉ cần lấp đầu đạn nguyên tử vào là … a lê hấp …
- Họ sẽ bắn qua Liên sô?
- Điều này, chúng tôi chưa biết. Họ có thể phóng vào lãnh thổ Liên sô và đổ tội cho Hoa kỳ. Thế chiến thứ ba có thể nổ bùng trong giây phút nếu Mạc tư khoa bị hỏa tiễn tàn phá, và Liên sô sẽ bấm nút phá tan Hoa kỳ.
- Ngược lại. Hoa kỳ cũng sẽ bấm nút phá tan Liên sô.
- Hai đại cường quốc nguyên tử sẽ bấm nút phá tan lãnh thổ của nhau một cách vô ích. Ngao cò tranh chấp, ngư ông sẽ thủ lợi. Và ngư ông này là ai, hẳn anh đã đoán biết.
- Nhưng nếu họ không bắn vào Liên sô?
- Thì họ vẫn có thể bắn vào một mục phiêu nào khác. Ba lê, hoặc Tây Bá linh chẳng hạn …
Một ngày kia, thành phố Ba lê lãnh một trái hỏa tiễn nguyên tử, hàng trăm ngàn người chết. Tây phương sẽ nghi cho chúng tôi. Pháp cũng có hỏa tiễn nguyên tử. Pháp sẽ bấm nút. Chúng tôi sẽ bấm nút trả đũa. Rồi Hoa kỳ sẽ nhảy vào vòng chiến. Quá nửa nền văn minh của nhân loại sẽ bị tiêu diệt.
- Trong khi ấy Trung quốc vẫn tọa hưởng thái bình …
- Đúng, Sở dĩ thế giới ngày nay còn được sống trong hòa bình là vì có hai đại cường quốc Nga-Mỹ cầm chịch. Nếu Nga-Mỹ bị kiệt quệ, Trung quốc sẽ nắm ngôi vị bá chủ. Không riêng gì các anh, chúng tôi cũng không ưa cộng sản Trung quốc. Tôi nghĩ rằng các anh cũng như chúng tôi đều có bổn phận đoàn kết với nhau để loại trừ hiểm họa sắp đến.
- Nghĩa là tôi sẽ đi Tirana để tháo gỡ đầu đạn nguyên tử.
- Phải. Chúng tôi hoàn toàn đặt tin tưởng nơi anh.
-Nhưng tôi nhận thấy anh lạc quan quá nhiều. Tìm ra giàn phóng đã khó, tháo gỡ đầu đạn còn khó hơn nữa. Một mình tôi không tài nào làm nổi, ít ra …
- Điều cần thiết là anh có sẵn sàng hợp tác, và là hợp tác thành thật hay không? Nếu anh sẵn sàng, chúng tôi sẽ tích cực giúp đỡ …
- Về vấn đề hợp tác, anh đã hỏi nhiều lần và tôi cũng đã trả lời nhiều lần.
- Vậy anh ký vào đây.
- Trời ơi, anh vẫn chưa tin tôi sao?
- Tôi có bổn phận lập hồ sơ về anh và báo cáo với cấp trên. Một công tác quan trọng như vậy phải có giấy tờ, không thể nói bằng miệng được.
- Ừ thì ký. Anh chắc lép thật. Đã nắm đầu cán trăm phần trăm mà anh vẫn chưa bằng lòng.
Bôrết đẩy một tờ giấy đánh máy đến trước mặt Văn Bình:
- Anh nên đọc lại trước khi hạ bút ký.
Văn Bình chắt lưỡi:
- Chẳng sao. Tôi có thói quen ký không cần đọc lại.
Chàng ký tháu tên Kêvin rồi ném tờ giấy về phía Bôrết, dáng điệu khinh bạc:
- Bây giờ tôi quay về khách sạn được chưa?
- Chưa. Còn một vài chi tiết nữa … Phái đoàn khoa học gia Trung quốc gồm cả thảy hơn 20 người.
- Anh vừa nói 3, giờ đây lại nói 20.
- 3 khoa học gia và 17 phụ tá. Bề ngoài, họ là thư ký, chuyên viên hành chính, nhưng thật ra họ đều là sĩ quan tình báo và an ninh.
- Có mấy phụ nữ?
- 2. Anh đánh hơi đàn bà tài thật.
- Chẳng có gì là tài cả. Hầu hết phái đoàn Trung quốc xuất ngoại một thời gian dài từ 2,3 tháng trở đi, đều mang phụ nữ theo. Phụ nữ đây không phải là vợ của nhân viên phái đoàn. Mà là nữ thư ký. Những nữ thư ký này làm việc văn phòng thì ít mà phụ trách ủng hộ sinh lý cho các cấp bộ thì nhiều.
- Chuyến đi này hơi khác. Vì trong sô phụ nữ có con gái của Chu-Yao. Cô bé này học về cơ khí tại đại học đường Tirana được về Bắc kinh nghĩ hè. Nhân tiện nàng theo cha đi Anbani để nhập trường.
- Nàng đẹp không anh?
- Không biết.
- Thôi, anh đừng giấu nghề nữa. Trước khi kết nạp tôi, anh đã nghiên cứu tường tận. Vòng ngực cô bé rộng bao nhiêu phân, nàng mặc xú-chiêng hiệu vì, màu gì, anh cũng biết, huống hồ …
- Nói trước sợ gặp anh sẽ mất hứng. Anh yên tâm, Chu-Linh rất đẹp.
- Tên nàng là Chu-Linh?
- Phải, Chu-Linh. Đúng 18 tuổi. Mặt nàng đẹp như hoa hậu. Da nàng còn trắng hơn tuyết nữa.
- Nếu tôi đoán không lầm, anh muốn trổ tài tán tỉnh và chinh phục nàng.
- Anh không lầm chút nào. Tôi nhận thấy anh có thiên tài về môn này. Khả năng xuất chúng của anh đã được chứng tỏ đối với Nina và Vêlana. Tôi tin tưởng anh sẽ thành công với Chu-Linh …
- Hừ … con gái nước Tàu ngày nay thay đổi hoàn toàn, anh đừng quá đặt tin tưởng vào tôi mà thất vọng đau đớn.
- Chu-Linh rất hợp với anh. Rồi anh sẽ thấy là hợp tác với chúng tôi có lợi. Lợi gấp chục lần hợp tác với C.I.A. Chúng tôi sẽ lo liệu cho anh đầy đủ.
Văn Bình nói đùa:
- Kể cả khoản ái tình nữa chứ?
Giọng Bôrết vẫn chững chạc:
- Dĩ nhiên. Lát nữa, có xe hơi riêng của tôi chở anh về tận lữ quán. Và Vêlana đợi anh trong phòng.
- Nàng sẽ ở lại với tôi?
- Dĩ nhiên.
Văn Bình đứng vụt dậy:
- Thế thì còn gì bằng …
Bôrết cũng đứng lên theo:
- Từ trước đến nay chưa có điệp viên ngoại quốc nào được trọng đãi như anh. Đưa Vêlana đến Metropole làm vợ anh đêm nay, tôi đã đánh một nước cờ táo bạo. Bônkốp sẽ tức giận. Một số nhân vật cao cấp nặng tình với Vêlana cũng sẽ bất bình. Tôi hy vọng anh đền đáp sự trọng đãi này một cách xứng đáng.
Văn Bình nhoẻn miệng cười rất tươi. Chàng đã nhìn thấu ruột gan trùm phản gián Bôrết. Hắn cung cấp khoái lạc xác thịt cho chàng, chẳng phải vì trọng đãi chàng. Mà vì một lý do khác. Đêm cuối cùng ở Mạc tư khoa có thể cũng là đêm cuối cùng mà chàng được ôm ấp đàn bà. Món ân ái của Vêlana chỉ là đặc ân dành cho tử tội trước giờ hành quyết.
Hai tên vệ sĩ Mông cổ lực lưỡng, tay chân lông lá, đầu dẹp, cổ vuông lại hiên ra. Nhưng lần nầy thái độ lạ lùng và khinh khỉnh của chúng đã nhường chỗ cho nụ cười thân mật. Chúng mời chàng ra thang máy.
Xuống nhà dưới Văn Bình nhìn quanh quất một cách băn khoăn. Một tên vệ sĩ hỏi chàng:
- Anh muốn tìm thằng cha ngồi đợi phải không?
Văn Bình gật đầu. Gã vệ sĩ nói:
- Tôi cho phép hắn về ngủ rồi. Từ phút này trở đi, anh được tự do hoàn toàn. KGB sẽ không cho nhân viên đi theo anh nữa.
Không khí của lữ quán 5 tầng Metropole với lối kiến trúc cổ xưa xấu xí, những bao lơn có lan can sắt đen sì, những lùm cây um tùm bí mật, những ngọn đèn nê-ông trơ trẽn đã trở nên thân thiện hơn bao giờ hết. Văn Bình nện gót giầy trên hành lang rộng lót đá cẩm thạch giữa những riềm cửa dạ nhung đỏ đầy bụi, cốt gây tiếng động để đùa hỡn đám nhân viên khách sạn vốn quen với sự im lặng câm lì. Nhưng chàng không thấy ai hết. Chắc Bôrết đã ra lệnh cho mọi người lui vào trong phòng.
Hai tên vệ sĩ đưa chàng đến chân cầu thang rồi trở ra. Vêlana đứng đợi Văn Bình sau cửa. Nàng bá cổ chàng hôn chùn chụt:
- Em yêu anh quá !
Văn Bình xô nàng ra:
- Tôi biết rồi. Cô yêu tôi vì Bôrết hạ lệnh.
Vêlana trề môi:
- Anh đừng vội khinh em. Bôrết có quyền hạ lệnh cho em đến phòng anh và chiều chuộng anh. Nhưng chiều chuộng cũng có nhiều cách. Nếu em không có cảm tình với anh, anh sẽ phải ôm ấp một thân thể lạnh lùng, vô tri vô giác. Anh trả lời đi, anh muốn làm tình với một cây gỗ, hay muốn làm tình với một người đàn bà yêu anh thật sự?
Văn Bình bẹo má nàng:
- Anh chịu thua rồi.
Thấy một khay thức ăn sang trọng đặt sẵn trên bàn, Văn Bình hởi:
- Em đói ư?
- Không Bôrết dặn khách sạn đem lên cho anh.
- Hừ … ăn no để mà chết ư !
- Anh tham lắm. Từ giờ sáng đến đang còn nhiều thời giờ. Anh cứ ăn uông đi, em xin đợi.
Văn Bình với chai vốt-ka trên bàn. Vêlana ngăn lại:
- Để em rót vào ly cho anh.
- Anh không đám. Để em pha thuốc vào cho anh uống ấy à?
- Hồi nãy khác, bây giờ khác.
Nàng bưng ly rượu kề môi chàng. Chàng uống một hơi hết sạch. Nàng thủ thỉ:
- Anh giỏi ghê. Em pha cả viên thuốc mà anh uống tỉnh khô. Phòng thí nghiệm cho biết từ trước đến nay chưa ai chịu nổi nửa viên.
- Em tiếc ư?
- Không. Nếu tiếc, em đã không đáp lại một cách cuồng nhiệt.
Vêlana cởi áo choàng da, vắt lên đầu giường. Bên trong, nàng vẫn không mặc gì hết. Thân thể trần truồng nàng nằm dài trên nệm, hai tay đan sau gáy, để ưỡn bộ ngực nở nang, miệng nàng cười chúm chím với chàng:
- Nằm xuống với em, đi anh?
- Văn Bình nhún vai:
- Để anh tắm cái đã.
Văn Bình huýt sáo miệng bước vào buồng tắm. Chàng tắm rềnh rang đến gần nửa giờ chưa xong. Lệ thường chàng tắm rất nhanh, kể cả nước nóng và nước lạnh. Nằm bên ngoài Vêlana phải giục:
- Mau lên anh.
Đúng một giờ sau Văn Bình mới khệnh khạng bước ra, trên người vẫn nguyên y phục chỉnh tề Vêlana nhỏm vậy sửng sốt:
- Ồ kia, tại sao anh …
Văn Bình cũng giả vờ sửng sốt:
- Em muốn anh làm gì?
Vêlana phụng phịu quay mặt vào tường:
- Anh không thích thì thôi, chẳng cần phải đóng kịch nữa.
Văn Bình lẳng lặng rút thuốc ra hút. Chàng không giả vờ hất hủi như nàng tưởng. Sự thật là cõi lòng đang cháy phừn phựt của chàng bỗng dưng nguội hẳn như thể bị dầm trong biển nước đá. Văn Bình là người đam mê, nhưng lần này ông Hoàng đã dặn kỹ. Dầu đam mê đến mấy chàng cũng phải nhớ.
Nhớ tới công tác do ông Hoàng giao phó.
Nhớ tới cuộc gặp gở với Triệu Dung tại phi trường Buốc-giê, Ba lê.
Cuộc gặp gỡ này xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Khi vào phòng giấy của Sở tại Sài gòn. Văn Bình chỉ được ông tổng giám đốc yêu cầu đi Hạ uy di để chờ ngày qua bên kia bức màn sắt, hoạt động biệt phái cho C.I.A. Ông Hoàng dặn chàng đợi lệnh của Sở. Đây là lệnh riêng, ông Hoàng không cho C.I.A. biết.
Nhác thấy Triệu Dung, Văn Bình định kêu tên, song vội kềm chế vì nhà ga quá đông. Có thể C.I.A. cho người theo dõi chàng cho đến khi phi cơ cất cánh. Cũng có thể phản gián sô viết đánh hơi thấy và cho người theo dõi chàng. Vì vậy chàng phải thận trọng.
Triệu Dung là cánh tay mặt của ông Hoàng. Chắc phải là việc hệ trọng bậc nhất ông Hoàng mới sai Triêu Dung hối hả qua Pháp, đợi Văn Bình tại sân bay.
Triệu Dung ngồi nhấm nháp cà-phê, cuốn nguyệt san Constellation mới nhất mở rộng trước mặt. Ai cũng tưởng chàng đang say sưa với tờ tạp chí. Riêng Văn Bình biết là Triệu Dung cúi xuống nhưng không đọc. Mấy phút sau, Triệu Dung đứng dậy, đút cuốn Constellation vào túi vét-tông rồi tiến lại phòng rửa mặt.
Văn Bình lại quầy két mua một tờ constellation tương tự. Triệu Dung vừa lau xong tay thì Văn Bình bước vào. Hai tờ báo được đổi từ túi người này sang túi người kia trong loáng mắt. Xong xuôi, Triệu Dung trở ra, không nói với bạn nửa lời. Văn Bình vào cầu tiêu, rút trong tờ báo ra một mảnh giấy nhỏ chữ đánh máy li ti.
Nội dung như sau:
Về công việc với C.I.A. yêu cầu anh cố gắng thành công. Vì ở nhà tôi đã nhận tiền ông Sì-mít. Lấy trước phân nửa, còn phân nửa chờ khi anh hoàn tất công việc.
Về công việc riêng của Sở - mà ta không cho C.I.A. biết – anh sẽ tiếp xúc với một điệp viên quan trọng, tôi tạm gọi là Z. 233. Từ 12 tháng nay, Z. 233 cung cấp tin tức, tài liệu quốc phòng tối mật của Liên sô cho ta tại Mạc tư khoa.
Tôi không rõ Z. 233 là ai, là đàn ông hay đàn bà, dân sự hay quân nhân, nhưng xuyên qua những tài liệu chụp thành vi ti phim mà tôi nhận được, thì Z. 233 phải có nhiều liên lạc cao cấp, đặc biệt trong trung ương KGB. Những cuộn phim do Z. 233 cung cấp đã giúp ta rất nhiều về phương diện phát triển tài chính, cũng như kiện toàn an ninh chung của thế giới tự do.
Z. 233 đòi được gặp một đại diện toàn quyền của Sở để bàn tính một kế hoạch quan trọng. Y không cho biết nội dung nên tôi chưa thể ra chỉ thị rõ rệt cho anh. Gặp y, anh sẽ tùy nghi quyết định. Anh hãy ráng thuyết phục y ở lại Liên sô để tiếp tục hoạt động. Về tiền nong, tôi đã mở trương mục riêng cho y tại Thụy sĩ, y đã được thông báo về tên, địa chỉ của ngân hàng và bí số của trương mục. Anh cho y biết là tính đến nay, trương mục của y đã được một triệu ba trăm nàng đô-la.
Trong trường hợp Z. 233 muốn thoát ly vì sợ bại lộ, anh hãy tìm cách đình hoãn chuyến đi Tirana, lấy cớ là bị bệnh bất thình lình. Và anh liên lạc với Arếp, đệ nhị tham vụ sứ quán I-rắc tại Mạc tư khoa. Arếp là điệp viên tin cậy của Sở. I-rắc là quốc gia thân tình với Liên sô nên được KGB biệt đãi, anh sẽ có thể liên lạc dễ dàng. Tôi nhắc lại: anh chỉ liên lạc với Arếp trong trường hợp Z. 233 đòi xuất ngoại mà thôi. Anh sẽ giao cho Arếp phụ trách việc đưa Z. 233 ra khỏi Liên sô. Mặt khẩu trao đổi với Arếp:
Anh nói: mùa đông, tuyết lạnh, phi cơ.
Arếp đáp: rượu vốt-ka, cô-sắc, món zakútka. (Anh liệu đặt một câu nói nào gồm 3 chữ nêu trên).
Về vụ gặp gỡ Z. 233, anh cứ ở trong phòng khách sạn Metropole, y sẽ đến.
Giờ đến: 4g15p, giờ Mạc tư khoa (sáng).
Mật khẩu: Z. 233 nói: Lêningờrát, áo lông chồn.
Anh nói: Balê, Tirana.
Trong trường hợp Z. 233 không đến được như đã hẹn, anh cứ tiếp tục đi Anbani. Nếu có điều kiện, tôi sẽ liên lạc sau với anh tại Tirana.
Tôi nhắc lại: giờ hẹn, 4g15p sáng, nếu có chậm thì chỉ chậm 5 phút là nhiều nhất.
HH.
Lúc Văn Bình tắm xong thì đồng hồ đã chỉ 4 giờ. Đúng 4 giờ sáng. Vêlana nằm chềnh ềnh trên giường, da trắng nòn nà, bộ ngực và bờ mông thật ngon lành song chàng không còn lòng dạ nào nghĩ đến hưởng thụ nữa. Vì chỉ 15 phút nữa Z. 233 xuất hiện.
Chàng muốn tống khứ Vêlana mà chưa tìm ra kế. Chàng không thể gây sự đễ làm dữ với nàng. Chàng cũng không thể mở cửa, mời nàng ra. Dầu chàng dùng lời lẽ lịch sự hoặc sỗ sàng, nàng cũng sẽ không ra. Bôrết đã hạ lệnh cho nàng đến phòng chàng để làm tình nhưng với dụng ý kiểm soát chàng.
Tâm trí Văn Bình rối như tơ vò. Thoạt gặp cô gái bồi phòng Nina, chàng hơi ngờ ngợ. Chàng bắt đầu hy vọng khi nàng hẹn đến đêm. Tuy nhiên, chàng không tin rằng Nina là Z. 233 vì chàng gián tiếp gợi tới mật khẩu mà nàng vẫn dửng dưng như không.
Sự hiện diện của Nina trong khám đường KGB đã làm chàng sững sờ thật sự. Trung ương C.I.A. không hề yêu cầu chàng tiếp xúc với những chiến hữu của Penkốpky tại Mạc tư khoa. Bôrết đã bịa đặt hoàn toàn, hay sự việc xảy ra hoàn toàn có thật? Văn Bình không đủ yếu tố để trả lời. Nina là nạn nhân oan uổng hay là chiến hữu của tổ chức gián điệp chống sô viết Penkốpky? Hay nàng là nhân viên KGB đóng trò “khổ nhục kế”?
Văn Bình đã thắc mắc càng thắc mắc thêm, bởi vậy sự thèm muốn cố hữu và vô tận của chàng đã tắt ngúm trước tấm thân vệ nữ bốc lửa uốn éo trên nệm trắng muốt.
4g 5p.
Còn 10 phút nữa.
Văn Bình phải có thái độ dứt khoát. Chàng bèn kéo Vêlana ngoảnh lại phía chàng. Tưởng chàng đòi hỏi, cô gái sô viết vội nhoài người ra ôm cứng lấy chàng. Hoảng hốt chàng giằng ra:
- Không, không.
Vêlana chống cùi tay xuống giường:
- Anh không yêu em nữa ư?
- Thú thật với em, anh: hơi mệt.
- Chẳng sao, lát nữa anh sẽ hết mệt.
- Nhưng mà …
- Đừng kiếm cớ nữa. Này, em hỏi thật anh, anh đang đợi ai?
- Chẳng đợi ai cả?
- Tại sao anh đuổi em?
- Anh có đuổi em đâu.
- Vậy em nằm lại. Anh mệt thì em xin phép anh được ngủ một giấc. Đêm qua làm việc đến gần sáng, bây giờ buồn ngủ quá.
Văn Bình lại nhìn đồng hồ.
Chết rồi, đã 4 giờ 12 phút. Chàng không thể chần chừ thêm nữa. Chàng phải điểm huyệt cho Vêlana mê man. Nhưng Vêlana đã thòng chân xuống giường. Cũng như chàng, nàng vừa cúi nhìn đồng hồ. Nếu chàng xấn tới, vung ngón tay ra, nàng sẽ biết. Tỉnh dậy, nàng sẽ báo cáo với Bôrết, Văn Bình đành xử dụng hạ sách. Chàng bước nhanh lại cửa, đặt bàn tay vào quả nắm.
Vêlana để nguyên thân thể lõa lồ khua chân lấy giép rồi bước theo:
- Anh đi đâu đấy?
Văn Bình quay lại gắt:
- Nằm đấy. Anh ra ngoài gọi bồi.
- Để làm gì?
- Dặn mang lên chai rượu.
- Thiếu gì rượu trong phòng, anh uống từ giờ đến đêm mai cũng chưa hết.
4g 15p. Giờ hẹn với Z. 233.
Văn Bình nghe tiếng giày bước nhè nhẹ trên thảm bên ngoài hàng lang, rồi cánh cửa phòng được xô mạnh vào. Nếu không phải là võ sĩ giỏi nội công chàng đã té ngã.
Người vừa xô cửa là người mà chàng không tin sẽ đến, người mà chàng không hề chờ đợi.
Hắn là Bônkốp, giám đốc sở Phát triển Ngoại thương.
Văn Bình lạnh toát châu thân. Tại sao Bônkết lại đến phòng chàng vào lúc 4g15? Hắn có thể là Z. 233 được chăng?
Mặt đỏ gay, Bônkốp đóng cửa sầm một tiếng chát tai, rồi xỉa ngón tay vào mặt Văn Bình, giọng to như thét:
- Kêvin, anh là thằng khốn nạn !
Vêlana luống cuống khoác áo vào người. Nhưng Bônkốp đã giật phăng xuống và ném xuống nền nhà, dí giầy lên trên. Văn Bình cản hắn lại:
- Anh làm gì vậy?
Giọng Bônkốp rít lên:
- Tao sẽ giết mày.
Ý thức nghề nghiệp bùng dậy trong lòng Văn Bình. Bônrốp ghen. Ghen một cách kinh khủng. Nhưng biết đâu hắn chỉ ghen giả vờ. Hắn xô cửa phòng Văn Bình, định nói mật hiệu thì gặp Vêlana. Hắn không thể tiết lộ cho nàng biết hắn là Z. 233, chuyên đánh cắp tài liệu quốc phòng cung cấp cho gián điệp tây phương. Vì vậy hắn phải tiếp tục đóng trò ghen tuông quá khích.
Văn Bình bèn nắm tay hắn giọng ôn tồn:
- Kìa, tôi tưởng anh đã đi Lêningờrát rồi.
Bônkốp sửng sốt:
- Đi Lêningờrát làm gì? Mày muốn tao đi khuất mắt để mày ngủ lang với con dâm phụ Vêlana phải không?
Văn Bình vừa đệm tiếng “Lêningờrát”, phần đầu của mật khẩu. Chàng phải nói rỏ hơn nữa:
- Ô kìa, trời lạnh như thế này mà anh không mặc áo lông chồn ư?
Bônrốt rú lên cười sằng sặc:
- Đồ điên … Mày bảo tao đi Lêningờrát, giờ đây lại bảo tao mặc áo lông chồn. Mày điên nhưng tao không điên … Kêvin, tao không thể tiếp tục chịu đựng thêm nữa. Này, mở mắt ra mà coi …
Lêningờrát … áo lông chồn … Văn Bình vừa nhắc khéo mật khẩu. Bônkốp không có phản ứng thân thiện nào hết. Hắn không phải là Z. 233. Vậy ai mới là Z. 233?
Văn Bình định nói thêm hai tiếng “Ba lê” và “Tirana” thì Bônkốp đã rút súng. Hắn lên đạn đánh soạch và giơ súng lên ngang ngực. Đoàng … họng súng tóc lửa, khói xông lên xanh lè. Văn Bình tinh mắt né sang bên, viên đạn xướt qua màng tang, chỉ cách một vài phân.
Văn Bình biết là Bônkốp cố tình giết chàng. Nếu bắn cảnh cáo hắn đã nhắm vào tay chân. Bônkốp là kẻ bắn giỏi, bắn chỉ có thể hụt phát thứ nhất. Vì vậy chàng phải cản hắn bắn phát thứ hai.
Chẳng may cho chàng, trong khi tránh viên đạn thứ nhất chàng không để ý tới sàn phòng vừa được đánh xi bóng loáng nên bị trượt một vết dài như người trượt băng. Thế trượt tai hại này làm chàng mất quân bình. Trừ phi Bônkốp gặp rủi ro như súng hóc đạn hoặc tuýnh quýnh bắn trật ra ngoài lần nữa, Văn Bình mới có hy vọng thoát chết.
Nhưng trong giây đồng hồ cực kỳ nguy nan ấy phép lạ đã điễn ra.
Bônkốp chưa kịp lảy cò thì một bóng người đã lao tới. Bóng người này là Vêlana. Nàng đã liều mạng nhào vào tay Bônkốp hòng làm trệch đường bắn của Bônkốp.
Và nàng đã thành công. Sợ bắn lầm Vêlana, Bônkốp vội bước tréo sang bên trái. Nhưng Vêlana đã quấn chặt lấy hắn. Bônkốp quát lớn:
- Xê ra cho anh bắn nó.
Vêlana bấu vào vai Bônkốp:
- Sao được? Anh phải nghĩ đến nhiệm vụ. Anh phải nhớ lời đặn của đồng chí Bôrết.
Bônkốp hất Vêlana ngã chúi vào giường:
- Kệ cha Bôrết. Nó cậy có quyền nên ức hiếp chúng mình. Em đừng sợ, anh giết thằng Kêvin rồi sẽ làm bản điều trần đệ lên Ủy ban Trung ương Đảng.
Vêlana lồm cồm bò dậy. Bônkốp quay mũi súng lại, hướng vào ngực Văn Bình. Nhưng khi ấy đã muộn. Văn Bình đã có thể đối phó để dàng. Chàng chỉ đứng cách Bônkốp một xảy tay. Hắn chưa kịp nhả đạn thì Văn Bình đã giáng atémi vào cườm tay cầm súng. Tuy giỏi võ Bônkốp vẫn chưa phải là đối thủ của Văn Bình. Nếu chàng chỉ cần một thế nhu đạo bay bướm là hóa giải được hắn.
Lẽ ra Bônkốp phải biết thân phận mà rút lui về thế thủ. Đằng này hắn lại tiếp tục tấn công. Hắn rùn người xuống, rồi quạt một thế sămbô vào vết hầu Văn Bình. Trong khi ấy, bàn chân trái của hắn được phóng mạnh vào điểm huyệt gần hạ bộ. Hai đòn võ Nga la tư của Bônkốp đều là đòn tối độc, bất cứ bị trùng đòn nào Văn Bình cũng táng mạng. Quả là Bônkốp không chịu từ bỏ ý định giết người.
Văn Bình hoành tay cản đòn yết hầu đồng thời nâng đầu gối lên để chế ngự bàn chân trái của Bônkốp. Chạm vào tay chân Văn Bình, Bônkốp bị tê buốt đến óc, như thể thân thể của chàng được kết tạo bằng bê-tông cốt sắt. Hắn loạng choạng trước khi ngã chúi vào cái bàn đêm. Cây đèn đêm bên trên bị kéo rời xuống đất, chao đèn bắng sứ mỏng tan nát thành nhiều mảnh vụn, reo lên một âm thanh khô khan.
Một lần nữa, Văn Bình lại khinh đich. Hoặc đúng hơn, Văn Bình còn cố bám lấy hy vọng Bônkốp là Z. 233. Vì vậy, chàng chỉ kháng cự lấy lệ. Chàng vung ngọn cước nhẹ là Bônkốp mê man. Song chàng đứng yên. Và chàng còn tiết rẻ nhắc tới phần nhì của mật khẩu:
- Anh có hề gì không? Khổ quá từ Ba lê đến Mạc tư khoa và Tirana tôi chỉ gặp toàn chuyện phiền phức.
“Ba lê” và “Tirana” là tiếng chính của mật khẩu. Nhưng Bônkốp lại phản ứng bằng cách cho tay vào túi. Vêlana nhìn thấy trước tiên vội thét lên:
- Cẩn thận, súng xi-a-nuya !
Bônkốp phải mất nửa giây đồng hồ để gở khóa an toàn, và đẩy viên đạn hóa chất giết người kinh khủng lên nòng. Không hiểu sao Văn Bình là người quyền cước trác tuyệt, tấn thủ nhanh như điện xẹt mà trong lúc ấy lại đứng trơ trơ trước họng súng xi-a-nuya nhỏ bằng chiếc bút may Pạc-ke. Có lẽ nội tâm chàng đang trải qua một cuộc xung đột dữ dội.
Và một lần nữa chàng lại thoát chết.
Thoát chết, nhờ Vêlana.
Lúc ấy, nàng đứng cạnh Bônkốp. Viên giám đốc sở Phát triển Ngoại thương còn đang loay hoay với khẩu súng tối tân – vì quá tối tân nên máy móc cầu kỳ - thì Vêlana đã hụp người xuống, quét sống bàn tay vào thát dương Bônkốp. Không ngờ bộ vó đàn bà đẹp của nàng lại chứa đựng một sức mạnh dị thường. Trúng đòn giửa màng tang, Bônkốp ngã vật sang bên phải. Hắn giẫy một cái nhẹ rồi nằm im.
Vêlana hoảng hốt đứng lên, kêu Văn Bình:
- Kêvin, anh Kêvin …
Hai gã vệ sĩ Mông cổ đồ sộ đạp toang cửa phòng chạy vào. Đang nói dở, Vêlana ngưng bặt.
Một tên vệ sĩ hỏi Vêlana:
- Chuyện gì vậy?
Vêlana đáp:
- Đồng chí Bônkốp đột nhiên đến đây dùng súng độc dược định bắn hạ ông Kêvin. Vì hoàn cảnh bất khả kháng, tôi phải can thiệp … Bây giờ yêu cầu anh liên lạc với đồng chí Bôkết.
Tên vệ sĩ nhìn Bônkốp nằm song sượt trên nền nhà rồi hỏi:
- Đồng chí giám đốc chết rồi ư?
Văn Bình lắc đầu:
- Không. Chắc chỉ ngất đi một lát thôi.
Tên vệ sĩ nhấc điện thoại, xin số của Bôrết. Trong vòng một phúc, tiếng nói của Bôrết đã vang lên ở đầu dây. Tên vệ sĩ xưng tên rồi báo cáo sự việc xảy ra.
Bôrết cằn nhằn:
- Trong khách sạn có ai biết không?
Tên vệ sĩ đáp:
- Thưa không.
- Vậy các anh khiêng Bônkốp bằng cửa sau xuống xe chở vào khu hồi sinh. Đồng thời, gọi Vêlana về văn phòng trình điện.
- Thưa còn ông Kêvin?
- Bảo anh ta cứ ngủ đi để lấy sức. Sáng mai 8 giờ sẽ có người đánh thức dậy.
Tên vệ sĩ vâng dạ một hồi rồi gác ống nói. Văn Bình thở dài rút điếu thuốc cuối cùng ra hút.
Cuộc tiếp xúc với Z. 233 đã thất bại. Z. 233 đã đến hay chưa đến? Z. 233 là ai? Những dấu hỏi rối reng quay cuồng trong óc Văn Bình. Dáng điệu thờ thẫu, chàng tì tay vào cửa sổ nhìn xuống đại lộ Các Mác rộng mênh mông.

<< Chương 3 | Chương 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 747

Return to top