ANH: Đã ba giờ, khi cuối cùng thì anh cũng được ở trong phòng mình. Máy bay của anh cất cánh đi New York vào chín giờ sáng. Mình hy vọng rằng ít nhất cũng có một phi công của chuyến bay đi New York này uống ít hơn mình đêm nay - anh nghĩ lúc đánh răng trong phòng tắm. Ngược lại với phần đông mọi người, anh thích tắm sau khi đã chải răng sạch sẽ. Anh đứng dưới vòi tắm và nghĩ đến cô. Da thịt cô có hương vị như thế nào nhỉ? Khi cô gọi tên anh, nó sẽ vang lên ra sao? Họ sẽ nói gì với nhau trong những câu đầu tiên ở sân bay? Anh sẽ phải ôm cô như thế nào lúc gặp mặt? Bỗng nhiên qua tiếng nước chảy, anh nghe như có tiếng chuông điện thoại. Anh thả vòi tắm. Đúng là có điện thoại. Anh đẩy cánh cửa kính của ca bin tắm và không lau chùi gì, đi thẳng vào phòng ngủ. Christiane. Cô thư ký của Viện anh ở Munich. - Jakub, anh đi đâu vào đêm hôm thế? Tôi gọi cho anh đã hai tiếng nay! Anh có thể ghi lại những điều tôi sẽ nói không? Okay, anh có thể. Vậy thì anh hãy nghe thật kỹ này. Hôm nay anh sẽ không bay đi New York nữa. Mà sẽ bay đi Filadelfia. Ở đó anh sẽ đi taxi đến Princeton. Chỉ mất bốn mươi nhăm phút, nếu không bị tắc đường. Ông giáo sư sinh học phân tử sẽ chờ anh Ở Princeton. Anh sẽ nhận vé điện tử cho chuyến bay đi Filadetha ở phòng chỉ dẫn cho hành khách. Số hiệu vé tôi đã fax đến lễ tân khách sạn. Chuyến bay từ New Orleans đi Filadelfia của anh khởi hành vào mười một giờ sáng giờ chỗ anh. Tất cả các chuyến bay tôi đã giải quyết đúng như anh muốn, ở Delta. Anh vui chứ? Sẽ được ngủ thêm hai tiếng nữa cơ mà! Tại Pricenton, anh sẽ cài đặt chương trình cho họ. Nhớ là chỉ demo (*)thôi đấy. Không được cài bất cứ một phiên bản hoàn chỉnh nào. Hợp đồng là như vậy. Demo sẽ kích thích đủ để họ mua phiên bản hoàn chỉnh của chúng ta. Anh sẽ chỉ cài đặt cho họ trong các máy tính của bệnh viện chuyên khoa. Hay nói thật hay vào, như anh vẫn nói ấy. Họ sẽ phải thấy là cái này là cực kỳ cần thiết. Tôi đã đặt phòng ở Hyatt tại Priceton cho anh. Đây là khách sạn ở ngay cạnh bệnh viện. Số đăng ký cũng ở trong fax. Jakub, thậm chí anh đừng có nghĩ đến việc để lại tôi ở Munich này và chuyển đến Priceton. Tôi biết là trong đầu anh vẫn lởn vởn ý đồ chuyển sang Mỹ, nhưng vì tôi, hãy đừng làm điều đó. Đừng để tôi lại đây, thật đấy, một mình với đám người Đức này! Anh cười. Và mặc dù đó chỉ là câu đùa, nhưng trong đó có biết bao nhiêu là sự thật. Christiane là một phụ nữ Đức cực kỳ không điển hình. Thoải mái, không ngăn nắp, không kỷ luật, nhạy cảm, mãnh liệt và không giấu được tình cảm. Cô luôn chỉ trích anh rằng chính cô đã học được ở anh tính Đức khi anh bảo cô sao mà "bừa bãi" một cách Slavơ đến thế và cô cứ luôn để cho thời gian trôi qua kẽ tay. Anh biết mình là người bạn tốt nhất của cô. Anh khiến cô cảm động bằng đĩa dâu tây vào tháng hai, bằng những bông hoa trong ngày 8 tháng ba mặc dù chẳng có ai ở Đức tổ chức Ngày Phụ nữ, bằng bức e-mail trong ngày sinh của cô, mà nhất là bằng việc khuân cho cô những thùng giấy nặng ra chỗ máy in. Anh, một giáo sư, khuân giấy ra máy in cho cô thư ký. Một số bạn bè làm khoa học cảm thấy tức tối với hành động khoe mẽ của "sự phá vỡ cơ cấu quan hệ một cách thô bạo" này. "Thế đấy. Đó là một tên Ba Lan. Bọn chúng bao giờ cũng phải phá hoại một cái gì đấy và phá vỡ những nguyên tắc nào đấy" - hẳn họ nghĩ vậy. Chỉ có thời gian đầu là Christiane cảm thấy lúng túng. Sau đó cô vui sướng trong cái ngày mà người ta mang giấy đến máy in cho họ. Cô thích thể hiện một cách phô trương "cho những người Đức ấy biết, cần phải thực sự đối xử với phụ nữ như thế nào". Còn anh? Mặc dù hoàn toàn không muốn "phá vỡ các nguyên tắc", nhưng đơn giản là anh không thể làm khác. Anh chú ý để trong các mối quan hệ vời Christiane không đi quá khuôn khổ của tình bạn. Anh biết là anh có thể đi xa hơn nhiều. Nhưng anh không muốn. Trước hết là vì Christiane đã có gia đình khi anh xuất hiện ở Viện này. Cô hấp dẫn anh. Thời gian đầu, cô là người gần gũi với anh nhất ở đất Đức này. Có rất nhiều khi, với cách sống của anh, với những phản ứng của mình, thậm chí cô đã khiến anh nhớ tới Natalia. Có thể chính vì thế mà anh không muốn vừa qua ranh giới ấy. Anh không muốn phá đi một cái gì đấy và anh không thể xây bất cứ cái gì mới lên chính chỗ đó. Anh coi quãng thời gian ở Đức như một cái gì đó chuyền tiếp. Một "phòng chờ" trên con đường đi đến đích. Đích của anh là Mỹ. Anh cho rằng trong phòng chờ - Christian đã cười vì tính cường điệu của nhận định này - không nên trong bất cứ cây gì. Anh đã có mấy năm đẹp đẽ trong phòng chờ ấy và đôi khi anh có cảm giác là Christiane chờ đợi ở đấy một điều gì đó cùng anh. Thoạt đầu khi nghe về kế hoạch ở Princeton, anh đã định phản đối. Song nghĩ đến hai tiếng được ngủ thêm ấy anh trả lời:
- Chrissie - cô thích anh gọi tên cô âu yếm như vậy – anh có để em lại một mình với đám người Đức ấy đâu. Bây giờ, khi anh đã dạy em uống vodka như một người Ba Lan chính hiệu thì tiếc lắm. Anh hiểu. Hôm nay anh sẽ bay đi Filadelfia lúc mười một giờ. Em đưa lên máy chủ FTP dữ liệu cho Princeton cho anh nhé. Anh không có trong laptop đâu, vì anh tuyệt nhiên không ngờ tới chuyến đó lịch này. Em sẽ tìm thấy nó trong máy tính trong phòng làm việc của anh. Máy lúc nào cũng bật đấy. Chrissie, khi đã ở trong phòng làm việc của anh rồi, thì tưới hoa hộ anh với nhé. Em không quên chứ? Em sẽ cố để không vào ICQ của anh khi đã mở máy của anh chứ? Bởi đằng nào những gì em thấy ở đấy cũng sẽ bằng tiếng Ba Lan. Và em chớ có học tiếng Ba Lan chỉ vì thế. Anh cười trong ống nghe. Mặc dù Christiane hứa là "sẽ cố gắng", nhưng anh biết rằng kiểu gì thì những cố gắng ấy cũng chẳng có kết quả gì. Chắc chắn cô sẽ xem tất cả nội dung trên ICQ của anh. Christiane thích biết tất cả về mọi người. Bao giờ cô cũng quan tâm đến anh nhất. Anh là người ở độ tuổi sinh sản tốt nhất, là giáo sư trẻ nhất của viện, anh hôn tay phụ nữ, còn cô thì thậm chí không thể xác định được anh ngủ với những ai hoặc với ai. Mặc dù Christiane khó có thề tin được nhưng từ lâu lắm rồi, anh chưa làm chuyện đó. Khi anh đứng dậy, trên giương, chỗ anh ngồi nói chuyện với Christiane, có một đám to ướt sẫm. Ừ, anh đã chạy thẳng từ phòng tắm đến điện thoại. Bây giờ thì người anh đã khô. Anh ra phòng tắm để tắt điện. Lúc quay lại, anh thấy trên sàn nhà, gần cửa có một mảnh giấy. Anh cúi xuống nhặt. Fax của Christiane. Anh gọi xuống lễ tân và vặn báo thức thêm hai tiếng nữa.
Đi taxi từ khách sạn ra sân bay, anh đã tự hứa là sẽ không bao giờ uống nữa. Anh vẫn khó chịu khủng khiếp sau trận rượu. Anh đã không kịp cả nhấp một ngụm cà phê vì ngủ quên, radio trong taxi lại thông báo có một cơn bão sắp vào Bắc Carolina. Đến Filadelfia, bao giờ máy bay cũng bay qua Bắc Carolina! Còn tồi tệ hơn là anh tưởng. Vừa qua New Orleans, sự nhộn nhạo đã bắt đầu. Anh nắm chặt thành ghế, như thể làm thế sẽ đỡ hơn. Mà đấy mới chỉ là bắt đầu. Bay được một giờ, khi họ rơi vào vùng lặng gió sau cơn bão ở Bắc Carolina, anh đã tự hứa thật to rằng sẽ kiêng tuyệt đối. Chỉ cần họ hạ cánh an toàn, anh sẽ không bao giờ đưa rượu lên miệng nữa. Anh nhớ lại những chuyến đi biển của họ ở trường trung cấp. Ruột gan cũng lộn ngược cả lên đến đau đớn. Không bao giờ anh quên được cảnh ánh mặt tái xanh như tàu lá cùng với mấy người khác nữa vắt người qua mạn tàu Ở Vịnh Biscayan, dừng nôn để trong sự đau đớn cùng cực ấy cười ông phụ trách neo tàu đang la hét ầm ĩ cố để át tiếng sóng: - Anh em thủy thủ có biết cái gì là tốt nhất cho thời tiết như thế này không? Các anh em thủy thủ, mẹ kiếp, không biết! Tốt nhất cho thời tiết như thế này là nước ép anh đào, vì ở hai đầu nó đều có mùi vị như nhau. Các anh em thủy thủ hãy nhớ lấy điều đó. Hơn nữa, nôn mửa không phải là làm tình. Cần phải biết. Thằng thổ tả nào lại đi nôn ngược gió như vậy hả???
Chắc anh phải tái xanh như hồi ở trên tàu lần ấy, vì cô tiếp viên cứ chốc chốc lại đến chỗ anh và hỏi anh có cần gì không. Người ngồi ghế cạnh anh, một lão người Texas khổng lồ không lúc nào rời chiếc mũ cao bồi đội trên đầu đã tận dụng cơ hội đó. Trong khi anh đang chết dở sống dở thì lão hàng xóm ấy, như thể không có chuyện gì xảy ra, cứ mỗi lần cô tiếp viên đến là lại gọi rượu. Thỉnh thoảng lão thử mời anh. Anh từ chối với ánh mắt sợ hãi và ác cảm. Anh không thể tưởng tượng nổi một sự tra tấn ghê gớm hơn cái mùi whisky trong tình huống này. Sự nhộn nhạo kéo dài cho đến phút cuối, và lúc máy bay hạ cánh cũng thật là khủng khiếp. Những bánh của máy bay va vào đường băng mạnh đến nỗi cả lão ngồi bên vốn dửng dưng với tất cả và đã say khướt cũng phải vừa hỏi vừa lúng búng: - Chúng ta hạ cánh hay là bị người ta bắn đấy? Lái xe của Đại học Tổng hợp Princeton do trường cử đi đang đợi anh ngoài cổng. Họ đi chừng một tiếng. Khi đã ở trong phòng mình, anh gọi điện ngay cho giáo sư xin hoãn cuộc gặp ba giờ. Anh đặt báo thức, đăng ký báo thức với lễ tân và đặt báo thức qua TV. Anh để tiếng cỡ to nhất. Anh không còn đủ sức để cởi quần áo nữa.
Anh tỉnh dậy ba lần, nhưng phải đến TV mới lôi được anh ra phòng tắm. Anh có mặt ở phòng của giáo sư trước giờ hẹn mấy phút. Anh biết ông khá rõ từ những cuộc gặp gỡ và hội nghị trước đây. Một ông già lập dị với mái tóc trắng. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich - là điều mà ông nhấn mạnh đầy tự hào và nhắc đến Einstein một cách nồng nàn, bởi Einstein cũng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich - độ lượng với tất cả trừ việc không đúng giờ, hút thuốc lá và đàn bà làm khoa học. Chính xác theo thứ tự này.
Với anh bao giờ ông cũng nói tiếng Đức, hoàn toàn không đếm xỉa đến việc các cộng sự hay học trò của ông chẳng hiểu gì. Trong mỗi lần gặp gỡ ông đều khẳng định rằng viện của ông không hợp tác "với những nhà siêu sinh học ở Harvard, những kẻ vẫn không chịu biết rằng cá voi là động vật có vú". Sau mỗi lần - rất tiếc là đúng với sự thật - ông lại khẳng định với anh rằng chắc chắn họ không hợp tác với Đại học Tổng hợp Harvard. Tuy nhiên ông không nói thêm rằng đó là mục đích của họ từ mấy năm nay. Sếp của khoa sinh học phân tử của Harvard, về điều này thì anh biết được trong một buổi dạ tiệc tại một cuộc hội nghị nào đó - là vợ cũ của giáo sư của Princeton. Vì môi trường của các nhà khoa học nói chung là một trong những môi trường lắm chuyện ngồi lê đôi mách nhất, nên anh được nói nhỏ rằng hôn nhân của giáo sư và vợ cũ của ông chỉ tồn tại, chính xác bốn mươi bảy giờ. Từ mười một giờ sáng thứ bảy đến mười giờ sáng thứ hai, vì rằng phải đến giờ này các tòa án ở Massachusetts mới mở cửa. Hình như chính xác bốn mươi bảy tiếng sau hôn lễ, vợ giáo sư, tiến sĩ khoa học về sinh học, tốt nghiệp Đại học Sorbone ở Paris, đã đệ đơn ly hôn. Bản thân anh chưa bao giờ tiếp xúc riêng với giáo sư nhiều hơn một tiếng, nhưng như thế cũng đủ để anh hiểu được vợ cũ của ông.
Việc giới thiệu trong phòng làm việc của giáo sư – đương nhiên là bằng tiếng Đức - kéo dài hơn một tiếng một chút. Khoảng mười bảy giờ họ chở anh đến trung tâm máy tính của bệnh viện thuộc Đại học Tổng hợp Princeton, nơi anh phải cài đặt và chạy thử phiên bản quảng cáo cho chương trình của họ. Sau ba giờ làm việc, khi đã gần xong, anh ra khỏi trung tâm máy tính để đi tìm máy bán coca lon tự động. Nhất định gần đấy phải có. Trong các trường đại học của Mỹ, có thể không có thư viện, nhưng máy bán coca tự động thì phải có. Từ trung tâm máy tính sáng ánh đèn neon, anh bước ra hành lang tối.
- Ôi anh làm tôi giật cả mình! Tôi cứ nghĩ là ma cơ đấy. Anh đi giống hệt Thommy. Anh làm tôi giật thót cả mình. Anh ta cũng hay làm tôi giật mình. Anh quay đầu về phía có tiếng nói phát ra. Chị tạp vụ da đen hiện ra lờ mờ ở đằng xa trong hành lang tối. Trông chị ta giống như người nô lệ trong tranh của Teodore Davis đang lượm bông trên đồn điền gần New Orleans. Cũng những nếp nhăn sâu ở nửa phân dưới mắt ấy. Cũng những con ngươi mắt trắng, to, bị những lằn máu cắt ngang ấy.
- Tôi không muốn làm chị giật mình. Tôi đang tìm automat bán coca. Thommy là ai vậy chị? - Thommy cũng hay đi tìm coca. Anh ta làm việc ở đây nhiều năm thế mà chẳng bao giờ nhớ automat ở đâu - chị ta trả lời.
- Hôm nay chắc chắn tôi cũng sẽ không nhớ. Chị dẫn tôi ra chỗ automat và trên đường đi chị sẽ cho tôi biết Thommy là ai chứ?
- Anh không biết Thommy là ai? Thommy làm việc cách đây bốn hành lang. Ai cũng biết anh ta sau cái vụ anh ta lấy trộm não của Einstein. Anh biết ông Einstein, cái ông người Mỹ Do Thái ở Thụy Sĩ ấy chứ? Lúc này thì anh quan sát chị ta kỹ hơn. Chưa hề có ai gọi Einstein là "người Mỹ Do Thái ở Thụy Sĩ" cả. Anh không thể đoán được tuổi của chị ta. Thỉnh thoảng anh phân vân, có phải những người da đen cũng không thể đoán được tuổi của người da trắng, vì họ thấy ai cũng giống ai. Chị ta nhắc anh nhớ đến Evelyn trong nhà hàng ở New Orleans. Đồ sộ, vuông từ vai đến đất, chắc nịch, với bộ ngực như hai cái gối, che lấp toàn bộ lồng ngực từ xương đòn đến bụng. - Sao anh ta lại lấy cắp não Einstein? Thommy là ai? - anh tò mò hỏi thêm. Người phụ nữ da đen đặt cái xô xuống làm bột trào cả ra ngoài và ngồi lên cái ghế dài gần lối vào toilet.
- Thommy là bác sĩ. Nhưng chẳng chữa bệnh cho ai. Cho nên không một ai kính nể anh ta. Đã thế buổi sáng anh ta lại không chào hỏi ai. Liệu sáng ra anh có chào hỏi ai vui vẻ khi mà anh phải mổ xẻ hai cái xác trước bữa sáng và bốn cái sau đấy? Tôi thì tôi kính trọng anh ấy. Cả Marilyn cũng thế. Thommy yêu Marilyn. Vào cái thời ấy, đàn ông và đàn bà vẫn còn yêu nhau lắm. Marilyn là bác sĩ trên tầng ba. Tôi không quét dọn trên ấy. Cố ấy xinh lắm. Tôi có thể hút thuốc được không?
Chị ta lấy cái hộp đựng thuốc sợi ra và bắt đầu quấn thành điếu.
-Tất nhiên rồi, chị cứ hút đi. Mà chị có thể quấn luôn cho tôi một điếu được không? Ở automat bán coca có bia không?
Anh lại quên lời thề trên máy bay. Chị ta cười.
- Bia á? Không có. Không bao giờ có. Ở đây, trong khu vực trường này, mua cocain còn dễ hơn cả mua bia.
- Thommy là ai và Marilyn là ai? - anh hỏi và ngồi xuống ghế cạnh chị ta.
Vì chị ta to đến nỗi ngồi gần kín cả cái ghế dài nên anh phải ngồi sát vào chị. Chị ta đưa cho anh một điếu thuốc cuốn. Họ ngồi hút thuốc trong hành lang tối. Hai đốm sáng. Yên tĩnh, chỉ có giọng nói trầm trầm của chị ta vang kinh khủng trong bóng tối ấy và trong cái hành lang dội âm ấy. - Đúng ra là Marilyn làm ở khoa nhi. Bọn trẻ yêu cô ấy lắm vì cô ấy lúc nào cũng cười. Chỉ khi nào có một đứa nào chết, mới thấy trong mắt cô ấy có nước mắt. Bao giờ cô ấy cũng khóc trong toilet. Để bọn trẻ không nhìn thấy Thommy nghiên cứu về bệnh học. Anh ấy mổ xẻ tử thi để tìm trong đó cái gì đấy quan trọng. Nhờ những cái mà anh ấy tìm thấy có thể cứu được mạng sống cho những người khác. Mặc dù anh ấy cần thiết như thế, nhưng không ai khâm phục anh ấy Ngoài Marilyn. Có lẽ anh ấy cảm nhận được như thế nào đấy. Chuyện đã lâu lắm rồi, nhưng tôi nhớ ôư2ng chi tiết. Người ta chở Einstein đến vào trước nửa đêm. Ông bị bất tỉnh. Và mất ngay sau nửa đêm. Hôm ấy là thứ hai, ngày mười tám tháng tư năm năm nhăm. Hồi ấy tôi là người thực tập trẻ nhất. Ở đây tôi cứ tưởng như chỉ vừa mới hôm qua. Dạo ấy tôi quét dọn tầng một, tầng trệt và tầng hầm. Tất nhiên là Thommy biết và rất ngưỡng mộ Einstein. Với anh ấy, ông ta là sự thông minh không thể với tới được. Ai ở Princeton cũng biết Einstem. Cho dù đấy chỉ là vì tất cả cái đám nhà báo cứ bám theo Einstein ở khu vực trường này như một bầy sói.
Khi Thommy đến trực thì Einstein đã nằm trên bàn. Đầu tiên Thommy không muốn làm cái việc cắt xén ấy. Anh ta lên chỗ Marilyn để nói cho cô biết, tỏ vẻ rất bực bội. Sau mấy phút thì anh xuôi xuôi và quay xuống tầng hầm. Những gì xảy ra sau đó dưới tầng hầm, tôi biết rất rõ từ Marilyn. Tôi nghĩ rằng Thommy đã làm như vậy là vì Marilyn. Đề cô khâm phục anh ta và tự hào về anh ta. Ai cũng bảo là không thể thế được nhưng tôi biết chứ. Tôi đã nhìn thấy anh ta nhìn Marilyn như thế nào. Thommy đã làm một việc khủng khiếp. Đầu tiên anh chỉ khám nghiệm tử thi bình thường và sau đó bỗng nhiên tình cảm ấy đến. Đây là cơ hội có một, duy nhất, không thể lặp lại trong đời. Anh ta lấy cưa, cưa sọ Einstein và moi não ra. Anh ta dùng dao mổ chia cái não ra thành hai trăm bốn mươi miếng bằng nhau, cho vào hai hộp loại ba lít có ghi chữ Costa Cider rỗi đổ fomanlin vào. Một cái anh ta đậy kín bằng nắp gỗ, còn hộp kia bằng nắp thủy tinh. Anh ta đưa cả hai hộp ra khỏi tầng hầm. Anh ta quyết định sẽ không trao chúng cho bất kỳ ai. Rồi anh ta nhét báo bọc nilon vào hộp sọ rỗng của Einstein và đóng lại sao cho không ai nhận ra. Anh có tưởng tượng được không? Thay vì não là những tờ báo nhàu nát trong sọ Einstein??? Khi Marilyn kể chuyện này cho tôi nghe, tôi không muốn tin. Làm sao mà anh ta có thể làm như vậy được? Chị ta thở dài rồi im lặng một lúc,
Hình ảnh hộp sọ của Einstein bị nhét đềy báo như cảnh trong một bộ phim kinh dị. Anh đờ người ra vì sợ hãi và vì sự vô lý. Cho tới lúc ấy, Einstein với anh như một tượng đài. Tinh hoa của tri thức. Einstein không có não, với hộp sọ đầy giấy bỗng dưng như không còn quan trọng và bị hạ thấp. Không, đó không phải là phim! Điều ấy thì không một đạo diễn nào có thể nghĩ ra. Trong cái hành lang tối, ở ngay trên tầng hầm, nơi đã diễn ra nghi lễ cắt não Einstein của quỉ satăng ấy, anh cứ cảm thấy thế nào ấy. Anh thấy mừng vì cái ghế lại ngắn thế mà chị da đen lại to thế. Nhờ thế mà anh được ngồi sát vào chị ta. - Tôi dừng lại ở đoạn nào ấy nhỉ? À, tôi nhớ rồi. Thommy biết về ý nguyện cuối cùng của Einstein, ông muốn sau khi mình chết sẽ thiêu xác và rải tro ở một nơi mà chỉ gia đình ông biết. Einstein không muốn có bất cứ một ngôi mộ nào hết... Anh có biết gì không? Tôi phải cuốn cho mình một điếu nữa. Dạo này tôi hút nhiều quá. Thật không tốt tị nào ở đây, trong cái nước Mỹ này.
Im lặng bao trùm. Chị ta lấy hộp đựng thuốc lá sợi từ cái túi tạp dề sâu thẳm ra và thoáng một cái chị đã nhấp nước bọt để dán điếu thuốc. Trong ánh sáng của ngọn lửa từ chiếc bật lửa, hai con ngươi trắng trên nền khuôn mặt đen như hắc ín của chị có vẻ như to một cách kỳ dị.
Những gì người phụ nữ da đen ấy kể thật bất ngờ. Anh không hề nghi ngờ một chút nào. Rất lâu rồi, hồi còn học đại học, anh đã có một giai đoạn say mê Einstein. Sự thật đúng là ông không có mộ. Điều này rất phù hợp với Einstein. Các vị thần không có mộ mà. Não của Einstein không bị thiêu cùng với phần còn lại của thi thể ông, cũng là sự thật, nhờ thế mà các nhà thần kinh học có thể nghiên cứu nó nhiều lần. Các nghiên cứu giải phẫu thần kinh đã khẳng định sự đặc biệt của nó. Tất cả những điều này anh đã biết từ lâu. Song anh tuyệt nhiên không có khái niệm, rằng phía sau đó lại ẩn chứa một câu chuyện ly kỳ đến vậy. Lần này thì người phụ nữ da đen nói: - Việc mà Thommy làm không được ai ra lệnh, cũng không một ai cho phép. Anh ta cho rằng mình phải được phép, bởi như anh ta nói, "Einstein thuộc về tất cả mọi người". Thậm chí khi mọi việc đã rõ, anh ta vẫn không muốn trả lại bộ não ấy. Marilyn nói với tôi rằng Thommy làm việc đó vì mọi người chứ không phải vì tiếng tăm. Anh ta tin rằng có cái quan trọng nhất trong con người Einstein là bộ não của ông, thì có thể đến một lúc nào đó sẽ tạo được một Einstein nguyên vẹn. Anh ta là một kẻ gàn dở lập dị như vậy đấy. Ngày ngày mổ tử thi nhưng mặc dầu vậy, anh ta vẫn là một người lãng mạn nhất trong khu nhà này. Cho nên Marilyn mới thích anh ta đến thế. Nhưng điều mà anh ta làm với Einstein thì cô ấy không bao giờ tha thứ cho anh ta. Thommy rất đau khổ vì chuyện này.
Người phụ nữ da đen rít một hơi sâu và không nói nữa. Thommy bí ẩn đã rất có lý. Nhưng hồi ấy, vào năm 1955, cả anh ta, cả bất kỳ người nào khác đều không biết rằng để nhân bản người không cần phải moi nảo của bất cứ ai ra khỏi hộp sọ. Chỉ cần một chút máu, tóc hay da được bảo quản thích hợp là hoàn toàn đủ. Toàn bộ chất liệu gien của con người nắm trong nhân của mỗi tế bào riêng lẻ. Dưới góc độ này, các nơron của não không khác của các tế bào khác, "tầm thường" hơn. Có lẽ đơn giản là Thommy muốn chắc chắn và vì sự chắc chắn anh ta đã bảo vệ trên một kilôgam chất liệu cho nhân bản trong fomanlin. Và chắc anh ta cũng biết rằng trong tất cả các tế bào của Einstein, thì quan trọng nhất là những tế bào não.
- Thommy phải rời khỏi Princeton - người phụ nữ da đen tiếp tục câu chuyện của mình. - Nhưng kể cả thế anh ta vẫn không chịu trả những cái hộp đựng não Einstein trong fomanlin. Nửa năm sau khi anh ta đi, Marilyn lấy chồng và chuyển sang Canada. Tôi không biết rõ mọi chuyện với Thommy như thế nào. Có ai đó nói với tôi là mới gặp anh ta ở Đại học Tổng hợp Kansas. Đúng lúc ấy một ai đó mở mạnh cửa phía cuối hành lang. Chùm sáng của chiếc đèn pin di chuyển chậm dọc theo tường. Chắc là ngrười bảo vệ. Người phụ nữ da đen đứng dậy rất nhanh và mất hút sau cửa toilet. Một lát sau ánh sáng đèn pin của người bảo vệ chiếu đến cái ghế Jakub đang ngồi. Người bảo vệ đứng đối diện anh và chiếu đèn pin thẳng vào mắt anh. - Anh có biết là hút thuốc lá ở đây là một sự vi phạm nghiêm trọng không? Tôi có thể phạt anh đến một ngàn đôla - giọng nói phát ra từ phía sau luồng sáng của chiếc đèn pin và người kia cười, nói thêm: - Nhưng tôi sẽ không phạt, vì tôi thừa biết rằng Virginia đã xui anh hút. Chỉ có thuốc sợi của chị ta mới hôi kinh khủng như vậy. Khi nào chị ta ra khỏi toilet, nơi mà chị ta hiện đang trốn, anh hãy bảo chị ta ràng đây là lần cuối cùng đấy nhé, lần sau thì đừng có trách. - Anh ta cười oang oang và đi về phía cầu thang dẫn xuống tầng hầm.
Anh vẫn im lặng, hơi choáng váng vì câu chuyện của Virginia. Còn chị ta vẫn chưa ra khỏi nơi ẩn náu trong toilet. Mãi sau chị ta mới hé cửa hỏi nhỏ:
- Lão ta đi rồi à?
Khi anh bảo đi rồi, chị nhanh nhẹn ra khỏi toilet và túm lấy cái xô của mình.
- Tôi cũng phải đi đây. Mười lăm phút nữa lão ta sẽ quay lại để đóng cửa toàn bộ khu nhà. Mà hôm nay tôi lại quên chìa khóa. Anh biết không? Anh không chỉ đi giống Thommy mà giọng nói cũng giống - chị ta nói và khuất sau chỗ ngoặt hành lang. Khi chị ta đã đi khỏi rỏi anh mới nhớ ra là chị ta chưa chỉ cho anh chỗ có automat bán coca. Anh gọi. Không thấy chị ta trả lời Anh vào toilet, nhìn thấy một vòi nước uống được bèn nghiêng đầu để cho dòng nước chảy lên mặt. Anh cứ đứng nghiêng người như vậy một lúc. Rồi không lau mặt, anh quay lại trung tâm máy tính. Anh kết thúc cài đặt chương trình, chuẩn bị bản hướng dẫn ngắn các bước khởi động chương trình gửi e-mail thông báo về những việc anh đã làm cho giáo sư và đặt taxi qua mạng. Anh tắt máy tính rỏi ra ngoài hành lang. Đi qua cái ghế dài cạnh lối vào toilet, anh cảm thấy bất an. Anh không thể gạt bỏ khỏi trí nhớ hình ảnh thi thể của Einstein với hộp sọ mở chứa đầy báo. Anh chạy đến cửa ra. Taxi đang đợi. - Anh cứ đưa tôi đến một chỗ nào đó có thể uống bia được - anh bảo người lái taxi.
Quãng gần nửa đêm anh mới về đến khách sạn. Đêm ấy anh mơ thấy Thommy, Virginia, Marilyn bí ẩn và thuyết tương đối. Hôm sau ăn sáng xong, anh đi bằng chiếc Limousine của khách sạn ra ga, khi đi qua khu vực trường, anh nhớ lại sự kiện tối qua và quyết định sẽ tồn hiểu tất cả mọi điều có thể về con người đã cứu bộ não của Einstein khỏi bị thiêu. Anh sẽ bắt đầu ngay hôm nay, ở New York, nơi anh sẽ đến sau một tiếng nữa. Chuyến tàu của anh từ Penn Station đến Manhattanie có lẽ mất đúng chừng ấy. Hơn nữa, anh không thể chờ thêm được nữa, phải kể cho cô nghe câu chuyện về bộ não của Einstein này sớm nhất. Kể từ ngày biết cô, anh nhận thấy là những sự kiện, cảm xúc và suy nghĩ chỉ có ý nghĩa khi anh chia sẻ thông tin về chúng với chính cô. Với Natalia cũng y như vậy. Anh không viết cho cô về chuyện này. Anh sẽ kể. Chính thế. Anh sẽ ngồi trước mặt cô, nhìn vào mắt cô và kể. Chỉ còn một đêm và một ngày nữa. Sẽ qua nhanh thôi mà. Ngoài ra ở New York thời gian trôi nhanh hơn. Đây đương nhiên không phải là sự thật tuyệt đối, mà chỉ là tương đối. Rất tương đối và Einstein. Anh biết điều này từ thời gian của New Orleans, cũng lười biếng và lề mề hệt như của Texas. Khi ở New York bản tin đã sắp đến phần dự báo thời tiết, thì ở Texas mục quảng cáo đầu tiên sau lời chào của phát thanh viên còn chưa kịp kết thúc. Đường chân trời của Manhattan hiện ra mờ mờ phía xa khi tàu của anh đi vào đường hầm dưới Hudson River. Chiều tối mai anh sẽ bay đi Paris, để gặp cô. N-G-À-Y M-A-I – anh đánh vần chầm chậm từ này trong ý nghĩ và nhâm nhi nó và sung sướng như một đứa trẻ.
CÔ : Jakub, đã có lần nào em nói với anh rằng em rất thích nghĩ về anh chưa? Chắc là rồi, nhưng em cũng thích nghĩ là em chưa nói. Hôm nay, em đã nghĩ về anh rất nhiều lần. Em nhất định phải kể với anh một điều gì đấy. Có lẽ Asia sẽ giết em mất, vì em bảo nó là em chỉ về phòng để sửa lại trang điểm, nhưng thực ra là em chạy đến quán Internet Cafe ở ga tàu điện ngầm này để viết cho anh. Asia, kể từ ngày bọn em quen nhau, đã giết em không biết bao nhiêu lần rồi, cho nên chắc chắn em sẽ có cách qua được. Anh mê những chuyện như thế này, vì anh thích sự ngạc nhiên. Và xúc động. Hôm nay em rất ngạc nhiên. Cả xúc động nữa. Thật không thể tin được. Nhưng ngay từ đầu. Anh chàng sinh viên xinh xắn ấy của Alicja (đây là em nói thêm, Alicja như thường lệ, cho rằng nó rất và "dứt khoát", cho dù điều này có ý nghĩa như thế nào cũng được, phải yêu sinh viên) có lần đã làm việc trong dịp nghỉ hè cho một phụ nữ Đức góa chồng, một nhà công nghiệp người Pháp đã đưa chị ta từ Đức sang và nhốt sau những song sắt bằng vàng của một ngôi nhà khổng lồ ở phần tây-nam của Paris. Anh nghĩ sao, một sinh viên xinh xắn từ Ba Lan sang có thể làm gì cho một phụ nữ góa chồng đã trên dưới bốn mươi tuổi, nhạy cảm, có ba đầu bếp, một lô một lốc tạp vụ, hai thợ làm vườn, lái xe và bác sĩ thú y "thường trực"? Alicja khi đã yêu thì không bao giờ đưa ra những câu hỏi vô nghĩa như vậy. Chị góa mời chàng sinh viên, chàng sinh viên mời Alicja (bởi cậu ta có thể làm gì được khi Alicja không chịu rời cậu ta lấy nửa bước), còn Alicja thì mời tụi em. Với chị góa thì thế nào cũng được, vì điều chị ta muốn nhất là gặp lại chàng sinh viên của mình sau bao nhiêu năm. Chị góa gọi hai xe Limousine đến khách sạn, vì chì ta tưởng rằng chàng sinh viên có đến cả tá bạn bè chứ không phải chỉ có ba cô bạn gái. Mặc dù chàng sinh viên đọc cho Alicja nghe thơ bằng tiếng Pháp, song tiếng Pháp của cậu ta hoàn toàn không ghê gớm gì. Chí ít thì cũng là nói. Ngôi nhà, nơi mà chị góa đang ngụ cư - bởi chính chị ta nói rằng chị ở Mauritius, còn ở Paris, chị chỉ ngụ cư - rất giống với Belweder, chỉ có điều to hơn. Chị góa là một phụ nữ tóc nâu với đôi mắt buồn, chúng có, cơ bản vì phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, hình dạng không xác định. Chị góa mắc hai thứ bệnh, trong đó bệnh thứ hai đơn giản là dễ xúc động. Bệnh thứ nhất là cảm giác đến bệnh hoạn nhất thiết phải "chung sống với thế giới". Tự chị ta nói, nhưng phải sau chai vang thứ ba, rằng đó là một kiểu thôi thúc và mang ý nghĩa tinh thần. Trong mỗi phòng của chị (kề cả ở trại ngựa) đều có tivi. Chị cho rằng trên thế giới xảy ra biết bao nhiêu là vấn đề quan trọng và chị cần phải được thông tin về chúng. Do đó mà chị ta dậy từ năm giờ sáng để xem bản tin trên tất cả các kênh có thể và bằng tất cả các thứ tiếng có thể. Lúc tụi em đến, chị ta cũng đang xem một bản tin nào đấy và mãi ba mươi phút sau tụi em mới vinh hạnh được gặp chị ta. Đơn giản là chị góa lo lắng về thế giới và chị muốn biết chính xác nguyên nhân của những nỗi lo ấy. Ngoài ra chị còn cho rằng, trên thế giới, loài vật chịu đau đớn nhiều nhất. Vì vậy mà chị có mấy con chó, mấy con mèo, hơn một chục con chim hoàng yến, mấy con chuột đồng và chỉ có một con lợn đen giống Việt Nam. Con lợn quả thực rất đen, to đùng như một tay đấm bốc có tiếng sống ở Mỹ, chỉ có điều đẹp hơn. Khi mọi người ngồi trong khu vườn mênh mông, con lợn chạy quanh như phát rồ, thỉnh thoảng lại chạy đến cho chị góa, dụi mõm vào chị, với làn môi hé mở, chị hôn vào cái mõm ấy rất tình cảm. Một hình ảnh không thể quên được. Con lợn vừa rít vừa chạy như điên, dụi mõm vào những đám cỏ được chăm chút cẩn thận, giẫm nát những bồn hoa hồng tuyệt đẹp, chạy đến chỗ chị góa như một đứa trẻ chạy đến chỗ mẹ nó để hưởng phần tình cảm và âu yếm của mình. Con lợn đặc biệt quen với chàng sinh viên xinh xắn và cũng chạm cái mồm ướt của mình vào chàng. Alicja thì sợ hãi và không mấy thiện cảm nhìn những tình cảm ấy của con lợn. Còn Asia lại thích thú vuốt ve con lợn chạy qua chạy lại giữa một người, câu chuyện của chị góa về loài vật bị "con người bắt chước" thì nó nghe như thể nghe dự báo về sự xuất hiện của một thế giới mới, tốt đẹp hơn, chủ yếu là dành cho loài vật. Trong mắt nó, em nhìn thấy, nếu có thề, thì nó đã ôm lấy chị góa. Sau mấy lượt chạy như điên, con lợn biến mất vào trong nhà và không nhìn thấy nó thêm nữa. Việc ấy có vẻ khiến chị góa không yên tâm, những chị vẫn không rời khỏi chỗ. Chị góa tỏ ra là một phụ nữ đặc biệt. Tất cả những gì tụi em nói, chị đều coi như những tin tức của dịch vụ chỉ dẫn và chị phản ứng bằng sự tức giận, hay nụ cười, hay sự cảm thông thực sự. Mọi người uống hết mấy chai bordeaux mà người đầu bếp mang ra, anh này bị giục giã đều đặn qua điện thoại để trên bàn ngoài vườn. Khi mọi người rời bàn, em ở trong tâm trạng hết sức hưng phấn. Đó là tại bordeaux Pháp, nó tác động đến em như một chất kích dục (anh hãy liên tưởng như thế nào thì tùy), và bởi vì rằng ngày mai anh sẽ bay từ New York đến Paris. Khi ngoài vườn đã khá lạnh, mọi người chuyển vào trong nhà chị góa. Alicja quan sát chàng sinh viên giúp chị góa đứng dậy khỏi ghế và tựa vào vai cậu ta, sát vào người cậu ta, ôm ngang lưng cậu ta để đi vào nhà như thế nào với vẻ không yên và tức tối. Sau khi vào phòng khách rộng mênh mông, mọi người nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin nổi. Con lợn nằm duỗi người trên chiếc đi-văng trắng (làm từ da lợn, chắc thế) đặt cạnh tường được phủ gần kín bằng một bức tranh thủy mặc xám-đen với kích cỡ không lồ. Những mảnh báo đôi chỗ bị ngâm trong những vũng nước gì đó hôi mùi amôniắc phủ lên nền đá của phòng khách. Đi trên nền nhà, mọi người giẫm nát các hạt nâu-đen vương vãi rung tung. Bên được đi văng bằng da trắng có một chiếc rỗng nhỏ, cửa mở, xung quanh đặc biệt có rất nhiều hạt. Đó chắc phải là cái lồng chuột mà chi góa đã từng kể. Nó hoàn toàn méo mó và không có con chuột nào bên trong. Không để ý gì đến tất cả cái đám lộn xộn ấy trong phòng khách, chị góa đến chỗ điện thoại và với giọng rất điềm đạm, đặt một xe Limousine để đưa tụi em về khách sạn ở Paris. Tụi em đứng ở đó như trời trồng và nhìn con lợn đang nằm trên đi-văng. Nó thở khò khè và co giật, từ mõm nó một thứ nước vàng nhỏ giọt, và có thể nhìn thấy rất rõ, chảy thành dòng theo đi-văng bằng da trắng xuống nền đá. Chị góa chợt nhận ra chuyện gì đang xảy ra. Chị hét lên, bỏ ống nghe và lao ra để cứu con lợn. Em lùi lại s át tường. Anh chàng sinh viên chạy ra ngoài, còn Asia cùng với chị góa chạy ra đi-văng. Jakub, nếu không nhìn thấy chuyện này, thì em không bao giờ tin. Nhưng em đế nhìn thấy đúng như Alicja, mà trong suốt quá trình m ọi việc diễn ra, đã cấu vào tay em và run như cầy sấy. Chị góa chạy đến đi-văng và làm hô hấp nhân tạo cho con lợn bằng phương pháp miệng-mõm. Chị ta xoa bóp và ấn vào vùng tim của nó, dùng sức để cậy mõm nó ra rồi bằng miệng mình bơm không khí vào phổi nó. Con lợn vẫn thở khò khè. Một lát sau nó phun ra một mảng lông mâu nâu lẫn với một mớ bao vụn đỏ những máu. Alicja chạy ra ngoài. Asia quay lưng lại đi-văng, chỗ con lợn đang nằm. Chị góa vẫn không ngừng dùng miệng bơm không khí qua mồm con lợn. Em không dám nhìn cành đó, phải nhấm mắt lại. Một lúc sau, con lợn hết khò khè. Nó trượt khỏi đi văng và chạy ra ngoài. Chi góa mệt lả, ngồi bệt trên nền đá, đầu tựa vào đi-văng với đám n ôn vàng vàng và một góc con chuột đỏ máu vừa được con lợn khạc ra. Asia đi đến chỗ em. Nó cầm tay em và hai đứa không nói gì bỏ ra ngoài. Chiếc Limousine đang đợi Alicja ngồi cạnh người lái xe, anh chàng sinh viên ở ghế sau. Em với Asia lặng lẽ chui vào. Taxi lăn bánh. Suốt đường đi, không một ai lên tiếng. Khi chiếc Limousine dừng lại trước khách sạn, tất cả xuống xe trong im lặng. Alicja cũng vậy. Thậm chí không cả chia tay với anh chàng sinh viên của mình. Lần đầu tiên kể từ hôm đến Paris, nó ngủ cùng với Asia. Khi đã ở một mình trong phòng, em mở một chai vang, ngồi bên cửa sổ, nhìn ra mảnh vườn trước phòng và thật sự ngạc nhiên vì chị góa ấy. Vì sự trung thành với niềm tin của mình. Vì có vẻ như em đã không thể tin rằng chị ấy thực sự có thể yêu con lợn giống Việt Nam ấy. Nhất là sau khi nó đã nhai con chuột của chị ta. Sau một lát, rượu vang mới đã làm mạnh thêm bordeaux của sáu tiếng trước đó. Em rời xa Paris để trở về với hàng trăm vấn đề. Em nghĩ về anh. Em nhớ anh. Đã có lần nào đó anh hỏi, "nhớ anh" có nghĩa là gì. Nói một cách gần đúng, thì đó là một kiểu lai giữa suy nghĩ, mong ước, âm nhạc, lòng biết ơn vì em cảm nhận được điều đó, niềm vui vì có anh hiện hữu và làn sóng ấm áp nơi tim.