Vậy là thi sĩ siêu hình Elvis Đậu không cần "luận về" trường phái thơ tả thú vật hoá ra con số ảnh hưởng nặng tới số mạng của con người... đánh đề, thi sĩ cách mạng Đoàn Dự cũng đã hiểu. Và suy ra, cậu hiểu luôn cả những tác phẩm văn chương siêu, bí hiểm nhất trên cõi đời Việt Nam này. Nghệ thuật hiểm hóc nhất vẫn chỉ là nghệ thuật tả thú vật diễn giải ra con số. Nếu người ta đọc văn chương bí hiểm, hóc búa người ta không diễn giải nổi, người ta nên coi nó như những con thú và sẽ diễn ra được một cách dễ dàng. Hai cậu con trai cùng chung một tâm sự đã trở thành hai thi sĩ vô tiền khoáng hậu của nền văn học hôm nay, bây giờ, ở đây. Trong khoảng khắc say mê các con thú, họ tạm quên con gái. Lạy trời họ đừng mở một lối thơ mới, tả con gái diễn giải ra con thú ! Họ tạm quên nỗi buồn bị con gái chê bỏ. Họ sẽ làm gì tiếp theo? Đón coi hồi sau sẽ rõ.
Cô Hoàng Dung pha một ly cam vắt ngon nhất thuở cô biết pha nước cam. Cô khệ nệ bưng lên gác cho ông anh cù lần Đoàn Dự. Lúc ấy, Đoàn Dự đang làm thơ siêu hình. Cậu sua tay:
- Tao không uống gì hết. Mày cút đi, đồ con gái độc ác !
Hoàng Dung bỗng hiền khô. Cái tinh thầnh Nghịch Nữ biến mất. Cô hoàn toàn là một cô con gái phì nhiêu nữ tính. Tình yêu làm thay đổi tâm hồn. Tình yêu làm đắng hoá ngọt, làm sượng hoá bùi, làm nhạt quá cay, làm dữ hoá lành, làm nóng hoá lạnh, làm nắng hoá mưa. Tình yêu cũng cò làm sáng hoá mù, làm khôn hoá dại, làm tỉnh hoá điên. Đôi khi, tình yêu làm mù hoá sáng, dại hoá khôn, điên hoá tỉnh. Cô Hoàng Dung thi yêu thâ cậu thi sĩ Thai Đề mà đang là bà chằng hoá thành người con gái mắt nai, miệng cười nở hoa chứ không nhả ra cóc nhái, rắn rết nữa. Cô dịu dàng nói:
- Anh vô lý quá. Em độc ác với anh hồi nào ? Độc ác mà pha nước cam hầu anh.
Đoàn Dự gắt:
- Tao không khát.
Cậu xoa đầu lởm chởm trông y hệt chông chiến lược, lòng dậy nỗi thù :
- Mày hiền à ? Hừ, mày xúi con Nhược cho tao đi tàu bay giấy, tao ngu si tưởng bở, cạo trọc đầu, Tao làm hề cho chúng mày cười. Yul Bryner, hừ Yul Bờ ri sư ! Mày chỉ đường cho chúng nó lợi dụng tao sửa xe, sửa quạt, sửa đèn... May mà tao không biết sửa cầu tiêu nghẹt. Nếu tao biết, tao đã bị thông cầu tiêu rôì, tao sẽ được khen là Giám đốc hãng hút hầm cầu tiêu tư !
Hoàng Dung đặt vội ly nước cam xuống bàn rôì mới dám phá ra cười. Đoàn Dự nổi nóng:
- Mày còn cười nữa ư ? Mà mày cười cái gì ?
Hoàng Dung thắng cơn cười cái rét. Cô dở giọng Điêu Thuyền :
- Anh cáu kỉnh trông anh bô trai hết xẩy. Yul Bryner la cái chắc.
Đoàn Dự nghiến răng ken két:
- Yul Bờ ri sư, Yul Brybonze ! Mày đã coi Yul Bryner đóng vai thợ sửa cầu tiêu chưa ? Phim diễu đó, tếch ních cô lo đàng hoàng.
Cậu ném bút, đấm mặt bàn:
- Cút đi, đồ Nghịch Nữ ! Mày làm tao mất hứng thơ siêu hình.
Hoàng Dung ngẩn ngơ:
- Anh làm thơ đấy à ?
Đoàn Dự vênh mặt
- Bộ tao không thể là thi sĩ, hả ?
Hoàng Dung nịnh bợ :
- Anh thi sĩ hơn cả thi sĩ
- Thật ư ?
- Thật. Anh dự thi giải văn học nghệ thuật đi anh ạ ! Mà ai dạy anh làm thơ vậy ? Có phải thi sĩ Thai Đề không ?
- Đúng, Thai Đề dạy tao làm thơ.Nhưng làm thơ cách mạng là do tao tự chế ra.
- Thai Đề làm thơ gì ?
- Nó làm thơ siêu hình tả con thú ra con số. Tao đang đi vaò cõi siêu hình. Tao sẽ tả con gái tụi mày ra con quỷ !
- Thai Đề là ai hả anh ?
- Là thi sĩ triết lý.
- Anh quen Thai Đề ở đâu ?
- Trong buổi họp mặt văn nghệ.
Thi sĩ Đoàn Dự đã nguôi ngoai hận thù. Cậu chộp ly nước cam, uống ừng ực và bắt đầu khoác lác:
- Buổi họp mặt văn nghệ tràn trề kỷ niệm. Thai Đề giới thiệu tao với Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Thảo Trường, Nguyên Sa vân vân... Thằng cha Mai Thải rót rượu mời tao và khẩn khoản yêu cầu tao cộng tác với tạp chí Văn thường xuyên.
Hoàng Dung hết dám khinh thường ông anh cù lần của mình. Ông này tâm ngẩm đá ngầm chết voi. Ông dấu nghề kín đáo y hệt một anh sợ vợ dấu tiền ấy. Mình nhạo ông ngớ ngẩn, khờ khạo là mình đã lầm to. Xuân Diệu còn nói : Tôi khờ khạo lắm ngu ngơ quá, Chỉ biết yêu thôi chả hiểu gì nữa là Đoàn Dự. Cô Hoàng Dung phục anh và càng xao xuyến nỗi riêng Thai Đề. Cô gợi chuyện :
- Rồi sao nữa, anh ?
- Tao chê tạp chí Văn thẳng thừng. Một tạp chí học thuật tư tưởng mà để thằng Duyên Anh nó nhí nhố nói về văn chương là láo.
- Mai Thảo trả lời thế nào ?
- Nó bênh thằng Duyên Anh. Tao vẫy tay ới con nhà Duyên Anh. Thằng này sợ run bắn, vội xun xoe cạnh tao, nhờ chỉ giáo vaì đường. Tao cho nó biết nó rỗng tuyếch. Các nhà phê bình gọi là văn chương cỗ lỗ ! Tao khuyên nó nên tập viết văn cao siêu, bí hiểm, siêu hình, hét lên nỗi cô đơn, ho ra sự phản kháng. Nó chấp tay lãnh ý.
- Anh hách ghê.
- Tao chê thơ thằng Dạ Từ. Tao đả kích ráo trọi. Các nhà văn hàng đầu, nhà thơ hạng nhất thộn cả mặt mũi. Cuối cùng, thằng thư ký toà soạn Văn sợ tao hạ nó, bèn dúi vaò tay tao hai chục ngàn "com măng" một bài thơ. Còn thằng Duyên Anh hạ mình mời tao làm cút bút tuần baó Tuổi Ngọc. Cả làng năn nỉ tao lên mi cô ngâm bài thơ siêu hình.
- Anh có ngâm không ?
- Ngâm chứ. Tao nhả ngọc phun châu. Thai Đề vỗ tay hoan hô rối rít. Chỉ có một mình Thai Đề hoan hô thôi. Bọn văn nghệ viễn mơ và dấn thân ở đây, hôm nay, chúng nó không hiểu nổi thơ siêu việt của tao, mí lỵ chúng ghen taì tao, chúng nó rỉ tai nhau để tỏ thái độ bằng cách im lặng.
Hoàng Dung khoanh tay đứng lắng nghe. Sự cảm phục Đoàn Dự của cô, bây giờ, nguyên chất, không còn vẩn một chút xíu hài hước, mỉa mai. Cô thấy Đoàn Dự lớn lên, đẹp trai trăm phần trăm, Yul Bryner chính cống, các hạch thịt gồng bự những tảng văn nghệ siêu hình, bí hiểm. Ngay cả Đoàn Dự cũng không tài nào hiểu nổi mình đã lớn lên và đến mụn trứng cá trên mặt cũng mang dáng dấp... văn nghệ cỡ lớn. Thoạt tiên, cậu ba hoa chích chèo. Rồi máu thơ siêu hình tăng độ, cậu bèn thấy cái thế giới văn nghệ là đồ bỏ. Cậu mới nhất. Chỉ có cậu. Văn nghệ tai hại khôn lường. Nó biến anh con trai cù lần thành cái rốn của vũ trụ. Văn nghệ làm ta hết khiêm tốn, hỗn láo, xấc xược, coi trời bằng vung. Đó là nền văn nghệ của mấy cậu trai dậy thì, mặt bỗng nhiên suì trứng cá đợt nhất thi đua cùng đôi má phơn phớt hồng của các cô gái mười lăm. "Trai trứng cá, gái má hồng" mờ ly. Đoàn Dự, khi chưa gặp thi sĩ Thai Đề, dễ thương biết bao ! Từ hôm cậu chế tạo thơ, được Thai Đề phong là thi sĩ cách mạng tiên phong kiêm thi sĩ siêu hình, cậu hơi kiêu ngạo. Và cậu mất dậy từ lúc này.
- Dung !
- Dạ.
- Tao sẽ viết một loạt bài tối tân. Loạt bài của tao ví như máy cắt cỏ chạy điện, lưỡi sắc bén. Tao cắt cỏ.
- Anh cắt cỏ nuôi ngựa à ?
- Tao cắt bọn cỏ văn nghệ. Bọn văn nghệ đàn anh là cỏ. Cỏ Mai Thảo, cỏ Vũ Khắc Khoan, cỏ Sáng Tạo ! Tao sẽ ra tờ giai phẩm, tổ chức hội thảo bàn méo sử tử bọn văn nghệ thầy, văn nghệ anh. Bọn này ghìm taì năng của tao, cản đường bít lối phóng xe Honda vaò văn học sử của tao và bằng hữu. Bọn này nổi tiếng lâu rôì, cần rút lui để văn nghệ trẻ chúng tao phát huy văn hoá lớn. Văn nghệ phải có sứ mạng. Nhà văn, nhà thơ phải lấy keo gắn liền sứ mạng của mình vào sứ mạng dân tộc. Nhà văn "rong chơi" tối ngày, "phiêu du trong cuộc sống" tháng năm như cỏ Mai Thảo; nhà văn phủ nhận sứ mạng, viết văn mua vui như cỏ Duyên Anh nên chết đi.
Cô Hoàng Dung tuy phục ông anh văn nghệ sát đất nhưng cô đã khiếp đảm quan điểm văn nghệ của ông anh rôì. Vả lại, mục đích của cô không phải là nghe Đoàn Dự phát ngôn về văn nghê. Mà cô chỉ muốm chiếm thế thượng phong trong cuộc chạy đua bắt bồ với thi sĩ Thai Đề.
- Anh ạ, anh giai phẩm đi, chúng em sẽ ủng hộ nhiệt liệt.
- Mỗi đứa mua mấy số ?
- 50 số. Với điều kiện...
- Điều kiên. gì ?
- Đăng tác phẩm của Thai Đề kèm theo chân dung chàng.
- Chàng ?
- Dạ chàng Thai Đề
- Mày mê Thai Đề ?
- Đâu có. Em mê thơ của chàng.
- Nó đã xuất bản thơ đâu ! Nó mới dọa sẽ suất bản thôi. Mày đọc thơ nó ở báo nào mà mê ?
- Em nghe anh nói.
- Tao nói chứ đã ngâm thơ của nó bao giờ ?
Thi sĩ cách mạng tiên phong Đoàn Dự bỗng đập bàn, rống lên như sư tử trong chuồng bị con nít chọi đá :
- Hừ, mày dụ khị tao. Mày xúi dại chúng tao in thơ, xuất bản giai phẩm, đăng hình để chúng mình tụ họp dưới gốc cây khế cười nhạo chứ gì !
Cậu vò đầu:
- Ối giời ơi, tại sao tao đã la thi sĩ cách mạng và siêu hình mà tao còn ngu thế ! Tao tiết lộ hết đường lối văn chương của tao cho mày cười nhe răng khỉ.
Hoàng Dung khép nép:
- Em phục anh. Sức mấy em dám cười.
Đoàn Dự nhăn nhó:
- Mày nín cười trước mặt tao, sau đó, mày mở ga cười với bầy Nghịch Nữ độc ác.
Hoàng Dung bị nghĩ oan, dơ tay lên:
- Em xin thề...
Đoàn Dự át giọng:
- Thề cá trê chui lỗ. Mày cút đi !
- Em giúp anh chinh phục con Chu Chỉ Nhược.
- Tao cóc cần cái con xí xọn, vô duyên đó. Tao đã có thơ siêu hình. Rồi mày chống mắt mà coi, con gái sẽ bu quanh đời tao. Cút, cút, cút !
Đoàn Dự xô Hoàng Dung khỏi phòng, đóng cửa cái rầm. Hoàng Dung buồn bã. Nước mắt cô ưá ra. Cô chưa chiếm được thế thượ.ng phong, Thay vì oán ghét ông anh văn nghệ, cô lại thương anh hơn và tự nhủ sẽ chờ cơ hội lấy hết "răng xê nhơ măng" về thi sĩ Thai Đề. Ôi, tu là cõi phúc, tình là giây oan. Chưa yêu, cười hô hố. Yêu rồi khóc tỉ ti. Nghĩ tội nghiệp cho Nghịch Nữ.
Cô Chu Chỉ Nhược đến vaò buổi sáng. Thường lệ, cô đến vào buổi chiều. Buổi sáng cô phải làm việc trong lớp học. Nhưng sáng nay, tiếng hót của con chim xanh tình yêu trên ngọn cây khế nhà Đoàn Dự văng vẳng đưa tới từng điệu thiết tha, thiết tha hơn cả lời khuyên học trò rán đậu tối ưu trong năm đầu của kỷ nhuyên tú tài IBM của thâỳ khải đạo, khiến cô Chu Chỉ Nhược bị nhức đầu. Cô xin phép rời lớp lên phòng Y Tế. Người ta cho cô một viên APC. Cô đòi uống thuốc EYA. Bà y tá không hiểu EYA là thuốc trị nhức đầu của Mỹ hay Pháp. Bà đưa thuốc Aspirine. Cô lắc đầu, nói cô chỉ hợp thuốc EYA. Và thuốc EYA bán tại nhà thuốc Đoàn Dự. Nơi đây đại ly độc quyền. Bà y tá tưởng thật, bảo Chu Chỉ Nhược hãy ra ngoài mua EYA và cho biết điạ chỉ nhà thuốc Đoàn Dự đặng bà phổ biến thứ thuốc trị bệnh nhức đâù linh nghiệm đó. Cô Chu Chỉ Nhược cười thầm. Cô nghĩ bà đã về chiều, cần uống thuốc ATYT tức Ai Thèm Yêu Tôi; còn cô, mới được ưu tiên số một uống thuốc EYA tức Em Yêu Anh. Vậy là cô Chu Chỉ Nhược nại cớ bị Toán, Lý, Hoá làm nhức đầu, cô đi tìm thuốc EYA.
Cô đến vào buổi sáng. Cô tính quá kỹ: Bầy Nghịch Nữ mắc kẹt ở trường, Đoàn Dự cô đơn... tại gia. Đoàn Dự tại gia là có thừa hy vọng mua thuốc EYA. Cô bấm chuông điện. Chị giút việc mở cổng. Cô hơi ngạc nhiên. Mọi bận, hễ cô bấm chuông thì chính tay Đoàn Dự mở cổng y hệt một nhạc sĩ chíng tay ông khẩy đàn và chíng miệng ông hát bản nhạc do ông chế tạo. Chu Chỉ Nhược vuốt ve nỗi ngạc nhiên của cô: Tại mình đến bất ngờ, anh ấy tưởng người đổ rác nên không thèm mở cổng !
Cô vui vẻ hỏi chị giúp việc:
- Cậu Dự có nhà không, chị ?
Chị giúp việc đáp:
- Có nhà. Cậu bị đau.
Chu Chỉ Nhược dẫn xe vào sân.
- Cậu đau bệnh gì ?
Chị giúp việc mỉm cười hóm hỉnh:
- Tôi không biết. Mà cô ghé thăm, chắc cậu sẽ hết đau.
Chu Chỉ Nhược thấy nóng ran đôi tai và âm ấm đôi má. Cô thẹn. Nỗ thẹn rất con gái. Nỗi thẹn đê mê, ngây ngất trong vũ trụ bâng khuâng. Nếu sân xi măng nhà anh chàng Đoàn Dự là giòng suối trong vắt dưới nắng đào và Chu Chỉ Nhược đứng bên bờ suối soi bóng mình trên mặt nước, cô sẽ nhìn rõ cô, nhìn rõ cả trái tim cô thổn thức. Cô sẽ bồi hồi biết bao khi thấy mỗi nhịp trái tim thổn thức là mỗi gợn sóng yêu đương lăn tăn trên mặt suối mộng tưởng. Và cô sẽ sung sướng vô cùng. Bởi vì cô vẫn là cô, mãi mãi là cô, là hoa của cõi đời, là chim của đất trời, là cảm hứng của cuộc sống, là ý nghĩa khiến tạo sự nghiệp của con trai, là xăng của xe tự động, là nước cuả cá, là lúa của gà, là mưa nắng của nông dân. Vân vân. Con gái phải là con gái yểu điệu, hiền dịu, dễ thương. Con gái phải biết thẹn và đừng bao giờ đem thư tình ra hội thảo, cười hô hố và âm mưu hạ nhục kẻ "lăng xê lét đa mua". Con gái gặp một con trai như Đoàn Dự, Elvis Đậu phải xao xuyến như lá cây rung rinh mỗi lần gió thổi trêu ghẹo. Tóm lại, con gái, không thể là Nghịch Nữ. Con gái mà giống Nghịch Nữ sẽ biến thành bà già Ta. Kim Cúc mình đôn` da sắt trong phim quyền cước Ba Tàu, nhan đề "Anh hùng bản xứ", võ của cậu Vương Vũ vất đi, cậu dùng xe ô tô cán bà ta, bà ta cứ sống ne răng cải mả và bà ta chỉ chết khi cậu taì tử tàu Vương Vũ dùng mỏ hàn xì khạc lửa vô thân thể bà ta. Chu Chỉ Nhược đang thẹn thùng. Chị giúp việc làm tăng thêm nỗi thẹn thùng của cô:
- Cô có thuốc tiên, cô ạ !
Chu Chỉ Nhược bẽn lẽn:
- Sức mấy. Tôi chỉ có thuốc nhức đâù EYA. Cậu Dự mà bị nhức đầu, uống một viên khỏi liền.
Cô đã dựng xe đứng vững. Chị giúp việc muốn xin cô vaì viên EYA. Chị chưa kịp ngỏ ý, Chu Chỉ Nhược đã dục.
- Lên kêu cậu Dự xuống giùm tôi.
Cô bước vào phòng khách. Tự nhiên vì đã quá thân thuộc, cô mở nắp dương cầm, kéo ghế, ngồi dạo bản Love story. Chị giúp việc lên gác, gõ cửa phòng Đoàn Dự.
- Thưa cậu, có khách.
Đoàn Dự đương bí vần thơ siêu hình. Vầu "iêu" quả là khó đối với những thi sĩ thích làm mới ngôn ngữ. Như Đoàn Dự. Nếu vầu "iêu" gặp loại thi sĩ thiền chiến lạc hậu thì ngon quá. Thí dụ Nguyễn Bính:
Nàng đến thăm tôi một buổi chiều
Những mong chắp nối lại thương yêu
Nhưng tôi không dám tôi không thê?
Chắp nối bao nhiêu khổ bấy nhiêu
Thí dụ Xuân Diệu:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nấng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Thí dụ Hàn Mặc Tử:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nươc đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Vã để nghe trời giải nghiã yêu
Thí dụ Tôn Nữ Thu Hồng:
Chỉ biết hôm qua một buổi chiều
. . . . 1
Người đi tôi thấy làm sao ấy
Và cảm bên mình nỗi tịch liêu
Vân vân... Mỗi thi sĩ tiền chiến và hậu chiến đều ít ra có một lần gặp vần "iêu". Và lân` naò cũng thế, cứ yêu là có chiều, có buồn hiu, có tịch liêu... Phải cách mạng vần iêu như người ta đã dán giấy quảng cáo diễn thuyết "Cách mạng tình yêu" trên tầu bán xách Logos. Tình yêu bị cách mạng thì vần iêu càng cần được cách mạng. Yêu như ta đã yêu, đang yêu là yêu nô lệ, yêu phong kiến, yêu quân chủ chuyên chế. Do đó, thi sĩ cách mạng Đoàn Dự bèn phóng bút làm cuộc cách mạng vần iêu:
Ai bảo em đòi ăn bún riêu
Mắm tôm rau sống đớp căng diều
Bây giờ nằm chửi ông Tào Tháo
Và bắt anh tìm lọ thuốc tiêu
Bài tân nhị tập bát tú này hết sức cách mạng vần vò. Ngoài Đoàn Dự, không ai có thể cách mạng hơn. Tuy nhiên, là thi sĩ cách mạng tiến bộ, Đoàn Dự chưa hài lòng. Thi sĩ muốn chữ diêù được thay đổi. Vì các nhà phê bình văn nghệ hôm nay rất khó tính. Họ sẽ chê Đoàn Dự ví bao tử của người yêu với cái bao tử của gà vịt, chim chóc tức là cái diều. Lại e họ cóc biết cái diều gà, diều vịt, họ tưởng cái diều là cái diều (mở ngoặc đơn : le cerfvolant, đóng ngoặc đơn - văn nghệ kiêm phê bình manie) con nít thả lên trời mùa hạ thì nguy vô cùng. Cái nền phê bình văn nghệ ở đây, hôm nay, bây giờ, đang bị thao túng, khuấy động bởi vài vị cứ thích lấy cái sự chê thiếu kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh quý vị ấy làm sự thống khoái và sự chứng tỏ taì năng phê bình. Tất cả đều sợ hãi vaì vị phê bình gia này. Như đời Tống, dù làm tể tướng, thi sĩ Vương An Thạch vẫn sơ thi hào kiêm... sửa thơ gia Tô Đông Pha. Mông sừ thi sĩ tể tướng, nhờ kinh lý đây đó nên mới ghé thăm dân vùng Lĩnh Nam cho biết sự tình và biết sâu tên là Hoàng Quyển. Và cả khoái mần thơ:
Minh Nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng Quyển ngọa hoa tâm
Thi hào Tô Đông Pha chê dở, bèn sửa:
Minh Nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng Quyển ngọa hoà âm
Tô Thức nhà ta tưởng Minh Nguyệt là trăng sáng. Hoàng Quyển là chó vàng ! Ấy cũng tại chữ Tầu nó không viết hoa. Nên con chim Minh Nguyệt hót trên đầu núi, con sâu Hoàng Quyển nằm trong ruột hoa bị sửa thành Trăng sáng chiếu đầu núi. Chó vàng nằ dưới bóng hoa ! Thi sĩ tể tướng Bương Anh Thạch câm, không thèm tranh luận. Chừng tới ngày chánh sự vụ sở văn hoá Tô Đông mắc lỗi, bị tể tướng Vương An Thạch đầy đi Lĩnh Nam ngồi chơi xơi nước, ngài chánh sự vụ mới có dịp buồn tình tìm cỏ cây, mây nước than thở và mới trắng mắt ra khi thấy chim Minh Nguyệt, sâu Hoàng Quyển. Từ đó, suốt đời không dám phê bình thơ văn thiên hạ nữa. Phê bình láo lếu là vỡ mặt.
Đoàn Dự đang bí vần... diều, đang tìm cách thay chữ, đang sợ phê bình hiểu nhầm thi được chị giúp việc báo tin có khách. Cậu cáu tiết:
- Ai ? Khách naò ?
Chị giúp việc lễ phép:
- Thưa cậu. Cô Nhược ạ !
- Bảo tôi nhức đầu.
- Tôi đã bảo vậy, cô ấy khoe có thuốc eia chữa nhức đầu hay lắm.
- Chị xuống đuổi con lỏi đó cút đi.
- Tôi không dám.
Đoàn Dự quát tháo ầm ỹ. Nhưng chị giúp việc đã khôn ngoan rút lui. Không nghe tiếng... đối thoại nữa. Đoàn Dự hãm máy nói. Vì cửa phòng hé mở, cậu nghe văng vẳng âm thanh toát ra từ cây dương cầm. Bản Love Story đã phổ biến khắp các máy nước thành phố, đã mòn teo, gẫy nát. Sao hôm nay nó tình tứ, mời gọi, thiết tha thế ! Tại Chu Chỉ Nhược thả mười ngón tay ngà trên phím ngọc chăng ? Đoàn Dự lại đưa tay rờ rẫm hàng hàng lớp lớp chông chiến lược trên đầu và mối thù con gái lại đùn lên cả đống. Đó là những phiên khúc buồn, những phiến sâù, nói theo văn nghệ bây giờ. Đoàn Dự bèn rời bàn viết, bước khỏi phòng và đứng vịn lan can câù thang ngó xuống. Cậu ngắm người đẹp Chu Chỉ Nhược, nhớ những vần thơ lục bát dân tộc "Tình em như đĩa bánh beò, Ngon hơn bánh đúc, bánh xèo vất đi ".. và cậu cảm khái :
Tình em như cái bánh đa
Anh đem nhúng nuớc hoá ra bánh xèo
Tại em cứ ỉ cứ eo
Anh bèn tức quá liệng veò xuống mương
Bấy giờ em giống con lươn
Em chui vào lỗ em luồn vào hang
Đáng đời Nghịch Nữ làm tàng
Sổ đời phê tặng một hàng dzê rô
Thi sĩ cách mạng Đoàn Dự rất sung sướng với thi tài của mình. Ít ra, cậu đã trả thù Nghịch Nữ bằng thơ của cậu. Cậu cho Nghịch Nữ hoá thành bánh đa, bánh xèo, thành con lươn chui rúc trong hang, dưới bùn. Cậu đã bỏ tù Nghịch Nữ muôn năm. Nay mai, thơ sẽ in, sẽ vĩng cửu bầu ở các thư viện quốc nội, quốc tế, Nghịch Nữ phải chết. Mà thơ thì sống ngàn thuở, sống tới ngày trái đất đầu bạc răng long má lõm, lưng còng... Chu Chỉ Nhược đã nhấc bổng đôi tay khỏi phím đàn năm nươi gây rưỡi. Cô đang tưởng cô là Jenny chờ cậu Oliver 2. Vậy thì Oliver Đoàn Dự lên tiếng :
- Khẩy đàn chi mà hạch dữ !
Jenny Chu Chỉ Nhược nũng nịu:
- Em dạo đàn chứ đây khẩy đờn.
Oliver, từ hôm biết làm thơ đâm ra sâu sắc, mới xỏ ngọt:
- Ngoài dương cầm, cô còn khẩy được những đờn gì ?
Jenny đáp:
- Em kéo vĩ cầm.
- Biết kéo nhị không ?
- Nhị à ?
- Ừa, đờn cò đó.
- Không.
- Thổi ác mô ni ca ? Vừa thổi vừa ăn chuối như danh tài Tòng Sơn ?
Jenny cười duyên dáng. Oliver vào đề :
- Xe Honda của cô hôm nay kẹt số hay hư bu dzi ?
Jenny tưởng bở, gạ gẫm :
- Thắng không ăn, anh ạ !
Oliver bỏ nhỏ :
- Thì cô ăn giùm thắng.
Jenny sững sờ. Oliver tới tấp xuất chiêu:
- Kể từ giờ phút này, tôi long trọng báo cho cô và bẫy Nghịch Nữ hay, tôi là thi sĩ Đoàn Dự. Tôi giả đò khờ khạo, ngớ ngẩn làm trò cười bấy lây nay để làm gì cô biết không ? Để tìm ý thơ và thử lòng người, tình người. Muốn dấn thân nên tôi tình nguyện đóng vai thợ sửa xe, sửa điện, sửa quạt, sửa tủ lạnh, máy giặt, ti vi, radio... Muốn viễn mơ nên tôi cạo trọc đầu. Thi sĩ là gì ? Xuân Diệu lạc hậu định nghĩa : Là thi sĩ là run với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây... Hàn Mặc Tử xác định thái độ thi sĩ của ông cũng viển vông, thiếu phục vụ. Tôi làm thơ chống ô tô buýt chạy ẩu gây tai nạn, chống me dầm, chuối chiên, thịt bò viên, thịt bò khô, kẹo kéo. Vân vân... Tôi là thi sĩ cách mạng. Người thi sĩ cách mạng là người khinh đơì, coi thường con gái. Tôi nói sơ sơ thế, cô hiểu không ? Nếu chưa hiểu, đón coi thi phẩm Thơ Đoàn Dự sắp xuất bản sẽ hiểu.
Chu Chỉ Nhược thẫn thờ đứng dậy. Đoàn Dự bồi tiếp :
- Cô đã lầm bự. Cô ngỡ tôi là chìa khoá mở kho cười vô tận cho cô. Cô ngỡ tôi là thằng khờ để cô sai vặt...
Chu Chỉ Nhược ứa nước mắt. Cô bước khẽ tới... cầu thang. Đoàn Dự dơ tay cản :
- Cô nên dừng bước.
Chu Chỉ Nhược bị cấm "bước khẽ tới người thương". Cô thỏ thẻ :
- Anh Dự...
- Cái gì ?
- Sáng nay em cúp cua đến thăm anh.
- Cô sẽ bị phạt. Cúp cua hoài, cuối năm sẽ bị trượt vỏ chuối.
- Mặc kệ, em vẫn đến thăm anh.
- Cô đến nhờ tôi sửa xe.
- Không đâu, anh ạ, em đến để xin lỗi anh.
- Đừng đóng kịch, lỏi din ! Cô đến kiếm trò chơi mới để đóng góp vào cuộc hội thảo dưới gốc khế.
- Em thề...
- Xin miễn thề giùm, lỏi din. Cô về đi, tôi tuyên bố tôi đã chấm dứt nghề hề. Tôi là thi sĩ.
- Anh phải hiểu lòng em chứ.
- Rất tiếc tôi không học thuốc, làm sao giải phẫu ruột, bao tủ, gan, tim của cô.
- Em...