Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Thắm Mãi Tình Yêu

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12927 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thắm Mãi Tình Yêu
Diễm Thanh

Chương 2

Ca Thơ hơi ngạc nhiên. Nhà cô có khách hay sao, hôm nay ba cô cho bật đèn sáng trưng phòng khách vậy? Nghĩ thầm trong bụng, Ca Thơ thò tay vào cổng qua lỗ gạch nhỏ, cô rút chốt.

– Ca Thơ Hôm nay Thơ về sớm vậy hả?

Phía sau Thơ chợt vang lên giọng nói thật nhẹ của Quang. Ca Thơ mỉm cười:

– Quang quên hôm nay ngày cuối tuần à. Lẽ ra Thơ về lâu rồi nhưng Thơ la cà ngoài chợ giờ mới về đó.

Nghe Thơ nói, Quang nhìn vào tay Thơ. Không nhiều đồ nhưng cũng hai ba bịch xốp đầy nhóc. Quang cười cười:

– Thơ lãnh lương hả?

Ca Thơ gật đầu:

– Ừ! Thơ đi làm mới được hai tuần. Song nhằm kỳ lãnh lương, nên cũng được lãnh.

– Nhiều không?

Ca Thơ lắc đầu:

– Bèo bọt lắm! Chưa bằng tiền ba mẹ Quang cho Quang ăn sáng một tuân đâu. Vẫn còn ăn lương thử việc nữa. Dù sao, nó cũng là đồng tiền do Thơ làm ra. Thơ vui lắm, Quang vào nhà Thơ mua quà cho Quang đó.

Quang kêu lên:

– Thơ bày đặt chi vậy, để dành tiền mua đồ ăn cho ba Ca Thơ. Quang có thiếu thốn gi.

Ca Thơ buồn so:

– Thơ biết trước là Quang sẽ lên lớp Thơ mà. Nhưng Thơ thích mua thì sao?

Chút lòng thành bạn bè, Quang từ chối, thì từ nay Thơ không thèm coi Quang là bạn nữa:

Thấy Ca Thơ giận, Quang cuống quít:

– Được rồi. Quang nhận, vào nhà rồi hãy nói nhé!

Ca Thơ vừa đẩy cánh cổng bé xíu, vừa nói nhỏ:

– Quang! Hình như nhà Ca Thơ có khách, Quang thấy không?

Quang thật thà:

– Hồi nãy, Quang tính bưng chè sen qua cho Ca Thi. Nhìn qua hàng rào, Quang thấy chiếc Dylan dựng trong sân, khách vẫn chưa về thì phải ...

– Chị Hai!

Bất chợt tiếng Ca Thi vang lên:

– Chị Hai mà em ngỡ kẻ trộm chứ.

Ca Thơ so vai:

– Nhà mình có gì đáng giá, trộm mò vô cho tốn công.

– Biết vậy, nhưng ba nghe tiếng xì xầm bên ngoài này giờ, ba hối em ra coi sao. Anh Quang mua đồ cho nhà em nữa hả?

Ca Thi nhìn những bọc xóp trên tay Quang, hỏi nhỏ.

Quang lắc đầu:

– Của chị Hai em mua đấy.

Ca Thi nói:

– Đi làm cực khổ, chị mua chi đồ nhiều vậy?

Ca Thơ cười cười:

– Chà, hôm nay Thi chê đồ chị Hai rồi phải không?

Ca Thi thở dài:

– Em không chê, nhưng thấv chị vất vả lo cho gia đình, em xốn xang lắm.

Bây giờ người cần bồi dưỡng nhất, không phải là ba mà chính là chị đó. Mới đi làm hai tuần, nhìn chị đã ốm nhom à.

Ca Thơ cười nhẹ:

– Công việc cua chị rất nhàn, cực khổ gì đâu. Em đừng tưởng tượng nhé! Ủa, Thi này, nhà mình ...

Ca Thi ngắt lời chị:

– Chị vào nhà sẽ biết, đừng hỏi trước.

Ca .Thơ ngỡ ngàng nhìn người phụ nữ mặc bộ đồ lụa màu vàng nhạt. Cô lí nhí:

– Cháu chào dì. Thưa ba, con đi làm về.

Quang cũng mau mắn chào theo.

Bà Hân reo nhỏ:

– Ca Thơ đây hả? Lớn và xinh rất nhiều, cả già giặn hơn nữa. Cháu không nhận ra dì hả Thơ?

Ca Thơ chớp mắt:

– Cháu thấy dì quen lắm. Cháu ... Dì là ... Cháu nhớ rồi. Dì Hân phải không ạ.

Bà Hân cười tươi:

– Anh thấy chưa, l0 năm con bé vẫn còn nhận ra tôi đấy.

Ca Thơ nhìn quanh:

– Dì Sáu vô một mình hay đi chung với ai ạ?

– Ca Thơ! Nhận được mẹ, còn ta thì sao?

Giọng Diệu Linh vang lên, âm thanh miền biển dẫu trong trẻo vẫn nằng nặng. Ca Thơ lao tới ôm chầm lấy Diệu Linh:

– Diệu Linh! Ta không nằm mơ chứ? Sao hai mẹ con Linh ghé thăm gia đình ta bất tử vậy?

Diệu Linh ngậm ngùi:

– Ta muốn đi tìm Thơ lâu rồi. Nhưng chả ai có thời gian để đưa ta đi. Ba mẹ luôn coi ta là con nít. Lần này ta vô Sài Gòn học, ba mẹ cũng sang nhượng công ty trong đây luôn. Dù vẫn bị kiềm tỏa trong lòng ba mẹ, nhưng ta có nhiều thời gian để gặp Thơ đấy. Mẹ ta nói không sai, Thơ đạn dày và xinh hơn ta tưởng tượng.

Ca Thơ cười hiền:

– Vậy thì vui quá rồi. Để ta thay đồ, làm cơm đãi dì và linh nghen.

Chợt nhớ. Ca Thơ cầm tay Quang, cô vô tư:

– Quang nè! Đây là dì Sáu, hàng xóm của ba mẹ Thơ hồi ở Nha Trang. Diệu Linh mà Thơ hay kể cho Quang nghe đó:

– Quang mỉm cười:

– Chào Diệu Linh! Nghe Thơ kể hoài về em, nhưng tận hôm nay mới được làm quen.

Diệu Linh cong môi:

– Chà, vậy là bao nhiêu tật xấu của Linh, chắc chắn bị nhỏ bạn này kể tuốt luốt cho người lạ nghe cả rồi. Ghét thật.

Quang chậm rãi:

– Anh cũng là hàng xóm của Ca Thơ. Tuy mới mấy năm thôi. Nhưng đủ để trở thành bạn thân của nhau rồi.

Ca Thơ so vai:

– Hai người tự nói chuyện làm quen nhé! Thơ xuống bếp đây.

Diệu Linh thủng thẳng:

– Không cần quan trọng như vậy đâu. Ta và Ca Thi đã nấu xong cơm rồi. Nhà ngươi tắm rửa đi, rồi ăn cơm. Ta nghe trong bụng lục bục nãy giờ.

Ca Thơ trờn mắt:

– Linh biết nấu ăn nữa hả?

– Chuyện nhỏ thôi bạn ơi! Thời buổi này con gái không biết chuyện đi chợ, cơm nước coi như mất điểm tuyệt đối, trước xã hội, ta đành phải trang bị thêm vốn liếng “công dung ngôn hạnh” cho cuộc hành trình làm người phụ nữ Việt Nam thế kỷ 21.

Ca Thơ nhei mắt:

– Quang thấy nể bạn của Thơ chưa?

Ca Thi cong môi:

– Chị Hai quên rằng anh Quang nấu ăn hơi bị ngon à?

Bà Hân cười hiền:

– Thôi nào, mấy đứa để Ca Thơ tắm rửa còn ăn cơm chứ. Muốn khen mèo nào đuôi dài hơn bữa nào lên nhà dì từng đứa trổ tài sẽ biết thôi mà.

Cả nhà cùng cười rộn rã. Quang thích không khí ấm cúng này, mãi làm vui mái nhà Ca Thơ để Ca Thơ không còn mặc cảm trước cuộc đời.

Buổi tói, bà Hân kêu mệt, Ca Thơ đưa bà vào phòng của mình. Cô nói:

– Dì không chê nhà con nghèo mà ở lại chơi. Ba tụi con vui lắm. Tốt nay dì nghỉ tạm phòng con nhé! Con không thích ngủ nệm, nên mua chiếu trúc nằm.

Con nghĩ dì nằm không quen, để còn trải mền lên cho dì nằm nghen.

Bà Hân cười:

– Con đừng biến dì thành người đàn bà khó chịu chứ. Ở nhà, dì cũng không nằm nệm vì nóng lắm. Hai đứa tâm sự gì kể hết cho nhau nghe đi. Đừng lo chuyện của dì. Chỉ một đêm thôi mà Thơ, dì sẽ ngủ ngay đấy.

Diệu Linh cười cười:

– Thơ đừng nghe mẹ ta nói nhé. Ở nhà ta mẹ toàn trải chiếu trúc ngủ dưới nền nhà nữa đó. Mẹ ta ghét ngủ giường nệm thật đấy.

Cách nói của Diệu Linh khiến Ca Thơ bật cười. Hai cô gái kéo nhau qua phòng của Ca Thi:

– Tối nay ba chị em ngủ chung nhé Ca Thi!

Vừa nghe chị Linh tuyên bố. Ca Thi vội ôm sách vở và gối, cô nhóc cười cười:

– Em có tật ngủ xấu lắm. Thứ nhất nằm ưa dang tay chân hết cỡ, ngủ thiếp đi là kẹp cổ người kế bên hoặe gác lên ngườl. Vì lý do đó, tuy nhà chật, hai chị em vẫn mỗi đứa mỗi giang sơn. Tối nay em trải chiếu ngủ ngoài phòng khách.

Còn lại hai cô gái, Diệu Linh bắt đầu tra vấn Thơ:

– Khai thành thật ta nghe, quan hệ giữa Thơ và anh chàng Quang hàng xóm.

Ca Thơ nhăn nhó:

– Có gì mà thật với giả nhỉ? Mi nghe ta gọi Quang rồi đấy. Ta đâu có ngọt ngào anh em như mi.

Diệu Linh cười nhẹ:

– Nhưng ánh mắt anh ta dành cho mi không hề bình hường.

Ca Thơ so vai:

– Ta chưa lần nào phân tích cặn kẽ cảm giác giữa ta và Quang. Tin hay không tùy mi.

Diệu Linh cười hiền:

– Ta biết chứ. Mi không thích anh ta, hay do mặc cảm trong mi quá lớn nhỉ?

Dù sao ở vào tuổi tụi mình, yêu được cũng tốt.

Ca Thơ trợn mắt:

– Nói nge ghê quá! Mi có rồi phải không?

Diệu Linh cười khì:

– Nói thì dễ vậy đó. Nhưng ta cũng chưa có ai cả. Tụi bạn học chung, con nít như tụi mình, biết gì mà yêu.

Ca Thơ cười cười:

– Cỡ Quang mi chịu không?

Diệu Linh đáp tỉnh:

– Anh Quang thì quá “chuẩn”. Khổ nổi ta không có vé đâu.

– Ta giúp mi, sợ gì không thắng.

Diệu Linh thôi cười. :

– Mi không thích anh Quang thật à?

Ca Thơ thản nhiên:

– Ta chỉ coi Quang như bạn thân. Đừng nhìn ta như thế. Bộ trái đất này không có con trai, con gái thân nhau sao? Nếu Quang thích ta, ta cũng không chấp nhận đâu.

– Tại sao?

Nhếch môi, Ca Thơ chậm rãi:

Quang dù tốt với ta, gia đình Quang có quí mến ta. Nhưng khi chọn con dâu, họ cũng không chấp nhận đôi đũa mốc đặt lên chén ngọc. Ta không biết Quang và mọi người nghĩ gì. Nhưng cứ nhìn căn nhà của Quang và nhà của ta, Thơ lại thấy nó khập khễnh đến tội nghiệp. Sư khập khễnh này suốt đời chị em Thơ không thể thay đổi nổi. Đừng nói chuyện này nữa nhé.

Diệu Linh nhún vai:

– Tự ta tìm hiểu sau. Ca Thơ! Ta nghe Ca Thi nói Thơ đậu tới hai trường đại học, đúng không?

Giọng CaThơ đắng ngắt:

– Đúng thì sao?

– Thơ nên đi học chứ sao.

– Ta cũng khát khao lắm. Ở công ty mấy người có bằng kỹ sư này nọ, họ chảnh lắm và hay kiêu hãnh. Nhưng đi học bằng cách nào đây?

Diệu Linh chậm rãi:

– Cuộc đời có hàng ngàn hoàn cảnh còn hơn Thơ nữa kìa. Người ta vẫn đi học và tồn tại. Ca Thơ giàu nghị lực, nhanh nhẹn, sợ gì không tìm được việc làm thêm nhỉ.

Ca Thơ nhẹ tênh:

– Linh quên rằng hiện tại Thơ còn một gia đình, Thơ phải lo toan hay sao?

Thơ đâu thể chỉ lo cho bản thân mình.

Diệu Linh từ tốn:

– Mẹ Diệu Linh đã nói chuyện với ba Ca Thơ. Mẹ muốn giúp Ca Thơ tiếp tục học cao hơn.

Ca Thơ bứt rứt:

– Sao dì Sáu lại nói với ba Thơ chuyện này nhỉ? Từ ngày mẹ bỏ đi, sau đó ba bị bệnh, Linh không biết là ba luôn tìm đến cái chết vì ân hận à. Ca Thơ phải năn nỉ ba từng ngày. Ba chỉ mới tạm nguôi ngoai thôi, Thơ biết là lòng ba day dứt lắm. Bây giờ dì Sáu nhắc chuyện học hành của Thơ với ba, khác nào cầm dao cứa vào tim ba thêm những vết thương lòng. Ba lại tự dằn vặt mình cho coi.

Diệu Linh kêu lên:

– Mẹ muốn thơ tiếp tục đi học, mẹ giúp vốn để ba Thơ sinh sống.

Ca Thơ nôn nóng:

– Rồi ba Thơ nói thế nào?

– Tất nhiên bác dành câu trả lời lại cho Thơ.

Ca Thơ trầm tĩnh:

– Thơ sẽ lấy bằng đại học theo con đường của riêng Thơ. Nó khó khăn, vất vả một chút, có lẽ Thơ phải một mình đối đầu hoàn cảnh. Nhưng Thơ nhất định phải đạt được ước mơ ấy. Thơ không thể nợ thêm ân nghĩa của gia đình Linh.

Dù biết là cơ hội không đến với mình lần thứ hai.

Diệu Linh buồn so:

– Thơ từ chối thật hả?

– Ta muốn thử thời vận xem sao.

– Thơ lên Sài Gòn vừa đi học, vừa đi làm cho mẹ Linh cũng được. Mẹ trả lương cho Thơ đúng với công sức Thơ bỏ ra.

– Biết vậy, nhưng hiện tại sức khỏe của ba còn yếu lắm, việc ăn uống của ba cũng không thể ăn như người bình thường nữa. Nếu ta không có nhà, không ai nấu cho ba ăn đúng tiêu chuẩn đâu. Ca Thi nhìn vậy chứ nó còn khờ lắm.

Diệu Linh ngừng một chút, lại hỏi:

– Nói ta nghe mi làm gì ở công ty thời trang đó?

Cắn nhẹ môi. Ca Thơ nói nhỏ:

– Tùm lum việc, giống kiểu tạp vụ vậy đó.

– Trời đất! Giám đốc của Thơ không biết nhìn người chút nào? Ông ta ra sao hả?

– Ta ... chưa gặp lần nào.

Ca Thơ thật thà.

Diệu Linh nheo mắt:

– Thơ không đùa hả?

– Không hề. Hai tuần nay, ta ra vô phòng giám đốc như ... cơm bữa. Nhưng mặt mũi giám đốc tròn méo, già hay trẻ, ta thật sự không biết.

– Vậy, mi làm việc với ai?

Phó giám đốc giao việc cho Thơ, và thi thoảng giám đốc trao đổi công việc Với ta qua ... điện thoại. Hình như giám đốc đang đi khảo sát thị trường ở Trung Quốc, nhân dịp tìm hiểu các hoa hậu thích loại thời trang nào. Ta nghĩ ông ta thuộc loại sếp thích công vệc hơn mọi thứ khác.

Diệu Linh thắc mắc:

– Nghĩa là Thơ đang làm thư ký hả?

– Làm gì có, giám đốc có trợ lý và thư ký đều có bằng đại học. Ai lại nhận con bé lóc chóc, vừa học xong phổ thông như Thơ vào chức danh ấy chứ.

– Thơ quyết định tiếp tục đi làm hả?

– Ta xin lỗi, tình cảm dì Sáu và Linh dành cho, ta nguyện ghi sâu trong lòng.

Ta hứa khi nào không còn đủ sức chịu đựng, ta nhất định nhờ đến sự giúp đỡ của Diệu Linh và ba mẹ.

Diệu Linh thở dài:

– Ca Thơ không muốn, mẹ và Linh đành chịu chứ biết sao đây. Nói thật nhé, mẹ ta đã khánh thành công ty thời trang, chắc chắn không thua gì công ty Thơ đang làm việc. Mẹ rất muốn Ca Thơ về giúp mẹ, vì ta vẫn tin là Thơ vẽ mẫu quần áo rất đẹp. Hồi trước Ca Thơ luôn đứng đầu lớp môn vẽ thủ công. Quần áo búp bê Ca Thơ cắt may đến nay Linh còn giữ nữa đó.

Ca Thơ cười hiền:

– Thì cũng cắt may nhì nhằng cho vui thôi. Ba ta thực tế lắm ông muốn ta làm kinh doanh hơn. Ba ít tiếp xúc cuộc sống bên ngoài nên ông đâu biết nghề thiết kế thời trang bây giờ rất sáng giá. Ta không dám tranh luận nhiều bởi sự ra đi của mẹ ta để lại cho ba quá nhiều đau xót.

Hạ giọng, Ca Thơ thì thầm:

– Linh đừng buồn Thơ nhé. Thơ hứa khi nào dì Sáu về Cần Thơ, nhất định ta dốc toàn tâm, toàn lực giúp dì. Ta vẫn âm thầm học buổi tối ngành thiết kế, ba không hề biết đâu.

Diệu Linh tròn mắt:

– Thơ nói thật hả?

– Dĩ nhiên là thật. Tuần trước Thơ có gửi dự thi tập thiết kế mười mẫu áo dài.

Nếu đoạt giải, ta sẽ thưa rõ cho ba ta biết. Vì thầy dạy ta môn cắt may bật mí rằng đoạt giải kỳ thi này, ta sẽ được ra Hà Nội tham đự kỳ thi thời trang Đông Nam Á, do công ty thời trang Đông Phương tổ chức. Ta háo hức lắm, luôn ấp ủ mơ ước được gặp những nhà tạo mẫu nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á.

Diệu Linh mừng rỡ:

– Không ngờ Thơ có ý chí nghị lực hơn ta tưởng. Ta hứa giữ bí mật với Thơ cho đến giờ phút cuối cùng.

– Cám ơn Diệu Linh! Mười năm không gặp Linh vẫn mãi là đứa bạn thân thiết duy nhất hiểu Ca Thơ.

Diệu Linh so vai:

– Khách sáo nữa rồi bạn.

– Thơ không dối lòng mình.

Diệu Linh mỉm cười. Quả là chỉ một Ca Thơ mới có cách nói chuyện như vậy với Linh.

Đêm đó hai cô gái hầu như thức trắng đêm. Họ thiếp vào giấc ngủ, khi đã cởi mở hết tấm chân tình bao năm tháng cách xa, giờ được ôn lại. Giấc ngủ muộn màng, khi một ngày mới sắp bắt đầu.

Bà Nam Phương đưa tay nhấn nút, tivi tắt và Vĩnh Hoàng kêu nhỏ:

– Ngoại! Sao ngoại tắt tivi của con?

Bà Nam Phương điềm tĩnh:

– Ngoại có chuvện muốn hỏi con đây.

Vĩnh Hoàng đề phòng:

– Chuyện gia đình hay công ty hả ngoại?

Bà Nam Phương từ tốn:

– Chuyện hợp đồng công ty ký với nước ngoài. Đã ba ngày trôi qua, ngoại không nghe con trình bày ý kiến gì là sao?

Vĩnh Hoàng thản nhiên:

– Con không muốn ngoại đau đầu thêm nữa, những việc ở công ty con đã có kế hoạch hoàn tất.

Bà Nam Phương gật gù:

– Ngoại tin con, nhưng ngoại muốn nghe tất cả thông tin liên quan đến việc công ty chúng ta sẽ và phải thắng trong cuộc thi thời trang này.

Vĩnh Hoàng cười nhẹ:

– Ngoại bắt đầu mang tham vọng rồi phải không ngoại.

– Cái thằng này. Đã làm kinh tế, gà trẻ lớn bé gì cũng không tránh khỏi ham muốn thành danh cháu ạ. Huống hồ đây lại, là cuộc thi thời trang mở rộng trong khối Đông Nam Á. Chả lẽ cháu không muốn đoạt giải?

Vĩnh Hoàng từ tốn:

– Con đùa ngoại cho vui thôi. Chính con rất kỳ vọng kỳ thi này công ty đoạt giải, chúng ta sẽ có thêm nhiều hợp đồng với công ty nước ngoài. Điều cháu lo lắng nhất là tìm được người tạo mẫu, hàng dự thi không bị lặp lại hay chế tác theo khuôn mẫu cũ.

– Thế cháu tìm được kỹ sư chưa?

Vĩnh Hoàng thú nhận:

– Hiện tại thì chúng ta vẫn phải nhờ vào các chuyên viên thiết kế của công ty.

Bà Nam Phương cau mày:

– Không được. Bằng mọi giá con phải tìm cho được nhà thiết kế mới cho các mẫu hàng đăng ký dự thi. Chủ đề do ban tổ chức cuộc thi đặt ra, tất nhiên không ai thay đổi được. Nhưng mẫu mã thì nhất định không đụng hàng, phải hoàn toàn với ý tưởng mới. Mấy năm nay công ty đã quá ưu ái Đoàn Sơn, ưu ái đến mức biến cậu ta thành người tự cao, tự đại, cứ tà tà mỗi tháng mỗi lãnh hàng chục triệu đồng, nhưng các mẫu thiết kế thì hầu như công ty không hề phát huy được điểm mới. Do vậy, mấy năm qua chúng ta chỉ có thể ký các hợp đồng may áo lạnh, áo da cho các nưóc Tây Âu hoặc Hàn Quốc. Lần này ngoại muốn công ty chúng ta bằng mọi giá phải làm ra sản phẩm cho tuổi tím, trang phục dành riêng cho ca sĩ, hoặc các loại áo quần phù hợp với từng mùa.

Cháu sẽ cố gắng:

– Hai tháng nữa cuộc thi được tổ chức, chúng ta chỉ có hơn năm mươi ngày để chuẩn bị. Cháu nên đăng tin tuyển chuyên viên thiết kế trên các trang báo.

Đừng sợ tốn kém.

Cháu biết rồi.

Bà Nam Phương chợt nói:

– Con bé Mẫn Chi dạo nàv thế nào?

Vĩnh Hoàng đề phòng:

– Thưa ngoại Cháu và Mẫn Chi vẫn bình thường.

Bà Nam Phương trầm tĩnh:

– Cuộc thi này, hai công ty Hoàng Phương và Mai Lan đều đăng ký dự thi.

Ngoại nghĩ con bé Mẫn Thi sẽ là nhà tạo mẫu cho công ty của cha mẹ nó.

– Vâng! Con cũng nghĩ thế. Bởi cô ta vừa hoàn tất khóa đào tạo từ Pháp trở về. Mẫn Chi đủ tự tin đánh lại chúng ta.

Nghe giọng nói bàng quan của thằng cháu ngoại, bà Nam Phương có chút ngỡ ngàng:

– Này, cháu không định nói với ngoại là cháu chưa vào trận đã chấp nhận đầu hàng Mẫn Chi đấy chứ?

Vĩnh Hoàng so vai:

– Ngoại muốn cháu đua tài với Chi à? Cháu đâu có bản lĩnh như cô ta hả ngoại. Hơn nữa, chả phải ngoại đã “chấm” Mẫn Chi rồi ư? Trước sau gì cũng thành con cháu, có nhất thiết phải cạnh tranh nữa không?

Bà Nam Phương nói:

– Cháu trách ngoại độc đoán à?

– Cháu không dám. Nói thiệt là cháu không thích Mẫn Chi. Mấy cô gái nhà giàu tính nết khó thương lắm.

Bà Nam Phương chậm rãi:

– Ngoại không hề áp đặt. Hai nhà quen biết đã lâu, ngoại thấy Mẫn Chi thích cháu, bản thân nó cũng là đứa được ăn học đàng hoàng nên ngoại muốn cháu quen nó. Tất nhiên tiến xa được hay không còn phụ thuộc duyên số cháu ạ. Đâu phải ngoại muốn là được chứ.

Vĩnh Hoàng nhẹ giọng:

– Cháu hiểu và sẽ cố gắng không khiến ngoại khó xử với gia đình Mẫn Chi.

Anh mỉm cười:

– Dạo này ngoại phải dùng thuốc kháng sinh nhiều, vì thế ngoại cần thả lỏng tâm trạng để thần thái thoải mái. Ngoại khỏe là điều cháu mong nhất đấy.

Bà Phương đứng lên:

– Ngoại không làm phiền cháu nữa. Ngày trước mẹ của cháu, mỗi mùa đá banh World Cup hay đá tranh giải quốc tế châu lục, mẹ cháu hầu như bỏ cả ăn để coi. Thật lạ, cháu cũng bị nhiễm tật này của mẹ cháu. Nhìn cháu, ngoại nhớ mẹ cháu lắm.

Nói dứt câu, bà Phương bỏ đi ngay, nhanh đến mức Vĩnh Hoàng không kịp nói một lời an ủi ngoại. Anh biết bà của anh đang rất xúc động. Gia đình anh quá ít người. Bà ngoại chỉ có ba ngưới con gái. Dì Hai - chị của mẹ anh hiện định cư bên Pháp. Mẹ anh thì mất đi từ lúc anh mới lên 6 tuổi, sau đó tới dì út anh, dì cũng tử nạn trên một chuyến xe từ miền Trung vào, cả mẹ và dì đều mất vào tuổi hai mươi lăm. Người ta nói đó là tuổi hạn rất nặng. Ngoại thay mẹ anh nuôi anh. Vĩnh Hoàng lắc đầu anh không muốn nhớ về ký ức, về gia đình. Càng không muốn nghe ai đó nhắc đến gia đình nội của anh. Dù họ là một gia đình rất nổi tiếng ở miền Tây. Hoàng mở tivi, trận trành tài giữa các cô gái Việt Nam và Thái Lan đang vào giai đoạn quyết liệt. Hoàng quên ngay những chi phối thường nhật. Anh bị cuốn vào cách dẫn bóng của các cô gái trẻ Việt Nam.

Cũng thời điểm đó, biệt thự nhà họ Cao sáng trưng đèn nêon. Căn biệt thự sang trọng này chỉ được bật đèn hồng ở phòng khách khi chủ nhà triệu tập con cháu, bàn việc dòng tộc. Hôm nay chùm đèm hồng gắn theo hình đóa sen được bật sáng. Bà Hoàng Lan, bà nội Mẫn Chi được ba mẹ cô dìu tới ngồi vào chiếc ghế bọc nhung đó. Bà Lan trạc cỡ tuổi bà Nam Phương, nhưng nhờ đông con cháu, ai nấy đều làm ăn phát đạt, bà Lan không phải lo kinh tế, nên sắc thái bà có vẻ an nhàn, thong thả hơn bà Nam Phương rất nhiều.

Đưa mắt nhìn khắp lượt con cháu, bà Lan khẽ nhíu mày:

– Mẫn Chi đâu vậy kìa?

Mẹ Mẫn Chi - bà Mẫn Thụ từ tốn:

– Thưa mẹ, Mẫn Chi ở trên phòng ạ!

Bà Lan lạnh lùng:

– Chị dạy dỗ con bé thế nào nhỉ? Tôi đã nói không ai được vắng mặt ở cuộc họp gia đình kia mà.

Bà Mẫn Thụ cúi đầu:

– Con xin lỗi mẹ con sẽ lên gọi cháu xuống ngay ạ.

– Mẹ không cần gọi con đã xuống tới đây. Bà nội ơi, sao lúc nào nội cũng khó khăn với mẹ của cháu thế? Cháu lớn rồi, tự cháu ý thức được việc cháu làm.

Cháu đâu có trễ nải đều gì thưanội.

Mẫn Chi cất giọng nói thật nhẹ. Nhưng mỗi câu, cô đều nhấn mạnh. Hình như Mẫn Chi rất không đồng tình chuvện bà nội luôn cử nhử, cằn nhằn mẹ của cô. Mẫn Chi đã không ít lần chọc giận bà Lan, bây giờ cũng vậy.

Thoáng thấy nét mặt bà mẹ chồng nhăn lại bà Mẫn Thụ cuống quít.

– Mẫn Chi! Con mau xin lỗi bà nội ngay. Tại sao con có thể nói với nội như vậy hả?

Mẫn Chi so vai:

– Mẹ làm ơn đừng mãi hạ thấp bản thân mình nữa. Con chả hề có lỗi gì cả, sao phải xin chứ. Con giở tay một chút, cũng vì lo cho công việc, nên con xuống chậm vài phút, điều ấy có đáng để nội giận con sao?

– Chuyện lạ à nghen. Hôm nay chị cũng biết tranh thủ “điểm” của nội nữa ư?

Xưa nay em toàn thấy chị ham quậy phá, chơi game “thủng” đêm ngày. Chứ em có thấy chị lo công việc đâu. Sau chuyến du học, chị thật sự thay tâm đổi tính rồi ư? Nếu vậy, nhà mình lo gì thua công ty Phương Đông.

Ái Ngọc, con gái của chú út lên tiếng châm chích.

Mẫn Chi thản nhiên:

– Mình là con người mà em. Con gái chơi bao nhiêu đó đủ “bưa” rồi, giờ đến lúc phải giơ vai gánh đỡ gánh nặng cho bà, cho ba mẹ chứ.

– Nói miệng ai nói cũng được, vấn đề là kết quả kìa.

Bà Lan gắt nhẹ:

– Ái Ngọc, cháu có thôi ngai cái tính bơi móc đó đi không. Đừng quên là cháu đã hứa gì với nội đấy.

Ái Ngọc vội lí nhí:

– Cháu xin lỗi, tại cháu bị cuộc thi thời trang ám ảnh. Chị Mẫn Chi chắc hẳn chị đã có chuẩn bị. Chị mau cho mọi người biết ý tưởng của chị đi.

Mẫn Chi lập lờ:

– Chuyện này, chị sao qua được “cửa ải” đầy kinh nghiệm như em. Theo chị, chúng ta mỗi người trình bày một ý tưởng riêng mình. Sau đó, hãy tìm ra những nét độc đáo. Cháu nói thế đúng không nội?

Bà Lan âm trầm:

– Ừ! Cuộc họp gia đình hôm nay, chúng ta làm theo gợi ý của Mẫn Chi đi.

Ái Liên mẹ của Ái Ngọc ngọt giọng:

– Thưa mẹ! Chúng ta cạnh tranh chỉ với một Phương Đông hay sao ạ?

Bà Lan nói:

– Không! Đây là cuộc thi thời trang mang tính chất quốc tế trong khu vực.

Chúng ta phải đối đầu với mười sáu công ty thời trang tầm cỡ để chọn ra một công ty có sức thu hút khách hàng nhất. Mẹ không biết thực lực của các công ty khác, nhưng đối đầu cùng Phương Đông đã là một khó khăn rất lớn đấy.

Bà Ái Liên vẫn ngọt ngào:

– Nhưng cộng ty Phương Đông vẫn do bà Nam Phương điều hành. Bà Phương chả phải rất muốn Mẫn Chi của chúng ta trở thành con dâu nhà họ Trần hay sao?

Bà Lan chau mày:

– Làm kinh doanh, đừng bao giờ để lẫn lộn chữ tình cảm vào công việc, nếu không sẽ gánh thất bại. Mẫn Chi, tuy nhiên nội vẫn muốn hỏi cháu một câu.

Dạo này cháu có gặp Vĩnh Hoàng không?

Mẫn Chi so vai:

– Cách đây hai ngày, cháu có gặp ảnh.

Bà Lan nhướng mắt:

– Ở đâu? Cậu ta thế nào?

– Nội hỏi kỳ quá à. Cháu vô tình gặp anh ta trong nhà sách.. Mẫn Chi ngừng lời, cô đã thấy nụ cười mỉa mai của cô em họ. Bà Lan vô tình:

– Cậu ta không mời cháu đi uống nước à?

Cắn nhẹ vành môi. Mẫn Chi thản nhiên:

– Vĩnh Hoàng có mời cháu uống cà phê, nhưng cháu từ chối.

– Có hãy nói chứ đừng đề cao mình.

Ái Ngọc chảnh chẹ:

Bà Lan nạt đùa:

– Ngọc! Cháu nghĩ cháu đang nói chuvện với bạn của cháu à? Mẫn Chi! Đâu phải dễ dàng được cậu Hoàng mời, tại sao cháu lại từ chối?

Mẫn Chi nhỏ nhẹ:

– Thưa nội? Tại lúc dó cháu kẹt cuộc hẹn với một người bạn. Nội vẫn dạy cháu phải biết đặt công việc lên trên hết. Cháu không dám hủy cuộc hẹn nội à.

Bởi đó là người tạo mẫu Hồng Hoa.

Bà Ái Liên nhạt giọng:

– Hồng Hoa! Nhà tạo mẫu nổi tiếng khắp đất Bắc từ những năm đầu thập niên 90. Cháu không tự đề cao bản thân chứ? Bà ta đâu thuộc loại người dễ dãi.

Mẫn Chi bình thản:

– Đúng là bà Hồng Hoa không tùy tiện trước các cuộc hẹn làm ăn, nhất là đối với loại người còn hôi mùi sữa như cháu. Cháu học chung con gái út của bà ấy dạo qua Pháp nên mới được may mắn hơn người thôi ạ.

Ông Đức Tín ba của Mẫn Chi bây giờ mới đìềm đạm:

– Con đã nhận được sự giúp đỡ của bà ấy đúng không?

Mẫn Chi cười hiền:

– Dạ, bà Hồng Hoa hứa sẽ cho con những gợi ý hay nhất.

Bà Lan vui vẻ:

– Ôi! Cháu trưởng thành thật rồi. Được một người nổi tiếng như bà Hồng Hoa giúp sức, nội tin cuộc thi này chún g ta nhất định thắng công ty Phương Đông.

Ái Ngọc nhếch môi:

– Bà nội không sợ mất lòng bà Nam phương ư? Và lúc ấy cơ hội để chị Mẫn Chi trở thành cháu dâu bà Nam Phương khó hơn cả hái sao trên trời đó nội ơi.

Bà Nam Phương vốn háo thắng mà.

Bà Lan tự tin:

– Bà ấy sẽ chấp nhận. Vì khi ấy tiếng tăm công ty ta nổi như cồn, người giúp sức tạo nên cơn gió ấy chính là Mẫn Chi.

Quay sang Mẫn Chi, bà Lan mỉm cười:

– Cháu và cậu Vĩnh Hoàng thế nào rồi Chi, không để bà nội phải thất vọng chứ?

Mẫn Chi nghiêm nghị:

– Cháu không biết nội ạ.

Ông Tín kêu lên:

– Con gái à! Tại sao lại không biết hả con. Ba nghĩ, con vẫn thích cậu ta kia mà.

– Nhưng anh ta là một gã đàn ông đáng ghét nhất mà con lỡ quen. Kiêu ngạo, lạnh lùng và luôn coi mọi người là con số không to tướng trong mắt anh ta. Vì thế con thật sự chả còn hứng thú.

Bà Lan nhìn Mẫn Chi hơi lâu:

– Cháu đã có người con trai khác à?

Mẫn Chi nhẹ giọng:

– Thưa nội! Hiện tại cháu chưa quen ai. Nhưng điều đó không hẳn là do cháu lấn cấn tình cảm với Vĩnh Hoàng đâu bà ạ. Cháu thât sự muốn chứng tỏ bản thân và cũng muốn anh ta nhìn cháu bằng ánh mắt nể phục. Cháu xin nội hãy để tình cảm của cháu và Vĩnh Hoàng bình thường. Đừng cưỡng cầu nếu tình cảm ấy không thuộc về mình, thì mọi cố gắng chỉ đem lại sự buồn bực, chán ghét nhiều. Cháu của nội đâu tệ tới mức không tự tìm cho mình một người đàn ông xứng đáng. Nội cho phép cháu thoải mái nghe nội.

Bà Mẫn Thu lo lnắg nhìn bà Lan, ánh mắt bà đầy vẻ lo âu. Bà khẽ la Mẫn Chi:

– Chi! Con đừng quên gia đình chúng ta xưa nay rất nghiêm khắc về việc phép tắc xả giáo. Con đừng khiến bà nội con khó xử với bà Nam Phương.

Người lớn không thể nói hai lời đâu con.

Mẫn Chi so vai:

– Mẹ à! Con biết con đang nói gì mà.

Bà Lan nhẹ tênh:

– Chuvện này, cháu nói đúng lý lẻ của cháu. Bà đồng ý không ép buộc cháu phải lấy người cháu không yêu. Thời của cháu đã khác xa thời đại của bà. Cháu phải với nội nhất định không được thua ở cuộc thi này. Cháu đạt được lời hứa của cháu, nội sẽ công bố ngay di chúc, sau khi biết rõ phần thắng. Cháu dám hứa không?

Mẫn Chi cắn môi:

– Cháu ... nhất định cố hết khả năng của mình. Nội sẽ không thất vọng. Về cháu đâu.

Nét mặt bà Lan giãn ra. Bà Thu thở phào. nhẹnhôltl.. Mn.Chi in phép ra ngoài ngay sau đó, dù gia đình vẫn tiếp tục bàn luận đến những bước tiến của công ty trong thời kỳ mới.

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 416

Return to top