Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Công Tử Bạc Liêu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 16983 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Công Tử Bạc Liêu
Nguyên Hùng

Chương 5

Nghe chuyện thâm cung bí sử, cả hai ông bà Hội đồng đều háo hức muốn nghe. Bà Hội đồng mắng yêu Ba Qui:
- Cái thằng nầy, hồi ở nhà ít ăn ít nói, bây giờ lanh quá xá là lanh, miệng lách chách như tép lăng tép lội.
Ông Hội đồng hãnh diện ra mặt:
- Nhờ đi đó bà! Hồi đó bà tiếc tiền, sợ tốn kém một hai đòi giữ nó ở nhà, Nhưng mà chuyện vua chúa nhà Nguyễn, người trong nước còn không biết, mầy ở bên Tây, sao biết được?
Ba Qui cười:
- Điều mới nghe có vẻ vô lý nhưng mà lại hữu lý. Triều đình Huế là phong kiến, chuyên bế quang toả cảng, đóng cửa rút cầu, báo chí miền Trung không dám động tới chuyện bê bối trong cung. Còn dân Pháp thì tự do ngôn luận, không chuyện gì mà nhà báo không biếtl Và hễ tin đã đăng báo rồi thì khắp nơi trong nước, từ thành thị chí thôn quê ai nấy đều biết, vì báo bên đó in cả triệu số.
Hai Đinh gật gù:
- Đúng vậy. Chuyện vua chúa triều Ngyễn mình không biết mà dân bên Tây biết là nhờ tự do báo chí. Báo chí là thước đo văn minh của một nước.Khách lạ tới Sài Gòn chỉ cần mua vài tờ báo là biết ngay trình độ dân trí ra sao.
Ông Hội đồng gật gù đồng ý nhưng bà Hội đồng nhắc Cậu Ba kể chuyện vua Minh Mạng có cả trăm vợ.
Cậu Ba cười thích thú:
- Chuyện đàn ông, má có ngại gì không?
Bà Hội đồng bật cười:
- Cái thằng này, trứng mà đòi khôn hơn vịt. Tao đẻ ra mầy mà kể chuyện tiếu lâm, mầy lại không cho tao nghe!
Ông Hội đồng cười dễ dãi:
- Nó nói trước là phải, sợ bà mắc cỡ khi nghe chuyện không được...
Bà Hội đồng khoát tay:
- Thôi, kể đi cái thằng đi Tây về nói dóc.
Cậu Ba:
- Đây là chuyện có thật chớ không phải chuyện nói dóc đâu nghe má. Nói có sách, mách có chứng. Ở bên đó hằng ngày con vô thư viện đọc sách Tây viết về Việt Nam. Con mê tạp chí tên là Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tạp chí củan những bạn cố đô Huế) xuất bản vào giữa thập niên 1920.
- Minh Mạng có câu thơ "nhất dạ ngũ giao, tam hữu dụng" nghĩa là một đêm ngủ với năm bà thì ba bà có thai.
Ông Hội đồng kêu lên:
- Trời đất ơi, còn hơn con dê chúa trong trại chăn nuôi của mình!
Hai Đinh gật gù:
- Mình có nghe nói Minh Mạng có toa thuốc rượu lừng danh với câu thiệu "nhất dạ ngũ dâm sanh tứ tử" (một đêm chơi năm lần sanh bốn con trai).
Câu Ba kể tiếp:
- Vẫn theo tạp chí trên thì Minh Mạng, có 78 hoàng nam và 64 hoàng nữ, tổng cộng 142. Còn về vợ thì năm Minh Mạng thứ sáu, trời hạn hán, dân mất mùa, Minh Mạng gnhĩ là trời phạt mình quá tham lam nên cho ra một trăm cung nữ để giải trừ thiên tai. Bớt một lúc một trăm cung nữ, Minh Mạng phải có mấy trăm mới dám phung phí như vậy.
Ông Hội đồng cười:
- Nhiều quá, làm sao dùng hết?
Câu Ba:
- Bởi vậy mới có chuyện lãng phí kỳ cục. Sách ghi là Minh Mạng ngủ trưa có năm bà phục vụ, tiếng miền Trung gọi là chầu hầu, Một bà quạt, một bà ru, một bà đấm bóp, một bà gãi, một bà túc trực để vua sai vặt.
Bà Hội đồng lắc đầu:
- Đàn ông mà sướng quá đâm hư!
Cậu Ba đưa tay làm hiệu kể tiếp:
- Chế độ vua chúa là làm hư con người. Do có toàn quyền sanh sát nên vua chúa mất hết tính ngưới, muốn giết ai thì giết, xem mạng người như con ruồi con muỗi. Có chuyện sau đây làm nhiều người chê ghét Minh Mạng. Trong khi Minh Mạng ngủ trưa thì một trong năm bà bỗng cúi xuống hôn lên trán nhà vua. Cái hôn vụng trộm đó khiến nhà vua thức giấc. Ông ta giận dữ hét to: Đứa nào dám cả gan hôn trán ta? Nói mau! Không dám nhận, ta chém cả năm. Một bà quỳ xuống nghẹn ngào: "Thiếp được cha mẹ cho vào chầu hầu bệ hã đã năm năm rồi mà chưa bao giờ được chung chăn gối, Nay thấy bệ hạ ngủ, thiếp thương quá, đánh liều hôn một cái. Xin bệ hạ thứ cho." Minh Mạng cười lạt: "Tội mi không nặng lắm. Tình mi cũng đáng thương, Nhưng nếu pháp luật không được chấp hành thì xã hội sẽ loạn. Ta đành phải hạ lệnh chém mi để làm gương cho kẻ khác". Thế là ba phút sau, người cung nữ đáng thương kia rơi đầu.
Ai nấy đều bàng hoàng thương xót cung nữ xấu số.
Bà Hội đồng vụt đứng lên:
- Chết gì lãng nhách vậy?
Cậu Ba kết thúc câu chuyện tào lao:
- Khi biết những chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn, con chợt thấy mình rất hạnh phúc được đầu thai làm dân Nam Kỳ tuy là thuộc địa của Tây nhưng tránh được cái nạn vua chúa toàn quyền sanh sát kiểu Minh Mạng chém đầu cung nữ chỉ vì cô nàng cả gan dám hôn trộm ông chồng đa thê.
Châu thành Bạc Liêu tưng bừng trong ngày Nhà Lớn cử hành lễ tiệc vinh quy của Cậu Ba. Khách sạn Tràng An ngay đầu đường lớn nhất thị xã Lamotte de Carier (tên một chủ tỉnh) có hai xe hơi đậu. Dân Sài Gòn xuống dự lễ tại Nhà Lớn. Dân tỉnh lẻ thấy dân Sài Gòn xuống là kéo tới dòm ngó từ chiếc xe hơi bóng loáng cho tới cách ăn mặc, trang sức của dân Sài Gòn sang trọng và thơm phức. Dân sành điệu thì ngước mũi lên hút hít để đoán xem các ông lớn bà lớn xức nước hoa gì, Soir de Paris hay Chanel.
Xôm trò nhất là cánh báo chí cặp với đám vụ nữ Sài Gòn. Đúng như Cậu Hai và Cậu Ba nói, đám hiệp sỹ của ngôn luận và các nàng tiên không khó tính tới đâu là "quậy" nát nước tới đó. Hiện tượng năm bảy cặp ăn mặc đúng thời trang, có hơi diêm dúa nữa, khoác tay nhau đi dạo phố, dừng lại các hiệu tạp hóa loại sang như Thanh Bạch ghé vô tiệm chụp ảnh Lê Minh Tòng là chuyện hiếm. Chủ hiệu ảnh không bỏ qua dịp tốt, ân cần mời các nàng tiên từ Sài Gòn xuống vào chụp vài kiểu làm kỷ niệm. Lấy giá hữu nghị, đủ tiền phim giấy để làm quen. Thế là các nàng tranh nhau, mỗi người vài pô để quảng cáo hương sắc của Hòn ngọc Viễn Đông.
Sáng hôm sau, lễ tiệc chánh thức bắt đầu tại Nhà Lớn. Trên hai trăm quan khách Tây, Ta trong tỉnh và các nơi xa như Long Xuyên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cần Thơ, nhiều nhất là Sài Gòn kéo tới. Vào giờ chót một xe nhà báo đeo lỉnh kỉnh máy ảnh bước xuống, ăn mặc đủ kiểu, kẻ trịnh trọng đồ lớn cà-vạt đàng hoàng, người mặc kaki gọn gàng để săn tin ảnh ở mọi nơi vào mọi lúc. Cậu Ba chạy ra bắt tay ôm hôn rồi đưa khách vào giao cho Hai Đinh giới thiệu với quan khách đã an vị. Nếu có ai tinh mắt sẽ thấy ông Hội đồng tươi rói lên khi xuất hiện các hiệp sỹ của ngôn luận da trắng mắt xanh. Đám nầy chính là những món trang sức đắt giá cho cuộc tiệc hôm nay. Báo chí Sài Gòn cả Tây lẫn ta đều kéo róc xuống Bạc Liêu xa xôi hẻo lánh này là vì trọng nể gia đình ông Hội đồng có Ngũ đẳng Bội tinh và có cậu con đi học ở bên Tây về...
Ông Hội đồng có học chút ít chữ Nho trước khi học chữ quốc ngữ nên ông biết mấy cụm mỹ từ "hữu xạ tự nhiên hương", nhưng ông cũng biết sức mạnh của cổ động quảng cáo. Đôi khi lúa gạo ngon mà thiếu quảng cáo bán không chạy bằng gạo kém mà chủ khéo giới thiệu. Cho nên ông rất đồng ý với cậu Hai là phải giao hữu với cánh nhà báo. Chuyện gì mà có nhà báo tới là xôm trò. Xôm trò dài dài, từ trong tiệc rượu tới trên nhựt trình năm bảy ngày sau. Quan niệm "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" đó được Cậu Ba tán đồng, và kể từ ngày về quê, Cậu Ba thay Cậu Hai lo việc ngoại giạo để cậu Hai chuyên tâm đối phó với đám Chệt Chành trong trận giặc lúa gạo.
Thật là hãnh diện làm sao khi đám nhà báo kéo tới chỉa ống máy ảnh chụp kia lịa lúc Cậu Hai giời thiệu quan khách với gia đình ông Hội đồng. Ngoài đám Tây từ tham biện chủ tỉnh tới cảnh sát trường mà dân đen quen gọi là ông Cò (lấy từ tiếng Tây là commissaire de police) phía người Việt hầu hết là dân nhà giàu, là đại điền chủ trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Trong số này, cậu Hai trịnh trọng giới thiệu từng người, và khi khách quý đứng lên thì đạo quân nhiếp ảnh bấm máy chụp ảnh. Điền chủ trong tỉnh nhà có các ông Hội đồng Điều, Cao Triều Phát, Trường tiền Muôn, điền chủ các nơi khác có Bùi Quang Chiêu, bác sỹ Nguyễn Văn Thinh, ông Phủ Lê Quang Liêm, ông Đốc phủ Trương Tấn Vị, giám đốc An Hà ấn quán Trần Đắc Nghĩa... Màn chánh cuộc tiệc là Cậu Ba Qui đọc diễn văn nêu rõ ý nghĩa cuộc liên hoan. Cậu soạn sẵn bài diễn văn cầm tay để chứng tỏ mình tôn trọng quan khách, nhưng cậu cầm tờ giấy cho có vị mà ứng khẩu nói tiếng Pháp giòn như bẻ củi. Cậu Ba nói văn tắt nhưng sắc sảo và làm vừa lòng mọi người. Đại ý bài diễn văn của Cậu Ba là "xứ quê chớ người không quê". Dân Nam có truyền thống trọng văn khinh võ. Gia đình nào cũng cố gắng nuôi con ăn học thành tài, đúng như cha ông dạy bảo: để cho con ba mớ chữ của thánh hiền còn hơn giao gia tài ruộng sâu trâu nái. Chúng tôi rất vui khi thấy có mặt trong ngày vui hôm nay có các vị đã khéo nuôi dạy con là bác sỹ Lê Quang Trình, như bác kỹ sư Bùi Quang Chiêu mà ái nữ là bác sĩ Henriette Bùi. Còn nhiều nữa, kể ra không xiết...Sau khi mơn trớn giới đại điền chủ của mình. Cậu Ba o bế cánh nhà báo. Cậu Ba hướng về bàn dành riêng cho báo chí, cươi thật tươi, chuyển sang giọng thân tình:
- Niềm vui lớn của gia đình chúng tôi là được sự quan tâm của giới ngôn luận. Các hiệp sỹ của quyền tự do thứ tư đã không ngại đường sá xa xôi, vượt trên ba trăm cây số tới nơi cuối đất cùng trời này để chào mừng một đứa con của đồng ruộng đi du học ở Pháp về. hai giới báo chí và nhà nông tuy xa cách nhau mà lại có điểm giống nhau: nhà nông lo cho cái bao tử của thiên hạ còn nhà báo săn sóc bộ óc của đồng bào. Không có báo chí, dân quê sẽ sống trong bóng tối của sự ngu dốt. Nhờ có nhật trình mà đời sống nông thôn được đôi chút ánh sáng của văn minh, Như vậy thì nhà nông và nhà báo đều chung sức nâng cao đời sống dân chúng lên cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Xin quý vị có mặt tại đây một tràng pháo tay để siết chặt mối tình gắn bó giữa nhà nông và nhà báo.
Bài diễn văn vắn tắt của Cậu Ba được mọi người vỗ tay nhiều chập. Các tay báo chí sừng sỏ trên Sài Gòn tới bắt tay cám ơn Cậu Ba đã đề cao cái ngề cao quý của họ.
Lần lượt các quan khách lên phát biểu cảm tưởng. Tất nhiên vinh dự dành cho tham biện chánh chủ tỉnh. Và cũng tất nhiên là ông ta nói tiếng Pháp và cậu Hai xin phép được đứng ra dịch cho bà con nghe. Tham biện ngợi khen các vị đại điền chủ trong tỉnh mà ông Hội đồng Trạch là vị tiêu biểu đã nuôi con học hành đỗ đạt, cả ba người con trai đều có bằng Thành Chung, cậu Hai có tú tài, còn Cậu Ba là sinh viên đậu nhiều bằng cấp cao quý bên Pháp, các vị đại điền chủ trên vùng đất Nam Kỳ nầy minh chứng hùng hồn sứ mạng khai hóa của người Pháp.
Sau đó, nhiều vị khác lên nói ít lời chào mừng gia đình Trần Trinh vừa có hào con vừa có hào của. Người được chú ý nhiều nhất là Capitanine Cao Văn. Chữ Capitaine có nghĩa là đại úy, gọi nôm na là quan ba. Thời đó, quan ba người Việt rất ít. Cao nhất là quan năm chỉ có một mình Colonel Nguyễn Văn Xuân. Còn quan ba cũng chỉ vài ba người. Quan ba Cao Văn là dân có máu mặt tại Cần Thơ. Ông nổi danh không nhờ học cao mà nhờ binh nghiệp. Qua Pháp học trường võ bị Saint Cyr, làm sĩ quan trong Trung đoàn I Bộ binh tại thành phố Alger (xứ Algérie, ở Bắc Phi, thuộc địa của Pháp). Về nước, đại úy Cao Văn sắm xe đò tuyến Cà Mau - Sài Gòn, lập hãng xe đò Cao Văn, tranh đua với hãng Đại Trung của người Tàu. Ông Cao Văn nói:
- Cậu Ba nói đúng. Dân Nam mình có truyền thống trọng văn khinh võ. Cho nên cả cái tỉnh Cần Thơ nói riêng và cả xứ Nam Kỳ, hạng ngưới võ biền như tôi rất ít. Vừa rồi Cậu Ba nói nhà nông lo cho cái bao tử đồng bào tôi thấy đúng lắm. Tôi chỉ góp ý thêm. Làm ra hột lúa mà bán cho Chệt Chành thì thật là uổng. Chúng nó chuyên ép giá mua rẻ. Tại sao chúng ta lại không mở nhà máy xay xát, rồi lập Hội mua bán lúa gạo, bán thẳng tới người tiêu dùng, không qua các tay trung gian? Chính bọn trung gian ngồi mát ăn bát vàng là hẻ hưởng thụ công lao mồ hôi nước mắt của nhà nông chúng ta.
Ý thức tranh thương với người Tàu của Đại úy Cao Văn lúc đó rất mới. Nhiều người vỗ tay khen hay. Ông Hội đồng đã biết rõ điều đó nên không cho cậu Hai học cao để trở thành bác sĩ kĩ sư mà bắt về làm quản lý tài sản dòng họ Trần Trinh. Ông Hội đồng càng thấy Cậu Ba về nước không có bằng cấp gì mà lại hay, nó học được cách sống trong thời đại mới. Đó là cách sống thiết thực, xã hội cần người có thực tài, biết nghĩ biết làm chớ không phải những kẻ mang về nhiều bằng cấp mà không làm được gì cho đất nước.
Về đêm là lúc tiệc liên hoan vui nhất. Châu thành Bạc Liêu chưa hề có một đêm dạ vũ vui khoẻ trẻ trung như tại Nhà Lớn. Sáu vô ca-ve từ Sài Gòn xuống lại thêm nửa chục cô hay bà vợ công chức tự nhận mình là phần tử văn minh ở tỉnh lẻ nô nức hưởng ứng. Đèn sáng một góc thành phố. Đến các ngọn cây trong vườn cũng gắn hằng ngàn bóng đen li ti xanh đỏ tím vàng chớp tắt như những bầy đom đóm lập loè trên các nhánh bần ngoài kinh rạch. Nhạc sống xen kẽ các dĩa hát Cậu Ba mua về từ bên Pháp. Bên ngoài vòng thành, dân chúng, đông nhất là thanh niên, học sinh bu đen nghe nhạc và xem khiêu vũ. Thời ấy nhảy đầm là chuyện lạ. Ở tỉnh thỉnh thoảng Tây đầm mới khiêu vũ, thường là các ngày lễ như Chánh chung tức Cách-to Duy-ê (14 Juillet) hay lễ Chúa Giáng sinh (Noel). Ở một tỉnh quê mùa như hai câu thơ "Bạc Liêu là xứ quê mùa, dưới sông cá chốt trên bờ Tiều Châu" mà Cậu Ba mở một đêm dạ vũ tưng bừng, rước cả gái nhảy và dân nhà báo từ Sài Gòn xuống thì quả đây là một hiện tượng lạ.
Vẫn chưa hết. Sáng hôm sau, Cậu Ba tổ chức chuyến đi tắm biển rồi ghé các vườn nhãn thưởng thức hương vị giống nhãn đặc biệt, trái to mà hột nhỏ, vừa thơm vừa ngọt. Cậu mượn một số súng hơi để các tay thiện xạ thử tài cao thấp. Trên đường ra biển có rất nhiều chim cò tụ tập săn cá trong các lung bàu. Dân vùng biển Mỹ Thanh lại cò dịp trông thấy đám người Dài Gòn về tắm biển bãi bùn quanh năm vắng vẻ. Khi biết tất cả những người vui vẻ đó là khách của Cậu Ba thì mọi người đều cười: "Đi Tây về có khác!"

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 221

Return to top