Từ Bá Linh, thành phố nơi tôi sinh ra đến trung tâm Buddha-Haus (Nhà Phật) ở Allgau, nơi tôi đang trú ngụ, rất xa. Thật ra khoảng cách không gian giữa hai nơi chỉ có chín trăm kilomét, nhưng giữa hai khoảng cách đó là cả cuộc đời tôi. Năm mười lăm tuổi, tôi phải rời bỏ nứơc Đức ra đi vì tánh mạng người Do Thái ở Đức lúc ấy luôn bị đe dọa, khiến tôi không còn lựa chọn nào khác. Giờ tôi đã bảy mươi bốn tuổi đời, lại khoát trên người màu áo nâu quen thuộc của một sư cô Phật giáo.
Tôi đã chứng kiến, đã sống nhiều qua những năm tháng đó, và cuộc hành trình tôi đã chọn giúp tôi tìm đưọc sự thanh thản, để có thể tha thứ cho tất cả những gì đã xảy ra cho tôi và gia đình tôi. Dấu mốc đó giúp tôi hoàn tất vòng trầm luân của mình. Tôi đã đến đưọc điểm cuối của cuộc hành trình ở thế giới bên ngoài và cuộc hành trình nội tâm, để về lại với quê hương ban đầu của mình.
Bạn bè, đồng nghiệp, đệ tử của tôi đã nhiều lần yêu cầu tôi viết hồi ký. Tôi luôn từ chối, vì nghĩ đã là tăng ni thì phải lo truyền giảng giáo lý của Đức Phật, không nên lo nói về mình.
Nhưng cuối cùng tôi đã chấp thuận. Tôi đã để họ thuyết phục tôi rằng biết đâu chính câu chuyện đời tôi có thể là một động lực thúc đẩy người khác đi theo con đường tôi đã đi. Không kể những hoàn cảnh ngoại lệ, đây chỉ là câu chuyện của một phụ nữ bình thường, sống bao nhiêu năm trong thế giới trần lao tầm thường, nhưng đến một ngày, người phụ nữ đó đã thoát ra đưọc, để tiến lên một đời sống cao cả hơn.
Cuộc đời của tôi đầy những phiêu lưu bất ngờ. Nhưng những điều đó không do tôi chọn lựa. Hồi tưởng lại, tôi nhận thấy mình chẳng có quyền lực gì đối với tất cả những gì đã xảy ra. Tất cả mọi việc đều đã đưọc sắp đặt cho tôi, tôi chỉ tuân theo dòng chảy.
Trong cuộc đời nầy, tôi đã đóng rất nhiều vai trò: tôi đã từng là một cô bé rất đưọc nuông chiều, che chở; một cô gái trẻ nhút nhát ở xứ lạ quê người; một thiếu nữ cô đơn trên chuyến tàu hàng đến Thượng Hải; tôi đã từng làm vợ, làm mẹ, làm người du lịch khắp năm châu, làm nhà nông, và cuối cùng là một nữ tu sĩ Phật giáo.
Đã có khoảng thời gian tôi sống phong lưu trong một ngôi nhà thuộc ngoại thành, ở tiểu bang California với vườn tược, nhà để xe và cả máy rửa chén trong bếp.
Rồi có lúc, tôi chu du khắp quả địa cầu: Bắc Mỹ, Aán độ, Pakistan, Nepal, Kashmir, Hunza. Đó là khoảng thời gian tôi đang đi tìm một cái gì đó mà chính tôi cũng không biết, và tôi cũng không biết rằng mãi, mãi về sau tôi mới tìm đưọc.
Tôi đi làm ở một ngân hàng ở Los Angeles, nhưng lại có nông trại ở Uùc, nơi chúng tôi nuôi lọai ngựa Shetland. Theo tôi, một chú ngựa con Shetland mới sinh, hơi lớn hơn con chó một ít, là con vật dể thương nhất thế giới.
Tất cả giờ đã qua; đã là quá khứ, và chỉ còn trong kỷ niệm. Có lẻ những sự đổi thay, mất mát nầy đã giúp tôi thấy sự cần thiết của xã ly. Đối với tôi, biểu tượng sống động nhất của việc xả ly là cắt bỏ mái tóc của mình, mười tám năm về trước khi tôi quyết định trở thành người tu. Mái tóc dầy, thướt tha, đen bóng đó đã đưọc cạo bỏ đến tận da đầu. Theo phong tục cổ truyền, tôi cầm một nắm tóc trong tay suy gẫm về tính huyển hóa của thân. Sau đó tôi bỏ nắm tóc đi không thương tiếc, thật ra tôi còn cảm thấy nhẹ nhỏm là khác. Bớt đi một thứ để bám víu.
Giờ tôi xin bắt đầu câu chuyện của đời tôi, mà tôi gọi là Quà Tặng Cuộc Đời (I Give You My Life), vì tôi có cảm tưởng mình đang gửi gắm tâm sự riêng tư đến với từng người đọc. Tôi hy vọng là bạn cũng sẽ đọc nó với một tấm lòng.
Mổi chương đưọc bắt đầu bằng những vần thơ mà tôi nghĩ là có thể minh hoạ cho giai đoạn đó của đời tôi. Những vần thơ đưọc lấy từ Kinh Pháp Cú (Dhammapada), là một tập hợp những lời Đức Phật giáo huấn chúng sanh. Những lời nói đầy trí tuệ nầy đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. (LND: Ở đây căn bản, tôi dựa vào cuốn Kinh Pháp Cú, của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch, do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1993).
Tôi muốn câu chuyện đời tôi sẽ là món quà từ trái tim tôi gửi đến cho bạn đọc.
Tháng 3, 1997
Ayya Khema
Buddha-Haus, Allgau