Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kịch, Kịch Bản >> Bản chúc thư

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 2168 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bản chúc thư
James Matthew Barrie

- 1 -

Sir James Matthew Barrie (1850- 1937) đầu tiên được người ta biết đến qua những tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó ông mô tả đời sống và đặc tính Ê-cốt một cách chính xác và bằng một giọng trào phúng thân yêu. Ông là một người có tầm vóc nhỏ, tính rất nhút nhát mà tâm trí ranh mãnh đùa giỡn che đậy một mỗi buồn sâu xa. Quan niệm của ông về tính tình con người, với khả năng vô tận của ảo tưởng tình cảm, thì lệnh lạc, chán chường và bi quan về căn bản.
Nhưng danh tiếng lớn lao và lâu dài nhất của ông là nhờ một loạt những vở kịch rất thành công, sâu sắc, duyên dáng và hay từ đầu đến cuối. Một vài vở có tính chất tả thực như vở:
Every Woman Knows (Điều mà tất cả mọi người đàn bà đều biết). Một số khác thì hoang đường như Peter Pan. Nhưng tất cả những vở kịch này đã chứng minh là ông đặc biệt nắm vũng những qui ước tả chân của bộ môn kịch ở đầu thế kỷ thứ 20 tại Anh- Quốc. Không ai so sánh được với Barrie về cách tạo những hoạt động trên sân khấu; những hoạt động vừa vui vừa trực tiếp diễn tả những gì ông muốn nói ra và ông biết cách kết hợp những hành động đó với nhau một cách chặt chẽ và không tốn công. Nguồn hứng thú không lúc nào giảm và động tác tiến tới không lúc nào ngưng trệ. Tuy nhiên vở kịch cứ diễn tiến, duyên dáng và dễ dàng đến nỗi khán giả cũng khong thấy được đó là do một nghệ thuật điêu luyện và chuyên cần.
Vở “Bản chúc thư” là một trong những thành công nhất của ông về loại kịch rất khó là kịch một màn; nó biểu lộ hầu hết những đức tính của một soạn giả mà ông có; trong ba cảnh ngắn, tất cả đều được diễn xuất trong một căn phòng, vở kịch đã đúc kết đời sống của hai người một cách mau lẹ và sắc bén. Vở kịch này phê phán hành vi cuối cùng trong đời hai nhân vật đó một cách nghiêm khắc và tàn nhẫn. Nhưng cách phê phán đó cũng không phải là thiếu tình thương. Một cách nhẹ nhàng nhưng ngậm ngùi, Barrie đã trình bày cho ta thấy những tình cảm đại lượng quí giá của ta rất thường khi chỉ đem lại cho ta những gì.

CÁC VAI
Ô. Devizes, cha
Ô. Devizes, con
Surtees, thư  ký
Philip Ross
Emily Ross, vợ của Philip
Sennet, thư ký
Creed, thư ký
Cảnh là văn phòng của bất cứ luật sư nào. Cảnh này có thể và chắc hẳn sẽ mô phỏng tỉ mỉ một văn phòng có thực với tất cả những vật phụ thuộc đặc biệt cúa nó, mỗi nét mực phải ở đúng chỗ của nó, nhưng với mục đính sẵn có, bất cứ văn phòng trống nào cũng thích hợp .Vật duy nhất tối cần cho căn phòng ngoại trừ hai người ngồi trong đó, là một bức chân dung Nữ Hoàng Victoria đóng khung treo trên tường cho biết khá rõ thời kỳ xảy ra cảnh đầu rồi hình này được thay thế bằng hình Vua Edwards, sau cùng bằng hình Vua George để cho thấy thời gian trôi qua. Ngoài ra không cần thay đổi gì khác. Dĩ nhiên là đồ đạc có thay đổi và mái ngói ở lò sưởi cũng đổi mới, và cuối cùng có người khám phá ra là những hoa ở bồn hoa cửa sổ đã héo; nhưng tất cả những cái đó không quan trọng gì tới động tác của vở kịch cũng như những bông hoa màu xanh còn tươi tốt vậy; sự kế tiếp của các vị quân vương biểu tượng một điểm cần hiểu là: thời gian trôi qua, nhưng văn phòng của cha con ông Devizes vẫn tiếp tục hoạt động.

Hai người đàn ông là Deviez Cha và Devizes Con . Cha thì trạc trung niên, thừa hưởng cái văn phòng phát đạt này từ nhiều năm nay và khi màn kéo lên, ta thấy ông đang lom khom xếp dọn bàn. Kể ra cũng thú vị khi nghĩ rằng trước khi ông cất tiếng nói thì ông đã làm cho tài sản của văn phòng tăng thêm 13 shlillings and 4 xu.

Người con là một thanh niên rất lanh lợi, 23 tuổi, và khi màn kéo lên người ta thấy anh đang đu đưa một cách có nghệ thuật một chiếc thước kẻ giấy trên mũi anh. Anh tốt nghiệp ở Đại học đường Oxford--.


Trời ơi, nếu đem anh ra công viên Hyde Park thì thiên hạ sẽ chòng chọc mà nhìn anh.

Dầu rằng ở công viên Bloomsbury thì trông anh có vẻ bảnh bao lắm.


Có lẽ ở văn phòng, trong số những thư ký thì Devizes Con còn lanh lợi hơn khi còn ở Oxford, nhưng đó là một trong số vài điều mà người cha tinh khôn không biết rõ về anh.


Một người thư ký trung niên tên là Surtees, qua chiếc cửa độc nhất bước vào phòng, tiến tới chỗ hai cha con, người này có lẽ cũng đáng được chú ý, mặc dầu cử chỉ của anh là cử chỉ của một người đã từ lâu nghĩ rằng mình không còn chút quan hệ gì đối với mọi người chung quanh mình. Tuy nhiên ta hãy nhìn anh lần nữa đi (đó là điều là ít ai làm) và ta có thể đoán rằng anh vừa bị điện giật vì sờ vào giây điện và anh đang còn bàng hoàng vì điều đó. Anh mang một tấm danh thiếp vào cho ông Devizes Cha, ông này nhìn tấm thiếp đó và lắc đầu.

Ô. DEVIZES. “Ô. Philip Ross”. Tôi không quen.

SURTEES. (có giọng nói đều đều)  Thưa ông, ông ấy nói trước đây hai hôm, ông ấy có viết thư cho ông trình bày công việc của ông ấy.

Ô.DEVIZES. Tôi không nhận được thư của ai tên là Philip Ross cả.

ROBERT. Tôi cũng vậy.
(Anh chú ý tới tài đu đưa cái thước kẻ của anh hơn là tới một người có thể là thân chủ, nhưng Surtees nhìn anh một cách kỳ lạ.)

Ô DEVIES. Hình như Surtees nghĩ rằng con có nhận được thư mà!


(Nhìn vẻ mặt của Surttes Robert cũng phải nghĩ lại việc đã xảy ra.)

ROBERT. À, anh cho rằng có thể là bức thư đó có phải không Surtees?

Ô. DEVIZES (gắt) Bức thư nào?

ROBERT. Ngày hôm kia, khi ba ra phố. Surtees mang tới cho con vài lá thư. Mồm anh ta há hốc (vẻ nghĩ ngợi). Có thể vi thế mà con đã làm như vậy.

Ô. DEVIZES. Con làm gì?

ROBERT. Bỗng nhiên con nhớ lại một trò chúng con thường chơi ở Oxford. Trong trò chơi này thường ta liệng những tấm thiệp từng tấm một vào một cái mũ. Phải khéo léo lắm mời làm được. Bởi vậy con liệng một lá thư vào miệng của Surtees lúc đó đang há hốc ra, nhưng lá thư không trúng mà lại rớt vào đống lửa. Có thể đó là lá thư của Philip Ross.

Ô. DEVIEZ (nhíu lông mày). Tệ quá, Robert ạ.

ROBERT (nói lễ phép). Vâng, ba thấy con thiếu tập dượt mà.

SURTEES. Thưa ông, ông ấy có vẻ là một người rất nóng nẩy và còn trẻ lắm. Chắc không phải một nhân vật quan trọng.

ROBERT (lơ đãng). Sao anh không bảo ông ta viết lại bức thư ấy?

Ô. DEVIZES. Làm như vậy không đúng mực.

SURTEES. Nhưng cô ta…

ROBERT. Cô nào? Ai?

SURTEES. Thưa ông có một thiếu phụ đi với ông ta. Cô ta đang khóc.

ROBERT. Đẹp không?

SURTEES. Có thể nói là đẹp một cách ngây thơ, ông ạ.

ROBERT (Lấy làm thích thú). À!

Ô. DEVIZES. Được rồi, khi nào tôi bấm chuông thì anh đưa họ vào.

ROBERT (Giơ ngón tay có vẻ tinh ranh). Surtees, và đây là một bài học cho anh là đừng bao giờ làm việc mà há hốc mồm ra. (Surtees cố mỉm cười để lấy lòng Robert, nhưng rất gượng gạo). Không sao cả, phải không Surtees? Hình như anh không còn óc trào lộng nữa.

SURTEES (Khá khúm núm).Tôi e đúng như vậy. Không bao giờ tôi có óc trào lộng nhiều ông Robert ạ.


(Anh lẳng lặng đi khỏi. Ở con người anh có một nỗi niềm xúc động bị đè nén làm cho sự việc thành thương tâm.)

ROBERT. Thưa ba, Surtees có điều gì trái ý vậy?

Ô. DEVIZES. Đừng để ý tới nó. Ba giận con lắm. Robert ạ.

ROBERT (có vè như chịu thua một điểm trong cuộc thảo luận công khai). Ba giận con cũng phải.

Ô. DEVIZES (nhíu lông mày). Mình chỉ có thể nói với ông Ross là mình chưa đọc thư của ông ta.

ROBERT (ra vẻ thạo đời). Nhưng có cần không ạ?

Ô. DEVIZES. Mình phải công nhận là không biết ông ta tới về việc gì.

ROBERT (hiểu sự dè dặt của ba anh). Nhưng mình lại không biết được sao?

Ô. DEVIZES. Con có biết được không?

ROBERT. Con tưởng con có thể dàn xếp ổn thỏa vụ này.

Ô. DEVIZES. Con giỏi lắm! Được rồi, ba để họ cho con tiếp đấy.

ROBERT. Được ạ.

Ô. DEVIZES. Robert, đây là vụ đầu tiên của con đấy.

ROBERT (không có vẻ sợ sệt). Ba cứ ngồi đó mà coi con; chỉ chưa đầy hai phút sau khi họ vào phòng này là con sẽ khám phá ra họ tới đây về việc rắc rối gì.

Ô. DEVIZES (giọng khô khan). Lúc nào ba cũng sẵn sàng học hỏi thế hệ mới. Nhưng lẽ tự nhiên là những anh già lạc hậu chúng tao cũng có thể làm được việc đó.

ROBERT. Làm cách nào ạ?

Ô. DEVIZES. Hỏi họ là biết.

ROBERT. Trời! Vậy thì con đi học Oxford để làm gì chứ?

Ô. DEVIZES. Có trời biết. Con đã sẵn sàng chưa?

ROBERT. Rồi ạ.

(Ô. Devizes bấm chuông)

Ô. DEVIZES. À này, mình không biết tên thiếu phụ.

ROBERT. Ba hãy quan sát cách con tìm ra tên nàng.

Ô. DEVIZES. Thiếu phụ có chồng hay chưa?

ROBERT. Con liếc nhìn là biết liền. Và cha chú ý nhé, nếu cô ta có chồng thì đúng là anh chàng nóng nẩy kia đã tìm cách len vào giữa cô ta và chồng cô; nếu cô ta chưa chồng thì đúng là cô nàng khóc sướt mướt này – đã len vào giữa anh chàng và vợ anh ta.

Ô. DEVIZES. Con làm như một thầy bói đoán mộng vậy.

(Một thanh niên và một thiếu phụ được mời vào văn phòng: họ thương yêu nhau lắm, thế mà Robert không nhận thấy. Đó là điều hiển nhiên mà ta nhận thấy ở họ, hiển nhiên hơn cả bộ đồ rẻ tiền của thanh niên mà thiếu phụ mỗi đêm ép cẩn thận ở dưới nệm, hay là hiển nhiên hơn cả cái sức mạnh phát lộ trên nét mặt non nớt của anh. Nghĩ tới người thanh niên ấy và căn cứ vào trong những sự việc xảy ra sau đó, người ta tự hỏi không biết, nếu chàng đến một mình thì ta có thể đọc được trên nét mặt chàng có vẻ gì bối rối mà chàng không để lộ ra trong lúc có nàng ở bên cạnh. Có lẽ không; vẻ bối rối chắc hẳn là có, nhưng chưa hiện ra trên nét mặt. Với nàng cũng vậy, mặc dầu nàng có thay đổi trước khi ta gặp lại cặp vợ chồng này nữa, nhưng bây giờ nàng có vẻ hoàn toàn bình tĩnh; không có dấu hiệu không hay nào, không có gì làm vẩn đục hạnh phúc yêu đương của họ ngoài việc họ hoảng hốt tới viếng văn phòng luật sư. Lời chỉ dẫn dàn cảnh ở đây có thể là: “Đôi tình nhân bước vào”. Chàng không hẳn là người tỏ ra ít nóng nẩy nhất trong hai người. Nhưng chàng bước vào văn phòng một cách mạnh dạn và đi trước nàng như để đón nhận đòn đầu tiên. Có lẽ nàng đã can đảm gật đầu ra hiệu cho chàng và buông tay chàng ra trước khi vào phòng.)

ROBERT (làm chủ tình thế). Mời ông vào, ông Ross (và anh cúi đầu chào thiếu phụ đề trấn tĩnh nàng). Đây là người cộng sự với tôi và là ba tôi.


(Ô. DEVIZES cúi chào nhưng vẫn ở phía sau gần hậu trường.)

PHILIP (nuốt nước miếng). Ông nhận được thư của tôi rồi chứ ạ?

ROBERT. Vâng, vâng.

PHILIP. Trong thư tôi đã trình bày chi tiết.

ROBERT. Vâng tôi còn nhớ tất cả (khôn khéo). Mời cô ngồi, cô… tôi không nhớ quý danh.

(Tỏ vẻ muốn nói, “Ba thấy chưa, con thấy ngay là cô ấy chưa chông mà”.)

Ô. DEVIZES (ông cũng đã có ý kiến riêng rồi). Robert, con không hỏi tên cô ấy mà.

ROBERT (lơ đãng). Cô…?

PHILIP. Đây là bà Ross, vợ tôi.

(Robert hơi cụt hứng và tin rằng cha anh đang mỉm cười.)

ROBERT. À, vâng, dĩ nhiên rồi. Bà Ross, mời bà ngồi.

(Nàng ngồi xuống, như thể là tính thế có vẻ khó khăn hơn)

PHILIP (đứng hộ vệ bên nàng). Nhà tôi hơi xúc động.

ROBERT. Lẽ tự nhiên rồi (Anh thăm dò.) Những việc như thế này – có lẽ rất khổ tâm – nhưng rồi mình cũng quên đi lần lần.

EMILY (mở to mắt). Nhà tôi nói vậy, nhưng tôi không thể không – (Nước mắt chạy quanh ).Ông thấy không, chúng tôi mới cưới nhau được bốn tháng trời!

ROBERT. À,—vâng, đúng rồi. (Anh trở thành kẻ bênh vực người vợ, và cau mày nhìn PHILIP.)

PHILIP. Có lẽ đối với ông món tiền đó quá ít?

ROBERT (bình tĩnh). Tôi thú thật tôi cũng có cảm tưởng như vậy.

PHILIP. Tôi ước gì có thể có hơn được.

ROBERT (liều). Ông chắc chắn không tăng thêm được sao?

PHILIP. Làm thế nào mà tôi có thể thêm được?

ROBERT. A!

EMILY (đột nhiên nói một cách mạnh dạn). Tôi tưởng như vậy nhiều rồi chứ.

PHILIP. Nhà tôi rất dễ dãi về chuyện đó.

ROBERT (trở nên cứng rắn). Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng người ta không thể lợi dụng bà được. Và lẽ tự nhiên là chúng ta còn phải thảo luận về món tiền đó.

PHILIP (bối rối). Về phương diện nào? Món tiền sẵn có đó rồi.

ROBERT (một cách thận trọng). Vâng, về một phương diện.

EMILY (òa lên khóc). Trời ơi!

ROBERT (hơn bao giờ hết, cương quyết bênh vực người đàn bà bị ngược đãi) Bà Ross, tôi rất tiếc. (Nghiêm khắc) Thưa ông, tôi mong ông hiểu rằng chỉ nội việc đem ra trước công chúng đối với một người đàn bà đa cảm…

PHILIP. Đem ra công chúng ư?

ROBERT (cảm thấy mình đã nắm phần thắng). Tất nhiên vì bà, chúng ta sẽ cố dàn xếp để tên tuổi khỏi bị tiết lộ. Nhưng…

PHILIP. Tên tuổi nào?

(Lúc đó, Emily đang ràn rụa nước mắt).

EMILY. Tôi không thể dừng được. Tôi yêu anh ấy tha thiết!

ROBERT (vẫn còn lơ mơ). Tình yêu có đủ để bà tha thứ cho ông chứ? (Bỗng nhiên tự coi mình là người hòa giải) Bà Ross, chậm quá rồi không còn hàn gắn được sao?

PHILIP (nổi giận). Thưa ông, ý ông muốn nói gì?

Ô. DEVIZES (từ nãy đến giờ vui thầm trong bụng) Ừ, Robert, ý con muốn nói gì vậy?

ROBERT. Thực ra, tôi— (cố chau mày.) ông Ross, tôi phải nói cho ông biết ngay: trừ phi được thân chủ hoàn toàn tín nhiệm cho biết đầy đủ mọi chi tiết, chúng tôi không thể đảm nhiệm một vụ như thế này được.

PHILIP. Một vụ như thế nào hở ông? Nếu ông muốn nói ám chỉ điều gì có hại cho thanh danh tôi…

ROBERT. Thưa ông, thế không có hại đến thanh danh ông sao?

PHILIP. Thưa ông, tôi không thấy có gì hết.

EMILY. Chông tôi không có chi hết. Anh ấy hiền như bụt vậy!

ROBERT (bỗng nhiên nghĩ rằng người đàn bà mau mước mắt này có thể là kẻ phạm lỗi). Vậy thì là tại bà!

EMILY. Trời, cái gì tại tôi hở ông?

PHILIP. Ừ, ông hãy trả lời câu đó đi.

ROBERT. Thưa ông Ross, vâng, tôi sẽ trả lời. (Nhưng anh thấy không thể trả lời được). Sau khi ngồi lại, tôi khước từ trả lời câu đó. Tôi không thể tin rằng tất cả đều do lỗi của bà, và tôi từ chối việc nhận phụ trách một vụ khổ tâm như thế này.

Ô. DEVIZES (nói mau). Vậy để tôi nhận cho.

PHILIP (vẫn không hết giận). Tôi cho rằng con ông đã nhục mạ tôi.

EMILY. Philip, thôi đi về anh.

Ô. DEVIZES. Khoan đã! Thưa ông Ross, vì tôi không được đọc thư ông, vậy xin ông cho phép tôi hỏi ông bà tới viếng thăm chúng tôi về việc gì ạ?

PHILIP. Tôi tới để hỏi xem ông có vui lòng thảo dùm chúng tôi một bản chúc thư không.

ROBERT (bối rối). Thảo chúc thư cho ông à? Chỉ có thế thôi à?

PHILIP. Dĩ nhiên rồi.

Ô. DEVIZES. Robert, bây giờ biết rồi chứ.

ROBERT. Nhưng con thấy bà Ross xúc động mà.

PHILIP (cầm tay nàng).Vợ tôi cảm thấy rằng thảo chúc thư cho tôi sẽ làm tôi mau chết.

ROBERT. À ra thế!

PHILIP. Có nói hết trong thư mà!

Ô. DEVIZES (dè dặt). Con có cần nói gì không. Robert?

ROBERT. Thật ra… (anh nẩy ra một ý kiến hay) Nhưng ngay bây giờ tôi vẫn thắc mắc, có phải ông là Edgar Charles Ross không?

PHILIP. Không, Philip Ross mà.

ROBERT (trơ trẽn). Philip Ross à? Ba ơi chúng ta đã lầm lẫn kỳ quá (Ô.Devizes chớp mắt. Ông đang chú ý coi xem con ông gỡ rối cách nào).Ông Ross à, sự thực thì hôm nay chúng tôi có hẹn một người tên là Edgar Charles Ross về một vấn đề – ừ, phải thuộc loại… Trời ơi! (làm bộ nghiêm trọng). Vợ ông ta, tóm lại...

EMILY (nàng thường đọc báo và điều đó không phải là vô ích). Ghê gớm quá. Buồn quá.

ROBERT. Buồn thật đấy. Ông bà cũng hiểu cho là tác phong nghề nghiệp không cho phép tôi được tiết lộ thêm một chữ.

PHILIP. Vâng, lẽ tự nhiên – chúng tôi cũng không muốn – Nhưng chúng tôi có viết thư mà.

ROBERT. Vâng, có chứ. Nhưng là nói về một bản chúc thư. Cái đó thuộc thẩm quyền của ba tôi. Ba ạ! Chắc bây giờ ba nhớ bức thư đó chứ?

Ô. DEVIZES (nếu không gây trờ ngại cho con thì cũng không giúp đỡ con). Ba không thể nói là ba nhớ được.

ROBERT (vẫn trơ tráo). Kỳ nhỉ. Chắc ba bỏ sót chứ gì.

Ô. DEVIZES. À, thưa ông Ross, dầu sao chăng nữa, bây giờ tôi sẵn sàng giúp việc ông.

PHILIP. Cám ơn ông.

ROBERT (vốn sẵn sàng hy sinh vì bổn phận).Ba không cần con nữa chứ?

Ô. DEVIZES. Không, Robert ạ, cám ơn con lắm. Bây giờ con hãy đến câu lạc bộ và dùng cơm trưa đi. Chắc con mệt rồi. Bảo Surtees vào đây. (Nói với khách hàng) Con tôi hôm nay mới lãnh vụ này là vụ thứ nhất trong đời nó.

PHILIP (lễ độ). Tôi mong anh ấy thành công.

Ô. DEVIZES. Nó cũng không đến nỗi tệ lắm. Trong việc này, đầu tiên nó có vẻ vụng về, nhưng sau nó gỡ rối khéo léo lắm. Robert, ba nghĩ rằng rồi ra con cũng sẽ trở thành một luật sư.

ROBERT. Cám ơn ba. (Anh bỏ đi một cách lanh lẹ, ve áo có cài bông hoa).

Ô. DEVIZES. Ông Ross, nào bây giờ ta vào việc.

(Bàn tay của người vợ trẻ chìa ra để tìm nguồn an ủi và nắm lấy tay của Philip đang chờ nàng.)

PHILIP. Điều mà chính bản thân tôi muốn là bản chúc thư chỉ nên gồm có một câu: “Tôi để lại tất cả mọi thứ mà tôi làm sở hữu chủ, khi tôi chết, cho người vợ thân yêu của tôi”.

Ô. DEVIZES (cảm động vì chuyện tình của đôi vợ chồng trẻ).Vâng, thưa ông, có nhiều bản chúc thư còn lạ hơn thế nữa.

(Emily xúc động)

PHILIP. Can đảm lên chứ, Emily.

EMILY. Những chữ “mà tôi làm sở hữu chủ khi tôi chết” đó. (Giọng cầu khẩn) Chắc anh không cần nói câu đó – phải không ông Devizes?

Ô. Devizes. Chắc chắn là không. Tôi tin rằng tôi có thể thảo một chúc thư mà không cần nói đến chết chóc gì cả.

EMILY (giọng khàn khàn). Vâng, cám ơn ông.

Ô. DEVIZES. Đồng thời, dĩ nhiên, trong một tài liệu pháp lý mà góa phụ là người duy nhất.

(Emily lại tỏ vẻ rất xúc động).

PHILIP (một cách trách móc). Cần gì phải nói tới “goá phụ”.

- 2 - >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 755

Return to top