Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Suy ngẫm, Làm Người >> Cái Dũng của Thánh Nhân

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 39266 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cái Dũng của Thánh Nhân
Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Chương 5

A. Ảnh Hưởng Của Hoàn Cảnh
Bản tánh loài người, ham bắt chước cái chi mình tôn kính. Những điều tra mục đích chung quanh ta là những tấm gương khuyến lệ, kích thích lòng hâm mộ, phấn khởi của ta. Khi còn nhỏ, ta đi xem hát, thấy Quan Công đánh cờ, Hoa Đà múa tên... tôi hết sức cảm phục cái thái độ điềm tĩnh của Quan Công, đến lập nguyện trong tâm, về sau không chịu rên khóc khi phải bị vấp ngã hay thương tổn... Lớn lên, chung quanh tôi, trong phòng văn, thường hay treo những hình ảnh các bậc anh hùng dũng sĩ, những kẻ biết xem thường những náo động vô ích, những tình cảm nhỏ nhen của bản ngã.
      Tạo cho mình một hoàn cảnh, một không khí đầy sức mạnh thiêng liêng, giúp cho mình rất nhiều trong bước đường đầu tiên trên con đường siêu thoát. Bởi vậy, hãy tránh xa những bạn ác, những kẻ nhút nhát, rụt rè, những kẻ háo thắng, nóng nảy, hay nói, khoe khoang; trái lại, tìm mà làm bạn hay gần gũi với những kẻ điềm đạm, quả quyết, cử chỉ thuần hậu, ôn hoà. Lâu ngày, gần mực đen gần đ èn sáng. Nhất định xa lánh những bạn ác, có tính vụt chạc, lẳng lơ, náo động nhất thời, lao chao liến khỉ. Nếu hoàn cảnh bắt buộc phải sống chung hay gần gũi với người ấy thì hãy xem họ như cái gương xấu phải giữ mình.
 
B. Tiết Điệu Điều Hòa
      Trong xã hội văn minh này, người ta thường gọi "thời giờ là tiền bạc", đó là một trong nhiều nguyên nhân làm cho ta mất cả sự điềm tĩnh.
      Khéo tiên liệu một cách chu đáo những công việc làm hằng ngày của ta, định cho mỗi công việc một thời giờ riêng và thi hành theo đó một cách quả quyết không sai chạy, ấy là những cử chỉ đầu tiên phải lo nghĩ hơn hết, nếu ta muốn sống trong một tiết điệu điều hoà...
      Được vậy ta trừ được ba nguyên nhân của sự náo động vô ích.
      1. Trễ nải, làm cho ta phải hấp tấp, hối hả, vụt chạc.
      2. Quên, làm cho ta hối hận, bức rứt.
      3. Áy náy vì phải bận nghĩ về những điều sẽ làm sau này...
      Khéo tổ chức thời giờ làm việc như thế, đem lại rất nhiều cái hay cho sự điềm tĩnh của ta. Thật vậy, kẻ náo động nhất thời rất ghét sự kềm thúc ấy. Họ tưởng làm vậy là bị nô lệ trong thời giờ. Trái lại, làm thế là mình làm chủ lấy nó vì mình không để nó bắt chẹt mình được chút nào cả; mình không vì nó phải bị hối hả, mất cả sự điềm tĩnh trong cử chỉ, trong tư tưởng... Khéo tổ chức thời giờ, giúp ta làm việc được thư thả, có tiết điệu, có quy tắc, không phải có sự nhọc nhằn.
      Không phải bảo ta làm một cái biểu dùng thời giờ làm việc trong một năm hay một tháng. Nếu vì công việc của mình bắt buộc mà không thể nhất định trước được trong một tuần, thì cũng ít ra, phải làm một cái biểu cho mỗi ngày. Trước khi đi ngủ, hoặc sáng sớm, lúc mới thức dậy, phải tiên liệu cho một chương trình làm việc trong ngày... Làm như thế, không phải là công việc dễ dàng gì, bởi nó sẽ gặp rất nhiều trở ngại đủ mọi phương diện, trong và ngoài: tâm tính lười biếng, cẩu thả của mình là một, sự quyến rũ cầu cạnh của kẻ khác quấy rối mình là hai... Bởi vậy, ta phải thận trọng nhắc nhở lấy mình và  đem hết ý chí mà thừa hành chương trình của mình đã lập sẵn đó.
      Bạn hãy thí nghiệm trong một tháng, sẽ thấy đời bạn có tiết điệu điều hoà, tâm tánh bạn có chiều thư thả hơn xưa rất nhiều vậy.

<< Chương 4 | Chương 6 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 770

Return to top