Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trung Hoa >> Bao Công xử án

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 51434 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bao Công xử án
Nguyễn Văn Thủy

Hồi 20

Xưa, tại quận Hà Nam Huyện Hà Chiêu bên tàu, có hai anh em họ Huỳnh, Huỳnh sĩ Lương là anh, em là Huỳnh Sĩ Mỹ.
Năm Sĩ Lương mười sáu xuân xanh và Sĩ Mỹ mới mười bố thì Huỳnh bà rồi đến Huỳnh ông lần lượt cưỡi hạc quy tiên, cách nhau chưa đầy một năm.
Bữa cất đám Huỳnh ông trời sầu đất thảm, mưa lai rai từ sớm tới chiều không dứt hột khiến ông già bà cả trong làng càng thêm xót thương cho hai mái đầu xanh.
Dân làng chẳng ai bảo ai, tìm mọi cách giúp đỡ anh em họ Huỳnh. Nhưng với ai Sĩ Lương cũng lễ phép khước từ và nói:
- Nhờ trời, ba má cháu quy tiên có để lại cho anh em cháu ít tài sản. Cháu sẽ cố gắng gây dựng lại cơ đồ, và nuôi em cháu. Chừng nào thất bại, cháu xin cô bác giúp đỡ sau.
Mọi người chẳng biết nói sao đành yên lặng ra về, lòng không khỏi khâm phục chàng trai trẻ có chí khí hiên ngang, có đầu óc tự cường.
Sau khi lo cho cha mồ yên mả đẹp, Sĩ Lương ngày ngày dắt trâu ra đồng tiếp tục công việc đồng áng trên mảnh ruộng do cha để lại. Còn Sĩ Mỹ ở lại nhà, lo cơm nước, nấu cám, băm bèo nuôi đôi lợn, thế cho Sĩ Lương. (công việc này do Sĩ Lương cáng đáng từ lúc Huỳnh bà qua đời).
Nhờ Huỳnh ông, lúc sanh tiền, khéo lo xa, chỉ dạy cho việc cấy cày nên nay Sĩ Lương cũng không bỡ ngỡ lắm.
Năm ấy, nhờ trời, vụ lúa được mùa, lại thêm dân làng sẵn có cảm tình với Sĩ Lương bảo nahu giúp đỡ bằng cách mua lại thóc với giá cao, nên Sĩ Lương có được một số vốn khá để tiếp tục làm ăn.
Thấm thoát đã tới kỳ giỗ đầu Huỳnh ông. Bữa đó, trên đường đi thăm một cha về, Sĩ Lương bảo em:
- Em cố gắng chăm nom việc nhà. Hôm nọ em mải chơi để heo đói, anh có rầy la em và em có ý giận hờn anh, như thế là không phải.
Sĩ Mỹ vẫn lặng lẽ đi bên anh.
- Em nên biết rằng lúc cha còn sống, anh cũng đã nhiều lần oán cha trách mẹ bắt anh phải bớt rong chơi mà tập làm việc cho quen. Từ lúc mẹ cha đều khuất núi, anh mới nhận thấy là anh đã lầm. Càng nghĩ lại, anh thấy thương cha nhớ mẹ. Giả tỉ các người không răn dạy anh thì chúng ta đâu có ngày nay. Phải trách mắng em, lòng anh đâu có vui sướng gì…
Sĩ Mỹ ôm lấy anh khóc nức nở, như muốn tạ lỗi mà chẳng nói lên lời, Sĩ Lương biết ý, vỗ về em mà rằng:
- Nay em đã hiểu ra, anh rất mừng. Thôi em nín đi.
Từ bữa đó, hai anh em càng thương yêu nhau hơn và Sĩ Mỹ không bao giờ dám trái lời anh.
Ba năm sau, mãn tang cha, Sĩ Lương nay đã mười chín tuổi được bà con cô bác mến thương làm mai hết đám này tới đám khác.
Nhưng Sĩ Lương cương quyết chối từ mà rằng:
- Cô bác có lòng thương muốn gây dựng cho cháu, cháu rất đội ơn, hiềm một nỗi em cháu còn nhỏ dại. Nay cháu lập gia đình tất nó lủi thủi một mình một bóng, nghĩ mà tội nghiệp…
Ông chú Sĩ Lương xua tay nói:
- Chú có khuyên anh lấy vợ mà ruồng bỏ em đâu. Anh có vợ thì vợ anh nó đỡ đần, nhà thêm người, thêm chân thêm tay, em anh có rảnh tay làm việc đồng áng chung với anh có hơn không?
Sĩ Lương chẳng chịu:
- Ôi thôi, khổ thân nó chú ơi…
Bà cô Sĩ Lương đáp:
- Thằng này lạ thiệt. Không biết lo thân, ở già mãi sao?
Sĩ Lương cười xoà:
- Cô bác thư thả cho cháu “ở giá” vài năm nữa, chờ em cháu lớn khôn, cháu lo cho nó xong rồi sẽ tính đến chuyệ cháu cũng chẳng muộn nào.
Giữ đúng lời hứa, đến năm Sĩ Mỹ hai mươi tuổi, Sĩ Lương nhờ người mai mối hỏi nàng Trương Nguyệt Anh làm vợ cho Sĩ Mỹ. Về nhà chồng ít lâu, nàng Nguyệt Anh tỏ ra rất đảm đang, hiền hậu, đoan trang và rất mực thương chồng kính anh, khiến ahi anh em họ Huỳnh rất đẹp lòng.
Hai Năm sau, Sĩ Lương cũng kết duyên tần tấn với nàng Lý Thị. Trước cảnh anh em họ Huỳnh thương nhau như thể chân tay, hai chị em dâu cũng chóng trở nên thân thiết với nhau.
Xem ra thì Lý thị nhan sắc có phần thua kém Nguyệt Anh và lại vụng về, không chăm bằng em dâu. Thành thử bao nhiêu công việc do Nguyệt Anh lãnh đủ. Có lần Nguyệt Anh than phiền với Sĩ Mỹ thì bị chồng mắng cho một trận nên thân. Từ đó nàng khôn giám suy bì, ganh tỵ với chị dâu nữa.
Sĩ Lương thấy vợ ỷ mình phận trên có ý làm biếng nên một bữa nhân lúc cùng Sĩ Mỹ đi làm đồng mới bàn với em rằng:
- Anh em ta bây giờ còn ở chung với nhau nhưng mai sau có con cái, nhà cửa chật hẹp tất phải ở riêng mỗi người một nơi. Anh không muốn vợ anh lười biếng quen thân nên anh định từ nay công việc trong nhà đều bắt Lý thị và Nguyệt Anh phân công đảm nhiệm. Chẳng hay ý em thế nào?
- Em chịu ơn anh đã nhiều nay vợ em có phải cực nhọc cũng chẳng có chi mà phàn màn. Xin anh đừng nghĩ vậy, mà đau lòng em.
- Em hiểu lầm anh rồi. Anh đâu có định thử lòng em. Nếu em muốn giúp lại anh thì em nên chiều theo ý anh.
- Anh dạy sao em xin tuân lời.
Thế là ngay chiều đó, lúc đi làm về, Sĩ Lương gọi vợ và em dâu lên bảo hai người từ nay phải san sẻ đồng đều mọi công việc trong nhà. Chàng nói tiếp:
- Ngay cả đến việc dễ nhất là việc quét nhà, hai người cũng phải chia nhau, mỗi người quét một ngày.
Cả hai vâng dạ tuân theo. Anh em họ Huỳnh lấy làm mừng lắm. Nhưng họ có ngờ đâu, chính vì sự phân công ấy mà tai hoạ đổ xuống gia đình họ.
Số là Lý thị đã vụng lại lười, bất kỳ việc gì tới phiên thị làm cũng không được chu đáo, hoàn bị bằng Nguyệt Anh.
Sĩ Lương biết vậy và chàng thực lòng muốn dạy vợ nên thỉnh thoảng có hay khuyên bảo Lý thị. Ả này vốn vẫn ghen tài, ố sắc Nguyệt Anh,
Lòng ghen nung nấu tâm can, Lý thị để ý rình mò nhưng không thấy chi cả. Như người khác thì cũng thôi nhưng gặp phải Lý thị tánh tình nông nổi lại thêm bị sự vụng về của chồng làm nàng cứ hiểu lầm mãi, nên y thị càng ngày càng tin rằng Sĩ Lương và Nguyệt Anh có tình ý với nhau. Thị lẩm bẩm:
- Đúng là anh chị mê nhau rồi. Một là họ chưa đi sâu vào vòng tội lỗi. Hai làhọ khéo che đậy, giấu giếm. Để thủng thẳng mình bắt được bằng chứng sẽ làm cho ra nhẽ.
Trong khi Lý thị để tâm theo dõi mọi cử chỉ, lời ăn tiếng nói của chồng và em dâu thì hai người này vô tình, không hay biết gì. Vì thực ra cả hai đều đàng hoàng, đối xử với nhau trong vòng lễ giáo, chẳng bợn chút tà tâm.
Cách đó mấy tháng sau, một sáng tinh mơ, bên nhà Lý thị cho người sang kêu nàng về gấp để đi thăm bà dì đau nặng.
Cả nhà còn đang ngủ, trừ có Nguyệt Anh đã dậy và đang sửa soạn quét nhà vì bữa nay tới phiên của nàng.
Nghe tin chẳng lành, Nguyệt Anh vội chạy vô nhà gõ cửa buồng vợ chồng Sĩ Lương cấp báo cho chị dâu hay.
Vì trời trở lạnh dữ dội từ mấy bữa nay nên Lý thị có ý chần chừ, phần vì nàng tính chờ có mặt trời ấm áp sẽ đi, phần vì nàng cũng hơi mệt mỏi bởi cái bào thai được hơn 2 tháng.
Sĩ Lương vốn trọng điều nhân nghĩa, thấy vậy liền khuyên vợ:
- Chắc là cấp kíp lắm, bên nhà mới cho gọi như vậy. thôi nàng cũng nên lên đường ngay đi, lỡ chậm về đến nơi dì có mệnh hệ nào thì mình ân hận suốt đời và họ hàng biết được tất sẽ cười chê.
Lý thị nghe có lý vội thu xếp đi liền. Lúc chia tay nhau ở cổng nhà, Sĩ Lương bảo vợ:
- Nàng cho ta gởi lời thăm dì và ba má nghe. Nếu có điều chi nàng hãy cho người về cấp báo, ta sang ngay.
Đoạn Sĩ Lươn âu yếm nhìn vợ nói tiếp:
- Nàng cứ thủng thẳng mà đi không nên hấp tấp cho thêm mệt mỏi. Từ đây về nhà mất lối hai tiếng, nàng cứ ở lại chơi bên nhà, mai về cho thong thả.
Lý thị thấy Nguyệt Anh đang nhanh nhẹn quét sân. Thị nở một nụ cười khó hiểu và chậm rãi trả lời chồng:
- Để thiếp coi xem sao đã. Có lẽ thiếp xin chàngở chơi bên nhà dăm bữa nữa cũng nên.
Sĩ Lương vô tình, cười đáp:
- Tùy nàng. Từ ngày xuất giá nàng về nhà lần đầu, muốn nán lại vài ngày cho ba má và các em mừng, cũng được. Nhưng chớ đi quá lâu, ta sốt ruột nghe.
Lý thị gật đầu theo người anh họ ra đi.
Nói về Nguyệt Anh thu dọn xong sân trước nàng quay xuống bếp nấu cơm, và lo cho đàn lợn và bầy gà ăn sáng. Được cái dạo này lúa tháng mười sắp trổ bông nên công việc đồng áng thư thái đôi chút, chồng nàng và anh chồng không phải ra::145ơ7::62ng từ sớm.
Khi mặt trời lên được một lát Nguyệt anh mới kêu anh em họ Huỳnh dậy ăn lưng chén cơm lót lòng.
Nàng hỏi nhỏ chồng:
- Trưa và tối nay chàng muốn ăn cơm có những món gì?
- Bữa qua nghe nói anh chị Lương muốn ăn cá mà không mua được đó. Nàng liệu ra chợ coi có thì mua về.
- Chị Lương có ăn cơm chiều ở nhà không chàng?
- Không nghe nói. Sao nàng không hỏi thẳng chị ấy lúc nãy?
- Tiếp không kịp hỏi vì chị mắc nói chuyện với anh.
- Ta chắc chị ấy không ở bên ấy lâu đâu. Nàng cứ coi như chị có về ăn cơm chiều.
Vừa ngồi vào mâm cơm, Sĩ Lương bảo em:
- Bữa nay em đi thăm ruộng một mình nghe. Anh chạy loanh quanh một lát rồi còn phải về nhà, nhỡ bên nhạc gia có qua kêu về chuyện bà dì đau nặng không.
- Được, anh yên trí ở nhà, mình em cũng đủ rồi.
Cơm nước xong, Sĩ Mỹ đội nón ra đồng. Lát sau Nguyệt Anh lên xin phép anh chồng chạy ra chợ mua thức ăn về làm cơm trưa và chìeu.
Chặp sau, Nguyệt Anh trở về, tay xách con cá lóc lớn. Sĩ Lương dặn em dâu chàng lên xóm trên giúp ông tư hoạn heo, nếu bên nhà Lý thị sang kiếm thì lên đó mà kêu.
Sĩ Lương đi khỏi. Nguyệt Anh bắt đầu dọn trong nhà. Sau khi dọn buồng vợ chồng nàng Nguyệt anh qua bên phòng anh chồng rồi ra quét nhà khách.
Nàng hốt rác bỏ vào cái giỏ rác nhỏ đem ra đổ nơi gốc cây mãng cầu sau vườn. Nàng đập chổi và giỏ rác sạch sẽ và toan đem đựng góc bếp như thường lệ. Bỗng có tiếng trẻ sơ sanh ở nhà bên khóc vang lên. Nguyệt anh đứng sững lại vuốt bụng thở dài, miệng lẩm bẩm:
- Kiếp mình muộn mằn mãi chẳng có con. Nghĩ cũng tội nghiệp cho chị Sĩ Lương đang thai nghén lại được tin chẳng lành phải vất vả đi về. Chiều nay chị về tới, sáng mai lại đến phiên chị quét nhà. Hay là mình mang chổi và giỏ rác dựng nơi buồng chị ấy để mai chị khỏi mất công xuống bếp kiếm.
Nói đoạn, Nguyệt Anh đem chổi và giỏ rác đựng trong phòng vợ chồng Sĩ lương.
Nàng vừa quay thì chẳng biết bay từ đâulại, đến đâu ngay trên nóc nha2va2 buông mấy tiếng “quạ, quạ” lạnh lẽo và buồn thảm.
Nguyệt Anh bắt rùng mình. Nàng chạy vội ra sân, vớ hòn đất ném lên mái nhà miệng chửu rủa con quạ ầm ĩ: “Cút ngay! Cút ngay! Phỉ thui! Phỉ thui!”.
Con quạ bay vọt lên cao, lượn một vòng trên sân nhà, cố buông thêm một tiếng “quạ” dài lê thê rồi mới chịu bay đi mất dạng.
Nguyệt Anh mặt tái mét lẩm bẩm:
- Điều chẳng lành. Không biết có chuyện chi đây.
Trưa đó hai anh em họ Huỳnh về nhà ăn cơm. Họ vừa dùng bữa xong anh bẩy con người bác ruột của Sĩ Lương và Sĩ Mỹ tới.
Sĩ Lương chạy ra đón chào:
- Kìa, anh bẩy, anh sang kiếm bọn em có chuyện chi vậy?
- À, sáng mai bên tôi cất nóc nhà mới, bác biểu một anh sang giúp dùm. Không biết hai anh có bận chi không?
Sĩ Lương sốt sắng đáp:
- Dạo này cũng rảnh rang đôi chút. Vả lại bác đã kêu thì dù có bận mấy cũng phải đi gấp chớ, Mỹ à, em ở nhà để anh qua bên đó nghe. Anh bẩy, liệu mấy bữa rồi đặng tôi tính coi phải đem quần áo chi đó theo không?
- Chừng ba bữa mới rồi anh à.
Sĩ Mỹ chợt nhớ ra vụ dì Lý thị đau liền bảo Sĩ Lương:
- Anh đi sao tiện. Lỡ bên nhạc gia kêu về chuyện bà dì thì khó lòng quá. Thôi để em đi cho.
- Ờ nhỉ, chút xíu anh quên mất. Vậy em sửa soạn sang ngay kẻo bác ấy trông.
Sĩ Mỹ đi khỏi, Sĩ Lương cũng lấy nón sang nhà bác Tư ở xóm trên xem con lợn hoạn sáng nay có biến chứng gì không.
Tới xế chiều Lương trở về nhà, nhắc theo người bạn về nhậu chơi. Chờ anh chồng rửa chân tay xong, Nguyệt Anh mới hỏi:
- Thưa anh, chị có ăn cơm nhà không?
- Bây giờ sắp tối rồi mà chị chưa về, chắc là còn ở lại chơi bên đó.
- Thưa anh đã dùng cơm chưa để dọn?
- Ờ thì dọn lên ăn phức cho rồi.
Nguyệt Anh bưng cơm lên chờ anh chồng và khách ăn xong mới dọn xuống bếp ngồi ăn một mình. Nàng thu dọn xong xuôi thì trời nhá nhem tối. Trên nhà có tiếng Sĩ Lương kêu nàng đem chai dầu phộng lên châm đèn.
Nguyệt Anh chạy vội lên. Sĩ Lương đang đứng chờ bên án thư, ông khách đã về rồi.
Vì cạn dầu nên ngọn đèn thoi thóp như muốn tắt.
Nguyệt Anh đặt chai dầu lên án thư gần chỗ anh chồng thì bên ngoài có tiếng chó sủa. Nguyệt Anh chạy ra thì vừa lúc ấy Lý thị ở ngoài bước vô nhà.
Nguyệt Anh reo lên:
- Kìa chị đã về.
Rồi nàng chạy toan đỡ dùm bọc đồ cho chị dâu thì Lý thị đã lạnh lùng gạt tay nàng ra.
Sĩ Lương đang mải châm dầu vào dĩa cất tiếng hỏi mà không ngẩng đầu lên:
- Tưởng mai nàng mới về chớ. Dì có sao không?
Có lẽ vì tính đa nghi lại hay ghen nên Lý thị đáp giọng bực tức:
- Dì không sao. Bộ mong tôi không về sao?
Sĩ Lương ngạc nhiên về câu trả lời của vợ nhưng chàng cho là vợ bị mệt mỏi nên không chấp. Chàng vui vẻ hỏi vợ:
- Thế đã cơm chưa?
Lý thị đáp một tiếng “chưa”cộc lốc rồi đi thẳng vào phòng.
Nguyệt Anh nghe vậy liềnpho1ng xuống bếp dọn cơm bưng lên.
Sĩ Lương cũng đốt thêm hai dãi đèn dâu. Căn nhàn sáng choang. Lý thị vô đến phòng thấy cây chổi và giỏ rác để ở góc nhà. Thị nhìn xuống chổi chán rồi lại nhìn lên giường ngủ của hai vợ chồng.
Lý thị vất mạnh chiếc nón xuống đất, nhíu đôi lông mày, lẩm bẩm:
- Hôm nay đến lượt nó quét nhà…lạ thiệt tạo sao nó không dựng chổi và giỏ rác dưới bếp như mọi lần, khi quét xong? Chắc là nó đang quét nhà thì chồng mình gọi vô phòng này để giamn dâm. Chừng sau đó ả quên đem đồ này về chớ gì.
Tay vân vê cácn chổi, lòng bừng bừng lửa ghen, Lý thị rít giọng nói một mình:
- Hừ quân này gớm thiệt. Rồi sẽ biết tay ta.
Thị vừa nói tới đây thì có tiếng guốc đàn bà đi tới cửa phòng rồi tiếng Nguyệt Anh vang lên.
- Mời chị ra dùng cơm. Em đã dọn lên rồi đó.
Lý thị gắt:
- Cứ để đấy. Làm gì mà hối dữ vậy.
Nguyệt Anh tiu nghỉu lủi xuống bếp tiếp tục nốt công việc.
Lát sau vợ Sĩ Lương lầm lì ra ngồi vào mâm xới cơm ăn. Sĩ Lương toan gợi chuyện nhưng thấy nét mặt vợ khó đăm đăm nên lại thôi. Một chú mối trách tặc lưỡi một hồi như than phiền bầu không khí nặng nề khó thở. Sĩ Lương ngáp dài một cái rồi cất giọng nói bâng quơ:
- Chà bữa nay mệt quá ta.
Lý thị hằn học nhìn chồng, cố gằn cơn ghen…. Bỗng thị với lấy chai rượu đế rót đầy chén rồi nốc thẳng một hơi.
Sĩ Lương lẳng lặng nhìn vợ mà không nói chi cả. Thỉnh thoảng Lý thị cũng có uống rượu, nhưng chút đỉnh thôi. Hôm nay chàng không hiểu sao vợ uống hơi nhiều. Vì mệt, có lẽ. Chàng nghĩ vậy.
Lý thị uể oải đụng đũa vào đĩa cá ồi lại thôi. Thị chan canh cá dấm vào bát, nuốt vội lưng chén cơm rồi hầm hầm đứng dậy đi thẳng vô buồng.
Vừa đặt lưng xuống giường thị đã ngồi nhổm dậy như bị lửa đốt. Thị bực mình nhìn chiếc chiếu hoa trải giường….
Bên ngoài có tiếng bát đĩa lạch cạch. Nguyệt Anh đang thu dọn mâm cơm. Rồi thì yên lặng. Bỗng từ xa vẳng lại tiếng sáo nhà ai. Người nghệ sĩ vô danh nào đó đang đi bài lưu thuỷ, Sĩ Lương cất tiếng khàn khàn ca theo. Lý thị nhẩy phắt xuống đất, xỏ chân vào guốc, rồi đẩy cửa phòng ra khoang ngoài.
Thị đến bên chồng và nói:
- Đắc ý lắm nhỉ. Đi vô cho tôi hỏi một chút.
Sĩ Lương ngạc nhiên nhìn vợ. Chưa bao giờ chàng nghe vợ ăn nói như vậy. Hai người nhìn nhau trừng trừng. Lý thị quay phắt đi về phòng. Sĩ Lương nhìn dáng điệu nặng nề của người vợ đang mang thai rồi chàng nén giận, chậm chạp đứng dậy theo chân vợ.
Vừa bước vô tới phòng, Sĩ Lương đã bị vợ xẵng giọng hạch hỏi:
- Hôm nay ở nhà làm gì, phải khai cho thiệt.
Sĩ Lương tức mình đáp cụt ngủn:
- Chẳng làm gì hết!
- Hừ, hôm nay lấy em dâu rồi sao còn chối?
- Này đừng có nói bậy. Uống cho lắm rượu vào để rồi nói như mẹ điên ấy.
Lý thị mặt đỏ gay sấn sổ n1oi:
- Đứa nào điên? Có mi lấy em dâu mới là điên.
Sĩ Lương giận tím mặt, mắng rằng:
- Lục súc! Chứng cớ đâu mà ghen bậy đổ tội cho ta câm mồm ngay không ta đập cho mất mạng bây giờ.
Lý thị chồm lên la lớn:
- Đồ vô liêm sỉ! Đã loạn luân còn lớn miệng nói phách. Nếu không gì với nhau sao khi không dựng chổi và giỏ rác ở đây.
Nó đang quét nhà thì dắt nó vô làm chuyện đồi ại rồi quên luôn ở đây. Chứng cớ đấy chứ còn đâu.
Sĩ Lương quát:
- Người ta đem vô hồi nào, ta đâu có biết.
Vả lại ta đi vắng suốt ngày, mi nói bậy không sợ người ta chê cười à.
Nguyệt Anh ở nhà dưới nghe vậy chạy lên toan phân trần… Nàng chưa lên tới nhà trên thì đã nghe tiếng vợ chồng Sĩ Lương đánh nhau kịch liệt.
Nguyệt Anh lật đật chạy tới cửa phòng anh chồng. Vừa lúc ấy Sĩ Lương hét to một tiếng đẩy mạnh cô vợ té lăn cù ra đất rồi vớ ngay cái chổi đánh Lý thị một trận tơi bời.
Nguyệt Anh thất kinh ù té chạy về phòng đóng sầm cửa lại.
Sĩ Lương đánh vợ chán tayrồi mới quăng cây chổi xuống đất và bỏ ra ngồi phía sân trước.
Lý thị bị đòn, la khóc, chửi bới ầm ĩ. Chửi rủa chồng đã nư rồi, thị réo Nguyệt Anh lên mà nguyền rủa, sỉ nhục.
Đôi ba lần, vợ Sĩ Mỹ toan mở cửa đi ra kiếm cách phân trần nhưng nàng lại ngại chị dâu đang cơn ghen nói quàng xiên thì càng xấu hổ thêm.
Nàng đành bưng mặt khóc ròng.
Bên ngoài, Lý thị vẫn cứ xa xả gọi tên nàng lên mà thoá mạ.
Quá uất ức Nguyệt Anh liền lấy dây lưng bằng vải treo cổ lên xà nhà mà tự vẫn chết.
Qua sáng hôm sau, Lý thị hả hơi men, trở lại lo công việc như thường lệ. Có lẽ thị cũng nhận thấy tối qua thị qu1a lăng loàn, cho nên thị cũng hơi ngượng ngùng.
Thị có ý trông Nguyệt Anh mà không thấy. Lúc nấu cơm xong. Lý thị mới lên nhà kiếm em dâu. Vừa đẩy cửa vô phòng Nguyệt Anh, thị đã la thất thanh gọi chồng.
Sĩ Lương lật đật chạy vào biểu vợ giúp một tay hạ xác em dâu xuống.
Lý thị hấp tấp hỏi chồng:
- Còn sống không?
Sĩ Lương lắc đầu.
Nguyệt Anh mắt mở trừng trừng mặt sưng tím lưỡi lè ra ngoài, Lý thị sợ run người.
Chừng lúc chồng bồng Nguyệt Anh đặt lên giường, Lý thị ại thấy cơn ghen sôi sục. Hị ghen cả với người đã chết. Sự tự vẫn của em dâu càng khiến Lý thị nghi ngờ:
- Nếu chẳng gian dâm với chồng ta, cớ sao nó lại tự tử? Chắc là đúng rồi, nên nó quá xấu hổ mà liều thân.
Lý thị lẩm bẩm đi theo chồng ra ngoài. Sĩ Lương thẫn thờ ngồi xuống ghế rít một hơi thuốc lào.
Rồi chàng thay áo đội nón đi kiếm bác tư ở xóm trên, nhờ qua kêu Sĩ Mỹ về gấp tiện đường chàng ghé mấy nhà lân bang mời sang giúp việc ma chay, nhân thể coi xem họ có hay biết gì về chuyện Lý thị ghen nhau với Nguyệt Anh không.
Ai cũng ngạc nhiên hỏi:
- Vợ Sĩ Mỹ bịnh hồi nào mà qua đời mau vậy? Bữa qua còn thấy đi chợ mà!
Sĩ Lương mắt đỏ hoe, giọng buồn rầu đáp:
Vợ Sĩ Mỹ thắt cổ tự tử hồi đêm, sáng nay vợ chồng tôi mới biết thì quá muộn rồi.
- Trời, tội nghiệp. Vì sao nàng lại làm vậy. Bên nhà yên ấm có chuyện gì đâu.
Sĩ Lương ngập ngừng nói:
- Tôi… tôi cũng không biết nữa. Nói rồi chàng tất tả về nhà. Vừa thấy mặt chồng, Lý thị lo lắng hỏi:
Có ai biết chuyện cãi lộn nhà mình đâm qua không?
- Dường như không.
- Thiệt không?
- Có thể lắm. Vì nhà ở gần sông, lại cách xa nhà khác.
- Vậy thì may rồi.
- Chưa chắc. Thế nào Sĩ Mỹ cũng hỏi về lý do tại sao Nguyệt Anh tự tử. Biết trảû lời ra sao.
- Nếu không ai hay chuyện cãi lộn hồi hôm thì cứ trả lời không rõ lý do vợ y tự vẫn chớ còn gì nữa.
Lý thị vừa nói đến đây thì nghe lối xóm rủ nhau kéo đến hỏi thăm đầy nhà.
Người ta tỏ vẻ tiếc thương người quá cố, rồi mỗi người đưa ra một giả thuyết về cái chết của Nguyệt Anh nhưng tuyệt nhiên không ai hay biết gì về chuyện Lý thị ghen tuông cả.
Rút cuộc ai cũng trông Sĩ Mỹ về.
Tới gần trưa, Sĩ Mỹ về tới.
Chàng chạy bổ về phòng lật mảnh giấy che mặt vợ ra rồi đứng lặng hồi lâu, sự đau khổ hiện lên nét mặt.
Một dòng máu ứ từ miệng Nguyệt Anh ra, từ từ chảy xuống cổ. Sĩ Mỹ cố vuốt mắt cho vợ nhưng cặp mắt thất thần vẫn hé mở…
Ông chú Sĩ Mỹ (mà mọi người thường kêu là cụ Bá) khẽ kéo tay chàng rồi nói:
- Thôi anh ạ, chị ấy đã chết rồi không làm sống lại được. Anh nên ra ngoài nầy kẻo tử khí nặng nề.
Sĩ Mỹ theo chú đi ra. Chàng thẫn thờ ngồi xuống ghế đối diện với anh. Lý thị vi chạy lại đứng sau lưng chồng. Sĩ Mỹ buồn rầu hỏi anh:
- Vì đâu mà nhà em ra nông nỗi này?
- Anh không biết vì sao thím ấy lại liều thân như vậy. Sáng nay dậy mới hay là thím tự tử từ đêm.
- Ở nhà có chuyện chi không anh?
- Chẳng có chuyện chi.
Một người bà con đứng bên hỏi Sĩ Mỹ:
- Anh có làm điều chi cho chị ấy uất ức không?
- Không. Tới trưa hôm qua, lúc tôi theo anh bảy qua bên giúp bác cất nhà, tôi thấy nhà tôi vẫn vui vẻ lắm. Nếu có điều chi… chắc là ở nhà.
Lý thị vội cãi:
- Aáy chú chớ nói vậu mà để tiếng cho vợ chồng tôi. Tôi đi vắng từ sáng đến tối mới về, còn nhà tôi thì đối xử với chú thím như bát nước đầy, ai cũng biết đấy.
Nói rồi Lý thị bưng mặt khóc hu hu, miệng kể lễ:
- Ơùi thím Mỹ ơi, thím chết đã đành an phận thím nhưng để khổ cho vợ chồng tôi. Bây giờ tới lượt chú ấy dổ vạ cho chúng tôi. Thí ra người ta trả ơn chồng tôi là thế đấy…ới thím Mỹ ơi!…

Mấy bà mấy cô ngồi quanh cũng cất tiếng khóc theo. Cụ Bá đứng phắt dậy trỏ Lý thị mà la rằng:
- Chị này hay nhỉ. Đã phát tan đâu mà khóc lóc lôi thôi. Và các bà này nữa, im cả.
Mọi người nín bặt, chỉ con vài tiếng sụt sịt nhỏ rồi tắt hẳn.
Cụ Bá dõng dạc nói:
- thôi anh Lương đứng lên đi lo công việc đi, còn anh Mỹ liệu làm đơn trình quan mà xin phép chôn cất chứ để đấy à.
Sĩ Mỹ cũng như anh trước có theo học trường làng nên cũng biết đôi chút chữ nghĩa liền làm đơn kể rõ Nguyệt Anh tự tử chết nhưng không biết vì lý do gì.
Huyện quan tiếp đơn xem xong liền cho đòi vợ chồng sĩ Lương đến hầu.
Ông hỏi Sĩ Lương:
- Bữa qua Sĩ Mỹ đi vắng, chỉ có hai vợ chồng ngươi ở nhà vậy chớ ngươi có biết vì sao Nguyệt Anh tự tử không?
- Dạ… thưa không rõ.
- Hừ, vô lý. Thói thường người ta tự tử là vì có điều chi uất ức không minh oan, giãi bày ra được, hai là vì quá xấu hổ, ba là vì bịnh hoạn thất vọng chán đơi và…
Nghe huyện quan nói vậy Sĩ Lương chột dạ lo lắng, đưa mắt nhìn Lý thị. Huyện quan tinh mắt nhận thấy liền quát to:
- Sĩ Lương, có thế nào phải khai cho thiệt, chớ giấu quanh mà mang lụy. Vì cớ gì Nguyệt Anh tự vẫn?
Sĩ Lương lúng túng đáp liều:
- Dạ, thưa…Nguyệt Anh mắc đau bụng không thuốc chữa, đau quá thì tự tử.
Huyện quan chưa kịp nói chi thì Sĩ Mỹ đã nói:
- Thưa quan, tôi không tin. Không thuốc thì kêu người đi kiếm, việc chi phải tự tử.
Lý thị chen vô:
- Chú vắng nhà, thím mắc cỡ không kêu ai. Chừng đến lúc vợ chồng tôi hay thì thím giận hờn cho chúng tôi không thương thím nên tự vẫn. Tánh thím nóng như lửa ấy.
Sĩ Mỹ không chịu cãi:
- Điều chị nói khó tin quá. Trước hết là vợ tôi tánh tình thuần huận, không nóng nẩy như chị nói không biết vợ tôi tự tử vì lý do gì.
Hướng về phía huyện quan, Sĩ Mỹ nói:
- Thưa quan, trong vụ này có uẩn khúc chi đây. Xin quan minh xét để vợ tôi được ngậm cười nơi chín suối.
Huyện quan gật đầu phán:
- Ta nghĩ cũng như vậy. Lính đâu, lôi hai vợ chồng tê này ra tra tấn cho ta.
Bọn lính “dạ” ran xúm lại lấy roi đánh hai vợ chồng Sĩ Lương túi bụi.
Lý thị chịu đòn không thấu vừa khóc vừa la lên:
- Xin ngừng tay, tôi xin khai thiệt.
Huyện quan truyền lính rãn ra. Lý thị mếu máo thuật lại câu chuyện ghen trong đêm qua rồi kết luận:
- Vì thấy nhà quét sạch sẽ và chổi cùng giỏ rác trống dựng trong buồng nên tôi nghi hai người có bậy bạ với nhau, trong lúc tôi và Sĩ Mỹ vắng nhà. Dọ đó tôi có gây lộn với chồng tôi rồi chồng tôi đánh đập tôi. Tôi tức giận có réo Nguyệt Anh lên mà thoá mạ còn sự y tự tử thì quả tình tôi không hiểu vì sao cả! Chắc là hai người có thông dâm nên thị xấu hổ mà liều thân.
Huyện quan vỗ án la:
- Sĩ Lương, mi có nghe rõ lới khai của vợ mi đó không?
- Dạ…thưa có.
- Mi có nhận đã thông dâm với em dâu không?
- Dạ…. Thưa không…
- Thế ai để chổi vàgiỏ rác trong phòng vợ chồng mi?
- Có lẽ, là Nguyệt Anh, vì bữa đó tới phiên thị quét nhà.
- Tại sao thị không cất dưới bếp như mọi lần lại đem để trong phòng mi.
- Dạ… thưa cái đó thì tôi không hiểu nổi.
- Thôi mi đừng chối nữa vô ích, chỉ có mi và Nguyệt Anh ở nhà. Chắc là nó đang quét nhà thì mi gọi vô làm chuyện đồi bại. Nó tiện tay mang luôn cả chổi và giỏ rác vô,chừng sau bỏ quên lại và Lý thị bắt được bằng chứng này mới nổi cơn ghen. Phải không?
- Dạ… thưa oan cho tôi. Bữa đó tôi vắng nhà gần hết ngày. Vả lại nếu Nguyệt Anh bị tôi kêu lúc đang quét nhà, tất nhiên nhà và giỏ rác đâu có sạch được như thế .Hơn nữa khi vợ và em tôi đi khỏi, thì Nguyệt Anh đi chợ luôn. Kịp tới khi em dâu về tôi lại đi lên nhà bác tư xóm trên ngay để hoạn heo…
Huyện quan bựa mình ngắt lời Sĩ Lương.
- Tên này gớm thiệt. Dám cãi lý với ta. Dù em dâu mi chưa quét nhà xong hay đang quét nhà hoặc quét nhà đã xong thì mi kêu vô phòng, điều đó không quan hệ. Điểm đáng nói là cớ sao có chôi và giỏ rác để trong phòng mi.
Ngưng một lát. Huyện quan nói tiếp:
- Đích thị là y có thông dâm với Nguyệt Anh nên y thị sợ bị bại lộ mới tự tử. Mi sẽ bị chém đầu về tội lấu em dâu. Lính đâu, đem tên này hạ ngục cho ta, chờ ngày đền tội hạ ngục cho ta, chờ ngày đền tội còn Sĩ Mỹ và Lý thị được thong thả ra lo về việc ma chay cho Nguyệt Anh.
Hai người vái tạ huyện quan rồi lui khỏi công đường.
Sau đó huyện quan đệ đơn lên Thượng Ty xin cho trảm quyết Sĩ Lương để làm gương cho kẻ khác.
Ngày tháng lặng lẽ qua. Sĩ Lương bị giam chờ lệnh Thượng Ty, đã được hơn một năm, xảy bữa đó Bao Công đi tuần án các nơi, ghé tới huyện hà Chiêu.
Theo thường lệ, sau khi hỏi huyện quan về dân tình sở tại Bao Công truyền đem hồ sơ các vụ án còn lòng vòng ra coi lại.
Tới vụ Nguyệt Anh, bao Công đọc xong biên bản, liền cho mời quan huyện vô phòng nói chuyện.
Bao Công chậm rãi hỏi:
- Theo quan thì tại sao Nguyệt Anh tự tử.
- Thưa thượng quan, y thị thông dâm với anh chồng nay bại lộ, quá xấu hổ nên tự tử?
- Căn cứ vào đâu mà quan quả quyết như vậy?
- Dạ, bằng chứng hiển nhiên là chổi và giỏ rác để trong phòng Sĩ Lương.
- Có bao giờ quan nghĩ rằng Nguyệt Anh có thể vì bị hiểu lầm nên uất ức mà tự tử không?
- Dạ, thưa không.Thượng quan cho là y thị tình ngay lý gian?
Ta mới đặt một giả thiết, chớ chưa quả quyết là như vậy. À biên bản có ghi quan cho rằng việc Sĩ Lương kêu Nguyệt Anh vô buồng trước, đang hay sau khi quét nhà không quan hệ, phải không?
- Dạ phải, thưa tượng quan có chi sai lầm?
- Chính đấy là điểm quan trọng. Mặt khác, quan có cho điều tra về Sĩ Lương khai lên xóm trên hoạn heo nhà ông Tư không?
- Thưa không!
- Chà, sao sơ suất quá vậy. Bây giờ ông cho đòi tên tư đến hỏi cho rõ. À luông tiện ông cũng hỏi Sĩ Mỹ và Lý thị về giờ giấc đi về của họ bữa đó ra sao rồi trình gấp cho tôi nghe.

Huyện quan tuân lệnh lui ra. Hồi lâu sau ông đem nạp Bao Công tờ trình đầy đủ về các điểm trên đây.
Bao Công coi qua rồi bảo:
- Bây giờ đã xế chiều rồi, mai sáng quan cho đòi nội bọn lên ta xét hỏi lại một lượt.
Qua sáng sau, Bao Công đăng đường cho kêu lần lượt: Bác Tư, Sĩ Mỹ, Lý thị vô hỏi về giờ giấc đi về và công việc làm cua họ trong ngày đó. Đoạn ông dạy họ ra chờ ngoài sân rồi cho áp giải Sĩ Lương lên.
Ông nhìn Sĩ Lương hồi lâu mới cất tiếng hỏi rằng:
- Ngươi sẽ bị chém đầu về tội thông gian với em dâu. Vậy ngươi nghĩ sao?
- Thưa thượng quan, chét thì ai cũng có ngày phải chết, bằng cách này hay cách khác. Nhưng tôi không khỏi đau lòng vì bị chết một cách oan uổng, chết mà bị ô danh, chết nhục nhã.
Ngạc nhiên vì câu trả lời của anh nông dân nên Bao Công tò mò hỏi:
- Trước kia ngươi có học hành gì không?
- Dạ thưa hồi nhỏ tôi có được cha mẹ cho đi học ít lâu.
Bao Công liền hỏi thăm gia cảnh Sĩ Lương và giờ giấc đi về của chàng cùng các sự việc xảy ra trước và sau khi Nguyệt Anh tự tử.
Sĩ Lương thiệt tình khai hết.
Nghe xong, Bao Công trỏ đống hồ sơ nói:
- Về vụ Nguyệt Anh này, Lý thị khai rõ tội loạn luân của ngươi, còn kêu oan cho đặng?
Sĩ Lương bình tĩnh đáp:
- Thưa, quả tình là oan. Tôi vô phước lấy phải người vợ hay ghen bậy. Vì nó mà tôi nhơ danh, Nguyệt Anh nhơ tiết và em ruột tôi ngờ vực tôi. Ba điều oan tầy trời như vậy, sao thượng quan bảo tôi không oan cho đành.
- Để ta coi lại xem sao.
Nói đoạn Bao Công truyền lính gọi Lý thị vô và hỏi:
- Thị khai chồng thị gian dâm với em dâu và trưng bằng cớ là cây chổi và giỏ rác đựng trong phòng phải không?
- Dạ phải.
- Lúc ngươi về nhà đã được quét dọn sạch sẽ chưa?
- Dạ thưa trong ngoài đều sạch sẽ.
- Thế giỏ rác và cây chổi ra sao?
- Dạ dựng trong phòng vợ chồng tôi.
- Biết rồi, ý ta muốn hỏi chổi có sạch và giỏ có còn rác không?
- Thưa chổi và giỏ đều sạch. Rác đã đổ hết rồi.
- Chắc đúng như vậy không?
- Dạ đúng vì tôi rất chú ý đến hai vật đó lúc vô phòng. Hơn nữa chính chồng tôi trong lúc xô xác với tôi, đã đá trúng giỏ rác và cầm chổi đánh tôi túi bụi.
- Ý thị muốn nói là hai vật đó đã được Nguyệt anh đập sạch sẽ trước khi dựng vô phòng nếu không thì lúc chồng thị đá giỏ, tất rác đã vung cùng nhàvà lúc chồng chị quơ chổi đánh thị thì thị đã bị dơ bẩn nếu chổi không sạch. Phải vậy không?
- Dạ phải.
- Bao Công quát lớn:
- Nếu như vậy thì mi đáng tội chết rồi.
Lý thị xanh mặt, run rẩy thưa:
- hưa thượng quan, tôi nào có tội chi. Nguyệt Anh tự tử là tại ý thị chớ đâu phải tại tôi.
- Mi hãy vểnh tai mà nghe cho rõ đây. Giỏ rác đã đổ, nhà đã quét sạch sẽ thế thì rõ ràng Nguyệt Anh đem chổi và giỏ rác qua dựng bên phòng mi để mi khỏi mất công đi kiếm. Nó thương mi mà làm vậy chớ đâu phải tại nó gian dâm với chồng mi rồi bỏ quên ở đó.
Bao Công ngưng một chút rồi cao giọng phán tiếp rằng:
- Nếu chồn mi kéo Nguyệt Anh vô phòng khi nó lên thu dọn thì nhà chưa thể quét sạch được. Trái lại nếu nó quét sạch rồi chồng mi mới kéo vô phòng thì giỏ rác tất chưa kịp đổ. Còn nếu nó quét sạch rồi và cũng đổ rác rến xon xuôi thì chồng mi mới kêu nó lên và kéo nó vô phòng thì chẳng lẽ nó đem theo cả chổi lẫn giỏ rác ngờ ngờ làm chi? Nay giỏ chổi để vô buồng một chỗ, sau khiquét tước xong, thiệt đã quá rõ ràng là Nguyệt Anh có ý để sẵn cho mi khỏi phải tìm kiếm, đâu phải vì gian dâm.
Vả lại, xét theo giờ giấc đi về của mọi người, ta thấy từ sau lúc mi ra đi, tới lúc mi quay về nhà, Sĩ Lương cũng không có ở nhà, thì làm sao thông dâm với em dâu cho đặng.
Còn về việc Nguyệt Anh tự tử, ta chắc là y uất ức vì tình ngay mà lý gian, cãi chẳng lại nên liều mình để trỏ tiết trinh. Chắc chắn không phải là thông dâm với anh chồng rồi sợ bại lo mà tự vẫn.
Rồi Bao Công trỏ mặt Lý thị mà mắng rằng:
- Cũng tại mi ghen bậy lại vu vạ cho Nguyệt Anh đến nỗi người ta uất ức mà ự tử. Rồi cũng vì mi mà Sĩ Mỹ nghi nờ vợ, em nghi anh, chồn mi lâm vào còng lao lý chút xíu bay đầu về một tội do mi tưởng tượng. Ta xét mi đáng tội tử hình.
Lý thị nghe vậy thất kinh sụp xuống lạy Bao Công rồi vừa khóc vừa thưa rằng:
- Xin thượng quan tha cho tội chết. Tôi đàn bà ngu dại, nông nổi nên ghen bậy thành ra mang tội.
Sĩ Lương cũng cất tiếng xin dùm vợ:
- Thưa thượng quan, tôi tự xét cũng có lỗi phần nào trong vụ này vì thực ra tôi không biết răn dạy vợ và kém sự giải thích phân minh. Xin đại quan ngó lại, vì đứa con thơ của tôi mà tha tội chết cho mẹ nó.
Sĩ Lương vừa dứt lời thì Sĩ Mỹ cũng chắp tay xá dài Bao Công và thưa rằng:
- Thưa thượng quan, nhờ ơn trời xoi xét, vợ tôi đã được giải oan. Tài xử án của đại quan đã phục hồi danh dự cho vợ tôi, cho anh tôi và cả tôi nữa. Lý thị đáng tội thật nhưng xét vì y thị nông nổi và vì hoàn cảnh gia đình nên cúi xin đại quan dung tha cho y thị.
Bao Công suy nghĩ một lát rồi phán rằng:
- Lẽ raLý thị phải bị chém đầu về tội vu cáo đến nỗi người ta phải chết. Nay xét vì y thị còn trẻ lại nông nổi quá ghen vả lại đã có lời nài xin của chồng và em chồng nên ta cũng khoan dung phạt tù y thị mà thôi.
Phán rồi Bao Công truyền hạ ngục Lý thị và trả tự do cho Sĩ Lương.

LỜI BÀN
Huyện quan khi thẩm vấn nôi vụ đã nói ngay rằng:
- Thói thường người ta tự tử một là có điều chi uất ức không minh oan phơi bày ra được, hay là vì quá xấu hổ, ba là bị binh hoạn thất vọng chán đời.
Trong ba nguyên nhân đưa đến việc tự tử của người ta, thì nguyên nhân thứ ba phải loại bỏ trong nội vụ bởi lẽ Nguyệt nh chẳng phải là kẻ chán đời bệnh hoạn và thất vọng, trái lại là một thiếu phụ lạc quan yêu đời, còn lại hai nguyên nhân, hyện quan không do dự để phỏng đoán rằng Nguyệt Anh đã tự tử vì nguyên nhân thứ hai: quá xấu hổ vì thông gian với anh chồng. Tội loạn luân ngay trong pháp chế kim thời khi luật pháp và luân lý chỉ là một. Vì thế huyện quan khi hướng cuộc điều tra về tội thông gian, ra lệnh hạ ngục Sĩ Lương và báo trước cho nghi phạm biết: “mi sẽ bị chém đầu về tội lấy em dâu” cũng không có chi đáng ngạc nhiên.
Nhưng ông thẩm phán thượng thẩm Bao Công không suy luận như ông thẩm phán sơ thẩm huyện quan. Bao Công cho rằng Nguyệt Anh tự tử do nguyên nhân thứ nhất: có điều chi uất ức không minh oan giải bày ra được. Thế nên cuộc điều tra thượng thẩm lại hướng vào việc tìm lý do của sự uất ức khiến nạn nhân phải kết lieui cuộc đời, hay nói khác đi hướng về tội búc tử, để tìm thủ phạm này, Bao Công đã có định ý ông phán:
Còn về Nguyệt Anh tự tử ta chắc Y thị uất ức vì tình ngay mà lý gian cãi không lại nên liều mình để tỏ triết trinh chớ không phải vì thông dâm với anh chồng rồi sợ bại lộ mà tự vẫn”
Nghĩ như thế rồi, Bao Công phải thử lại bài toán bằng một chứng minh cụ thể để loại trừ một cách chắc chắn giả thuyết thông dâm. Và tới đây Bao Công mới dựa vào những chi tiết về cái chổi và giỏ rác để suy luận một cách thần tình. Cách suy luận của Bao Công khiến ta liên tưởng tới cách suy luận độc đáo của Sherlock Holmès một nhân sự nổi tiếng trong các tiểu thuyết trinh thám Anh Cát Lợi (cho nên hậu sinh chưa hẳn đã là hơn được cổ nhân) Do sự suy luận, giả thuyết thông dâm bị gat bỏ vĩnh viễn. Vậy thì, Bao Công chỉ việc trỏ mặt Lý thị mà mắng rằng:
“Cũng tại vì mi ghen bậy, lại vu vạ cho Nguyệt Anh đến đỗi người ta uất ức mà tự tử” Thế mà cái ghen bậy này, cái sự vu vạ này cộng thêm với sự tự vẫn của nạn nhân hội đầy đủ điều kiện của tội bức tử (nếu Nguyệt Anh chỉ vì xấu hổ, hối hận mà tự tử thì Lý thị chẳng có tội này. Và kẻ ra khám (Sĩ Lương) người vào khám (Lý thị) cũng là nhờ biệt tài suy luận của ông thẩm phán. Sự thẩm án của Bao Công còn đáng khen ở chỗ khỏi dùng đến cực hình tra tấn như huyện quan mà sự thật vẫn được phơi bày, một lần nữa lại thấy: Bạo tàn chưa phải là thượng sách.

<< Hồi 19 | Hồi 21 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 289

Return to top