Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Mí mắt bên trái

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 341 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mí mắt bên trái
Françoise Sagan
Mistral - chẳng phải là gió mà là con tàu - xuyên qua miền quê. Ngồi gần một cửa sổ giống hệt như cửa sổ máy bay, chính vì con tàu này bị đóng kín, bị chẹn lại, bị khóa chặt. Phu nhân Garett nhắc lại một lần nữa là ở tuổi 35, bà rất thích sống trong một căn nhà khiêm nhường hoặc tráng lệ bên bờ sông Seine phía trước Melum... Cũng phải thôi vì bà vốn sống đời sóng gió và mọi cuộc đời sóng gió đều mơ ước yên ổn, vô tư, cũng như cây đỗ quyên và mọi cuộc đời bình ổn đều mơ rượu vodka, mơ những hợp âm ồn ào và cuộc sống buông thả.
Phu nhân Garett “tạo nên cuộc đời” như người ta nói trong biết bao tin đồn đại và biết bao câu chuyện tình cảm. Hôm ấy, vừa khen cái vẻ mặt lười biếng của sông Seine, bà vừa thích thú nhẩm trước những lời bà sẽ nói với người tình của bà, Charles Durieux, nhân viên bán đấu giá ở Lyon, lúc gặp anh ta: “Charles thân mến của tôi, đó là một cuộc phiêu lưu ngoạn mục, xa lạ đối với tôi, dù nó có vô nghĩa đi chăng nữa, nhưng phải biết rõ nó, chúng ta người này không phải sinh ra cho người kia...” Và ở đó, Charles, anh chàng Charles thân mến đỏ mặt, ấp úng; bà chìa bàn tay uy quyền trong quầy bar của khách sạn Hoàng gia - bàn tay mà anh không dùng làm gì ngoài việc để hôn – và bà đi khỏi, để lại sau lưng những làn sóng ánh nhìn, những mùi hương vương vấn, những khúc nhạc chậm, những hồi tưởng… Charles tội nghiệp, Charles thân mến quả thật tận tuỵ dưới chòm râu cằm lún phún của mình... Vốn là một người đàn ông bảnh trai, cường tráng nhưng kết cục lại là một nhân viên bán đấu giá người Lyon! Lẽ ra bản thân anh phải nhận thấy rằng như thế không thể kéo dài. Rằng bà Letitia Garett, dòng họ Eastwood, đã lần lượt lấy một diễn viên, một Aga, một chủ trang trại và một P.D.G., không thể kết thúc một cách hợp lý đời mình với một nhân viên bán đấu giá!... Bà thoáng lắc đầu và bình tĩnh lại ngay. Thực ra bà hoảng sợ những động tác máy móc mà chỉ có những người đàn bà - hoặc ngay cả những người đàn ông - trong đời sống, trên đường phố, ở bất cứ đâu hay dùng để thầm nhấn mạnh những quyết định thầm kín của họ. Bà nhận quá rõ những cái hất hàm, nhíu lông mày, động tác quả quyết của bàn tay của những kẻ sống cô đơn cho dù trạng thái tinh thần hay địa vị xã hội của họ như thế nào. Bà cầm lấy hộp phấn, hoàn toàn ngẫu hứng đánh lại mũi mình, và một lần nữa chặn lại cái nhìn của chàng trai cách xa hai bàn, anh chàng mà từ lúc ra ga Lyon đã đoan chắc với bà rằng lúc nào bà cũng xinh đẹp, không sao nắm bắt được và vẫn mãi mãi là bà Letitia Garett dịu dàng, mới ly hôn với Ngài Garett và chính ngài ấy vẫn nồng nhiệt chu cấp cho bà.
Vả lại thật nực cười mà nghĩ đến chuyện này, rằng mọi người đàn ông đã tự xiết bao yêu bà, đã từng rất đỗi tự hào và cực kỳ ghen tuông vì bà, cuối cùng chẳng bao giờ ruồng bỏ được bà, rút cuộc họ luôn luôn là những người bạn tốt. Bà lấy thế làm hãnh diện, nhưng có lẽ trong thâm tâm, cánh đàn ông ấy được ngấm ngầm an ủi chẳng để ý đến những lưỡng lự triền miên của bà... Về chuyện này Arthur O Connolly một trong số những người tình giầu có nhất của bà đã nói: “Người ta không sao bỏ được Letitia chừng nào bà không bỏ rơi ta.” Ông ta giầu nhưng người đàn ông ấy có tâm hồn thơ mộng. Nói về bà, ông cho rằng: “Letitia luôn luôn là màu lục vàng, tình âu yếm, tuổi ấu thơ.” Và va từ ấy luôn gây mối hận trong lòng những người đàn bà đến sau, sống với Arthur.
Bảng thực đơn bao gồm những món thịnh soạn nhất. Bàn tay bà lơ đãng lật giở thấy thật khủng khiếp là trong cùng một món canh lại kéo theo cả cần tây nước sốt cải cay, cá bơn lá mít thứ thiệt và một món quay xoay tròn, thêm táo rán phồng, phó mát ăn liền và những hình bán cầu các tông bột tẩm va ni. Kỳ lạ ở chỗ trong các toa tầu, mọi món ăn hiện nay có cái vẻ nửa Olivier, nửa Michelet. Bà mỉm cười một lát khi nghĩ đến cái ngày bà nhìn thấy cá bơn lá mít thái lát hoặc món gì đó cũng dớ dẩn như thế, rồi ném cái nhìn dò xét sang bà già ngồi đối diện. Rõ ràng đó là một Phu nhân đi đâu trở về người Lon. Bà ta có vẻ dịu dàng, hơi ngượng ngập và thuộc loại người tử tế. Letitia đưa bảng thực đơn cho bà ta. Phu nhân liền gật đầu, mỉm cười, gửi trả lại với dáng điệu đáng yêu và kín đáo xiết bao khiến Letitia hiểu rằng dù ở thời gian nào bà ta vẫn là điển hình của người Anglo-saxon. “Tôi dùng sau, thưa bà”, phu nhân nói. “Mà không, tôi… xin cứ tự nhiên”. Letitia lí nhí đáp (và bà cảm thấy trọng âm câu nói của mình trong trường hợp này nhấn gấp đôi...) “Mà không, bà thấy dưa tây có ngon không?” “Cứ cho là ngon đi!” mãi sau bà ta tự động đáp với một giọng thật lòng. Trên môi người đàn bà ngồi đối diện ấy sẵn mỉm một nụ cười khoan dung về lỗi ngữ pháp ấy mà bản thân bà không đủ can đảm sửa lại. Bà dự cảm chút bực bội rồi ngay sau đó tự thấy mình khỉ thật nếu bực dọc về những chuyện không đâu và tốt hơn là bà nghĩ về lời mở đầu bà sẽ nói với Charles trong ba giờ nữa. Ngữ pháp thì có ăn nhằm gì trong những câu chuyện đắm say, hơn nữa người ta có thể nói - sau bề dầy kinh nghiệm mà bà đã sở đắc hiện nay về tiếng Pháp - rằng vị trí của các từ hoàn toàn thay đổi trong một câu. Vậy là giữa việc nói với một người đàn ông: “Em yêu anh lắm” hay “Em sẽ yêu anh mãi mãi” hoặc “Bao giờ em cũng sắp yêu anh” ở đó có thế giới đam mê, không thể hiểu được, và bản thân nó đã có cái sai lớn nhất cần giải đáp ngay cả về phương diện tình cảm cũng như về phương diện ngữ pháp.
***
Đoàn tầu này quyết chạy với một tốc độ điên cuồng. Dường như bà có hành vi đẹp, lễ phép với cả toa tầu nếu như bà trang điểm lại, rửa tay, đưa vài nhát lược chải đầu trước khi món bít tết rán, món cá bơn lá mít thái lát và hình bán cầu bưng ra sắp tạo nên giờ diễn ra số phận gần nhất của bà. Bà mỉm cười với phu nhân người Lyon và, vẫn cái dáng đi quen thuộc - nhưng cần nói rằng trong toa tầu đến là lộn xộn này - bà đi tới chiếc cửa kính tự động ngăn hẳn với bên ngoài toa trước khi bất giác đẩy bà lao thẳng vào phòng toilette bên trái. Bà vội cài then. Chỗ này đúng là tiến bộ, tốc độ, yên tĩnh, thật tuyệt! Thực sự phải có cơ bắp như thép, tập tính của người Tyrol và một cái nhìn cân bằng để lách qua một ô ngăn giản dị giữa Paris và Lyon vào năm 1975. Bà bỗng nghĩ tới các phi công vũ trụ, thèm được như họ, không cảm thấy chút choáng váng nào đã đi tới mặt trăng và từ đó trở về, không hề có chuyện nhức đầu chóng mặt và về tới nhà tức khắc tắm gội, tức khắc được các thủy thủ có thiện cảm vui vẻ tiếp đón. Thực tế những chàng thủy thủ có thiện cảm, người đón chính bà xuống chuyến tầu này là anh chàng bán đấu giá, ghen tuông, ủ dột và đương nhiên là như thế vì cuối cùng bà vượt chặng đường tốc hành này chỉ nhằm gặp để từ bỏ anh ta.
Ở cái nơi khử trùng vàng ệnh và lố bịch này còn tệ hơn trong toa tầu, ít ra ở đó có vải bọc, những lỗ nhỏ luồn dây và bên sườn hiện đại tuy đã hết mốt, còn bảnh bao hơn. Chiếc chậu miệng tròn, một tay bíu vào vòi nước, bà thử mở chiếc sắc tay đầy, bởi đến Dijon tầu dừng bánh, phanh đúng lúc, chiếc sắc của bà đung đưa, một bề đi theo người, một bề theo chuyển động Faraday, bị giằng co giữa hai chiều ngược nhau nên bị đứt phịch, mở toang ra và quăng lên mặt sàn. Bà lồm cồm bò nhặt - đầu đụng vào miệng bô và các thiết bị khác - bà nhặt được chỗ này hộp son, chỗ kia cuốn sổ ghi séc, chỗ nọ hộp phấn, chỗ kia là vé tàu; và lúc bà đứng lên, trán râm rấp mồ hôi, tầu đã dừng hẳn, đứng im tại Dijon. Vẫn còn hơi may mắn, định thần trong hai hay ba phút, không phó thác cho tấn kịch câm kiểu Marcel Morceau, bà đeo lại mật nạ cho mình.
Dĩ nhiên chỉ riêng có chiếc hộp không bị văng ra từ túi xách tay của bà thế mà bà cuống quít tìm nó trong mười giây trước khi thấy nó. Bà bắt đầu bằng mí mắt trái. Vả lại đó là con mắt được ưa thích, bên trái. Có trời biết vì sao, tất cả những người tình, những ông chồng của bà bao giờ cũng thích mắt bên trái của bà hơn là mắt bên phải và nói với bà: “Nó âu yếm hơn mắt phải” và bao giờ bà cũng dễ thương và lặng lẽ chấp nhận ở mình bên trái tuyệt vời hơn bên phải. Thuật kỳ cục mà nghĩ tới cái hình ảnh mà thiên hạ trao trả lại bạn cái vốn là của bạn. Bao giờ cũng là một người đàn ông không hấp dẫn bà giúp bà biết cái dục tính của mình trong lòng bàn tay anh ta đặt lên cái vòm của Đồi vệ nữ. Bao giờ cũng là một người đàn ông mà bà chán ngắt báo hiệu rằng bà vui vẻ và ngao ngán hơn nữa, bao giờ cũng là một người đàn ông mà bà yêu quí báo hiệu rằng bà ích kỷ.
Con tầu lại khởi hành với một cái giật nẩy mình khiến bà lảo đảo đồng thời vẫn cú xốc ấy rạch một vệt đen mặt nạ trên má từ trên xuống dưới. Bà rủa thầm bằng tiếng Anh tự trách mình ngay lúc ấy. Rút cuộc bà đi tìm lại và từ bỏ một người tình người Pháp. Mải miết lang thang khắp nơi trên thế giới, phu nhân Garett có thói quen tư duy kể cả thói quen đau khổ, bằng ngôn ngữ các người tình của mình. Thế là bà lên tiếng điều chỉnh một tiếng chửi bằng một tiếng chửi cùng nghĩa hoàn toàn bằng tiếng Pháp, gập lại mặt nạ, cất nó vào túi xách tay và quyết định rằng cái bà người Lyon phải chịu đựng trước mặt bà ta một người đàn bà với một vệt lông mày vẽ lấy một bên. Bà chải nhẹ một nhát lược và toan bước ra ngoài.
***
Định ra mà không ra được. Không mở được cánh cửa. Bà mỉm cười, lắc lắc cái then, giật giật cánh cửa và thấy không lay chuyển nổi làm bà bật cười. Con tầu hiện đại nhất và chạy nhanh nhất nước Pháp bị hỏng hóc nhẹ ở hệ thống mở cửa. Sau sáu hay bẩy lần mưu toan giống hệt nhau, bà sững sờ nhận thấy rằng phong cảnh vẫn tiếp tục lướt qua ở cửa sổ tẩu bên trái, rằng chiếc túi xách tay của bà đã đóng và đóng kín, bản thân bà sắp ăn cái món ăn chết tiệt, nhưng cánh cửa này ngăn cản bà với bữa ăn đó mặc dù chẳng đáng kể gì.
Bà lại nghĩ tới chúng. Nhưng ở đây, bỗng bà thấy bản thân mình, Letitia Garett được người tài xế của bà dẫn đến ga Lyon vào một buổi sáng đẹp trời tháng chín, được người tình tận tụy của bà chờ ở Lyon, bà thấy mình đang bị gẫy cả móng tay, tức điên lên và đập thình thình vào cánh cửa nhựa cứng chắc chắn, không nhượng bộ lời cầu khẩn của bà. Lúc này con tầu chạy rất nhanh, và bà bị phấn khích đến mức là cơn giận ban đầu nguôi đi, bà đành phải chịu đựng sự tồi tệ nhất, nghĩa là chờ đợi, và kín đáo hạ chiếc nắp toilette, bà ngồi lên trên, đầu gối gập lại phía dưới thân bà, bỗng dưng bức tượng Đồng trinh thẹn thò như thể chưa bao giờ bà ngồi kiểu ấy trong một phòng khách đầy ắp đàn ông. Có lẽ là cái cảm giác nực cười; bà soi mình trong gương, chợt thấy, đúng hơn là, chiếc sắc tay gập trên đầu gối như một gia tài, tóc tai bù xù, chỉ một mắt coi được. Rất đỗi ngạc nhiên bà chợt thấy tim mình đập mạnh, dường như đã từ lâu nó chưa hề đập vì anh chàng Charles tội nghiệp đợi bà, cũng không vì anh Lawrence tội nghiệp vừa nói trước Charles; ơn Chúa, anh ta không đợi nữa. Dù sao cũng có một người nào đó vừa vặn tới và từ phía bên ngoài tự động mở cửa ra. Chẳng may mọi người đang dùng bữa lót dạ và dù sao thì những người Pháp không bao giờ đổi chỗ ngồi, họ ngồi lì bên bàn ăn, bên những chai rượu của họ, giữa đám bồi bàn chạy lui chạy tới. Chẳng người nào dám động đậy suốt thời gian cái nghi thức không sao tránh khỏi ấy, đối với họ nó là niềm khoái lạc hàng ngày. Bà ấn lên bàn đạp nước hai lần để nghịch ngợm, rồi quyết định, cứ ngồi hồn nhiên và trang nghiêm như thế, rằng bà sẽ làm cho cân bằng con mắt bên phải với con mắt bên trái. Tốc độ tuyệt vời của con tầu cho phép bà dành mười phút cho sự cân bằng ấy. Lúc này bà đã khát và thực sự thấy đói. Bà lại thử cánh cửa với bàn tay rụt rè, nhưng vẫn không chuyển. Tốt, chẳng nên điên tiết, nên chờ đợi mọi người ở bên cạnh, bên phải, bên trái hoặc người kiểm soát hay một nhân viên hay ai đó cần dùng chỗ này. Lúc ấy bà có thể trở lại chỗ ngồi và ngồi lại trước mặt phu nhân người Lyon và lặng lẽ chuẩn bị bài nói ngắn với Charles. Tuy nhiên vì bà ở đây và đối diện với cái gương, tại sao không tập dượt tí. Bà soi cặp mắt to màu xám, làn tóc xám đẹp của bà trong tấm gương nhỏ, không lạc quan đến như niềm lạc quan của SNCF và bắt đầu:
“Charles, Charles thân mến của tôi, nếu hôm nay tôi nói với anh lời nói ác đó là vì tôi là một con người hay thay lòng đổi dạ, một con người không kiên định, không biết vì sao, rằng tôi đã đau khổ về điều ấy suốt cả đời, cũng như tôi đã làm cho bao nhiêu người khác ngoài anh ra phải đau khổ, và rằng tôi dành cho anh quá nhiều trìu mến, Charles, cũng như để tưởng tượng những màn kinh khủng mà chúng ta sẽ tới đó rất nhanh, anh và tôi, nếu như vì anh yêu cầu xin tôi chuyện ấy, tôi có thể chấp thuận lấy anh”.
Ở bên trái, qua cửa sổ tầu, mùa màng chạy dài như những mạn tàu vàng hoe dọc theo những ngọn đồi xanh và nâu ánh vàng, và bà cảm nhận thấy niềm xúc động lớn lên cùng một lúc với lời bà nói:
“Bởi vì sau cùng, Charles ạ, anh sống giữa Paris và Lyon và tôi. Còn tôi, giữa Paris và thế giới. Nô lệ của anh, đó là Chambéry, còn nô lệ của tôi là New York. Chúng ta không có cùng một nhịp sống. Có lẽ tôi sống quá nhiều, bà nói, tôi không còn là một cô thiếu nữ xứng đáng với anh.”
Thực ra Charles xứng với một cô thiếu nữ dịu dàng và tin cậy như bản thân anh, và ngây thơ như bản thân anh vậy. Thật ra cũng đúng là bà không xứng với anh ta. Bỗng bà trào nước mắt. Bà lau phắt đi và chính vì thế bà lại khám phá mình ngồi trên cái chỗ nực cười, hóa trang dễ nhạt nhòa, miệng hé mở và cô đơn. Sau một giây do dự bà lại cười và bắt đầu khóc trong tiếng cười, hoàn toàn cô đơn, không sao ngừng lại được và chẳng biết vì sao bàn tay nắm chặt như muốn bám siết lại giống như những hành khách bị mệt. Bà làm như nghĩ đến Elisabeth II, đến Nội các, hoặc đến Victoria, hoặc bất kỳ người nào vào loại ấy, nói dông dài trên chiếc ghế phô tơi trước một đám đông vô tình, im lặng và bàng hoàng. Bỗng bà nhìn nắm đấm giơ lên, hạ xuống, lại giơ lên, lại hạ xuống và bà trở nên sững sờ hi vọng, túi xách nằm trong tay, sẵn sàng chạy trốn. Rồi nắm tay ngừng cử động và bà hoảng sợ nhận ra có người nào đến, tin rằng bên trong đang có người và bỏ đi hoàn toàn lặng lẽ. Đáng lẽ lúc ấy bà phải rình và hét lên. Vả chăng vì sao lại không hét lên ngay? Dù sao thì bà đã trải qua hai giờ đến tận Lyon tại cái nơi thảm hại ấy. Chắc chắn có một giải pháp, có ai đó đi qua nghe thấy tiếng bà kêu và rốt cuộc, bị làm trò cười còn hơn là sự buồn chán bệnh hoạn và bà sẽ được tự động giải thoát trong chốc lát. Lúc ấy bà gào lên, kêu lên: “Hãy đến giúp tôi!” thoạt đầu với một giọng khô khốc, rồi, nhớ ra rằng mình đang ở nước Pháp, bà kêu lên “Cứu tôi với! Cứu tôi với! Cứu tôi với!” với một giọng sắc nhọn, có trời biết vì sao, bà lại cười được như điên. Trong trạng thái thực sự đê mê, bà lại thấy mình ngồi trên cái chỗ chết tiệt ấy, tay chống mạng sườn. Có lẽ tốt nhất là sau khi cắt đứt với Charles bà sẽ cho làm một loạt xét nghiệm thần kinh ở bệnh viện Hoa Kỳ hoặc ở bất cứ đâu… Vả lại đúng là lỗi ở bà, lẽ ra bà không bao giờ được đi du lịch một mình. “Bọn họ” đã luôn luôn nói với bà: “Đừng đi du lịch một mình. Bởi cuối cùng, nếu giả dụ như Charles đến tìm bà, vả chăng vì anh ta đã không gọi điện thoại van xin bà, thực tế là anh sẽ phải đang tìm bà khắp nơi, gõ khắp các cửa, và ngay bây giờ bà được giải thoát, nếm món cá bơn lá mít ở tiệm Du Barry hay là có trời biết, trước cái nhìn trầm trồ và đến là dịu dàng và che chở của Charles. Đương nhiên, nếu Charles đã ở đó...
Song, nhờ những mệnh lệnh của bản thân mình, Charles đã thực sự, tuy nhiên chắc chắn là bà đã ở Lyon - Perrache, tay cầm một bó hoa. Anh không biết rằng người yêu xinh đẹp của anh đã bị tóm cổ như một con ác thú giữa bốn bức vách sơn men, và có lẽ anh sắp thấy một người đàn bà đầu tóc bù xù đi ra, không còn là bà nửa, thần kinh rệu rã, sau chuyến du lịch của bà. Kể cả không có cuốn sách nào! Bà không hề có đến một cuốn sách trong túi sách! Chỉ có một dòng chữ đọc được ở chỗ ấy nói là cần thận trọng khi ra khỏi đừng nhầm cửa và chớ có nhảy vào đường tàu. Thật nực cười cái chuyện này, quả là khôi hài! Xét cho cùng lẽ ra bà thích thoát ra khỏi cái nơi tồi tàn ấy và gieo mình vào dường tàu. Bất cứ cái gì cũng còn hơn là cái hộp khử trùng ấy, điều bất trắc nực cười ấy, điều tổn thương trực tiếp ấy đến tự do của bà, điều tổn thương mà suốt mười năm nay không ai dám đối xử với bà như vậy. Từ mười năm nay không ai dám nhốt bà. Và nhất là từ mười năm nay ai cũng lập tức đưa bà ra khỏi mọi chuyện và mọi người phiền nhiễu đến bà. Nhưng ở đây bà đã cô đơn như một con mèo già, và bà đã đạp mạnh vào cửa làm chân bà đau khủng khiếp, hỏng cả đôi giầy mới Saint - Laurent mà chẳng ăn thua gì. Co chân lại, bà ngã ngồi xuống và ngạc nhiên khẽ rên rỉ: “Charles! Ôi! Charles.”
Hẳn vậy, anh chàng có những thiếu sót, Charles: anh ta quá tỉ mẩn và, thực sự, mẹ anh chẳng có gì đáng chê, các bạn anh cũng không đáng trách, vả lại, và thực sự theo sự hiểu biết của bà, lại là những người rất vui, đẹp trai và rất độc đáo nữa chứ. Nhưng dẫu sao nếu Charles có ở đó, các cánh cửa của mọi toa, của mọi đoàn tàu đã mở ra từ lâu, và anh nhìn bà với cặp mắt của loài chó Cock, anh đặt một bàn tay to lớn vừa dài vừa vuông vức lên bàn tay bà và nói với bà: “Bạn không quá sợ chứ? Cái chuyện khỉ ấy không quá khó chịu chứ?” Và chàng cũng xin lỗi là đã không can thiệp sớm hơn, và có lẽ chàng còn nói sẽ làm biên bản tại SNCF. Bởi vì thực ra anh điên rồ mặc dù thái độ của anh ta mực thước. Trong mọi trường hợp, anh không chịu nổi cái gì khó chịu đến với anh. Charles là một người đàn ông gây bận tâm cho bà, xét cho cùng, chẳng có nhiều những người thuộc loại này nữa. Không phải bà thiếu đàn ông làm bà bận tâm, không đâu, đó là một khái niệm tự bản thân nó quá mơ hồ và cực kỳ phi lý, nhưng nói chung, vẫn thiếu đàn ông gây bận tâm cho đàn bà. Tất cả các bạn gái nói với bà điều đó và, thực ra, họ không phải là không có lý. Đó là một câu cửa miệng cũ kỹ của thời đại, mà không có gì là sai. Bởi rút cuộc, trong cùng những hoàn cảnh, khi không thấy bà xuất hiện, Lawrence nghĩ rằng bà xuống Dijon để tìm lại một người đàn ông khác anh, và Arthur có thể đã chẳng nghĩ gì... Anh chàng hẳn đã uống cho đến Lyon, vừa hai hay ba lần hỏi hầu bàn, và sau cùng, chỉ có Charles, với chiếc cà vạt kẻ sọc và vẻ bình thản, hẳn là đã làm loạn cả Mistral vì bà. Phải, họ cắt đứt với nhau, quả thật là tai hại. Nghĩ đến điều ấy là điên. Bà đã ba mươi sáu, từ hai mươi năm nay bà ghi chú tâm đến đàn ông - đến những người đàn ông của bà - đến những cơn cảm hứng của họ, những chuyện tình tang của họ, những người đàn bà của họ, những tham vọng của họ, nỗi buồn của họ, những thèm muốn của họ, và ở đây, trong con tàu này, bị kẹt một cách lố bịch, có ai ngờ được, bởi một cái then bướng bỉnh, bà chỉ thấy rằng bỗng nhiên có một người đàn ông có thể cứu mình thoát khỏi đó, và đúng là người đàn ông đó (do người ấy mà bà ở trên chuyến tàu này và hướng tới người ấy mà bà trôi giạt), rằng bà sắp báo cho người ấy biết chỉ một lần thôi là bà không cần anh ta hơn cả là anh ta cần bà? Ấy thế mà bà đã, có Chúa chứng giám, tin chắc tất cả là như vậy lúc bước lên tàu cách đây một tiếng đồng hồ! Và bà đã nói với Achille tài xế của bà ngày mai vào giờ này đến đón bà bằng một giọng quả quyết, mọi dây ràng buộc bị phá hủy! (In petto, hẳn vậy). Và vì bà đã vui vẻ mường tượng, buổi sáng hôm sau, ý định quay về Paris, một mình, tự do, không điều lừa dối và không nghĩa vụ, không chút gò bó phải chờ một cú điện thoại từ Lyon, phải từ chối một bữa cơm tối vui vẻ vì một chuyến trở về có thể xảy ra từ Lyon, phải đột ngột khước từ một cuộc hẹn kỳ cục vì sự có mặt ở Lyon… Phải, thức dậy buổi sáng sớm hôm ấy ở nhà bà, bà hớn hở, đột nhiên được chia sẻ giữa thú vui một lần đi tầu qua vùng quê nước Pháp với thú vui dữ dằn hơn là đã trung thực và thẳng thắn và đã ra đi để báo tin cho một người nào đó rằng bà đã trung thực và thẳng thắn cùng một lúc với nỗi mất mát của anh ta. Ở bà bao giờ cũng tồn tại một thứ độc ác có thể dễ dàng trở thành hớn hở; nhưng ở đây, người đàn bà có sức cuốn rũ ấy bị kẹt bởi cái then cửa đã trở nên một bức biếm họa tự nó nhơ nhớp và cả một số phận cũng như quá khứ của bà cũng không chồng khớp lên nhau trong trò chơi ghép hình nát vụn mà chiếc gương mờ của con tàu phản chiếu khuôn mặt bà; trò chơi ghép hình thị giác gây ra bởi nước mắt, chuỗi cười và nỗi thất vọng.
***
Mãi về .sau, đầy những đàn ông, hoặc những đàn bà - sao mà biết được? - Họ đến lay chuyển cánh cửa, những người mà bà kêu lên với họ: Help! (Cứu tôi với) hay Au secours! (Cứu tôi với) hoặc kêu lên: Pleasel (Xin vui lòng) bằng đủ giọng kêu và tiếng nói. Bà hồi tưởng lại thời tuổi trẻ, những đám cưới của bà, những đứa con mà lẽ ra bà đã phải có, những đứa mà bà đã có. Bà nhớ lại những chi tiết ngu ngốc trên bãi tắm, những lời thầm thì ban đêm, những đĩa hát, những trò ngốc, và vì bà có chút hài hước, bà nghĩ rằng không có một văn phòng phân tâm học nào lại có hiệu quả bằng một gian toilette đóng kín trong một toa tầu hạng nhất giữa Paris và Lyon.
***
Bà được giải thoát sau ga Chalon và không có cả phản xạ báo tin cho người cứu nạn - rút cuộc phu nhân người Lyon - rằng bà đã ở đó từ lâu. Như không có gì xảy ra rằng bà xuống tàu ở Lyon, trang điểm hoàn hảo, hoàn toàn bình thản và rằng Charles, anh chàng run run đứng bên quai tàu từ gần một giờ, ngạc nhiên về nét trẻ trung của bà. Anh ta chạy lại với bà, lần đầu tiên từ khi anh quen biết bà, bà tựa vào chàng một chút, đầu ngả lên vai chàng và thú với chàng rằng bà thấm mệt.
“Vậy mà gọi là một chuyến tầu rất đầy đủ tiện nghi” chàng nói.
Bà thì thầm: “Vâng, đúng vậy” một cách mơ hồ, và rồi, quay lại phía chàng, bà hỏi một câu làm cho chàng trở nên hạnh phúc nhất đời:
“Và bao giờ thì anh muốn chúng mình kết hôn?”
PHÙNG ĐỆ dịch



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 221

Return to top