Huyền bỏ đi để nụ cười trong vắt. Hùng bước đến cửa sổ, màn đêm bao trùm vạn vật, bóng cây mờ ảo ma quái trong đêm, chúng ngã nghiêng xào xạc bởi từng cơn gió thổi qua. Mây đen từ từ tan biến. Mặt trăng tròn vành vạnh chiếu những tia sáng mát dịu soi rõ mọi vật. Bóng cây không còn mang vẻ ma quái nữa. Từng giọt sương đêm đậu trên cành lá phản chiếu ánh trăng, chúng long lanh lấp lánh như những hạt châu. Hùng chợt mỉm cười.
Phương Huyền bước vào phòng mẹ lòng cô rộn rã niềm vui khi thấy gia đình trở lại hạnh phúc, cô sà vào lòng mẹ giọng nũng nịu:
− Mẹ gọi con có chuyện gì vậy mẹ?
− Coi, con gái lớn rồi kìa, còn nhõng nhẽo với mẹ nửa hả!
Huyền lắc lắc đầu, mái tóc đong đưa, đôi mắt tròn xoe sáng long lanh:
− Không phải đâu, tại vì con vui khi thấy Hùng nó biết nhận lỗi. Mẹ còn đói nữa không? Để con đi lấy cháo thêm cho mẹ.
− Mẹ no rồi - Bà Hai vuốt tóc con: - Mẹ hỏi thật nhé, có phải con bày cho Quốc Hùng đem cháo vào đây thăm mẹ không?
− Dạ đâu có - Huyền lúng túng khi nói dối mẹ: - Tự Hùng nó nghĩ ra mẹ ơi! Hùng nó thương mẹ lắm đó!
− Thôi đừng giả vờ nữa con gái. Mẹ thừa biết đây là ý của con - Bà Hai nghiêm giọng:
− Hùng tuy hiếu thảo nó biết mình có lỗi, nhưng nó là con trai, tính lại ngang tàng, mẹ tin là nó không nghĩ ra trò này đâu.
Huyền ngượng ngịu cúi đầu. Cô mân mê tà áo mẹ, giọng kém vui:
− Thật là không giấu được mẹ. Tuy con bảo Hùng đi xin lỗi mẹ, nhưng nó rất thành tâm, không phải vì con mà nó làm như vậy đâu.
− Chứ mẹ có nói gì đâu. Mẹ vẫn vui vẻ kia mà.
Huyền ngồi lên, cô kể cho bà Hai nghe chuyện Quốc Hùng:
− Mẹ biết không, sở dĩ Hùng nó nóng nảy như vậy là vì lúc sáng nó nhận được tin cuốn sách bị gạt bỏ không sử dụng được.
− Thì ra là vậy, chẳng lẽ nó kém tài, viết sách không hay nên bị người ta từ chối.
− Con cũng không hiểu được. Nhưng con có nghe Thuý Vi bạn của Quốc Hùng nói như vầy nè!
− Thuý Vi nào vậy?
− Dạ, con nhỏ mà anh Thái nói đó mẹ, con có gặp qua rồi, con bé cũng dễ thương lắm!
Bà Hai cười giọng bà vui vui:
− Thì ra là cậu út đã có người yêu. Con nhỏ nói sao? Phương Huyền thuật lại lời Thuý Vi nói, chính là câu nói đáng nghi của Hồng Nhung.
Bà Hai nhíu mày, bà hiểu ngay là Quốc Thái đã can thiệp vào vụ này. Sanh con là bà hiểu cá tính từng đứa, nên không có gì phải ngạc nhiên khi bà nghe là hiểu ngay câu chuyện. Tuy biết nhưng bà vẫn lặng thinh, bà không muốn Huyền và nhất là Quốc Hùng biết chuyện, sợ các con sẽ vì đó mà sinh ra cãi vã, to tiếng nhau. Bà thở dài, giọng bà không vui.
− Tội nghiệp, mẹ không biết làm gì để giúp cho thằng Hùng đây.
Huyền hơi ngạc nhiên, cô hỏi mẹ:
− Mẹ không muốn Hùng nó thất bại để sau này theo nghề sơn mài sao?
− Mẹ rất muốn - Bà Hai thở dài: - Nhưng mẹ biết dù thời gian có một năm có qua đi, Hùng nó có thất bại, rồi vì lời hứa mà theo nghề sơn mài, nó nhất định sẽ thành đạt trong nghề đâu.
− Tại sao vậy mẹ? - Huyền ngây thơ hỏi.
− Hùng nó như cây tùng, cây bách, ý chí của nó to lớn chứ không nhỏ bé như Quốc Thái.Nó sẽ khô cằn, sẽ cứng đi nếu bắt buộc phải sống trong môi trường phù hợp. Âu cũng là số mạng. Ngày xưa ba con đã từng ước mơ có một đứa con trai hơn người. Nó chính là Quốc Hùng, coi như nguyện vọng của cha con thành đạt.
− Nếu mẹ đã đồng ý cho Hùng đi theo con đường của Hùng đã chọn thì chúng ta sẽ hết cách giúp đỡ nó.
− Mẹ cũng muốn vậy, nhưng không biết phải giúp bằng cách nào đây.
Huyền sôi nổi:
− Con có cách.
− Con nói đi, nếu có khả năng thì nên tận tình giúp đỡ em con.
− Cha anh Hoàng Nam quen biết nhiều, chắc là có thể giúp Hùng được.
− Nhưng nhờ người ta không tiện.
− Mẹ đừng lo, bác ấy bao anh Nam đưa con về nhà chơi, nhân đó con dẫn Quốc Hùng theo, cho nó trình bày với bác ấy, chắc là được, con tin là cha anh Nam sẽ không từ chối.
Bà Hai nhìn con gái, giọng bà đùa vui:
− Lúc này mẹ thấy con vui vẻ, trẻ trung hơn trước nhiều, chắc là tình cảm hai đứa thắm thiết lắm rồi phải không?
− Mẹ - Cô hơi ngượng, đôi má ửng hồng.
Bà Hai vẫn đùa:
− Còn gì nữa, con gái lớn phải có chồng, bây giờ còn ngồi đây nhõng nhẽo với mẹ… Mai mốt về nhà chồng rồi, không có dịp nữa đâu.
− Vậy thì bây giờ con phải tranh thủ mới được.
− Chắc là muốn xin xỏ gì đây, phải không?
− Con phục mẹ thật, không có gì giấu được.
− Vậy con nói đi, con muốn cái gì?
− Con chưa nói bây giờ đâu. Thôi mẹ nằm nghỉ cho khoẻ đi. Con xin phép ra ngoài.
Bà Hai lặng lẽ ngã mình xuống nệm. Phương Huyền trả drap, xếp lại chăn mền cho ngay ngắn. Cô chào mẹ rồi bước ra, không quên đem theo chiếc mâm Hùng đặt lên bàn lúc nãy. Cô nhẹ nhàng khép cửa rồi xuống lầu. Môi điểm một nụ cười thật tươi.
− Bà Hai khép nhẹ mi mắt. Những giây phút vừa qua làm lòng người mẹ tràn ngập hạnh phúc. Người chồng xa cách suốt hai mươi năm qua hiện đến bên bà trong giấc ngủ. Bà thấy mình quỳ dưới chân chồng. Xa xa là mẹ và các em và hai người con gái mất đi trong hoả hoạn.
Hai chiếc xe lao nhanh về Sông Bé. Thị trấn Lái Thiêu phồn vinh tấp nập người qua lại. Đi khỏi thị trấn là bắt đầu bước vào vườn cây trái, con đường nho nhỏ rợp bóng cây che. Tiếng chim hót líu lo vang vọng như bản đàn không bao giờ dứt. Một vài tiếng ve rải rác còn xót lại báo hiệu mùa hè sắp trôi qua và mùa thu lại đến.
Hoàng Nam chở Phương Huyền. theo sau là Quốc Hùng. Học cho xe lướt chậm trên đường để thưởng thức hương vị trong lành của bầu trời đất Lái.
Cầu Ngang, địa danh nổi tiếng nhiều cây trái, là nơi gia đình Hoàng Nam ở, anh đưa chị em Quốc Hùng vào con đường trải đá đỏ khá hơn. Ngôi nhà ghép đá mài, cửa sổ anh màu lá hiện ra trong mắt mọi người. Vườn hoa trước nhà ngào ngạt hương thơm, sáng nay sao mà hoa nở nhiều thế, hoa như muốn vẫy chào chị em Quốc Hùng, chúng đua sắc, khoe màu rực rỡ dưới ánh nắng nhè nhẹ buổi sáng. Từng giọt sương còn phủ trên cánh hoa phản ánh nắng mặt trời chiếu long lanh.
Ngôi nhà hơi nhỏ, đơn sơ như thanh lịch. Cách bày trí khéo léo, thoang thoảng mùi nước hoa. Quốc Hùng nhìn qua một lượt biết ngay ngôi nhà có ít nhất là một người thiếu nữ. Sự gọn gàng, ngăn nắp. Một bình hoa còn tươi đặt trên tủ búp bê, một quyển sách làm đẹp phái nữ đặt trên chiếc máy casseThuý Vie nho nhỏ. Tất cả những cái đó giúp Quốc Hùng tự tin là ý nghĩ của mình không sai.
Hoàng Nam khẽ nói khi họ bước vào nhà:
− Ngồi đi Huyền, Hùng. Hai người cứ tự nhiên để anh vào thưa với cha.
Hoàng Nam đi khuất còn lại hai chị em. Họ đưa mắt quan sát phòng khách. Chiếc tủ trên đó có hình người đàn bà mặc áo trắng đặt trang trọng giữa nhà. Bên cạnh là hình chúa Giêsu bị đóng đính, nhìn qua là biết nhà Hoàng Nam theo đạo Thiên Chúa. Hai chiếc sừng nai rất to được đính trên mỗi cây gỗ danh mộc. Hình nữ tài tử ca nhạc Madonna và nữ tài tử Trịnh Du Linh đính một bên vách. Bên này là một vài tấm ảnh của các cầu thủ bóng đá nổi tiếng. Cách trang hoàng biểu lộ các tính của ba thành viên trong nhà.
Ông Chẩn, cha Hoàng Nam say sưa với bổn phận một con chiên ngoan đạo. Hoàng Nam thích bóng đá còn cô con gái có vẻ mê điện ảnh, âm nhạc và một chút hội hoạ.
Một cô gái chừng mười chín tuổi có mái tóc vàng và nước da trắng ngần bước ra. Trên tay cô là chiếc khay và hai ly nước còn bốc khói vì đá. Cô khoát nhẹ chiếc mành trúc vẽ hình con nai làm chú tan biến gạo thành một âm thanh xào xạc vui tai. Cô gái cười, hàm răng trắng đều, đôi mắt màu nâu tinh nghịch nhìn hai chị em. Cô là người con gái lai Mỹ nhưng giọng nói rất thuần:
− Mời anh chị uống nước, anh Hoàng Nam trở ra ngay bây giờ đó!
− Cám ơn! Hùng lên tiếng - Anh Nam nói thật không sai, Hoàng Dung làm chị em tôi phải ngạc nhiên vì vẻ đẹp mang hai màu sắc dân tộc của cô.
Hoàng Dung không hề ngượng, có lẽ giòng máu Bắc Mỹ trong người giúp cô tự nhiên, mạnh dạn như bao cô gái Mỹ thực sự, cô lại cười, nụ cười thật tỉnh:
− Thì ra anh Nam đã nói về em.
Cô ngồi xuống khẽ khàng bên cạnh Phương Huyền.
− Anh Nam nói rất nhiều về Dung - Phương Huyền thân mật góp chuyện: - Anh ấy tự khen Dung làm đôi lúc chị phải ganh tị.
− Em đâu có gì đáng khen - Cô hất nhẹ mái tóc màu vàng: - Em vụng về xấu xí không đáng yêu như các cô gái Á Đông hoàn toàn.
Hoàng Dung có vẻ không thích khi biết mình mang trong mình hai giòng máu. Huyền định nói thêm nhưng ông Chẩn và Hoàng Nam đã bước ra. Người đàn ông to con, nước da đen gương mặt phong trần đưa mắt nhìn chị em Huyền khi họ đứng lên cúi đầu chào, Hoàng Nam nhanh nhẹn giới thiệu:
− Đây là cha anh…
Cả hai người cùng cúi chào, Hoàng Nam lại tiếp:
− Thưa cha, hôm nay con đưa bạn về thăm cha. Đây là Phương Huyền còn đây là Quốc Hùng, họ là hai chị em.
− Hai cháu ngồi xuống đi, cứ tự nhiên như người trong nhà. Bác không khó tính như phần đông ông già đâu.
Cả hai cùng cười, họ thấy vui hơn, thoải mái hơn trước người đàn ông này.
Ông Chẩn chăm chú nhìn Quốc Hùng một lúc và chợt thốt:
− Cháu rất giống một người bạn của bác ngày xưa.
Hùng mỉm cười, giọng anh lễ phép nhưng không khuôn sáo:
− Mẹ cháu nói cháu giống hệt cha cháu ngày trước. Cũng có thể cha cháu là bạn của bác ngày trước.
Ông Chẩn nghiêm nghị, ánh mắt xúc động:
− Cha cháu tên gì?
− Dạ, cha cháu mất cách đây hai mươi năm. Cha tên Lâm, Vũ Hoài Lâm.
Ông Chẩn ngẩn người trên ghế. Môi ông run run nhưng ánh mắt sáng ngời một tia sáng hy vọng.
− Vũ Hoài Lâm, quê ở Lộc Ninh phải không?
− Bác có quen với cha cháu!
Ông Chẩn chồm người lên, ông nắm chặt bờ vai Hùng lắc mạnh, giọng tràn ngập niềm vui:
− Hùng, Quốc Hùng đây phải không? - Hùng gật nhẹ, anh xúc động khi nhắc tới cha.
Ông Chẩn quay sang Huyền mắt ánh niềm vui:
− Chẳng lẽ quen mà còn rất thân. Trong giọng ông bùi ngùi: - các cháu có biết không, cha các cháu thở hơi thở cuối cùng trên tay của bác.
Giọng Hùng nghèn nghẹn:
− Cha cháu chết ra sao hả bác? Nghe mẹ cháu kể lại, ngày đó sau đợt ném bom mẹ đi tìm thì thấy cha cháu đã chết.
− Mừng quá! Bác thật không ngờ lại gặp các cháu trong trường hợp này. Lạy chúa!
Ông Chẩn nuốt nghẹn ngào, mắt ông mờ đi vì lệ.
Ôm chặt Hùng vào lòng, hai mái đầu của hai thế hệ quyện vào nhau, tìm lại những gì đã mất đi của hai mươi năm qua. Ông Chẩn nghẹn ngào:
− Lớn lắm! Cháu lớn và đẹp trai nữa.
Nhìn sang Huyền, ông mấp máy đôi môi: - Còn con nhỏ Phương Huyền này ngày xưa đen như cô bé lọ lem, vậy mà bây giờ lại dễ thương xinh đẹp thế này - Quay sang con trai - Chẳng những con tìm được cho mình một người bạn tốt mà còn giúp ba tìm lại những đứa cháu lưu lạc hai mươi năm qua.
Hoàng Nam nãy giờ vẫn nhấp nhỏm trên ghế, anh hỏi mà lòng không yên.
− Cha, gia đình mình với cô ấy… Với Phương Huyền đó… có bà con không cha!?
Người đàn ông cười, rung cả hàm râu. Huyền đang chín người vì ngượng, ông âu yếm: - Hai đứa đừng có lo, ngày xưa ta và cha các con là hai người bạn chí thân.
Nam thở dài, anh trút đi gánh nặng trong lòng:
− Vậy mà nãy giờ con như ngồi trên đống lửa. Nếu có bà con gì chắc con với Huyền đi tu quá!
Huyền ngượng quá, cô cúi đầu hờn dỗi:
− Cái anh này!
− Vui lắm!
Ông Chẩn cất tiếng cười sảng khoái rồi tiếp:
− Các con ra vườn chơi đi, cha cũng đi nữa. Chúng ta ôn lại những ngày tháng qua. Dựng lên những kỷ niệm vui buồn suốt hai mươi năm qua mà ta chôn kín trong lòng.
Chiếc bàn bằng mây được đặt ngay dưới gốc nhãn. Mùi nhãn chín thơm thơm làm ngây ngất lòng người. Cành lá phủ che, rũ xuống tận vai người dưới ghế, từng chùm nhãn mơn mỡn đung đưa trước gió. Hoàng Dung đặt chiếc dĩa đựng đầy nhãn xuống bàn, giọng cô thánh thót:
− Cha, các anh chị hãy dùng nhãn đi, chính tay Dung hái đó.
− Con ngồi xuống - Ông Chẩn kéo con đến cạnh mình - Hôm nay cả gia đình mình quay quần bên nhau. Đây là anh chị con, tuy ngày xưa cha chúng nó nhỏ tuổi hơn cha, nhưng bây giờ thì con bé nhất trong bốn đứa.
Hoàng Dung cười nụ, cử chỉ cô vẫn chưa nhiều dáng dấp Á đông hơn:
− Con vẫn thích mình còn bé mà cha. Làm em để được nuông chiều được nhõng nhẽo và dễ bắt đền.
Hoàng Nam chen vào:
− Bắt đền vô cớ, phải không cô bé?
− Cái anh này, lúc nào cũng ăn hiếp em hết hà!
− Em còn nói nữa, trong nhà này cha cũng thừa biết em là con bé hay lộn xộn - Chỉ tay sang Hùng, Nam đùa: - Nếu em còn nhỏ ăn hiếp anh hoài anh sẽ nhờ Hùng trị em đó!
Hoàng Dung chu môi, mắt cô mở thật to:
− Em không sợ…!
Ông Chẩn chen vào:
− Thôi đi, hai cô cậu mà cứ tiếp tục cãi nhau có lẽ tới chiều cũng không hết chuyện - quay sang chị em Huyền ông hỏi giọng thân mật: - Hai mươi năm qua bác cháu ta lưu lạc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Bác mừng cho các cháu ngày nay đã khôn lớn nên người.
Huyền xúc động, đôi mắt đỏ hoe. Cô hỏi mà giọng nghẹn ngào:
− Hồi xưa cha cháu vì sao mà mất vậy, thưa bác?
− Kể ra thì dài lắm! Ông Chẩn không giấu được vẻ bùi ngùi khi nhắc tới người bạn hai mươi năm về trước: - Cha cháu chết đi trên tay bác mà miệng vẫn còn gọi tên các con. Đứa con trai vừa chào đời chưa kịp nhìn mặt.
Giọng Hùng nghèn nghẹn, tim anh như có bàn tay vô tình đèn nén khó thở.
− Cha gọi tên cháu phải không bác!
− Ừ, cha cháu rất mừng khi biết mình được có thêm một đứa con trai - Ông Chẩn hắng giọng, đôi mắt ông nhìn xa xa như nhớ về dĩ vãng: - Ngày đó bác và cha cháu đi làm về, gần tới nhà thì bị máy bay ném bom, cha cháu bị thương nặng rồi chết trên tay bác.
Hùng xen vào, giọng anh ngập đầy xúc cảm:
− Rồi sao nữa hở bác?
− Sau khi cha cháu chết đi, bác bị thương khá nặng, được người ta đưa đi cấp cứu. Giọng ông bùi ngùi - Sau khi lành bệnh bác tìm về nhà cũ nhưng tất cả những người thân của các người thân của bác đều bị chôn vùi vì sập hầm. Rồi bác tìm lại gia đình cháu nhưng không có kết quả. Bác những tưởng chiến tranh đã cướp đi tất cả, như thật không ngờ.
− Vậy anh Hoàng Nam và Hoàng Dung tại sao…? - Hùng xen lời hỏi, nhưng anh phân vân chưa biết hỏi sao cho đúng!
− Hai đứa này là con nuôi của bác - Ông Chẩn choàng qua vai hai con, cả hai đứa được bác đưa từ viện mồ côi.
Tiếng Quốc Hùng:
− Bác đã tìm lại được một phần hạnh phúc, bù đắp những mất mát đã qua.
− Quá khứ theo ngày tháng mờ dần trong bác. Giờ đây thật sự hạnh phúc, chỉ còn chờ ngày hai đứa con có đôi bạn mà thôi.
Quốc Hùng đùa.
− Anh Nam và Hoàng Dung nghe chưa, đừng để bác trai phải chờ đợi quá lâu!
− Dĩ nhiên rồi. Tiếng Hoàng Nam: - Anh đang phấn đấu hết mình. Quay sang Huyền anh nheo mắt trêu chọc: - Phải không Huyền.
− Vô duyên, em làm sao biết được chứ?
Hùng cười giòn, anh tiếp:
− Anh Nam thì không phải phải lo, chỉ ngại Hoàng Dung thôi.
− Hừ, em còn nhỏ chứ bộ. Người ta còn đi học mà.
− Ai nói đi học không có quyền lấy chồng hả con gái?
− Con không biết đâu - Dung giậm chân tính cách rất Á Đông: - Mọi người cứ ăn hiếp con hoài.
− Chúng ta tạm gác chuyện này lại đi các con, hôm nay là ngày vui nhất trong đời ta - Ông nhìn hai đứa con của người bạn lòng rộn niềm vui - Hai đứa ngày nay đã lớn, chắc các cháu đã trải qua không ít những ngày gian khổ. Bác muốn biết hai mươi năm qua gia đình cháu sống như thế sao?
− Dạ, để cháu kể - Phương Huyền hồi tưởng lại những gì đã qua và một phần trong cuộc sống hiện tại của gia đình mình. Cô kể như Quốc Hùng đã từng kể cho Thuý Vi.
Ông Chẩn trút tiếng thở dài. Ánh mắt ông như già hẳn đi. Giọng ông trầm buồn, xa vắng:
− Cũng may là chúng ta còn sống và khoẻ mạnh.
Im lặng. Chỉ có tiếng thở rì rào của lá làm lây động không gian. Mùa hương nhãn nhè nhẹ thoang thoảng đưa, ông Chẩn hít một hơi thở vào lòng ngực rồi nói:
− Như vậy là đủ rồi. Quá khứ chúng ta hãy cất nó vào ngăn tủ trong lòng. Tuổi trẻ các con vốn năng động - Ông đứng lên ngắm nhìn bọn trẻ. Giọng ông thật vui ánh mắt thì rạng ngời - Các con hãy vui chơi đi, hãy tận hưởng những năm tháng son trẻ của mình. Đừng lãng phí thời gian vốn là vàng bạc. Nhưng ta nhắc các con một điều, làm người phải sống có mục đích, phải đặt cho mình một lý tưởng và phải biết nghĩ tới tương lai. - Ngừng một lúc ông tiếp: - Cuộc sống của chúng ta ngày nay cuồn cuộn như dòng sông, xã hội càng tiến bộ có nghĩa là dòng sông càng chảy xiết. Chúng ta phải hoà mình vào dòng sông ấy. Đừng để dòng nước cuốn trôi, cũng đừng thu mình sẽ mãi mãi bị nhận chìm dưới đáy. Hãy làm một giọt nước trong muôn ngàn giọt nước khác.
Hùng đứng lên, cả bốn người bạn trẻ cùng đứng. Quốc Hùng lên tiếng:
− Cháu cám ơn bác đã khuyên nhủ, xin bác hãy yên lòng, cháu hứa sẽ cố gắng chan hoà trong cuộc sống hiện tại.
− Tốt lắm! - Bóng ông Chẩn mất dần, ông trả lại cho lớp trẻ bầu không khí của tuổi trẻ.
− Chúng ta đi dạo quanh vườn đi, coi như chúc mừng cho cuộc hội ngộ này.
Quốc Hùng làm bộ thắc mắc, anh trêu chọc hai người:
− Tại sao chúng ta lại không phải là bà con chứ!?
Hoàng Nam thản nhiên:
− Tại vì anh yêu chị Phương Huyền của em!
− Còn em thì… Phương Huyền chưa nói hết đã bị Nam cướp lời:
− Rất yêu anh phải không?
− Còn Khuya… Huyền mở to đôi mắt.
Cô đuổi theo Nam trong khi anh trai thích thú cười vang cả vườn cây. Thế là còn lại.
Quốc Hùng bên cạnh cô gái có nét đẹp đặc biệt của người lai. Chợt cả hai cùng nhìn nhau rồi cùng quay đi vì ngượng. Hoàng Dung cố trấn tỉnh sau tia nhìn đó. Cô với tay lấy một chùm nhãn đưa Hùng. Hương nhãn tuy thơm nhưng không át được mùi thơm con gái.
Hùng đưa tay nhận nhãn, anh lịch sự:
− Cám ơn! Cám ơn Hoàng Dung.
− Cái gì mà cám ơn chứ! - Cô gái cười tinh nghịch: Anh ăn đi, Dung chọn mãi mới được bao nhiêu đó, nó rất ngọt.
Hùng bóc vỏ, cơm nhãn hiện ra trắng ngần, bất giác anh so sánh màu da Hoàng Dung với màu cơm nhãn rồi tấm tắc khen khi thưởng thức hương vị ngọt lịm đầu lưỡi.
− Ngọt lắm Dung thật là khéo tay.
− Không khéo tay đâu. Tại vì cây nhãn này Dung ăn nó từ nhỏ - Cô nhướng mày, cái đầu nghiêng nghiêng thật là duyên dáng: - Không biết từ lúc mấy tuổi nữa, chỉ nhớ là lâu lắm rồi!
− Từ nay sẽ có thêm một người tranh ăn với Dung nữa đó!
− Rất hoan nghênh. Anh thường xuyên lên đây chơi nha, em còn một tuần nghỉ hè nữa.
− Năm nay Dung học lớp mấy?
− Em học lớp 12, là năm cuối cấp.
− Sẽ rất nhiều gian khổ, Dung có chọn cho mình ngành nào chưa?
Cô gái cúi đầu, mái tóc vàng phủ kín bờ vai:
− Thật ra cũng có, đôi lúc em nghĩ tới.
Nhưng còn quá sớm phải không anh?
− Không sớm đâu Dung. Ngay từ bây giờ Dung nên chọn cho mình một hướng đi để mà theo đuổi phấn đấu. Thế Dung thích ngành nào?
− Em muốn vào văn khoa, có cao xa quá không anh?
Hùng cười, chợt anh vui trong lòng vì biết cô gái có chung sở thích:
− Tại sao lại cao xa chứ! Đó cũng là ước mơ của anh ngày xưa. Chỉ tiếc là hoàn cảnh đã làm anh dở dang việc học.
Có tiếng ông Chẩn, ông bước ra trên tay là quyển Abum đã ngã màu vàng, ông lên tiếng khi ngồi xuống ghế:
− Sao hai đứa không đi chơi, quanh đây cảnh rất đẹp. Hoàng Dung không tỏ ra hiếu khách chút nào hết!
− Quốc Hùng đỡ lời:
− Cháu và Hoàng Dung đang trao đổi về việc học.
− Nghe nói cháu đã nghĩ học rồi phải không? Hiện nay cháu đang theo nghề gì? - Mồi một điếu thuốc ông hỏi tiếp: - Cháu có yêu nghề của mình không?
Quốc Hùng mừng vì có dịp thố lộ tình tâm sự. Trước khi tới đây, Hoàng Nam đã nói là sẽ nhờ cha giúp đỡ cho anh.
− Dạ, cháu đang theo nghề viết văn, cháu rất thích nó. Nhưng cháu chưa thành công và đã một lần thất bại.
Ông Chẩn nheo mắt, ánh mắt thích thú:
− Viết văn hả? Cháu còn trẻ lắm! Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không được. Miễn là cháu thật sự yêu thích nó và có một chút năng khiếu.
− Năng khiếu thì cháu không hiểu mình có được bao nhiêu. Nhưng ý thích thì cháu không thiếu.
− Cháu nói đã một lần thất bại, nghĩa là sao?
Hùng thở dài, ánh mắt anh đượm buồn:
− Anh đã gởi bản thảo cho nhà xuất bản, nhưng họ không đồng ý cộng tác với cháu.
Ông Chẩn vỗ vai anh. Giọng thân mật, động viên như một người cha:
− Hãy cố gắng lên anh trai. Đừng vì thất bại mà nản chí - Quay sang Dung ông tiếp: - Dung nó cũng thích viết văn như cháu và bác ủng hộ nó.
− Cháu thì không được sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình.
− Nay mai bác tới thăm mẹ cháu, hai mươi năm rồi còn gì - Giọng ông thân mật: - Bác xem các cháu như con cháu trong nhà. Bác hứa sẽ giúp đỡ cháu, chỉ cần cháu đưa bản thảo cho bác xem qua một lần.
− Để đánh giá năng khiếu của cháu, phải không bác?
− Cháu thông minh lắm! Được rồi, cháu hãy yên tâm đi, bác hứa là sẽ được. Nếu cháu có năng khiếu viết văn thì bác sẽ giúp đỡ.
− Sau này khi trở thành nhà văn, Dung sẽ xin theo anh để tập sự. Dung cũng có ước muốn như anh vậy.
− Không ngờ chúng ta lại cùng sở thích.
− Ngày nay là ngày bác vui nhất từ hai mươi năm qua - Lật quyển Abum ông hỏi Hùng: - Cháu có biết cái gì đây không?
Hùng đáp ngay:
− Chắc là ảnh kỷ niệm của cha cháu.
− Giỏi lắm, cháu xem nè!
Ông Chẩn trao cho Hùng. Trong ảnh là hai người đàn ông đứng trước một dòng suối, hai bên bờ vô số cây. Chúng rủ mình xuống nước, cành lá đan vào nhau, tạo thành cây thiên nhiên rất đẹp. Phong cảnh quen thuộc của quê hương Lộc Ninh, Hùng hỏi giọng xúc động:
− Đây có phải là cháu và bác không vậy?
− Đúng rồi, cha cháu đó! Ảnh chụp lúc cả hai còn là thanh niên.
Hùng lật nhẹ, tấm ảnh chụp bốn người trong đó có cha mẹ anh. Hai người còn lại anh đoán là vợ chồng ông Chẩn.
Hùng khép cuốn Abum khi đã xem qua một lượt. Giọng anh bồi hồi:
− Giá như không có chiến tranh, giờ này chắc là vui lắm!
Hoàng Dung cũng buồn, giọng cô như người có lỗi:
− Con người thật là tham lam phải không cha? Họ đã có đất nước của họ rồi mà còn đi xâm lấn ủa người khác rồi gieo bao đau thương tang tóc, những vết thương âm ĩ trong lòng suốt mấy mươi năm.
Ông Chẩn và Quốc Hùng cảm thông cho nỗi buồn của Dung. Chắc cô chạnh nhớ tới người cha ngoại bang và màu da trắng mà mình đang mình đang mang trên người.
− Thôi các con hãy đi chơi cho khuây khoả đi từ nay hãy chôn kín những chuyện buồn trong lòng.
Ông đứng lên bước vào nhà, dáng cao lớn đầy vẻ nay hãy chôn kín những chuyện buồn trong lòng.
Ông đứng lên bước vào nhà, dáng cao lớn đầy vẻ chịu đựng từ hai mươi năm qua.
Không khí trằm lặng, tiếng chi hoá líu lo, xa xa vang vọng những tiếng gì như sóng vỗ. Gió thổi mạnh, những cơn gió cuối hè vào thu đang trong lành mang theo hơi nước lành lạnh, Hùng nói, anh không muốn sự yên lặng kéo dài đến khó chịu:
− Dường như ở đây gần sông phải không Dung?
− Dạ, ở đây có cầu tàu, cảnh rất đẹp. Dung thường ra chơi vào những lúc trời như thế này.
− Chúng ta tới đó đi!
− Anh cũng thích ngắm sông à?
Hùng gật đầu:
− Ừ, ý kiến của chúng ta có vẻ giống nhau quá!
Hoàng Dung mỉm cười, cô chợt thấy vui vì câu nói của anh.
Con đường dẫn ra cầu tàu trải đá đỏ, nó cũng như phần lớn các con đường khác ở đây được che bởi màu xanh cây trái. Mít tố nữ chín toả hương thơm ngào ngạt. Hùng hít một hơi dài rồi đùa:
− Nếu anh ở đây lâu chắc sẽ chết mất vì bị đầu độc bởi hương thơm cây trái.
− Như vậy là anh không thể có vợ về đất này được rồi.
− Nếu có vợ thì khác.
Dung cười tinh nghịch, nụ cười của cô không khoe hàm răng. Nó như một bông hoa vừa hé nở chúm chím dễ thương làm sao.
− Tại sao vậy, tại sao có vợ thì khác hở anh Hùng?
− Dĩ nhiên là khác rồi, bởi vì có vợ bên cạnh mùi hương trái cây sẽ bị hương thơm của vợ anh xua đi.
− Cái anh này…
− Đừng có nói là anh ăn hiếp em đó!
− Anh lanh quá đi!
Bất giác Hùng nhớ tới Thuý Vi, cô cũng từng nói với anh như vậy, chẳng lẽ ta miệng lưỡi , thật sao? Hùng lẩm bẩm một mình và bị cô gái bắt gặp.
− Anh nói gì vậy? Sao lại nói một mình?
Bất giác Hùng nói thật lòng, anh cũng không hiểu tại sao lại bộc lộ một cách dễ dàng như vậy:
− Anh đang nghĩ câu nói của Dung rất giống một người.
− Chắc là người yêu của anh?
− Dung đoán cái gì cũng đúng hết trơn đó!
Giọng Dung chợt mất vui, đôi mắt cô không còn vẻ long lanh ngời sáng:
− Chị ấy chắc là đẹp lắm!
− Cũng thường thôi, nhưng quan trọng anh rất yêu cô ấy - Anh hỏi Dung giọng của một người anh dành cho đứa em: - Còn Dung, em đã có người yêu chưa?
− Em còn nhỏ mà!
− Anh không tin, xinh đẹp như Dung dễ gò các anh trai bỏ qua.
− Em không nói là hỏng có người theo đuổi.
− Cô cúi đầu thành thật: - Cũng có một vài lá thư, nhưng em không thích.
− Rồi sẽ có ngày em chọn được lá thư đồng ý. Lúc đó em không còn đi dạo như thế này với anh nữa rồi.
Dung đáp giọng lí nhí:
− Nếu anh thích, lúc nào em cũng có thể đi dạo với anh.
Giọng Quốc Hùng hồn nhiên, vô tư. Anh đâu biết rằng một ít cảm tình đã nhen nhúm trong lòng cô gái:
− Rồi em sẽ tin là anh nói đúng. Ồ, tới sông rồi kìa.
Một khoảng trời mênh mông hiện ra, con sông khá lớn đầy nước vỗ vào bờ theo từng cơn gió.
Bên kia hiện ra một vùng xanh xanh mờ ảo của những hàng cây, từng đám lục bình lững lờ trôi nhẹ giữa dòng. Đôi lúc chúng nhô lên rồi lại chúi xuống như con thuyền đang cơn sóng lớn.
− Hoàng Dung bước xuống một tảng đá nằm lẻ loi dưới nước, giọng cô vui trở lại:
− Nếu anh không sợ ướt thì xuống đây đi, em thích ngồi như thế này ngắm trời nước.
− Dĩ nhiên rồi.
Hùng nhảy xuống, anh chợt thấy tảng đá hẹp qua chỉ vừa đủ cho hai người ngồi cạnh nhau.
Thấy Quốc Hùng lúng túng, Hoàng Dung khẽ nắm tay anh giọng cô pha chút ngập ngừng:
− Anh ngồi… ngồi đi. Đứng mãi sẽ bị gió cuốn đi đó.
Gió thật lớn. Hùng ngồi xuống, hương thơm con gái làm anh nhớ Vi hơn. Một Hoàng Dung tươi trẻ xinh đẹp. Đầy sức sống bên cạnh làm anh thoáng rung động. Nhưng rồi nỗi nhớ Thuý Vi lớn dần, lớn dần. Cuối cùng nó chiếm mất hồn anh, đẩy lùi cả vẻ ngượng ngùng ái ngại ban đầu. Anh lên tiếng:
− Đẹp quá! Gió mát làm mặt sông lay nước và con sóng nhỏ làm chao đảo đám lục bình.
− Em rất thích ngồi đây vào những buổi chiều.
− Ước gì anh được gần đây nhỉ.
Hoàng Dung hỏi, mặc dù cô đã biết anh đã muốn nói gì.
− Để làm chi vậy anh Hùng?
− Để được ngồi mãi như thế này!
− Lúc đó em sẽ không đồng ý đâu, em nhất định không để anh chiếm mất chỗ.
− Anh sẽ xin một tí thôi, một chỗ ngồi khiêm tốn!
Dung thoảng đỏ hồng đôi má. Người con gái nào mà không rung động khi ngồi gần một anh trai nhất là anh trai dễ mến! Hoàng Dung đã mười tám tuổi rồi còn gì, cô hỏi nhanh:
− Em ích kỷ lắm! Anh đừng có hòng - Cô chợt chỉ ra xa:
− Anh nhìn kìa!
− Cái gì trôi giữa dòng sông vậy Dung?
− Chiếc tàu đó - Dung cười to, cô trêu ghẹo - Dân thành phố có khác.
− Anh không thấy giống chiếc tàu chút nào.
− Vì còn xa nên anh không nhận ra đó là chiếc tàu.
Hoàng Dung cởi giày cô tinh nghịch đá nước bắn tung toé, những tia nước màu trắng toát nhau bay lên rồi rớt xuống. Dung chợt đổi giọng:
− Lời cha nói đúng quá anh Hùng há!
− Về chuyện những giọt nước phải không?
− Dạ! Cha nói hãy làm một giọt nước của con sông, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Anh xem nè! Em cố hất chúng lên cao, nhưng rồi cuối cùng chúng cũng trở về với dòng sông của mình. Như vậy có phải là hạnh phúc không anh?
− Dĩ nhiên rồi, con người cũng vậy, ai cũng có cội có nguồn. Được tìm về cội nguồn của mình, được sống bên cạnh những người thân yêu ta sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Dung chợt buồn, cô ném mạnh chiếc lá cầm trên tay ra xa, nhưng nó chẳng đi được bao nhiêu. Vì gió đã thổi nó bay trở lại để rồi nhẹ xuống dòng sông.
− Có lẽ em sẽ không bao giờ hạnh phúc!
− Tại sao vậy!
− Quê nội em ở tận nước Mỹ xa xôi, có lẽ suốt đời em sẽ là con bé bơ vơ không nguồn cội.
− Ồ anh xin lỗi vì đã vô tình…!
− Anh thấy mình có lỗi sao? Em không hề nghĩ như vậy.
Hùng nhìn sang cô gái ngồi bên cạnh. Màu da, ánh mắt, mái tóc vàng ấy nhắc anh nhớ ra cô không phải là người Việt Nam hoàn toàn. Hùng hỏi, giọng không được tự nhiên.
− Sao Dung không du lịch sang Mỹ một chuyến, biết đâu…
− Anh bảo em đi tìm cội nguồn của mình à! Em đâu biết trên đất Mỹ bao la ngôi nhà nào là nơi mình phải đến. Nhưng nếu có biết em cũng chẳng ra đi vì ở đây, em có cha, có anh, có tình thương đầy ắp của mọi người. Nói tóm lại em thích ở đây, ngay trên mảnh đất thân yêu này.
− Dung làm anh khâm phục đó. Rất ít người nghĩ được như em. Từ nay Dung có thêm chị Huyền. Sau này có cả mẹ và anh Thái nữa anh tin rằng tất cả mọi người đều yêu thương em như ruột thịt.
Dung hỏi, cô không dám nhìn Quốc Hùng.
− Riêng anh thì thế nào?
− Dĩ nhiên là anh coi em như người thân rồi - Anh nói thêm khi biết Dung sắp cãi.
Bằng chứng là bây giờ anh ngồi ở đây, bên cạnh em nè!
− Em sợ anh rồi đó!
Hùng nhíu mày khi nhớ tới Thuý Vi, giọng anh ngạc nhiên:
− Lạ thật! Sao hai người ai cũng nói anh đáng sợ vậy?
− Người yêu của anh à! Chị ấy tên gì?
− Thuý Vi.
− Chị ấy cũng đã từng nói như em hả?
Hùng gật đầu, Dung tiếp:
− Bởi vì anh thật sự đáng sợ, cho nên cả em và chị Thuý Vi đều nhận xét như vậy.
− Lạy chúa! Anh đáng sợ thật sao?
− Nói vậy chứ không có đâu, anh đừng bao giờ quá tin vào phụ nữ.
− Lạy chúa! Anh vẫn biết vậy mà sao tự nhiên vẫn tin!
− Anh theo đạo à?
Hùng cười, giọng anh đùa cợt.
− Anh giỡn thôi, trên đời này anh không tin vào bất cứ chuyện huyền bí nào hết.
− Em cũng vậy. Nhưng cha cứ bắt em đi lễ nhà thờ.
Con tàu lướt nhẹ qua, nước hai bên be tàu rẽ thành một màu trắng xoá. Tiếng máy theo sóng nước vọng vào nghe ì ầm như từ cõi hư vô. Một vùng trời nước bao la phần phật gió, từng cánh chim lao xuống mặt nước rồi cất lên giữa khoảng không mênh mông. Hùng nghe lòng mình lâng nhẹ. Cảm giác lâng lâng kéo dài không dứt, anh muốn mình như một cánh chim tung bay, uốn lượn giữa lưng trời ấm nắng.
Chiếc cầu dẫn vào nhà thờ Bình Sơn nỗi lên hình vồng. Gió thổi lồng lộng làm ngả nghiêng cành lá. Phương Huyền ngồi bệch xuống cầu, cô cất tiếng than:
− Mỏi chân quá! Em đi hết nổi rồi.
Hoàng Nam cũng ngồi xuống, chàng nhăn mặt:
− Ai biểu lúc nãy em đuổi theo anh dữ vậy. Làm anh cũng mệt lây luôn.
− Hứ! Nói vậy mà nghe được. Đàn ông con trai gì mà yếu ớt quá vậy!
− Anh vốn không phải là con người như vậy.
− Hổng lẽ tại em sao?
− Chớ gì nữa. Mỗi lần ở bên em, anh thấy mình mất đi hai phần ba phong độ vốn có.
Phương Huyền chợt chỉ tay xuống dòng nước, nàng reo như trẻ con:
− Anh xem kìa! Hoa lục bình, hái cho em đi.
− Cái gì?
Nằng nắm tay Nam lay nhẹ, giọng nũng nịu:
− Em thích nó, anh hái cho em đi.
− Trời ơi! Sông sâu như vậy làm sao mà anh hái được?
− Nhưng nó đẹp quá!
Nam gãi đầu, làm mái tóc rối bời thêm:
− Trời ơi, hoa lục bình thì có gì mà đẹp. Để lát nữa vào nhà anh sẽ hái tặng em hoa khác. Em muốn hoa gì cũng được - Chàng đếm ngón tay rồi kể: - Hoa hồng nè, thược dược nè, mặt trời, mặt trăng nè!
Huyền trợn mắt hỏi:
− Có loại hoa tên Mặt trăng sao?
− À!...À! Anh nói lộn, chỉ có mặt trời thôi, hoa hướng dương đó.
− Hướng dương hả, hoa đó cũng đẹp thiệt…!
Nam cười mừng rỡ, chàng không muốn lội sông hái hoa chút nào hết.
− Vậy chúng ta vào nhà thờ đi, ở đó có nhiều hướng dương lắm!
− Em chưa nói hết - Huyền làm ra vẻ thản nhiên. Đẹp thì có đẹp, nhưng đâu có bằng hoa lục bình. Anh hái cho em đi, nó sắp trôi qua rồi kìa!
Hoàng Nam đau khổ, chàng nhăn mặt đến độ không còn thấy cặp mắt vốn không lấy gì làm to lắm:
− Huyền à! Em tuổi con gì vậy?
Phương Huyền ngạc nhiên. Nàng hỏi trong khi mắt mở lớn:
− Em tuổi thân, sao anh hỏi trong lúc này?
− Hèn gì! Anh tuổi con ngựa nên cứ bị con khỉ ngồi trên lưng hoài. Anh sợ em luôn đó.
Huyền cười giòn, nàng lôi Nam dậy rồi nói:
− Tha cho anh lần này, bây giờ em thích hoa mặt trời hơn.
− May là anh thuộc loại con ngựa chiến rất thông minh, cho nên đôi lúc cũng đỡ. Huyền đứng dậy, nàng nói:
− Dường như lúc này em thích màu tím của hoa lục bình nữa rồi!
− Thôi, thôi. Cho anh xin đi - Nam kéo nàng đi, giọng khổ sở - Em có biết bây giờ trời lạnh lắm không?
Nhà thờ Bình Sơn ngày thứ năm nên vắng, cửa đóng kín, không khí trang nghiêm càng uy nghi hơn bởi vẻ sạch sẽ quá đáng quanh nó.
Không một cọng rác, dù nhỏ nhất trên sân. Xung quanh nhà thờ trồng rất nhiều hoa, những cây hoa mặt trời cọng nhỏ nhưng mang trên mình một đoá hoa rất lớn. Từng đoá hoa huệ mọc thành hàng bao quanh nhà thờ.
Ở đây vắng lặng đến nỗi nghe từng tiếng lá rơi. Trời lặng gió, không khí có vẻ ôi bức. Huyền mệt mỏi ngồi bệt xuống đất, bên cạnh một khóm hoa hồng. Nam bước tới, chàng lấy khăn tay lau từng giọt mồ hôi trên trán người yêu, giọng quan tâm:
− Em mệt lắm hả?
Huyền không trả lời, nàng hỏi lại.
− Còn anh?
− Nam nhi đại trượng phu - Tánh anh hay đùa - Thì sợ gì mệt nhọc chứ!
− Có sạo không đó!
− Em không tin à?
− Dĩ nhiên rồi, ai mà tin anh có ngày tiêu luôn.
− Nếu vậy bây giờ chúng ta trở về để chứng minh lời anh nói là sự thật. Anh xin tình nguyện cõng em về.
− Còn khuya - Nàng chu môi, gương mặt đáng yêu - Anh khôn quá trời đi. Thôi bây giờ em không giỡn, chúng ta nói chuyện nghiêm túc đi.
− Chuyện nghiêm túc à! - Ngẫm nghĩ một lúc, chàng tiếp - biết nói gì đây. À! Nhớ rồi, chuyện đám cưới, chuyện đó là nghiêm nhất.
− Đám cưới ai? Huyền hỏi, giọng nàng nghi ngờ.
− Dĩ nhiên là của tụi mình rồi.
Huyền có vẻ giận:
− Anh cũng nghĩ tới nó sao? Quen nhau mấy năm rồi mới nghe anh nói tới vụ đó.
Nam vẫn đùa:
− Tánh là vậy đó, đã không nói thì thôi, hễ nói là sẽ làm liền.
− Đùa dai, anh lúc nào cũng vậy hết.
Huyền quay mặt, nét giận vẫn còn phảng phất.
Nam bỏ chỗ ngồi, chàng đi qua phía hai người đang nhìn, giọng nghiêm túc:
− Anh không có đùa, bây giờ anh xin cưới em đó.
− Sao đột ngột vậy?
− Thật ra anh định nói với em lâu rồi, nhưng hôm nay là dịp thuận tiện nhất. Anh đã tốt nghiệp đại học và có chuyện làm, anh có thể nuôi em và con sau này rồi! Em gật đầu đi nha.
− Em đâu có biết - Nàng cúi đầu, gương mặt ửng đỏ - Còn phải hỏi ý kiến mẹ và cha anh nữa. Biết người có đồng ý không?
− Dĩ nhiên rồi, hồi đó cha anh và cha em xem nữa là bà con. Bây giờ ông bà già mà nghe tin tụi mình muốn làm bà con thật, chắc ổng bả sẽ vui lắm!
Huyền cười, nàng không thể nhịn được chàng trai lúc nào cũng vui nhộn này.
− Coi cái tướng của anh kìa. Đầu tóc lúc nào cũng rối, áo quần thì lượm thượm. Vậy mà đòi cưới vợ.
Nam xích lại gần hơn, chàng choàng tay qua vai Huyền tiếp tục đùa:
− Nếu anh không lầm thì em rất thích cái vẻ không được tươm tất của anh?
Huyền ngã người vào lòng chàng, ánh mắt nàng nhìn lên bầu trời xanh thăm thẳm.
− Chắc trên thế gian này, em là người con gái duy nhất có ý thích kỳ quặc như vậy.
− Còn anh là người con trai không có người thứ hai.
− Còn nữa, sau này em không sợ anh bồ bịch lăng nhăng vì cái vẻ lượm thượm của anh, em tin sẽ không có cô gái thứ hai thích nó. Em chỉ sợ cái miệng của anh thôi. Nó dẻo như kẹo cao su vậy.
− Lạy chúa! Chắc là cái miệng anh xấu lắm!
− Em quên nữa - Cô nhổm người dậy hỏi, vẻ bồn chồn - Đám cưới những người có đạo như anh sẽ như thế nào?
Nam đùa, ánh mắt anh tinh nghịch:
− Đầu tiên là đi lễ nhà thờ, sau đó từ nhà thờ trở về, cô dâu không tự đi bộ, cũng chẳng đi xe.
− Em không thích đi máy bay đâu - Huyền cũng đùa.
− Dĩ nhiên là không có máy bay để đi rồi.
− Hổng lẽ anh cõng em?
− Còn phải hỏi nữa, anh phải cõng em về chứ sao - Nam nói giọng thật nghiêm làm Huyền thấy hơi lo. Cô hỏi:
− Có thật vậy không anh?
− Anh mà nói láo cho trời phạt anh đi.
Huyền cũng nghi ngờ, cô hỏi tới:
− Phạt cái gì?
− Là phạt anh suốt đời phải làm chồng em.
− Á.
Cô giậm chân, đưa tay quất anh liên tục. Chợt cả hai cùng im lặng. Đâu đó có tiếng chim kêu.
Thì ra trên cành có hai chú chim đang trò chuyện. Chúng quấn quít bên nhau như đôi tình nhân.
Nam kéo Huyền vào lòng, anh đặt lên tóc cô một nụ hôn, lên má cô rồi lên môi. Họ quyện vào nhau trong nụ hôn dài không dứt. Thánh đường vẫn uy nghi lặng lẽ bên cạnh. Một cơn gió đùa qua làm lay nhẹ mấy cánh hoa. Gió mang theo hương thơm đồng nội, hoà vào hương tình yêu đôi lứa.