Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> NAM THIÊN ĐẠI HIỆP

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 19271 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

NAM THIÊN ĐẠI HIỆP
Vũ Quân

HỒI THỨ CHÍN

 

Tập kích bất ngờ, Mai Sơn tổn thất
Sau buổi khóc cha,  Thanh Nhân khởi  bước giang hồ


     Theo kế hoạch, sáng ngày tất cả những cao thủ ở Mai Sơn, những người đặc trách các trạm canh phòng, võ sư đều tập trung về thạch thất, những người không có võ công sẽ tập trung vào hai võ đường đã được  Thanh Nhân bố trí thạch trận bảo vệ. Ở hai võ đường này đã có thạch trận chỉ cần cắt cử thêm một vài cao thủ hiện diện thêm là đủ an toàn.
Kế hoạch của Thùy Dung, Phạm Minh và các anh hùng hiện diện ở Mai Sơn đã sai lầm.
Trời chưa sáng, trong lúc mọi người còn trong giấc ngủ chập chờn, có kẻ thức vừa thức tập luyện vài đường võ cho giãn gân cốt, thì tín hiệu và tiếng còi báo động đã dồn dập vang lên từ các trạm canh. Phạm Minh và các huynh đệ của ông ở thạch thất cùng thức giấc vội vàng chia nhau tiếp ứng. Thùy Dung ở nhà nghe báo động, đánh thức các con và  Thanh Nhân bảo họ chạy lên nhà Đoàn phu nhân tạm lánh rồi xách kiếm phi thân xuống võ trường. Khi bà đến nơi, thần quyền Phạm Minh, bắc minh Đặng Dương, thiết quài Trần Chất, ma đao Vũ Kiệt, thần thương Phan Diệu, một người phải cự chiến với bốn năm tên áo đen bịt mặt. Những cao thủ hạng hai, hạng ba đặc trách các trạm canh phòng cũng phải giao đấu với một hai tên. Một bọn hắc y khác đang đuổi giết các võ sinh, bọn Phùng Đạt Thành, Trần Vân Di, Nguyễn Dật gần như bất lực trong việc bảo vệ và đưa họ vào trú ẩn trong thạch trận. Tiếng gươm đao va chạm nhau chan chát, xác võ sinh bị giết chết đã nằm ngổn ngang đó đây.
Nhìn qua cục diện, Thùy Dung thấy việc tiếp ứng cho các đệ tử đưa võ sinh vào thạch trận là cần thiết hơn hết, bà phi thân đến bên Phùng Đạt Thành bảo  Thanh Nhân và hai đệ tử đưa người vào trận còn bà thì ngăn chận bọn áo đen.
Không mấy chốc bà cũng ở vào tình trạng bọn Phạm Minh, một mình phải cự chiến với năm sáu tên hắc y bịt mặt.
Có Thùy Dung, số hắc y đuổi giết võ sinh bớt đi mấy người, nhưng số còn lại không người ngăn cản vẫn đuổi giết bọn thanh niên võ sinh như cọp vào đàn dê. Những tiếng kêu la thảm khốc đó đây tiếp tục vang lên không ngớt như những mũi kim đâm vào tim Phạm Minh, Thùy Dung và những vị anh hùng. Họ phẩn nộ tột cùng, thi triển tất cả tuyệt học bình sinh mong giải quyết sớm những người đang vây đánh họ, nhưng bọn hắc y cũng võ công không phải tầm thường. Bọn chúng cũng như đã sắp xếp sẳn, những người có võ công cao trong bọn chúng thì vây lấy tấn công những người có võ công cao hơn ở Mai Sơn. Sáu người đang vây đánh Phạm Minh võ công so ra cũng tương đương với ma đao Vũ Kiệt. Thùy Dung đến sau, nên những người đang vây đánh bà võ công thấp kém so với những người đang vây đánh Phạm Minh, Đặng Dương, Trần Chất.. không mấy chốc, bà đã giết được mấy đứa. Nhưng khi mấy đứa hắc y này bị giết, thì năm sáu đứa khác đang đuổi giết võ sinh lại ngừng tay kéo đến bao vây bà. Trận chiến khốc liệt kéo dài cho đến mặt trời lên vài sào, Phạm Minh giết được một tên, Thùy Dung giết được ba bốn tên nữa. Về phía bọn Đặng Dương thì họ cũng đả thương được một vài tên đang vây đánh mình, nhưng thân thể cũng bị thương nhiều nơi, máu ra đỏ áo. Những cao thủ khác của Mai Sơn nhiều người đã bị bọn áo en giết chết, khi một cao thủ Mai Sơn bị hạ, bọn Hắc y không ngừng tay lại vung kiếm tiếp trợ đồng bọn, thành ra người của Mai Sơn càng lúc càng nguy ngập. Phạm Minh vừa chống đỡ vừa quan sát măët trận lấy làm lo âu cho các huynh đệ, càng lúc ông càng nóng nảy, gia tăng kình lực vào đường quyền, nhưng bọn vây đánh ông võ công đã không phải tầm thường lại liên thủ với nhau rất nhịp nhàng nên ông vẫn tiếp tục bị cầm chân với năm mũi kiếm còn lại. Bọn võ sinh lúc này những người còn lại đã được đưa vào thạch trận. Một số hắc y đuổi theo võ sinh vào trận, hốt hoảng trước ảo ảnh, bị bọn Phùng Đạt Thành dùng kiếm đâm chết vứt xác ra ngoài, bọn ở bên ngoài nhìn thấy chuyện kỳ lạ không dám đột nhập nữa, chia nhau đi tiếp trợ đồng bọn.
Trận chiến càng lúc càng bất lợi cho phái Mai Sơn. Nếu không trốn chạy, tiếp tục cự chiến tất cả những cao thủ Mai Sơn
sẽ bị tiêu diệt. Phạm Minh, Thùy Dung, Đặng Dương... lòng rối như tơ không biết phải làm sao để vãn hồi kiếp nạn.
Trận chiến kéo dài thêm một thời gian nữa, ma đao Vũ Kiệt và thần thương Phan Diệu đã bị bọn hắc y kiềm chế. Bọn hắc y vây đánh hai người này điểm huyệt họ rồi múa kiếm tấn công những người còn lại. Trong đó có một vài tên đến tăng cường với bọn đang vây đánh Phạm Minh và Thùy Dung. Phạm Minh không hổ danh vô địch thần quyền, càng đánh quyền thế của ông càng mạnh bạo, những người vây đánh ông là hảo thủ số một của bọn áo đen, chúng lần lượt bị ông đả thương. Một người bị ông loại khỏi vòng chiến, thì hai ba tên áo đen khác lại đến thế chỗ và áp lực của chúng không bao giờ giảm.
Thùy Dung thì trái lại lúc này đã bị nhiều vết thương, đường kiếm bắt đầu rối loạn. Trong thạch trận nhìn ra, nhận thấy sư mẫu sắp bị nguy hiểm, ba đệ tử của Phạm Minh được cắt cử bảo vệ cho bọn võ sinh, nóng lòng xông ra tiếp ứng. Đang dồn hết tâm trí chiến đấu với kẻ thù, nhìn thấy bọn đệ tử Phùng Đạt Thành múa kiếm xông đến giúp mình, Thùy Dung sực tỉnh ngộ, réo gọi:
- Phạm đại ca! chúng ta ít người thế yếu nên vào xung phá vòng vây vào thạch trận nghỉ dưỡng sức một thời gian rồi liệu tính sau.
Nghe lời kêu gọi của Thùy Dung, Phạm Minh hét lớn:
- Dung muội, Đặng đại ca và các vị huynh đệ nên tìm cách thoát đi, ta phải liều sống chết với bọn này. Vô địch thần quyền Phạm Minh ta từ lúc ra đời đến giờ chưa bao giờ nói đến chữ trốn chạy hay tạm lánh kẻ thù.
Thùy Dung cố đem điều đạo nghĩa thuyết phục chồng:
- Nghĩa vụ của Phạm đại ca mang trên mình rất lớn lao, đại ca phải nghĩ đến đại cuộc, nếu có mệnh hệ gì thì ai thay đại ca để gánh lấy trách nhiệm?
Phạm Minh vừa gia tăng kình lực tấn công bọn hắc y đang bao vây mình vừa nói:
- Dung muội! Bọn chúng bao vây làm tiểu huynh không tiếp trợ được cho Dung muội và các vị huynh đệ là quá lắm rồi. Bọn chúng còn lâu mới động được đến chéo áo của ta. Dung muội, Đặng Đại ca và các vị huynh đệ hãy rút lui trước đi đừng quan tâm đến ta, Phạm Minh này khi muốn đi không ai có thể cầm giữ nổi.
Thùy Dung biết khó thuyết phục Phạm Minh, trong xoay chuyển tìm kế cứu lấy Lê Anh và Phan Diệu, bà ra dấu cho ba đệ tử yểm trợ mình, vận dụng nội công dùng phép truyền âm nói với Đặng Dương sẽ cùng bất ngờ xông ra cứu người rồi tạm thời rút lui vào thạch trận. Thấy Thùy Dung phải nhờ đệ tử bảo vệ, kiếm chiêu yếu ớt, Phạm Minh sợ bà nguy hiểm, thúc hối:
- Dung muội hãy tạm nghỉ đi, ta giết thêm vài tên trả thù cho những anh em thảm tử rồi sẽ gặp lại Dung Muội sau. Bọn chúng không ngăn cản được ta. Dung muội đừng lo.
Thùy Dung nghe Phạm Minh quát tháo, chưa kịp trả lời, thì một ngọn cây cao cách trận chiến không xa, một tràng cười sắc lạnh vang lên:
- Võ công của Vô Địch Thần Quyền khá lắm, nhưng ta đã được lệnh của thái sư phải tiêu diệt toàn bộ phái Mai Sơn thì các ngươi có trốn lên trời, chui xuống đất cũng không toàn mạng.
Nghe nói, Phạm Minh hét:
- Khá lắm, cuối cùng cũng biết bọn ngươi là nha trảo của Trần Thủ Độ. Hẳn ngươi là thủ lãnh hãy xuống đây đấu với ta ba trăm hiệp.
Trên ngọn cây vừa phát ra tiếng nói một người áo đen bịt mặt phi thân lên cao rồi thân pháp tà tà theo góc độ đáp xuống hiện trường. Khinh công của  người này cũng đã nói lên  Thanh Ngân là một cao thủ nhất nhì võ lâm. So với Thi Kiếm cũng một chín một mười. Chân vừa đáp xuống đất,  Thanh Ngân rút kiếm ra khỏi vỏ phi thân đến một thân cây gần đó, ánh kiếm chớp động rồi  Thanh Ngân lại đáp xuống đất. Khi tên hắc y trên ngọn cây xuất hiện, bọn áo đen tấn công người Mai Sơn các nơi đều ngừng tay, chúng nhảy ra khỏi trận chiến qùy một chân xuống đất:
- Tham kiến phó tổng quản.
Khoát tay ra hiệu miễn lễ cho bọn áo đen, tên hắc y ném cho Phạm Minh một khúc cây ngắn cười gằn:
- Ngươi xem, ngươi có thể đấu với ta ba trăm hiệp hay không?
Phạm Minh cầm khúc cây ngắn lên xem, thấy hai đầu khúc cây như được tiện tròn, trên khúc cây bảy vết chém đều đặn, không dài không ngắn, cự ly y hệt như nhau. Khúc cây nói cho Phạm Minh kẻ trước mặt là một đại gia kiếm thủ, một chiêu kiếm đưa ra bao hàm chín thức. Cầm khúc cây Phạm Minh tâm thần chấn động. Tuy nhiên ông vẫn cười khẩy:
- Cửu u điện kiếm! Bộ kiếm pháp nghe nói  đã thất truyền từ lâu không ngờ ngày nay đã xuất hiện trên mình tôn giá. Xin cho biết phương danh. Kẻ có võ công cao như tôn giá thiết nghĩ không cần phải bịt mặt như bọn đầu trộm đuôi cướp.
Tên hắc y lại cười gằn:
- Mắng khá lắm! Mắng khá lắm. Thần quyền không chỉ nổi danh với bảy mươi hai đường  Mai Sơn quyền ăn đứt cả quyền pháp Thiếu Lâm Tự ở Thiếu Thất Sơn mà hôm nay mới biết còn có khả năng nắng chưởi người nữa. Chúng ta tất cả đi hành sự đều phải bịt mặt vì luật lệ trói buột. Trong võ lâm mạnh thì sống,
yếu thì chết, giỏi là còn, dở là mất, tên họ, mặt mày không quan hệ. Vì thể theo đức hiếu sinh của thượng đế, ta muốn giải quyết vấn đề ở đây bằng cách song phương giao đấu với ngươi với một điều kiện, ngươi nghĩ sao?
Thấy võ công của kẻ trước mặt thuộc hàng võ lâm đại cao thủ, Phạm Minh đã có chút vị nể, gọi  Thanh Ngân là tôn giá, nhưng đối lại  Thanh Ngân quá phách lối nói với Phạm Minh một điều là ngươi, hai điều là ngươi ông tức giận:
- Phạm Minh ta lăn lộn trong giang hồ từ thời còn trẻ đến vẫn chưa gặp qua đối thủ, ta không nghĩ cửu u điện kiếm của nhà ngươi có thể khuất phục được ta. Điều kiện gì nhà ngươi cứ nói đi.
Tên hắc y chậm rãi, gằn từng tiếng:
- Nếu ngươi bị bại toàn thể nhân số Mai Sơn quy thuận triều đình. Nếu ta bị bại tất cả hắc y nhân tại đây sẽ tự xử trước mặt các ngươi.
Điều kiện của tên hắc y nêu ra xét cho cùng vẫn tiện nghi cho phái Mai Sơn, vì tiếp tục cuộc chiến thì người của Mai Sơn kém hơn tất cuối cùng sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, nếu bị bại phải
quy thuận Trần triều lại là điều ông không thể làm. Phạm Minh chau mày khó chịu.
Thùy Dung đã nhìn thấy thân pháp của gã bịt mặt, không dám cả quyết Phạm Minh có thể tThanh Ngâng Thanh Ngân được nên cũng không biết phải làm sao góp ý cho chồng. Đặng Dương vốn tính nóng nảy tức giận:
- Con bà nó! Tại sao lại phải quy thuận Trần triều? Nếu ngươi thua thì người của ngươi phải tự xử trước mắt chúng ta. Còn nếu Phạm đệ thua thì chúng ta tự xử trước mặt các ngươi có phải là công bình hơn không? Quy thuận Trần triều thì thà rằng chúng ta chết hơn là sống.
Tên hắc y cười lạt:
- Bắc Minh Thần Kiếm nổi tiếng bộc trực, không chịu tiện nghi người khác chút nào. Thôi được! Ta cũng đồng ý với đề nghị của ngươi. Vấn đề là không hiểu vô địch thần quyền có dám chịu đề nghị của ngươi hay không?
Mấy tiếng vô địch thần quyền tên hắc y nói giọng kéo dài có tính cách diễu cợt. Hơn nữa Đặng Dương đã nói ra chẳng lẽ ông không đồng ý. Phạm Minh buông gọn:
- Được! Ta đồng ý.
Nói xong Phạm Minh cầm khúc cây liệng ra ngoài, chuẩn bị tư thế tiếp chiến. Khúc cây nhỏ ông ném đi trong sự bực tức bay cao trên không nếu rớt xuống đất sẽ cách chỗ mọi người đang đứng khá xa. Khi Phạm Minh và tên áo đen vừa chuẩn bị tư thế kịch chiến với nhau, thì chuyện lạ phát sinh. Trên một thân cây gần hiện trường, một bóng màu nâu nhỏ nThanh Ngân phi thân theo chụp lấy khúc cây, xoay thân hình trên không rồi từ trên lưng chừng chân không không biết xử dụng thân pháp gì lại quay ngược về hiện trường, đáp nhẹ nhàng xuống giữa Phạm Minh và người áo đen cười khà khà. Người này là một ông già nhỏ thó, đen đủi, dưới cằm râu lưa thưa. Ông ta chấp tay nói với Phạm Minh:
- Người đưa thư của thần tướng xin bái kiến Phạm chưởng môn. Quân sư và đoàn tùy tùng của người lên yết kiến chưởng môn, cập thuyền ở bờ sông chờ đợi khá lâu không thấy động tĩnh, sai lão phu lên đây thăm dò trước và thông báo cho chưởng môn. Dọc đường lão phát hiện nhiều xác chết biết có biến cố phát sinh nên đi lẹ vào đây và...
 Lão quay lại gãi tai làm trò khỉ với tên hắc y rồi nói tiếp:
- Được nghe tên cửu u du địa ngục này khoác loát với chưởng nôm lấy làm tức giận nên có cử chỉ thất lễ, mong chưởng môn tha thứ. Chứng kiến tuyệt kỹ khinh công có một không hai của lão già, Phạm Minh khiêm nhường:
- Tiền bối thật là võ công phi phàm, mong cho biết tôn danh.
- Hà hà! tiền bối và tiền biếc gì. Ta chỉ là một người sai vặt của Thần tướng. Phạm chưởng môn không trách phạt việc đưa thư mà không chịu diện kiến là ta tri ân lắm rồi. à! mà ta có thể thông báo cho quân sư ta vào gặp chưởng môn hay không?
Biết bọn đưa thư ước hẹn xin bái sơn không thuộc phe áo đen, Phạm Minh an lòng nhưng cũng cảm thấy khó xử:
- Qúy vị đến viếng Mai Sơn trong lúc này, thật tình chúng tôi không biết làm sao cho trọn tình chủ khách.
Lão già lại gãi tai rồi chỉ bọn áo đen:
- Có phải bọn này đang làm khó dễ chưởng môn đấy phải không. Ta phải đuổi cổ chúng đi để chưởng môn có thì giờ đàm đạo với quân sư của ta.
Tên áo đen nghe lão già ăn nói lớn lối, hét lớn:
- Ngươi là con qủy hồ đồ ở đâu đến đây? Ngươi nghĩ mũi kiếm của ta không sắc bén lắm thì phải.
Lão già nhỏ thó cười ha hả:
- Cửu u điện kiếm thật sắc bén! Thật sắc bén! Bén lắm nhưng không phải đụng ai cũng có thể bắt nạt được. Nếu không cho ngươi xem chút tuyệt kỹ của những người dưới trướng thần tướng thì nhà ngươi cũng sẽ tiếp tục mục hạ vô nhân.
Tên áo đen nói lớn:
- Nếu ngươi có tuyệt kỹ, thì xin xuất chiêu. Ta không có thì giờ với tên điên khùng như ngươi.
Trước sự giận dữ của tên áo đen, lão già vẫn cười:
- Không cần phải đấu! không cần phải đấu! Nếu phải đấu ta cũng bắt chước để cho ngươi xem một vật  đã.
Lão già lại gãi tai rồi quay sang Thùy Dung:
-  Phu nhân có thể cho lão phu mượn đỡ lưỡi kiếm trong giây lát được không?
Thùy Dung đang muốn lão gìa và tên áo đen đánh nhau để Phạm Minh có cơ hội xem tuyệt kỹ của họ nên nhanh nhẩu:
- Lưỡi kiếm của tiểu nữ rất hân hạnh được một danh thủ kiếm pháp như tiền bối xử dụng.
Thùy Dung nói rồi hai tay mang kiếm đưa cho lão gìa.
 Lão già làm bộ điếc lác nghe hai tiếng tiểu nữ thành tiên nữ, cười khà khà:
- Hà hà đã có kiếm của tiên nữ thì hầu lão ta không thể để mất mặt nếu không Tây Vương Mẫu sẽ phạt không cho ăn đào, hà hà... Cùng với tiếng cười hà hà một cách hoạt kê, lão gìa ném khúc cây đang cầm trên tay lên không, nhanh nhẹn như qủy muội chụp kiếm của Thùy Dung phi thân theo sau. Ánh kiếm chớp động rồi lão  hạ thân xuống đất.
Khi lão hạ chân xuống đất lưỡi kiếm đưa ngang, khúc cây dựng thẳng đứng trên lưỡi kiếm. Mọi người chưa biết lão đang làm trò gì, thì lão xoay lại nói với tên áo đen:
- Ngươi hãy xem khúc cây của ta rồi muốn đấu hay không tùy ngươi. Lão hất khúc cây cho tên áo đen,  Thanh Ngân đưa tay chụp lấy. Khúc cây đã bị lão già chặt ra mười mấy khúc ngắn.  Thanh Ngân chỉ nắm được vài khúc còn các khúc khác rơi lả tả xuống đất. Khúc cây bị nén trên không không có điểm tựa, sức mạnh chạm vào thì bay xa, nhưng lão già trong một chiêu chặt được ra mười mấy khúc và dùng nội công làm hấp lực giữ yên như một khúc cây còn nguyên dính cứng trên lưỡi kiếm thật là tuyệt kỹ phi phàm. Chứng kiến thân thủ của lão già, từ cách phi thân đến cách thức ra chiêu, Phạm Minh thầm so sánh và đánh giá lão còn hơn thi Kiếm một bậc. Tên áo đen cầm mấy khúc cây ngắn lên xem.
 Gã bịt mặt không biết sắc diện biến đổi như thế nào, nhưng ngần ngừ hồi lâu rồi khoát tay bảo thuộc hạ.
- Đã có cao nhân tiếp trợ cho bọn phản nghịch Mai Sơn, chúng ta hãy rút lui.
Nói xong  Thanh Ngân phi thân ra đi và bọn áo đen cũng nhanh chân chạy theo sau  Thanh Ngân. Dĩ nhiên bọn Phạm Minh không ai ra tay cản trở.
Bọn áo đen ra đi, Phạm Minh chắp tay cám ơn lão già:
-  Đa ta sự viện trợ của tiền bối. Xin cho biết tôn danh để ghi nhớ về sau.
Lão già chắp tay đáp lễ, thái độ nghiêm chỉnh không có vẻ hoạt kê như trước:
-  Lão vốn đồng họ với chưởng môn, trước đây ba mươi năm được giang hồ thương yêu tặng cho danh hiệu là Lưỡng Châu Nhất Kiếm.
Tên tuổi của lão già được nói lên làm mọi có mặt không hẹn cùng kêu lên kinh ngạc. Nguyên vào đời vua Cao Tôn, Phạm Du làm loạn ở Nghệ An, vua sai quan Phụng Ngự Phạm Bỉnh Gi đem quân Đằng Châu và Khoái Châu đi đánh dẹp. Nhận được lệnh vua, Bỉnh Gi đã mấy lần đích thân đi mời Lưỡng Châu Nhất Kiếm tùng chinh với mình. Do Bỉnh Gi mời mọc nhiều lần Lưỡng Châu Nhat Kiếm đã được quân lính Đằng Châu và Khoái Châu thời bấy giờ gọi ông là Phạm Gia Cát. Ông ta có tên là Phạm Ứng Long chẳng những nổi tiếng vì kiếm pháp tuyệt luân mà còn nổi tiếng là một người phong tư tuấn nhã, đa mưu túc trí. Khi Bỉnh Gi bị vua Cao Tôn hồ đồ bắt giam, Ứng Long đã can ngăn bọn Quách Bốc án binh bất động, tìm kế cứu Bỉnh Gi, nhưng bọn Quách Bốc nóng lòng với chủ tướng, kéo quân về kinh làm loạn, vua Cao Tôn lúc bấy giờ nếu sáng suốt thả Bỉnh Gi ra để ông ta an úy bọn tỳ tướng của mình thì vận nghiệp nhà Lý không đến nỗi nào, trái lại nhà vua lại hồ đồ đem
Bỉnh Gi và con là Phạm Phụ ra Lương Thạch đâm chết rồi bỏ kinh thành mà chạy ra Quy Hoá Giang, thái tử Kiểu là Huệ Tông chạy đến Lưu Gia Thôn lấy con gái Trần Lý cũng là người đang có dã tâm chiêu binh dựng nghiệp, đưa đến cái họa mất nước sau này. Mặc dù có can ngăn bọn Quách Bốc, nhưng khi họ nhất quyết đưa quân vào kinh cứu Bỉnh Gi ra, Ứng Long cũng tham gia và lúc bấy giờ giang hồ truyền thuyết cho rằng nhờ võ công của ông mà Quách Bốc đã hạ kinh thành rất nhanh chóng không ai cản trở nổi. Việc Quách Bốc đem xác của cha con Bỉnh Gi về Đông Bộ Đầu tế lễ rồi lại kéo về cung Vạn Duyên tôn hoàng tử Thầm lên ngôi hoàng đế, giang hồ cũng truyền thuyết là do mưu kế của Ứng Long, nhưng khi thái tử Thầm lên ngôi thì không ai còn thấy Ứng Long xuất hiện. Sự mất tích của ông được đồn đãi là do Quách Bốc ghen tài, sợ quân Đằng—Khoái sẽ tôn ông làm thủ lãnh nên ám hại.
Nghe lão già xưng mình là Lưỡng Châu Nhất Kiếm, mọi người từ Phạm Minh đến Lê Anh đều kinh ngạc, Họ kinh ngạc vì ông đã mất tích mấy chục năm nay lại xuất hiện trở lại mà cũng kinh ngạc vì một người có tiếng là phong tư tao nhã năm xưa hiện nay lại trở thành một lão già nhỏ thó, lưng gù, đen đủi.
Như nhận biết được sự ngạc nhiên của mọi người, Nhất Kiếm buồn rầu:
 - Vật đổi sao dời, non sông thay đổi, bạn hoá thành thù, thù sau thành bạn, thì vóc dáng con người có thay đổi cũng không có gì để các vị anh hùng phải ngạc nhiên.
Lão nói xong cười khành khạch, tiếng cười như tiếng khóc.
Phạm Minh sau một phút ngạc nhiên trở nên rất cung kính:
- Vãn bối thường được nghe tôn sư nhắc đến những thiên tài võ học năm xưa, trong đó có tiền bối. Hôm nay lại không ngờ lại được diện kiến. Nếu tôn sư gặp được tiền bối hẳn người vui mừng khôn xiết.
Nhất Kiếm vui vẻ:
-  Ta cũng từng nghe danh Đinh lão và cũng từng ước ao được gặp uống vài chung Mai Sơn quế lộ, đánh ít ván cờ ..hà hà..Đáng tiếc hiện nay lão không có mặt ở đây.
Phạm Minh ân hận:
-  Nếu có tôn sư ở đây Mai Sơn ngày hôm nay không bị thiệt hại như thế này, vãn bối thật là bất tài.
Nhất Kiếm nhìn quanh thấy xác chết nằm rải rác đây đó, cau mày:
- Quân sư ta nhận chỉ thị của Thần tướng đến đây gặp chưởng môn để bàn thế liên minh quật khởi. Đại cuộc bàn luận cũng phải cả ngày trời. Trong tình trạng Mai Sơn bị thiệt hại thế này, ta không hiểu chưởng môn có thể còn tâm trí hay không?
Phạm Minh khổ sở:
-  Chưa biết được Thần tướng là ai, nhưng có được một người như Phạm tiền bối phục vụ dưới trướng hẳn ông ta là một thiên tài đặc biệt. Quân sư nhất định cũng không phải là kẻ tầm thường. Được nghe lời cao đàm của những bậc kỳ nhân thật là tam sinh hữu hạnh, nhưng anh em đang thảm tử như thế này, thú thật vãn bối khó có thể nào bình tâm tỉnh trí.
Nhất Kiếm gãi tai lấy làm khó xử:
-  Trong tình trạng tang gia bối rối như thế này, chưởng môn và quân sư ta khó có thể nào đàm đạo được!
Rồi ông mau mắn:
- Để ta ra trình với quân sư chờ dịp khác sẽ trở lại bái kiến chưởng môn nhân là hay hơn hết.
Nhất kiếm vừa dứt lời thì từ xa có tiếng nói vọng đến:
- Phạm lão huynh không cần phải trình báo với ta. Ta xin vào diện kiến chưởng môn nhân trong giây lát, ước hẹn một dịp khác gặp gỡ rồi cáo từ. Hôm nay không nên làm bận rộn chưởng môn nhân hơn nữa.
Nhất kiếm nói chuyện với Phạm Minh không lớn lắm, nhưng ở xa người đang đến cũng nghe được chứng tỏ thính lực có một không hai. Câu nói cũng không dài, nhưng tiếng nói vừa dứt thì người cũng đã đến nơi. Nội công ấy, khinh công ấy làm cho Phạm Minh bàng hoàng kính phục. Người đến là một trung niên, cũng mặc áo màu nâu, thân hình, tướng mạo không có gì đặc sắc, nhưng đôi mắt lộ thần quang lóng lánh. Một người trời đất không sợ như Đặng Dương khi tò mò nhìn gã, chạm vào đôi mắt cũng cảm thấy chân khí bị dao động.
Trung niên mới đến chắp tay vái chào Phạm Minh:
- Tại hạ họ Bảo tên Hùng, chưa được phép thiện tiện tiến vào nội địa Mai Sơn mong chưởng môn nhân thứ tội đường đột.
Phạm Minh chắp tay đáp lễ:
- Mai Sơn gặp hồi thảm họa, không trọn lễ chủ khách cùng quân sư, mong quân sư đừng trách Phạm mỗ không hết lòng cùng bằng hữu giang hồ.
Bảo Hùng thân thiện:
- Bảo mỗ ít đi lại trên chốn giang hồ nhưng từ lâu đã ngưỡng mộ hiệp danh của Đinh tôn sư, chưởng môn và Mai Sơn Tiên Tử, hằng mong gặp mặt. Đáng tiếc đến bái sơn hôm nay lại gặp lúc Mai Sơn lâm nạn không thể thong thả hàn huyên cho thoả lòng hoài vọng.
Phạm Minh thở dài nuối tiếc:
- Được gặp bậc anh hùng như quân sư, lắng nghe lời cao đàm là duyên hiếm có, nhưng Mai Sơn sau cơn kiếp nạn bao nhiêu người còn mất ra sao chưa biết. Thật là nhọc lòng xa giá của quân sư và Phạm lão tiền bối.
- Chuyện đã ra thế này, chúng ta đành ước hẹn lại ngày hội ngộ. Nửa năm sau bản chức cho người đến ước hẹn, chưởng môn nhân thấy có tiện không?
Phạm Minh mau mắn:
- Vâng, nửa năm sau xin được gặp quân sư.
Bảo Hùng vòng tay chào Phạm Minh và mọi người:
 - Tại hạ xin cáo từ.
Phạm Minh chắp tay đáp lễ, họ Bảo định quay lưng ra đi thì Đặng Dương đằng  Thanh Ngâng, rồi lên tiếng:
- Thật không thể nói hết được sự kính phục của tại hạ đối với võ công thân thủ của quân sư và Phạm tiền bối. Thấy võ công siêu phàm của nhị vị, tại hạ rất muốn biết được Thần tướng là ai? Không hiểu sự tò mò của tại hạ có phải là quá đáng lắm không?
Bảo Hùng cởi mở:
- Phải để Đặng huynh hỏi ra thật là lỗi của tại hạ. Đã muốn kết giao thì phải cởi lòng, cởi dạ, không thể có điều gì dấu diếm lẫn nhau. Thần tướng chỉ là danh từ tôn xưng của anh em trong tổ chức chúng tôi đối với lãnh tụ của mình. Đáng lẽ Phạm lão huynh đưa thơ đến Mai Sơn không nên dùng chữ thần tướng đối với các vị. Ngài cũng không bao giờ muốn thuộc hạ của mình tôn xưng mình là thần tướng. Nhưng mong các vị thông cảm, chúng tôi đặt hết tất cả sự tôn kính của mình đối với ngài. Võ công, tài năng chúng tôi có hôm nay đều do người huấn luyện, dạy dỗ. Ngài làu thông bác học, võ công thông huyền tạo hoá. So với người, chúng tôi chỉ là con đom đóm dưới ánh trăng rằm. Tên tuổi của ngài tại hạ không cần nhắc đến, chỉ nói một đoạn lịch sử cách đây mười mấy năm khi Đại TThanh Ngâng Vương mệnh chung, Trần Thủ Độ thừa cơ tiến chiếm Bắc Giang, quan tướng và binh sĩ đã bị Ngoạn Thiền công chúa mua chuộc không lòng chiến đấu, ngài chỉ một người một ngựa mà muôn binh ngàn tướng của Thủ Độ không dám đến gần. Danh từ thần tướng đã được chính binh sĩ Trần Thủ Độ gọi ngài kể từ ngày ấy. Võ công năm xưa của người so với ngày nay lại khác xa một trời một vực.
Phạm Minh, Thùy Dung và mọi người cùng kêu lên:
-  Phan...
Nói lên chữ Phan.. không ai bảo ai, tất cả đều ngại ngùng không nói tiếp tên người được gọi là thần tướng. Mọi người không muốn gọi hết tên vì trong tên chữ ông ta có chữ ma sợ làm cho Nhất Kiếm và Bảo Hùng phật lòng. Theo lời Bảo Hùng, thần tướng của  Thanh Ngân là Phan Ma Lôi, trước đây là quân sư của Nguyễn Nộn, Ma Lôi chẳng những có tài điều binh khiển tướng, rất có mưu lược mà võ công cũng cực cao. Thời bấy giờ, nói đến võ công cái thế người ta nghĩ ngay đến Đoàn Thượng, chỉ có Ma-Lôi là không phục. Tuy nhiên, là người thấy xa hiểu rộng, Ma Lôi một mực khuyên Nguyễn Nộn liên minh với Đoàn Thượng cùng chống Thủ Độ làm thế ỷ dốc chia ba thiên hạ nên không khiêu chiến tỉ thí với Thượng. Mưu kế chân vạc của Ma- Lôi không được Nguyễn Nộn nghe theo làm ông rất uất ức.
Khi tThanh Ngâng được Thượng, Nguyễn Nộn tự xưng là Đại TThanh Ngâng Vương và Thủ Độ đem Ngoạn Thiền công chúa gả cho Nộn. Ma Lôi đã cảnh giác đây chỉ là kế mua thời gian, khuyên Nguyễn Nộn một mặt thu nạp Ngoạn Thiền cho Thủ Độ an tâm, một mặt âm thầm chuẩn bị binh lực sớm ra tay tấn công, tiên hạ thủ vi cường, nhưng Nguyễn Nộn lại  chẳng những không nghe theo mà còn say đắm công chúa Ngoạn Thiền đến nỗi bị hạ độc. Ma Lôi rất đau khổ về việc này. Nộn mất, Thủ Độ đã chuẩn bị sẳn, liền đưa quân đến Bắc Giang, Ma Lôi một người một ngựa ra đi, đầu Ma Lôi được treo giá ngàn lạng vàng ròng, thăng quan ba bậc, nhưng không binh tướng và cao thủ nào của Thủ Độ dám lại gần ông ta. Cảnh Ma Lôi một mình một ngựa ra đi hiên ngang trong trùng vây binh tướng nhà Trần đã làm cho họ cũng ngưỡng mộ, ví ông ta như thần tướng.
Nghe mọi người cùng buột miệng kêu lên như vậy, Bảo Hùng cười lớn:
-  Các vị đã biết ngài là ai rồi. Chưởng môn hiền phu phụ và qúy huynh đệ còn bao nhiêu việc trước mắt phải lo. Tại hạ xin chào qúy vị.
Phạm Minh chắp tay đưa tiễn. Đôi gót Bảo Hùng nhích động thân hình đã xa mươi trượng. Cứ thế thân hình  Thanh Ngân bắn nhanh về phía trước mà đôi chân không bước. Ông già Lưỡng Châu Nhất Kiếm cũng cáo lui:
-  Xin chào chưởng môn và quý vị.
Phạm Minh định lên tiếng cảm tạ ông ta đã ra tay tiếp viện, nhưng chưa kịp mở lời thì bóng dáng của lão đã mất hút sau tàng cây.
Nhìn theo hướng họ ra đi Phạm Minh cảm khái chép miệng:
- Thế mới biết câu nói của cổ nhân ngoài trời lại có trời.
Than xong ông nhìn quanh cục trường nói với Thùy Dung và các vị anh hùng:
- Thi thể của anh em ở đây giao cho bọn Phùng nhi thu liệm, anh em ta phải đi kiểm điểm các nơi xem ai còn mất. Tất cả những anh em bị thương mang về sảnh đường thạch thất. Dung muội! Nàng về nhà xem may đứa nhỏ và Đoàn bá mẫu có bình yên không và mời bá mẫu đến thạch thất giúp dùm chúng ta trong việc trị liệu thương thế cho anh em.
Thùy Dung nghe nhắc đến con nóng lòng:
- Tiểu muội đi ngay, thạch trận của bá mẫu nhất định bọn hung ác không thể nào qua được, nhưng tiểu muội cũng không chút an tâm.
Nói đến thạch trận bà lại nhớ đến  Thanh Nhân, hoảng hốt:
- Minh ca cũng phải đi liền đến lò rèn để xem Lê lão ca có bị gì không. Chúng ta đã không liệu trước được cuộc tấn công của bọn áo đen và đã không cắt cử ai hộ vệ cho Lê huynh.
Nghe Thùy Dung nhắc đến Tạo Kim Thiên Thủ Phạm Minh lo sợ:

- Vâng! tiểu huynh đến đó ngay. Nếu ông ta có bề gì thì ta ân hận suốt đời. Đặng đại ca! Nho đại ca và các hiền đệ lo lắng dùm mọi việc, đệ đến lò rèn rồi trở về.
Nói xong ông không chờ Đặng Dương trả lời, hấp tấp phi thân đi ngay.
Đến lò rèn, thấy đó đây đổ vỡ ngổn ngang, mùi máu xông lên tanh mũi, Phạm Minh tuy có định lực rất cao cũng không còn bình tĩnh, đau khổ đến run rẩy tay chân. Ông cúi xuống lật từng xác chết nhận diện, nhưng tất cả đều là những người thợ phụ. Không thấy xác của Tạo Kim Thiên Thủ, Phạm Minh thở ra nhẹ nhõm, hy vọng Thiên Thủ vẫn còn sống và đang ở nơi nào đó, ông phải đi tìm cho gặp mới hoàn toàn an tâm. Sự di chuyển của Thiên Thủ từ ngày đến đây Phạm Minh biết rõ chỉ có ba nơi, lò rèn, nhà ở và thạch thất.
Vừa đi về hướng nhà Tạo Kim Thiên Thủ vừa nhìn quanh quất để tìm, Phạm Minh vừa lẩm bẩm, van vái cho sự bình yên của nghĩa huynh:
- Đại ca một đời chơn chất hiền lương hẳn được trời phật độ trì.
Ông hy vọng sẽ sớm thấy Thiên Thủ vẫn còn bình yên vì đã trốn được nơi nào đó trong bờ bụi hay hóc hiểm ở nhà. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau mọi hy vọng đó của ông đã thành mây khói. Từ xa, tai ông đã nghe rõ tiếng khóc bi ai thê thảm của  Thanh Nhân.
Nghe tiếng khóc của  Thanh Nhân, Phạm Minh vội  vàng phi thân đến nơi, bước vô nhà,  cảnh đau thương đã làm ông phải  nghiến chặt hai hàm răng, đôi mắt nổ  lửa. Tạo Kim Thiên Thủ, hai tay đều bị  chém đứt gần đến đến vai.  Thanh Nhân  đã dùng vải băng bó vết thương  cho phụ thân, và hiện đang ôm nửa thân  hình quấn chặt trong nhiều lần vải đẫm máu khóc ngất. Đoàn phu nhân và Thùy  Trang đứng yên sau lưng  Thanh Nhân, tôn trọng sự đau khổ của  Thanh Nhân với những giọt lệ thương cảm lăn dài trên má.
Thấy có sự hiện diện của Đoàn phu  nhân và Thùy Trang, Phạm Minh ngạc nhiên, nhưng không hỏi han gì. Ông qùy xuống
sờ nắn những phần thân thể còn lại của Tạo Kim, mong tìm ra một tia hy vọng nào  đó có thể dùng nội lực công phu cứu tỉnh được nghĩa huynh. Như hiểu Phạm Minh đang làm gì, Đoàn phu nhân nói nhỏ qua tiếng thở dài:
- Ông đã ra đi hơn nửa giờ.
Lời nói của Đoàn phu nhân đã xác  định Tạo Kim Thiên Thủ đã ra người  thiên cổ. Phạm Minh nghe nghẹn đắng cổ  họng, mắt mờ lệ. Dù võ công rất cao  ông như không còn chút sức lực nào,  ông phải đưa tay vịn lấy cạnh bàn  để đứng lên và khi đứng lên bàn tay của ông bấu chặt nó như để tiết  ra bao nhiêu buồn hận trong lòng. Cạnh bàn  bằng gỗ lim rắn chắt, dưới bàn tay nắm chặt của ông bị bóp nát thành bột  bay lả tả xuống đất mà hình như ông không hay biết. Ông lẩm bẩm như chỉ cho  chính mình nghe:
- Đại ca! Tiểu đệ bất tài đã gây  nên cái chết đau thương cho đại ca!
Là một người có võ công cao, nhiều  định lực, đau buồn và xúc động tột cùng trước cái chết của Tạo Kim Thiên Thủ, nhưng cũng chỉ trong chốc lác,  Phạm Minh lấy lại bình tĩnh, muốn nói  vài lời an ủi  Thanh Nhân, nhưng ông nghĩ  lại biết khó lòng an ủi  Thanh Ngân và ông  nghĩ cứ để  Thanh Ngân khóc, khóc mới có  thể nhẹ bớt nỗi đau thương trong lòng. Chỉ một buổi sáng ông đã mất đi quá nhiều anh em, nhưng với Tạo Kim Thiên Thủ ông thấy ân hận rất nhiều. Ông đã tính toán sai, không có một cao thủ nào được cắt cử hộ vệ Tạo Kim Thiên Thủ, một người không có võ công. Biết đâu,  trước cái chết  của cha, trong lòng Thanh Nhân cũng đang trách cứ là  nếu ông ta không dùng  Thanh Ngân thiết lập thạch trận chung quanh hai võ đường để che chở cho các võ sinh của ông chiều hôm qua, thì sáng nay  Thanh Ngân không phải ôm lấy xác cha già!
Phạm Minh càng nhìn  Thanh Nhân  than khóc ông càng đau khổ. Ông thấy mình  không thể đứng lâu hơn để nhìn cảnh thương tâm, ông thấy ông là người thừa, không thể làm được gì, Phạm Minh thất thểu lê từng bước chân ra khỏi nhà. Ra khỏi cửa, ông đấm tay vào không khí hét lớn:
- Thủ Độ! Thủ Độ! Nếu không trả được mối thù này ta chẳng phải là người.
Sau lời thét hận, ngọn gió núi nhẹ nhàng từ xa đưa đến làm ông bình tĩnh hẳn. Ông thấy ông không thể bỏ đi một cách im lặng như vậy. Nhưng làm sao để an ủi  Thanh Nhân bây giờ? Hơn nữa bao nhiêu anh em bi thương, bao nhiêu công việc trước mắt ông còn phải lo, phải sắp xếp. Phạm Minh lại bước vào nhà. Ông biết những lời ông nói  Thanh Nhân chẳng để vào tai, nhưng ông cũng phải nói.
Đặt tay lên vai  Thanh Nhân ông buồn bã:
- Thúc thúc biết con đau khổ  lắm, thúc thúc có lỗi rất nhiều với  đại ca và con. Dù sao thân phụ  con cũng đã mất rồi con nên can đảm chấp nhận mối thương tâm. Đừng bi lụy quá có hại cho sức khỏe.
Lời an ủi của Phạm Minh không làm cho Thanh  Ngân nguôi bớt đau thương, trái lại càng tủi thân khóc lớn hơn. Đoàn phu nhân nhẹ hỏi Phạm Minh:
- Chúng ta thiệt hại nhiều anh em lắm không?
Phạm Minh thở dài:
- Khi bọn chúng ra đi, tiểu điệt vội vàng  đi tìm Lê đại ca, chưa biết chúng  ta đã bị thiệt hại bao nhiêu, nhưng có  lẽ là không ít. Các vị huynh đệ đang  đi cứu cấp những người bị thương, và thu thập thi thể những anh em đã mất. Tại hạ không ngờ bá mẫu có mặt ở đây nên đã nói với Dung muội lên nhờ bá mẫu...
Đoàn phu nhân nhìn  Thanh Nhân không nỡ bỏ đi, nhưng nghĩ đến những người bị thương đang cần phải điều trị gấp, bà không còn chọn lựa:
- Chúng ta phải cứu cấp họ gấp mới được.
Bà cúi xuống nắm tay  Thanh Nhân:
- Ta biết con đau khổ lắm. Ta không muốn xa con trong lúc này, nhưng bao nhiêu người đang cần phải cứu cấp gấp. Ta mong con biết đè nén nỗi thương tâm để lo hậu sự cho phụ thân và để cho linh hồn ông được  nhẹ nhàng siêu thoát.
 Thanh Nhân nhào vào lòng bà tức tưởi:
- Bá mẫu! Con đã trở thành kẻ mồ côi,  không cha không mẹ. Phụ thân con cũng đã bỏ con mất rồi...
Đoàn phu nhân vuốt tóc  Thanh Nhân vỗ về:
- Tội nghiệp con! Nhưng là con trai con phải can  đảm chấp nhận sự đau buồn. Than khóc chẳng ích gì. Cứu người là việc gấp  ta phải đi trong giây lát. Con đừng buồn bá mẫu nhé!
Dù đau khổ, nhưng  Thanh Nhân cũng biết  một người bị thương được cứu cấp sớm có thể giữ được tính mạng, chậm trễ trong giây lâu lại có thể bó tay, nên cũng không cầm giữ bà:
- Có nhiều người bị thương, điệt nhi biết bá mẫu phải giúp người. Bá mẫu không phải lo lắng cho điệt nhi quá.
Đoàn phu nhân khen ngợi:
- Con lúc nào cũng xứng đáng là một đứa bé ngoan. Bá mẫu đi đây. Nói  xong, phu nhân đứng dậy, đưa mắt ra hiệu cho Thùy Trang ở lại với  Thanh Nhân rồi bước  chân ra cửa. Phạm Minh cũng đi theo bà. Sau khi hai người ra đi,  Thanh Nhân dần dần đè  nén được sự đau khổ, nín khóc  đứng dậy đi lấy một bình rượu lớn. Thùy Trang tưởng  Thanh Nhân muốn uống rượu cho vơi nỗi sầu định can ngăn.  Nhưng không,  Thanh Nhân rót rượu ra chén,  dùng vải thấm ướt lau sạch những vết máu trên thi thể phụ thân. Thùy Trang trong  vài giây ngại ngùng, rồi cũng ngồi xuống phụ giúp.  Thanh Nhân nhìn Thùy Trang, đôi mắt nói lên lời cảm ơn, rồi buồn bã:
- Biết y thuật mà không hiểu võ công cũng đôi khi không cứu được người.
 Thanh Nhân nói ra như vậy, vì biết rằng nếu sáng nay  Thanh Ngân biết võ công, biết điểm huyệt cầm máu, biết dùng nội công yểm
trợ tâm mạch cho phụ thân, thì phụ thân  Thanh Ngân không đến nỗi chết.
Thuỳ Trang  nhẹ nhàng:
- Ngân ca phải học võ công để trả thù cho bá phụ.
 Thanh Nhân nhìn xác cha, thở dài:
- Người xưa nói oan oan tương báo biết bao giờ dứt. Ngu ca không hiểu mình phải trả thù cho phụ thân hay không?  Thanh Ngân là ai?
Thùy Trang cố thuyết phục  Thanh Nhân học võ:
- Ngân ca biết nếu sáng nay Ngân ca có võ công có thể cứu bá phụ, như vậy học  võ công dù không phải để trả phụ thù, cũng có thể giúp ích cho đời.
- Tiểu huynh sẽ suy nghĩ đến lời khuyên của Trang muội.
Thùy Trang ngập ngừng:
- Bá phụ đã có lời trối trăn. Tiểu muội mong Ngân ca không xa rời tiểu muội.
 Thanh Nhân thở dài:
- Đời là chuỗi dài bi hoan ly hợp. Ngày  qua phụ thân tiểu huynh còn sống. Hôm nay  đã ra người thiên cổ. Học võ công  hay không tiểu huynh cũng phải nghe lời di huấn  của người. Hơn nữa lòng tiểu huynh Trang  muội đã hiểu.
Thùy Trang e thẹn cúi đầu.
Tạo Kim Thiên Thủ đã di huấn gì cho  Thanh Nhân?
Số là buổi sáng, khi được Thùy Dung  đánh thức bảo đưa Thùy Trang và Thùy  Vân lên nhà Đoàn phu nhân để tạm  lánh kẻ thù.  Thanh Nhân đưa hai cô bé  đến nơi, sực nghĩ mình đã không  bày được thạch trận quanh nhà để  bảo vệ phụ thân và nghĩ lại thấy sự sắp xếp đề phòng của Mai Sơn đã ra ngoài dự liệu.  Thanh Nhân la lớn:
- Chết rồi! Phụ thân của tiểu huynh nguy mất. Khi Mai Sơn bị tấn công có thể phụ thân tiểu huynh chưa có mặt ở thạch thất.
Càng nghĩ  Thanh Nhân càng ngồi đứng không yên. Biết để  Thanh Nhân đi ra ngoài là  vô cùng nguy hiểm. Đoàn phu nhân và Thùy  Trang cố gắng khuyên  Thanh Nhân phải bình tĩnh  đợi chờ. Tuy nhiên, càng nghĩ đến  phụ thân lòng  Thanh Nhân càng lúc càng như lửa đốt, ngồi đứng không yên. Hết đi ra, rồi lại đi vào. Cuối cùng vì sự lo lắng cho phụ thân  Thanh Nhân bất chấp hiểm nguy lặng lẽ tung mình ra đi.
Thùy Trang lúc nào cũng để ý đến  Thanh Nhân, hơn nữa chân  Thanh Nhân vẫn chưa  bình thường, nên khi vừa đặt chân xuống thạch trận thì Thùy Trang đã phi  thân theo kịp nắm tay kéo lại:
- Ngân ca! Ngân ca không biết võ công đi  ra ngoài trong lúc này chỉ rước lấy cái chết mà thôi.
 Thanh Nhân quả quyết:
- Dù có chết, tiểu huynh cũng cam lòng. Tiểu  huynh không thể ngồi yên ở đây mà không biết phụ thân mình như thế nào. Trang muội đừng ngăn cản tiểu huynh.
Thùy Trang cố lôi  Thanh Nhân vô nhà, nhưng  Thanh Nhân quát to:
- Nếu Trang muội ngăn cản tiểu huynh, mà phụ  thân tiểu huynh có bề gì thì suốt đời  này tiểu huynh sẽ không nhìn mặt Trang muội.
Trước sự cương quyết của  Thanh Nhân, Thùy Trang đành phải chìu theo:
- Ngân ca có đi, thì tiểu muội cũng phải đi với Ngân ca.
Nghe Thùy Trang đòi theo mình,  Thanh Nhân tìm  mọi cách chối từ, khuyên cô bé vô nhà cho an toàn để cho mình đi tìm phụ thân, thì  Thanh Nhân lại gặp sự cương quyết của Thùy Trang:
- Tiểu muội không để Ngân ca ra đi một mình. Nếu Ngân ca không vô nhà trở lại, muốn ra đi một mình, thì Ngân ca phải giết tiểu muội trước. Tiểu muội sung sướng  được chết dưới tay Ngân ca hơn là  phải nhìn xác Ngân ca. Có gì thì tiểu muội cũng không thể xa rời Ngân ca trong lúc này.
Trước sự cương quyết của Thùy Trang,  Thanh Nhân đành để nàng  theo mình.
Ra khỏi thạch trận, hai cô cậu vội vàng lên thạch thất. Ở đó vắng tanh không một bóng người, nhưng tiếng gươm đao sát phạt dưới võ trường vọng lên nghe rất rõ.
 Thanh Nhân và Thùy Trang vội vàng chạy xuống chân núi. Lo an nguy cho Tạo Kim Thiên Thủ, nên  Thanh Nhân và Thùy Trang chạy vòng qua lò rèn. Đến nơi, xác chết ngổn ngang, mùi
máu xông lên tanh mũi.  Thanh Nhân xúc động đến run rẩy, Thùy Trang mặt cũng không còn chút máu. Hai đứa bé tay nắm chặt tay nhau tăng thêm can đảm, đi qua từng xác chết để tìm kiếm Lê lão. Họ đã nhìn thấy ông nằm trong vũng máu, hai tay bị chặt đứt nhưng vẫn còn hơi thở yếu ớt.  Thanh Nhân đau khổ vô cùng, nhưng biết cứu cấp cho cha không thể chậm trễ giây phút nào. Vội vàng cùng Thùy Trang khiêng Lê lão về nhà.  Thanh Nhân dùng thuốc cầm huyết đắp vào vết  thương, xé vải băng bó. Lê lão hôn mê cho mãi đến khi  Thanh Nhân đã quấn xong mấy lần vải mới hồi tỉnh. Đôi mắt nhìn thấy  Thanh Nhân lộ vẻ vui mừng, thì thào:
- Nước! Nước!
Thùy Trang vội lấy nước đưa  Thanh Nhân đổ cho ông. Lê lão nhìn  Thanh Nhân rơi lệ. Một lúc sau mới lên tiếng yếu ớt:
- Tạ ơn trời đất ta còn nhìn thấy được con lần cuối.
 Thanh Nhân nghẹn ngào:
- Không! phụ thân nhất định sống! Phụ thân không thể bỏ con.
Lê lão:
- Ta không muốn xa con chút nào. Ta cố sống, nhưng không hiểu ta có qua khỏi cơn đại nạn này hay không? Ta có vài điều cần căn dặn con và Trang nhi.
Thùy Trang nghe Lê lão nhắc đến mình,vội bước đến sát bên  Thanh Nhân.
Lê lão thì thào:
- Ta rất vui gặp được cả hai con. Ta và Phạm hiền đệ đã có hứa làm sui  gia với nhau.
Thùy Trang nghe Lê lão nói cúi đầu, trong  nỗi xót xa thoáng một chút hân hoan, e thẹn.
Lê lão nói tiếp:
-  Thanh Nhân! Phụ thân không ngăn cản con  học văn, cũng không khuyến khích con theo  đòi võ nghiệp. Nhà ta vốn dòng dõi  danh nho, nhưng văn hay võ do con chọn lấy. Văn  hay võ, học hành đến nơi đến chốn  đều có thể giúp đời, dựng nghiệp.
Một lúc sau ông lại thì thào:
- Nếu muốn học võ, con có thể bái Phạm  hiền điệt làm thầy. Muốn học văn con nên trở về Kinh Bắc, mang theo gia phả, tìm  đến chú họ của con là Lê Phóng bắt  đầu chăm chỉ học hành. Ta..ta.. không  muốn con học hành chẳng đâu vào đâu...
Lê lão nói đến đây, thì Đoàn  phu nhân đến nơi. Khi  Thanh Ngân và Thùy  Trang bỏ đi, bà rất ray rứt lo sợ an nguy  của hai đứa trẻ. Biết mình không có  võ công, ra ngoài chỉ rước lấy nguy hiểm, nhưng rồi cuối cùng bà cũng không thể  ngồi yên ở nhà. Bà hỏi Thùy Vân phương  hướng nơi Lê lão làm việc, trú ngụ rồi đi tìm  Thanh Ngân và Thùy Trang mặc  cho Chính Tâm giận dữ phản đối. Khi bà  xuống núi, trận chiến đã tàn. Bà đến  lò rèn không thấy  Thanh Ngân và Thùy Trang, vội đến nhà  Thanh Ngân thì đang lúc Lê lão đang trăn trối. Đoàn phu nhân không tị hiềm, đưa tay nắm cổ chân Lê lão xem mạch, bà thấy đôi chân ông đã lạnh, kinh mạch đã tuyệt. Bà thở dài bảo  Thanh Ngân:
- Ngân nhi! Con cần phải chú tâm nghe lời dặn dò của phụ thân.
Lời nThanh Ngân nhủ nhẹ nhàng của Đoàn phu nhân,  Thanh Ngân nghe hiểu. Hai tay tự động đưa ra ôm lấy phụ thân, cố níu giữ ông ở lại, nhưng Lê lão lúc bấy giờ môi miệng mấp máy như muốn nói thêm  đều gì mà không nói được nữa.
Đôi mắt ông nhìn  Thanh Ngân rơi lệ  rồi trút hơi thở cuối cùng.  Thanh Ngân  ôm thi thể của phụ thân khóc ngất.
Trong lúc tại nhà mình,  Thanh Ngân và Thùy Trang chăm sóc cho tử thi Lê Lão, những khi  Thanh Ngân đau khổ tủi thân gào khóc Thùy  Trang an ủi  Thanh Ngân; thì trên thạch thất, Phạm Minh, Đoàn phu nhân, Thùy Dung những vị anh  hùng còn khoẻ mạnh bận rộn cứu chữa  những người bị thương, và đau khổ nghe con số tử thương được tổng kết. Cả trăm người bị giết chết không tiện để lâu nên ngày hôm sau, Mai Sơn làm  lễ an táng tập thể cho họ. Lê lão và  năm cao thủ giữ vai trò huấn luyện được chôn cất trang trọng ở một khu riêng. Khi  chôn cha,  Thanh Ngân không còn lăn lóc than  khóc như trước, yên lặng trong bộ đồ hiếu phục đưa quan tài của cha đến huyệt mộ, và tỏ ra rất bình tỉnh cảm tạ lại những lời phân ưu, an ủi.
Đoàn phu nhân khuyên  Thanh Ngân từ nay lên ở với bà ta. Chính Tâm cũng tỏ ra rất  thông cảm sự đau khổ của  Thanh Ngân và đôi ba lần thuyết phục  Thanh Ngân lên ở với  mẫu thân mình. Thùy Dung và Phạm Minh cũng khuyên như vậy.  Thanh Ngân hứa sẽ lên ở với Đoàn phu nhân, nhưng nói mình muốn có một thời gian ngắn để nhớ lại kỷ niệm với cha. Có thể sau lễ  đắp mã một thời gian ngắn mới dọn lên ở với Đoàn phu nhân, tiếp tục nhờ  bà hướng dẫn việc học hành. Đoàn  phu nhân, Phạm Minh, Thùy Dung không ai muốn  Thanh Ngân ở lẻ loi một mình trong căn nhà hẻo lánh,  nhưng không ai có thể làm  Thanh Ngân thay đổi ý định.
Mấy ngày liên tiếp, thức dậy là Thùy Trang và Thùy Vân chạy xuống nhà  Thanh Ngân và ở lẩn  quẩn  cho đến chiều tối mới  về. Thùy Dung cũng dặn  Tiểu Thanh, mỗi  ngày đều làm cơm sẳn để hai đứa bé mang xuống núi  và ở chơi với  Thanh Ngân.
Sau lễ đắp mã mấy ngày, như mọi bữa,  Thùy Trang và Thùy Vân sáng dậy đang trên  đường xuống nhà  Thanh Ngân thì gặp  Thanh Ngân đang lên núi thăm Đoàn phu nhân và cho biết sẽ bắt đầu hàng ngày lên nhà phu nhân trở lại tiếp tục việc học hành.
Nhìn sắc diện vui vẻ của  Thanh Ngân, Thùy Trang rất an ủi và mừng thầm trong trong lòng thấy  Thanh Ngân đã nguôi ngoai với nỗi đau buồn. Thùy Trang và Thùy Vân đều sung sướng thấy  Thanh Ngân đã vui vẻ trở lại, chỉ trong phút chốc, cả ba như ba con chim nhỏ tíu tít chuyện trò, chọc phá  nhau, cười nói huyên thuyên đưa nhau lên nhà Đoàn phu nhân. Chính Tâm, sau trận chiến Mai Sơn càng chuyên cần luyện tập võ nghệ hơn. Gà gáy sáng,  Thanh Ngân chạy lên thạch thất luyện tập kiếm phổ mãi đến chiều tối mới về với mẹ, cho nên không khí trong nhà cũng vui vẻ, thân tình như những ngày phụ thân  Thanh Ngân chưa mất. Chiều tối khi xuống núi,  Thanh Ngân theo chân Thùy Trang và Thùy Vân ghé lại thăm Phạm Minh và Thùy Dung. Phạm Minh không có nhà, Thùy Dung rất mừng rỡ thấy  Thanh Ngân đã bình thản trở lại.  Thanh Ngân cũng nói với Thùy Dung phụ thân của mình mất thì đã mất rồi, mãi đau buồn cũng chẳng ích gì, nếu  không lập chí nên người  mới là sự bất hiếu đối với phụ thân mình.  Thanh Ngân cảm tạ Thùy  Dung và Phạm Minh đã thương mến mình và sẽ cố gắng để không phụ lòng ông bà. Thùy Dung rất cảm động trước những lời chân thành của  Thanh Ngân. Thùy Trang đã thuật lại cho mẹ nghe lời trối trăn của Tạo Kim Thiên Thủ, nên nghe  Thanh Ngân nói vậy bà càng hy vọng  Thanh Ngân sẽ  bái Phạm Minh làm sư phụ và bà sẽ có một đệ tử vừa là một người con rể tương lai đắc ý càng vui mừng hơn nữa. Thùy Dung muốn  Thanh Ngân ở lại  chờ Phạm Minh về cùng ăn cơm với ông.  Bà kể cho biết Phạm Minh rất đau khổ trước cái chết của Tạo Kim Thiên Thủ và cảm  thấy có lỗi với  Thanh Ngân, ông đang ray rức như thế nào, nếu gặp  Thanh Ngân ông sẽ vui mừng khôn xiết.  Thanh Ngân nói mình và Thùy Trang, Thùy Vân đều đã ăn cơm chiều với Đoàn phu nhân, nhưng sẽ chờ đợi để ra mắt Phạm Minh. Tuy nhiên,  Thanh Ngân chờ cả giờ lâu không thấy Phạm Minh về nên kiếu từ.
Xuống chân núi,  Thanh Ngân không về nhà  mà đi thẳng ra mộ của cha, qùy gối trước mộ chí nghẹn ngào, để giòng lăn dài trên má.  Thanh Ngân  không than khóc kể lể lớn tiếng, nhưng miệng lẩm bẩm như  van vái, như tâm sự với người quá cố.  Thanh Ngân ngồi bên mộ cha mãi đến khuya, khi Nhất Côn Lê Anh đi tuần nhìn thấy dừng lại khuyên nhủ mới đứng lên về nhà.
Yên trí tâm tình  Thanh Ngân đã trở lại bình thường. Sáng ngày, Thùy Trang  và Thùy Vân sau khi luyện kiếm pháp xong,  thì bắt đầu chờ đợi  Thanh Ngân. Hai  cô chờ mãi chẳng thấy  Thanh Ngân xuất  hiện. Ban đầu Thùy Trang còn giận dỗi, bực tức, nói thầm trong lòng nếu  Thanh Ngân  có lên thì sẽ không thèm nhìn mặt. Thùy Vân đôi ba lần rụt rè rủ chị thay vì chờ đợi thì xuống núi gặp  Thanh Ngân, đều bị Thùy Trang cáu kỉnh  gạt bỏ. Mãi cho đến gần trưa vẫn không  thấy  Thanh Ngân, Thùy Vân không còn kiên  nhẫn gay gắt với chị:
- Ngân ca rất ít khi thất hứa, rất có  thể có điều gì xảy ra cho anh ta!
Nghe Thùy Vân nói, Thùy Trang sực nghĩ sau khi phụ thân mất, ban đêm  Thanh Ngân chỉ  ngủ một mình trong một căn nhà khá cách xa mọi người, và như thế rất có thể  có những điều nguy hiểm xảy ra như trúng  gió, rắn cắn, ma bóp cổ...Càng nghĩ Cô bé càng lo sợ, mọi hờn dỗi trong lòng  biến mất thay vào đó nỗi hốt hoảng.
Cô bé thất thanh:
- Ngân ca nguy rồi!
Và không kịp nói với Thùy Vân một  tiếng, Thùy Trang ù té chạy xuống núi. Chưa bao giờ Thùy Trang xử dụng khinh công  nhanh như lần này. Thùy Vân thấy chị như vậy cũng chạy theo, nhưng không thể nào bắt kịp. Khi Thùy Vân đến nơi, thì không thấy  Thanh Ngân đâu, chỉ thấy Thùy Trang trong tay cầm lá thư ngồi yên bất động, đôi giòng lệ lăn dài trên má. Trên bàn còn hai phong thư khác. Một đề gởi cho Phạm thúc thúc và Phạm thẩm thẩm, một đề gởi cho Đoàn bá mẫu. Hai lá thư trên bàn đều còn trong phong bì, Thùy Vân định lấy lá thư trong tay Thùy Trang xem  Thanh Ngân viết gì mà làm cho chị mình phải khóc, nhưng Thùy Trang rụt tay, nắm chặt lại không cho Thùy Vân đụng đến. Thùy Vân cau mặt, định lên tiếng trách Thùy Trang, thì Thùy Trang nói trong tiếng nấc ngẹn ngào:
-  Thanh Ngân!  Thanh Ngân đã bỏ đi rồi!
Thùy Vân vẫn thơ ngây:
- Ngân ca đi đâu? Ngân ca nói đi đâu mà chị phải khóc?
Thùy Trang không trả lời câu hỏi của em, đôi mắt thẩn thờ, miệng lại tiếp tục lẩm bẩm:
-  Thanh Ngân đã đi rồi!  Thanh Ngân đã đi rồi!
Thùy Vân lớn tiếng:
- Ngân ca đi đâu? Nói cho muội biết với!
Tiếng nói lớn của Thùy Vân như đã làm cho Thùy Trang bừng tỉnh, cô bé đứng dậy hấp tập chạy đi nói vọng lại với Thùy Vân:
- Vân muội đem gấp hai bức thư trên bàn cho phụ thân hay mẫu thân thì biết Ngân ca đi đâu. Tỷ tỷ đi tìm  Thanh Ngân may ra còn kịp.
Thùy Trang chạy về hướng bờ sông, con đường độc đạo dài hun hút giữa rừng cây cội lá, vắng tanh không một bóng người, nàng chạy mãi mà không biết mệt. Nàng chạy với tia hy vọng được nhìn thấy bóng dáng  Thanh Ngân phía trước, nhưng  đến bờ sông, trước mắt cũng chỉ là giòng nước giăng ngang không một bóng người. Một phút dừng chân thất vọng, Thùy Trang nhảy xuống một chiếc thuyền con tháo giây định đưa thuyền ra sông đuổi theo  Thanh Ngân, nhưng Nguyễn Dật, tam đệ tử Phạm Minh từ trên một tàng cây cao đã phi thân xuống, cầm đầu thuyền giữ lại ngạc nhiên:
- Trang muội! Trang muội định làm gì vậy?
Thùy Trang la lớn:
- Tam ca! Có tam ca ở đây là hay lắm. Tam ca mau đưa tiểu muội đuổi theo Ngân ca.
Nguyễn Dật càng nghe càng hồ đồ không hiểu đầu đuôi:
- Đuổi theo Ngân ca nào? Tiểu huynh không biết Trang muội nói gì cả.
Thùy Trang lại nóng nảy la hét:
- Đến Ngân ca mà tam ca cũng không biết? Ngân ca đã bỏ đi rồi phải theo giữ lại.
Nhớ lại hai cô sư muội của mình thường ngày chơi thân với  Thanh Ngân, Nguyễn Dật vỡ lẽ:
- Tiểu huynh biết Trang muội nói đến ai rồi. Tiểu huynh coi các trạm canh dọc đường ra đến bờ sông từ đêm hôm đến giờ chẳng có ai ra đây cả. Nếu  Thanh Ngân có ra đây nhất định tiểu huynh và những anh em canh phòng phải biết. Chỉ những người có võ công quá cao, đi đứng như ma ảnh mới có thể qua mắt được các trạm canh mà thôi.  Thanh Ngân không có võ công, không thể ra đây mà tiểu huynh không biết. Trang muội cũng phải biết, chỉ những anh em có luyện tập thủy công mới có thể xử dụng thuyền của chúng ta.
Nghe Nguyễn Dật nói, nghĩ lại thấy hoàn toàn hữu lý. Những người canh gát chung quanh không thể để cho  Thanh Ngân lấy thuyền ra đi,  Thanh Ngân không có võ công đã đành, tuổi  còn nhỏ,  lấy thuyền nhất định bị cản trở.
Thùy Trang thất vọng, đau khổ hỏi Nguyễn Dật:
- Vậy Ngân ca đi đường nào?
Nguyễn Dật nhìn Thùy Trang thở dài:
- Nếu không bị các trạm canh cản trở,  Thanh Ngân chịu khó băng rừng lội suối trong mấy ngày liên tiếp thì cũng có thể ra khỏi phạm vi Mai Sơn. Tiểu huynh khó biết  Thanh Ngân đi hướng nào.
Nguyễn Dật khuyên Thùy Trang:
- Trang muội về tìm sư mẫu hay sư phụ, họa may các người có cách tìm thấy  Thanh Ngân.
Nghe Nguyễn Dật bảo vậy, Thùy Trang nhảy lên bờ chạy trở về võ trường trở lại, không kịp nói lời cảm ơn hay nói cấu khách sáo nào với Nguyễn Dật.  Gã đưa đôi mắt ngạc nhiên nhìn theo cô tiểu sư muội, lờ mờ trong đầu cô tiểu sư muội của mình và  Thanh Ngân có mối tình cảm sâu xa, nhưng  Thanh Ngân không dám nghĩ hai cô cậu đã có tình yêu với nhau.
Thùy Trang chạy theo tìm  Thanh Ngân quên cả bản thân, dùng sức quá nhiều mà không biết mệt, nhưng khi chạy trở lại Thùy Trang không còn nhanh nhẹn được nữa, đôi chân dần dần trì trệ. Khi phạm vi võ trường đã hiện ra trước mắt, cô bé chỉ còn đủ sức lê từng bước chân chậm rãi. Nàng lê lết, thất thểu cho đến đầu đường lên núi về nhà: nơi  Thanh Ngân đã té ngã, nàng nâng đỡ dậy, và những lời tình cảm đầu tiên trong đời người đã ngập ngừng e thẹn nói lên. Thùy Trang đau đớn ngồi xuống nơi kỷ niệm cũ, úp mặt vào hai tay thổn thức. Nàng không còn muốn tìm cha mẹ thúc giục họ tìm kiếm  Thanh Ngân nữa. Nàng chỉ muốn ngồi đây, ngồi với kỷ niệm đầu đời, ngồi với bóng dáng xưa, hình ảnh cũ. Khóc một lúc lâu, Thùy Trang dùng tay áo gạt lệ, lật bức thư của  Thanh Ngân ra đọc. Đọc rồi lại khóc. Không hiểu  Thanh Ngân đã viết gì cho nàng, chỉ biết Thùy Trang có khi lẩm bẩm đọc mấy câu thơ:
...............
Hẹn một ngày mai gặp lại nàng
Ở đâu ta vẫn nhớ Thùy Trang
Dù không hôn ước duyên đà định
Tình nghĩa đôi ta đã đá vàng...


Thùy Trang ngồi lẩm bẩm những câu thơ của  Thanh Ngân, rồi khóc cho đến khi Thùy Dung xuống đến nơi, nhìn thấy con như vậy cũng rơi lệ thương cảm. Nàng ôm con vào lòng an ủi vỗ về. Thùy Trang thổn thức mệt lã trong vòng tay của mẹ. Thùy Dung bế con, dù là người có võ công cao, bước chân của bà trên từng bậc đá nghe như cũng rất nặng nề. Đoàn phu nhân sau khi đọc thơ của  Thanh Ngân đã thấy quyết tâm ra đi của  Thanh Ngân. Bà hiểu tính  Thanh Ngân nên khuyên Thùy Dung và Phạm Minh không nên đi tìm..
Bà nói tướng  Thanh Ngân không phải là người chết yểu. Hãy cứ để  Thanh Ngân ra đi, trường đời và cơ duyên sẽ đào tạo  nên người. Thùy Dung cũng hiểu tính  Thanh Ngân. Bà biết  Thanh Ngân còn trẻ, nhưng  tự tôn. Thùy Trang và  Thanh Ngân đã phát sinh mối tình lưu luyến, và khi biết mình với Thùy Trang đã có hôn ước thì học võ hay học văn  Thanh Ngân đều muốn tự lập, không muốn phải nhờ vã, hay thành tài trong sự chiếu cố của vợ chồng bà.
Bà không hờn giận  Thanh Ngân đã bỏ đi, bà chỉ thương con và lo âu cho  Thanh Ngân. Bà chỉ còn biết cầu trời cho  Thanh Ngân bình yên và cầu trời cho ngày con bà và  Thanh Ngân sẽ gặp lại nhau.

 

 

<< HỒI THỨ TÁM | HỒI THỨ MƯỜI >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 722

Return to top