Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Nhân Vật Lịch Sử >> Các ông trạng ở Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 10049 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Các ông trạng ở Việt Nam
Vũ Ngọc Khánh

Giai Thoại và Tác Phẩm

Giai thoại về Lê Văn Thịnh

Trạng Hóa Cọp

Từ cuối thế kỷ XI, nhà Lý đã chú ý đến nho học, cho mở khoa thi đầu tiên (Ất Mão 1075) và chọn được vì TN khai khoa ở nước ta. Đó là TN Lê Văn Thịnh (LVT), người vùng kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lương tỉnh Hà Bắc ).

Trạng nguyên Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, đỗ đại khoa xong là có chỉ triều đình vời ra làm quan ngay. Ông đưỢc vào cung dạy Lý Nhân Tông - từ thuở b e, rồi tiếp đó đãm nhiệm các chức trách ở triều đình, dần dần lên đến địa vị Thái sư.

Năm 1084, sau cuộc chiến thắng quân Tống, vua Lý va nguyên soái Lý Thường Kiệt thực hiện chính sách ngoại giao không khéo, xin cùng với Tống giảng hòa sai sứ thông thượng Những việc đầu tiên thảo luận là vấn đề trao trả tù binh, phân chia địa giới, đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã lấn chiếm trước đây. Lê Văn Thịnh - lúc này còn giữ chức lang trung binh bộ, được cử làm trưởng đoàn sang Tống đàm phán. Hội nghị đã họp vào tháng 7 năm Giáp Tý (1081). Phía nhà Tống cử viên sứ giả Thành Trạc đứng đầu. Nội dung cuộc tranh luận là bàn về chương giới thuộc hai châu Quy Hóa và Tuận An, cụ thể là đất Vật dương, Vật ác.

Chính tại cuộc hội nghị này, Lê Văn Thịnh đã nổi bật lên là một nhà ngoại giao kiên quyết lý lẽ vững vàng, thái độ cứng rắn. Lê Văn Thịnh nói rõ hai vùng đất ấy là của nước ta đã bị bọn tù trưởng ở biên giới nhân lúc lộn xộn đem nộp cho nhà Tô"ng để mong tránh nạn binh hỏa nay xin nhà Tống trả lại. Phái đòn Thành Trạch không chịu lận luận rằng :

- Những đất khi giao tranh đã bị chiếm bay giờ đem trả lại thì đúng . Còn những đất mà người địa phương coi giữ đã xin quy phụ về thiên triều, thí không có lý gi phải trả lại .
Lê Văn Thịnh trả lời :
- Đất thì có chủ. Bọn được giao cho coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó là đất ăn trộm. Chủ giao cho mà lại trộm của chủ, là phạm tội không tha thứ được. Kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi bọn chúng lại mang đất trộm đến dâng là làm bẩn sổ sách của thiên triều!

Lời nói khéo léo mà nghiêm khắc của Lê Văn Thịnh đã làm cho bọn sứ thần nhà Tống phải hổ thẹn nhưng chúng vẫn cứ lằng nhằng . Chuộc tranh chấp đất đai này còn kéo dài nhiều năm về sau, có đến sáu lần thảo luận nữa mà không ngã ngũ . Nhưng Lê Văn Thịnh đã được triều đình rất kính phục . Ngay năm sau (1085) ông được thăng vượt cấp cử giữ chức Thái sư, quan đầu triều.

Nhưng có điều lạ là kết cục hành trạng của vị Thái sư Trạng nguyên này lại là những trang bi kịch. Một việc kỳ quặn đã xảy ra cho đến nay vẫn chưa ai giải thích được rõ ràng. Vào một ngày nào đó (1) Vua Lý Nhân Tông cùng các triều thần dong thuyền dạo chơi trên Hồ Tây, để hưởng lạc thú cảnh thái bình , sau những ngày chiến tranh chấm dứt. Thuyền ra đến giữa hồ thì sương mù tỏa xuống che cả đội thuyền ngự, ảo ảo mờ mờ. Đó là hiện tượng thiên nhiên quen thuộc ở hồ Tây. Bỗng ngay giữa thuyền ngự, một con cọp ở đâu xuất hiện, nhảy vào đám đông, các quan và bọn lính ngự lâm thị vệ hoảng hốt dạt ra, cọp lao vào vua Lý Nhân Tông như sắp sửa vồ ăn thịt. Người lái thuyền, một ông chài can đảm và linh hoạt, vội vàng ném vào đầu cọp một cái lưới - tình cờ ông vớ được bên cạnh mình. Lưới lùng nhùng bổ vây lấy cọp, làm cho nó lúng túng không thể thoát ra. Nhà vua và các tùy tùng được hoàn hồn, thì vưa lúc sương mù cũng giảm bớt, trông rõ mặt người. Bọn lính xông vào bắt cọp. Nhưng...không phải cọp ! Mà lại là...thái sư Lê Văn Thịnh đang loay hoay trong tấm lưới. Lập tức, Lê Văn Thịnh bị trói điều về để triều đình luận tội. Kết luận không ai nói cũng rõ: Lê Văn Thịnh đã bị buộc là dùng phù phép để hóa thành cọp, toan giết vua cướp ngôi. Lẽ ra phải tru di tam tộc, nhưng Lý Nhân Tông nghĩ thương một vị đại thần đã có nhiều công lao trong các việc nội trị ngoại giao, lại là người có học hành uyên bác nên không bắt tội chết. Lê Văn Thịnh bị cách hết chức tước, đẩy vào Thanh Hóa. Ông trú ngụ tại đây và lập cơ ngơi mới ở vùng này. Có tài liệu cho rằng tiến sĩ Lê Quát (đời nhà Trần) là dòng dõi của ông.

Việc Thái sự Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hóa hổ đến nay vẫn chưa ai giải thích được cho chính sác. Các nhà nho, các sử thần phong kiến ngày xưa đều kết luận là Lê Văn Thịnh đã có tham vọng cướp ngội tội rất nặng. Nhưng người ta vẫn không hiểu sao mà vua Lý lại xử phạt một cách khoan hồng. Một số nhà nghiên cứu đời sau không tin vào chuyện phi phép đã giải thích hiện tượng này một cách khác nhưng tên tuổi và giai thoại Trạng hóa cọp hay Thái sư hóa cọp thì vẫn tồn tại, lưu truyền cho tới bây giờ.


(1) Sách Việt sử lược nói là vào tháng 11. Sách Toàn thư nói là vào tháng ba, còn sách Việt Điện U Linh lại chỉ nói vào mùa thu. Cuộc đi chơi này, các tài liều cho biết là Lý Nhân Tông dạo chơi để xem đánh cá.

 

<< | Giai Thoại về Mạc Đĩnh Chi >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 399

Return to top