HẬU TRỪƠNG LÀ MỘT CĂN PHÒNG dài hình chữ nhật. Trong căn phòng không lấy gì làm rộng rãi đó, chật ních những đồ lễ hoá trang, những đạo cụ sân khấu, tứ kê sát tường, thứ treo lủng lẳng trên những sợi dậy chằng chi chít trên trần nhà, có những thứ chất đống bề bộn trong góc.
Giữa mớ ngổn ngang đó là một chiếc mặt bàn chạy dọc tường, được cất vào vách bằng những giá đỡ hình thước thợ, có gắn những tấm gường cách quãng nhau.
Lúc Quý ròm và nhỏ Diệp vào tới bên trong, sau khi phải xông qua ba bốn lớp màn bùng nhùng ở chỗ cánh gà, thì trước mỗi tấm gương đã có người ngồi.
Đó chính là các diễn viên vừa tham gia vở kịch Chiếc lá cuối cùng. Họ ngồi trước gương đang tẩy xóa son phấn và khoan khoái gỡ bỏ những chòm râu, những bộ tóc giả.
Một nhân viên hậu đài trông thấy Quý ròm và nhỏ Diệp lấp ló chỗ cửa ra vào. Anh ta trố mắt lên, nhạc nhiên bước lại:
- Các cháu đi đâu vậy?
Nhỏ Diệp hoảng hốt bước lui một bước, nấp sau lưng anh nó.
Quý ròm khá hơn một chút. Nó xoắn hay bàn tay, ấp úng đáp:
- Dạ, tụi cháu muốn đi xem… xem…
- Trời đất! - Cặp lông mày sâu róm của anh nhân viên trợn ngu7o75clên – Xem là xem lúc nãy, lúc nghệ sĩ đang diễn ngoài kia, chứ bây giờ có gì mà xem!
Rồi anh ta xua tay:
- Thôi, cách cháu ra ngoài đi! Còn để các nghệ sĩ nghĩ ngơi nữa chứ!
Cặp mắt Quý ròm cụp xuống. Nó ngượng wá, chẳng biết làm gì hơn là quay mình thất thểu đi ra. Lẽo đẽ phía sau là nhỏ Diệp, mặt mày tiu nghỉu đến tội. Hai đứa lúc này thật chẳng khác hai con mèo ướt chút xíu nào.
- Hai cháu ơi, đợi đã!
Một giọng nói bất thần vang lên. Chưa way lại, Quý ròm và nhỏ Diệp đã nhận ngay ra giọng nói của cụ Be-man, mặc dù gọng cụ lúc này nghe trre3 trung hơn khi cụ đứng trên sân khấu.
Hai đứa mừng rỡ way người lại, thấy cụ Be-man đang nói với anh nhân viên hậu đài:
- Anh cứ để bọn trẻ vào. Bọn chúng muốn gặp gỡ nghệ sĩ đó mà.
Rồi cụ đưa tay ngoắt Quý ròm và nhỏ Diệp, niềm nở:
- Lại đây, các cháu!
Quý ròm và nhỏ Diệp ríu rít bước lại, ngượng ngập trước ánh mắt của những người trong phòng đang đổ dồn vào tụi nó.
Diễn viên Văn Vui bây giờ đã gỡ mái tóc giả khỏi đầu. Nhưng bởi vì chòm râu bạc loăn xoăn vẫn còn quanh cằm và những nếp nhăn trên mặt vẫn chưa kịp tẩy xóa, nghệ sĩ tài hoa này vẫn còn mang cái dung mạo khốn khổ của cụ Be-man.
Quý ròm và nhỏ Diệp dĩ nhiên biết rõ người đang ở trước mặt mình là ai. Nhưng lạ lùng làm sao, tụi nói vẫn có cảm tưởng tụi nó đang trò truyện với chính cụ họa sĩ Be-man trong vở kịch vừa xem và tụi nó lấy làm thích thú về điều đó.
- Ông ơi, ông diễn kịch hay wá!
Nhỏ Diệp rụt rè lên tiếng. Nó khen cụ Be-man nhưng không biết có gì thất thố hay không nên giọng nó có phần hồi hộp.
Và nó yên tâm khi thấy cụ Be-man mỉm cười hiền hậu:
- Cảm ơn cháu. Nhưng hôm nay bị mệt nên ông diễn chưa thật hay lắm đâu.
Diễn viên Văn Vui nhìn bọn trẻ bằng ánh mắt vui vẻ, cố ý đáp lại cũng bằng giọng già nua của cụ Be-man. Người nghệ sĩ biết bọn trẻ thích như vậy.
Quý ròm khụt khịt mũi:
- Cháu thấy ông diễn đến tuyệt vời.
Nhỏ Diệp liếc mắt wa cá nghệ sĩ lúc này đã way vào các tầm gương gắn trên vách, hít hà:
- CÁc cô chú kia đóng cũng hay lắm, ông ạ.
Cụ Be-man gật gù:
- Ừ, đó là những nghệ sĩ tài năng.
Rồi cụ nhìn chăm chăm vào mặt hai đứa trẻ:
- Khi nãy các cháu ngồi ở hàng ghế đầu phải không?
- Dạ phải! - Nhỏ Diệp sáng mắt, sung sướng – Khi nãy ông có nhìn thấy tụi cháu hở ông?
- Ừ
Nhỏ Diệp kín đáo huých cùi chỏ vào hông Quý ròm, như muốn nói “Thấy chưa! Thế mà anh bảo là em giỏi tưởng tượng!”
Cụ Be-man lại hỏi:
- Không có người lơn đi cùng các cháu à?
- Không, ông ạ! - Nhỏ Diệp mau mắn giải thích – Ba mẹ cháu có một cặp vé mời nhưng ba mẹ cháu bận công chuyện không đi được. Thế là cháu rủ anh cháu đi!
Nhỏ Diệp đang hào hứng nên không nhận thấy nét buồn thoáng gợn trên mặt nhăn nheo của cụ Be-man. Nó tiếp tục nói với vẻ hăm hở:
- Ông biết không, xưa nay anh cháu chúa ghét kịch. Anh cháu chỉ mê xiếc và ảo thuật thôi. Thế mà hôm nay xem ông và các cô chú kia diễn, anh cháu cứ trầm trồ mãi.
Quý ròm không ngờ nhỏ Diệp hăng máu đến mức lôi tuốt tuột bí mật của nó ra. Nó không dám nhìn cụ Be-man, gãi đầu ngượng ngập:
- Đó là trước đây…
Cụ Be-man dường như không nghe Quý ròm phân trần. Ánh mắt thoáng chốc trở nên xa xâm, cụ nói giọng trầm trầm:
- Cuộc sống càng ngày càng thay đổi, kéo theo sự thay đổi thói wen thưởng thức nghệ thuật công chúng. Sân khấu một thời là nghệ thuật độc tôn, nay phải đương đầu với nhiều loại hình hấp dẫn khác…
Anh em Quý ròm bất giác đưa mắt nhìn nhau, không rõ có phải cụ Be-man đang nói chuyện với tụi nó hay không.
- Nhưng những nghệ sẽ chân chính gắn bó với nghệ thuật không phải vì tiền tài, cũng không phải vì danh vọng. Xư nay những nghễ sĩ chân chính sống chết với nghề chủ yếu vì lòng yêu nghề, vì niềm đam mê cháy bỏng đối với nghệ thuật. Có một ngọn lửa chay không nguôi trong tim họ. Ngọn lửa đó, tiếc thay người ngoại đạo ít khi nhìn thấy…
Cụ Be-man vẫn mại mê với những ý tưởng trong đầu mình. Và đến lúc này thì Quý ròm và nhỏ Diệp tin chắc cụ không đinh tâm trò truyện với chúng. Vì vậy, hai đưa đứng lặng thinh nhìn ngắm người nghệ sĩ bằng đôi mắt mở to, vừa hiếu kỳ lại vừa bối rối.
Trong khi Quý ròm và nhỏ Diệp không biết làm gì trong hoàn cảnh bất ngờ này, một tiếng động khẽ ở bàn hóa trang đã kịp thơi đánh thức cụ Be-man khỏi giấc mơ miên man của mình.
Cụ choàng tỉnh, chớp chớp mắt nhìn hai khán giả hâm mộ tí hon đang đứng thuôn mặt, lúng túng nói:
- À.. ờ… Chậc, tự nhiên ông lại đọc “diễn văn” trước mặt các cháu…
Nhỏ Diệp nhoẻn miệng cười:
- Không sao, ông ạ.
Cụ đưa tay xoa đầu nhỏ Diệp, giọng trìu mến:
- Cháu ngoan lắm. Ờ, nãy giờ ông quên hỏi các cháu tên gì, học lớp mấy rồi?
Nhỏ Diệp liền thoáng:
- Cháu tên Diệp, năm nay học lớp sáu. Còn anh cháu tên Quý, học lớp chín.
Rồi nó cao hứng khoe:
- Anh cháu là “thần đồng toán” của nhà trường đấy ông ạ.
Cú quảng cáo bất ngờ của nhỏ em làm Quý ròm ngượng đỏ mặt. Cụ Be-man chưa kịp tấm tắc, nó đã rối rít xua tay:
- Không có đâu ông ơi.
Rời sợ cụ Be-man hỏi tới lui về chuyện đó, Quý ròm vội vã lái sang đề tài khác.
- Đoàn kịch Vàm Cỏ diễn hay thế sao chỉ diễn ở đây có hai đêm hở ông?
Cụ Be-man tặc lưỡi, khi cụ nói có cảm giác đôi vai cụ tư dưng thấp xuống:
- Vắng khách quá, cháu ạ. Cứ kéo dài như thế này, tiền vé sẽ không đủ trả tiền thuê rạp, chưa nói đến tiền bồi dưỡng cho anh em trong đoàn.
Trong một tháng, Quý ròm vả nhỏ Diệp tự dưng buồn lây nỗi buồn của cụ Be-man. Tụi nó còn bé quá, tụi nó chưa hiểu được khó khăn của nhưng người làm nghệ thuật. Cho nên nhỏ Diệp lại xuýt xoa:
- Lạ ghê, ông nhỉ? Kịch hay thế mà vắng khách!
Quý ròm ngập ngừng:
- Tối mai tụi cháu lại đi xem nữa, ông ạ.
Khi nảy ra ý định lẻn vào hậu trường, Quý ròm định hỏi cụ Be-man nhiều chuyện. Nhiều chuyện lắm. Rằng ông ơi, đóng kịch có khó không, ông tập vở Chiếc lá cuối cùng có lâu không hở ông, rằng làm sao ông đóng được vai cụ già say rượu giống đến thế, cái thứ nước màu đỏ trong chai ông cầm trên tay lúc đó có phải là rượu thật không… Nhưng rốt cuộc, nó chẳng hỏi được gì cả. Trong khi nó đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu thì tâm sự u buồn của cụ Bem-man đã lây lan sang nó khiến nó cảm thấy những thắc mắc của mình sao mà vụn vặt, tún mún quá.
Thế là nó bỗng buột miệng cái ý nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu.
Cụ Be-man nhìn sững nó:
- Tối mai cháu lại đi xem?
- Dạ.
- Nhưng tối mai đoàn kịch Vàm Cỏ vẫn diễn vở Chiếc lá cuối cùng. Kịch mục lần này chỉ có độc một vở đó thôi cháu à.
Quý ròm lễ phép:
- Cháu biết, thưa ông.
Cụ Be-man gật gù:
- Hay lắm. Nếu hai cháu thích xem lại thì cứ đến.
Cụ Be-man thò tay vào túi:
- Ông sẽ tặng cho hai cháu một cặp vé mời.
- Cám ơn ông! – Quý ròm vội lên tiếng – Nhưng tụi cháu tự mua vé được mà.
- Không được! - Cụ Be-man lắc đầu quầy quậy – Đây la quà của ông cho những người bạn mới.
Và cụ rút hai chiếc vé mới trong túi ra.
Nhưng Quý ròm đã kêu lên:
- Cháu không nhận đâu, ông ơi. Tối mai không chỉ hai anh cháu đi xem. Cháu định rủ thêm vài đứa bạn nữa.
Cụ Be-man chừng như hiểu ra ý định của thằng bé trước mặt. Cụ “à” một tiếng, mắt long lanh:
- Thì ra hai cháu muốn ủng hộ đoàn kịch Vàm Cỏ. Hà hà, tốt lắm!
Cụ Be-man đưa tay vuốt chồm râu xoăn để che giấu sự cảm động:
- Thế thì ông khỏi cần tặng vé cho hai cháu nữa.
Cụ đút hai chiếc vé vào lại trong túi, cảm khái:
- Phải chi ba mẹ hai cháu cũng nhiệt tình như vậy…
- Tối mai, ba mẹ cháu không bận công chuyện thì thế nào cũng đi xem! - Nhỏ Diệp bất thần vọt miệng, ngay sau đó nó bỗng đâm lo về sự khẳng định táo bạo của mình.
Quý ròm sực nhớ ra một chuyện:
- Ông ơi, có phải ông gửi tặng vé cho ba mẹ cháu không?
- Ờ, ờ, không! - Cụ Be-man có vẻ bối rối trước câu hỏi bất ngờ của Quý ròm – Không phải ông. Chắc là có ai đó.
Quý ròm nhíu mày:
- Ai thế nhỉ?
Nhỏ Diệp níu tay anh, tươi tỉnh.
- Về hỏi ba mẹ là biết ngay chứ gì!
- Ừ nhỉ!
Bữa đó, cụ Be-man tiễn hai anh em Quý ròm ra tận chỗ cánh gà. Cụ nhìn nó bằng ánh mắt lưu luyến:
- Thôi, các cháu về nhé!
Cũng như Quý ròm, cụ Be-man có bao nhiêu câu muốn hỏi anh em nó. Nhưng cuối cùng cụ chẳng hỏi được câu nào. Cụ cũng chẳng hiểu vì sao. Vì thế mà lòng cụ bâng khuâng quá đỗi.