Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Trăng Sáng Quê Nội

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 404 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trăng Sáng Quê Nội
Đông Gàn
Những cơn gió trưa nhè nhẹ quyện cùng làn hương thơm ngát của hoa cau làm cho tôi khoan khoái vô cùng. Nằm đu đưa trên chiếc võng trước hiên nhà, tôi lim dim đôi mắt, vừa bâng quơ nghe tiếng ca vọng cổ mùi mẫn của Hùng Cường trong tuồng Tướng Cướp Bạch Hải Đường, vừa thả hồn theo mớ hương đồng cỏ nội, tuy bình dị, nhưng lại mang đến cho tôi cái cảm giác an lành tràn khắp trong lòng.
Ba mẹ và lũ em đã cùng gia đình cô Năm Phụng, em của ba tôi, đi ăn giổ bên nhà ông Sáu Nà. Ngôi nhà gạch ba gian to lớn của cô Năm Phụng chỉ còn có một mình tôi thủ traị. Tôi không thích hiện diện trong các buổi họp mặt đông người, cho nên viện lý do không được khỏe mà nằm nhà để tận hưởng cái thú điền viên mà tôi hằng luôn yêu thích nàỵ
Đã khá lâu, tôi mới có dịp trở về thăm quê nội tại Lắp vò, Vàm cống. Thời gian có lẽ đã trên mười năm, thế mà quê nội vẫn không có nhiều thay đổi. Ngay từ khi chiếc xe lôi đưa tôi đến cổng chợ Lắp Vò, tôi đã nhận ra những đường nét quen thuộc của ngôi phố lầu củ kỹ cổ kính của nội, nơi mà từ độ tuổi năm, sáu, tôi đã gắn bó rất thuờng. Tuy cùng gia đình lên Sài Gòn sinh sống đã lâu, nhưng đôi lúc, tôi vẫn nhớ đến những buổi tắm sông, hái trái, lội ruộng, mò cua bắt ốc, nghịch ngợm cho thỏa thích và nhất là ăn những dĩa bánh Tầm Bì ngon bá chấy của quê nội tôi.

Vào những mùa trăng sáng, hoặc có gánh hát cải lương nào về trình diễn thì cả làng cả xóm dường như rộn rịp hẳn lên. Muà trăng thì lũ con nít tụi tôi chơi cút bắt, nhát ma, có đứa phát sợ tè cả ra quần. Còn hôm nào có gánh hát về thì cơm nước cho thật sớm, rồi cùng nội và mấy cô, ôm chiếu, vác ghế ra sân vận động giành chổ thượng hạng. Có đôi khi tôi và lũ con ông Chín Nhà Đèn, choảng nhau đến chảy cả máu mũi vì giành nhau một chổ tốt tại cánh gà để có thể dòm mặt đào kép. Và lần nào cũng vậy, sau khi choảng nhau, trong lúc ông nội đang lớn giọng la mắng, thì bà nội lại ôm tôi vào lòng, dí lá trầu vào lổ mủi cầm máu, mà vỗ về, hôn hít thằng cháu đích tôn nàỵ
Những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ nơi miền quê nội, tôi không bao giờ quên. Mãi cho đến năm nay, khi tôi đã gần một phần tư tuổi đời, tôi mới có dịp trở về thăm lại những hương vị đậm đà của quê nội tại Lắp Vò, Vàm Cống.
Hò...ơ ..ơ .....
Con chim xa bầy còn thương nguồn nhớ cội
Con cá lạc đàn còn nhớ nước nhớ sông
Người đi người có nhớ không ?
Quê cha đất tổ đã khổ công sinh người !
Dòng suy tưởng của tôi bị cắt ngang bởi tiếng hò rất ngọt ngào vang vọng đó. Ngay lập tức, tôi vội với tay tắt chiếc máy cassette, để được nghe cho rõ hơn tiếng hò đang cất lên từ nhà bên cạnh.
Hò...ơ...ơ...
Người đi người có nhớ chăng
Tôi về tôi nhớ hàm răng mình cười
Nhớ đêm trăng sáng tháng mười
Có tôi tát nước...
là...hò .. ơ
Có tôi tát nước...có người gánh công !
Tôi chợt nở một nụ cười thật thích thú. Từ lâu sống trên thành thị , tôi cứ tưởng chuyện hát hò nơi thôn quê đã không còn nữạ Nào dè, trưa nay, tôi lại có cái may mắn được thưởng thức không chỉ là những câu hát mang tính cách dân gian, đậm đà hương vị quê hương mà còn lâng lâng cõi lòng theo giọng hò ngọt ngào của người con gái ấỵ
Không nén được sự tò mò, tôi bật dậy, xọt chân vào đôi guốc vong, mon men đến cạnh dậu hoa Trang sau nhà. Tôi kiểng chân dòm sang. Từ bên kia, người con gái nọ vẫn đang say sưa trong câu hò nên không để ý đến tôị Nàng đang ngồi nhặt thóc, lưng xoay về phía tôi, do vậy, tôi chẳng trông thấy gì hơn là một dòng tóc đen huyền, chảy dài trên tấm thân thon thả, cân đốị Cạnh nàng, con chó vện cuộn mình nằm im, lim dim đôi mắt, phe phẩy chiếc đuôi ra chiều thích thú trong cơn nắng trưa dìu dịụ. Càng nghe giọng hò êm ái, truyền cảm, tôi càng muốn được biết người con gái đó là ai. Cho nên, tôi gắng chòm sang bên hàng dâụ. Thoạt nghe thấy tiếng chân tôi, con vện choàng dậy sủa vang. Tôi hốt hoảng giật lùi lại, thì đó cũng là lúc cô gái nọ ngẩng mặt lên nhìn. Bối rối và mắc cỡ, tôi ngượng ngùng lí nhí lời xin lỗi. Toan quay lưng đi, thì cô gái đó đã khẻ gật đầu lên tiếng chào:
- Dạ chào Cậu Hai ! Cậu Hai mới ở trển dìa ? Cậu Hai mạnh giỏi ?
- Dạ ! dạ ! mạnh, cám ơn ... ừm..cám ơn cô ! tôi lúng túng không biết xưng hô ra làm saọ Trong lúc đó, tâm trí tôi đang cố lục tìm lại trong ngăn quá khứ xem người con gái duyên dáng, có gương mặt khá quen thuộc này là ai, tại sao lại biết tôi. Thấy tôi chỉ im lặng, hai mắt lại mở to ra chăm chăm nhìn, nên cô nàng bẽn lẽn, hai má đỏ bừng, cúi xuống ôm lấy con vện, tìm cách lánh né cái nhìn của tôi.
- Cô ... cô Hai hò hay quá ! tôi ngập ngừng, kêu đại hai chữ cô Hai.
Nghe thế, nàng chợt ngẩng đầu lên cười tủm tỉm:
- Người ta đâu phải thứ hai đâu mà kêu cô Hai !
- Ô ! ô ! xin lỗi, Tôi vội khua tay, miệng lập bập: vậy thì cô .. ừm cô ..
- Cô Tư ! nàng nhắc
- ...thì cô Tư ! cô Tư hò hay quá ! Nghe tôi khen, nàng lại nở một nụ cười thật đẹp, thật thu hút. Nụ cười chỉ he hé nở ra trên vành môi hồng thắm, vừa phảng phất cái nét ấp úng, mắc cỡ của lứa tuổi mới trưởng thành, vừa mang mác cái bình dị chân chất của miền thôn quê. Hai tai tôi hông biết sao, tự dưng nóng bừng lên trước nụ cười đó. Tức thay, cái trí nhớ kém cỏi của tôi vẫn chưa giúp tôi tìm ra được cô Tư này là ai, nhưng tôi tin chắc rằng, giữa tôi và cô Tư này, đã từng quen biết nhau. Bí quá, tôi đành buộc miệng hỏi liều :
- Xin lỗi cô Tư nha, tôi trông cô Tư thấy quen quen. Không rõ là đã từng gặp qua chưa.
Nàng ta nghe thế, trong đôi mắt to tròn chợt tỏ ra vẻ hờn lẫy, trách móc:
- Cậu Hai đi lên trển dui cho nên hông còn nhớ chi đến bạn bè năm xưa nữa hén.
Bị người đẹp trách, tôi vội vã làm một màn thanh minh, thanh ngạ Nhưng lại không quen với cách xưng hô cho nên tôi cứ nói loạn xị lên, ba hồi thì gọi là cô, bốn hồi thì gọi bằng bạn, khiến cho nàng cứ bụm miệng cười khúc khích. Còn đang tìm cách gợi chuyện thì từ trong nhà nàng, một người đàn bà bước ra với một chiếc rổ đựng đầy mận đỏ hồng. Trông thấy tôi, bà ta vội cởi bỏ chiếc khăn rằn đang đội trên đầu, mỉm cười chào:
- Cậu Hai Thành đó hén ! chi ơi, lâu dữ mới gặp lại cậu Hai đó nghen !
Không đợi tôi lên tiếng, bà ta tiếp luôn: Sao cậu Hai hông đi ăn giổ hả ? Ông bà Hai Giáo vẫn mạnh chứ ?
- Dạ ! cám ơn dì hỏi thăm. Ba mẹ cháu vẫn bình an ! Tôi tỏ ra lúng túng vì gương mặt của bà ta trông cũng quen thuộc lắm. Dường như đoán được tôi đang nghĩ gì, bà ta liền vẩy tay cười:
- Chắc hông nhớ tui đâu hén ! Thui, tui phải sang nhà ông Bảy Nhung có tí chiện. Rùi, chạng dạng, chờ ông bà Hai Giáo dìa thì tui sang thăm...Chừng đó thì chắc chắn cậu Hai sẽ nhớ ra tui mà.
Nói đoạn bà ta xoay sang nàng trách:
- Mỹ Dung à ! sao mà con hông mời cậu Hai vào nhà uống nước !
Xoay sang tôi, bà vồn vã: Cậu Hai sang nhà ngồi chơi, để tui kiu con Dung nó chặt mấy trái dừa tươi mời cậu uống. Rồi quay sang Dung, bà tiếp: Má dí ba sang nhà ông Bảy coi mớ lúa giống một tí, con đem hai con cá Hưng đi kho rồi bắt nồi canh rau dền cho chiều nay cả nhà ăn nghen.
Bà ta chào tôi rồi hấp tấp đi khỏi, bỏ mặc cho cô con gái đang đứng trơ ra vì sượng sùng. Phần tôi, hai tiếng Mỹ Dung, làm cho tôi ngạc nhiên. Một tia sáng chợt lóe lên trong đầu, tôi vỗ trán reo lên:
- Trời ơi ! Dung ! Dung Trùn Đất đó hả
- Xí ! ngưi ta đã lớn rùị Đâu còn là Trùn đất nữa đâu nè cậu Hai La Thành ! Dung bẽn lẽn cúi đầu vo vê vạt áo bà ba.
Tôi mừng rỡ. Ồ thì ra là Mỹ Dung, cô bạn láng giềng của tôi từ thủa bé. Hèn chi mà ngay từ lúc đầu tiên, tôi đã thấy nàng rất quen mặt. Tôi chợt mỉm cười khi nhớ lại hồi đó. Cái tên Trùn đất này cũng là do tôi đặt rạ Vì khi còn bé, dì Năm Quít, mẹ của Dung, dắt hai chị em Mỹ Dung và Mỹ Hạnh, đi uốn tóc, khiến cho tóc của cả hai xoăn tít lên trông thật ngộ nghĩnh. Với cái đầu uốn quăn đó, hai chị em Mỹ Dung và Mỹ Hạnh thích chí lắm, cứ ngỡ là đẹp nên luôn hớn hở ra mặt. Nhưng bọn con trai tụi tôi thì lại nín cười không được. Nhầm lúc, tụi tôi đang vớt lăng quăng cho mấy con cá Xiêm, và đào trùn để đi cắm câu, tôi liền la lên:
- Ui cha, tụi bây ơi ! tóc của hai chị em con Dung cong queo giống y chang mấy con lăng quăng. Tối mà đem đi nhát ma chắc người ta sợ xanh cái mặt giống y chang Đơn Hùng Tín !
Bọn con trai khoái quá ôm bụng cười rũ rượị Mỹ Hạnh thì còn rướng cổ lên cãi lại, chứ còn Mỹ Dung thì hai mắt đã đỏ hoẹ Và từ đó, cái tên Hạnh Lăng Quăng, Dung Trùn đất đã đi liền với hai chị em nàng. Còn tôi, vốn tên Thành, lúc bé lại thích đọc truyện Tàu rồi hay lấy cây tre làm kiếm muá may lung tung. Có lần, cả bọn bày trò chia phe đánh nhaụ Vì trắng trẻo, cho nên tôi được chọn làm vai La Thành, cùng với thằng Tư trong vai Tần Thúc Bảo, thằng Quốc ròm làm Tề Mậu Công, Hưng mập làm Trình Giảo Kim và thằng Hòa Mọi làm Uất Trì Cung cùng phò Lý Thế Dân Hạnh Lăng Quăng lên làm vuạ Do vậy mà hai chữ La Thành đã trở thành bí danh của tôị Nhưng lúc đó, Mỹ Dung còn bé lắm. Chỉ có bà chị Mỹ Hạnh và Bảo Minh, anh của Mỹ Dung, là thuờng chơi chung với bọn tôi mà thôị
Nhớ đến điều này, tôi chợt mỉm cười. Có lẽ, Dung cũng đang ôn lại quãng thời gian trẻ con hồn nhiên đó, cho nên hai má nàng lại đỏ hồng lên.
- Mau quá Dung hén ! mới đó mà đã mười mấy năm rồi ! Chị Mỹ Hạnh bây giờ làm gì? còn anh Minh với thằng Mẫn vẫn còn đi học chứ hả ?
Thế là, Dung tuần tự thuật lại cho tôi nghe những sinh hoạt của gia đình nàng trong thi gian quạ Bà chị Cả Mỹ Hạnh thì đã lấy chồng. Minh, anh kế Dung, lên tỉnh học nghề thợ máỵ Riêng Hạnh và Mẫn đều còn đang đi học.
Đêm xuống, cơm nước vừa xong, cả nhà quây quần quanh chiếc đèn măng sông trò chuyện rôm rả. Bà nội ngoài thị xã cũng ngồi ghe bầu vào nhà cô Năm Phụng chơi. Ngoài ra còn có mặt hai vợ chồng dì Năm Quít và mấy chị em của Dung. Đám con nít tụi tôi tụ họp ngoài hiên, thi nhau nhắc lại các kỷ niệm ngày xưa thật vui vẻ. Được một lát, theo lời tôi yêu cầu, cô tư Mỹ Dung bẽn lẽn, cất tiếng hát vài bài tân cổ giao duyên, theo tiếng đàn của thằng Mẫn. Tôi thích thú lắng nghe giọng hát ngọt ngào của nàng. Từ dạo lên Sài gòn sinh sống, tôi không còn thích xem cải lương, hay hát hầu quảng nữa. Đêm nay, nghe cô Tư Mỹ Dung hát, tôi chỉ để tâm đến khuôn mặt trái xoan hiền dịu và giọng ca thật truyền cảm của cô Tư mà thôị Không rõ tại sao, tôi chợt tìm thấy ở Mỹ Dung thật nhiều thân thiện, gần gủi. Dưới ánh trăng tròn vằng vặc, gương mặt của Mỹ Dung rạng lên nét thanh tú, dịu dàng. Thỉnh thoảng trong lúc hát, nàng bắt gặp cái nhìn của tôi, liền ngượng ngùng ngoảnh mặt đi hướng khác. Cái dáng e thẹn đầy nét thôn quê đó càng khơi lên trong tôi sự yêu mến kỳ lạ.
Tràng pháo tay tán thưởng bản vọng cổ của Dung vừa dứt, thì tôi lại yêu cầu nàng hò vài câụ Nhưng Dung cứ khăng khăng từ chốị Đợi cho tôi năn nỉ mãi, cuối cùng Dung đành gật đầu. Đôi môi điểm một nụ cười nhẹ :
- Lúc trưa cậu Hai khen tui hò hay ! nhưng nói thiệt nghen, mí câu tui hò đều chôm từ trong sách ra hoặc của bà chị Mỹ Hạnh đó..Thôi thì tui tính dầy đi nghen cậu Haị Cứ hễ mà tui hò một câu thì cậu Hai hò lại một câu hén.
- Í chết ! Cô Tư tính dzị Thì lỗ cho tui quá rồị Từ thủa cha sinh mẹ đẻ đến gi tôi có bao gi hát hò đâu !
- Hổng sao anh Thành ! Thằng Mẫn huých tay tôị Đừng có sợ ! có gì em nhào vô phụ cho anh ngaỵ
Mỹ Hạnh vỗ tay reo lên:
- Ê tụi bây ! hay là tụi mình chia phe ra hò đi ! bên nào thua thì ngày mai phải đãi bên kia một chầu.
Ây chà, cái bà chị Hai Mỹ Hạnh này đúng là Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó di mà. Tay đang bồng cháu bé một tuổi mà cái máu văn nghệ, văn gừng của hồi còn trẻ vẫn còn hăng quá. Nhưng ý kiến này của chị Hai Mỹ Hạnh đã được mọi người nhanh chóng tán thành. Thế là, tôi phải khổ sở nhập cùng bọn thằng Quốc, thằng Hoà, thằng Tư và Mẫn để đối phó lại với phe mấy cô do hai chị em Mỹ Dung, Mỹ Hạnh làm chủ chốt. Cũng may, tôi rất thích ca dao và phong ca của Việt Nam, và đã từng bỏ công thu nhập rất nhiều cho nên không đến nổi bị quay như dế. Điều này, làm cho cô Tư Mỹ Dung tỏ vẻ ngạc nhiên lắm. Có lẻ nàng muốn triệt tôi cho bằng được, cho nên càng lúc, càng hò những câu hóc buá hơn, mang tính cách cá nhân hơn là ca dao. Đến nỗi bọn thằng Mẫn cũng đành chịu thua. Nhưng điều này lại làm cho tôi háo hức và thích thú. Càng lúc, tôi càng bị cuộc chơi thu hút dần.
Tiếng hét hò, cười đùa của bọn tôi làm cho những người lớn bên trong tò mò đổ ra xem. Tôi thì nào có hay biết họ đang đứng sau lưng mình, cho nên cứ rướng cổ lên mà hò một hơi:
Hò..ơ..ơ..
Hỡi cô tát nước bên đàng
Xin cho anh hỏi cô nàng vài câu
Nhà cô đang hiện ở đâu
Song thân cô đã nhận trầu ai chưa ?
Những hôm tri đổ cơn mưa
chẳng hay có kẻ đón đưa chưa nè ?
Vừa dứt lời thì một tràng pháo tay vang lên. Tôi giật mình quay lại thì Nội đã kí ngay vào đầu tôi mắng yêu:
- Mèn đéc ơi ! hông ngờ cái thằng cháu đích tôn của tôi cái giọng hò cũng ác liệt quá chứ ! Vậy mà bấy lâu nay, hông hát cho nội nghe !
Mẹ tôi xen vào:
- Thằng Thành còn chơi đàn khá lắm đó Má. Rồi xoay sang tôi Mẹ giục: Thành, chơi bài Lòng Mẹ cho nội nghe đi con.
Tôi ngoan ngoãn cầm lấy cây guitar chơi liền bài Lòng Mẹ theo trường phái cổ điển. Mọi người đều im lặng lắng nghe. Cô Tư Mỹ Dung thì cứ tủm tỉm nhìn tôi cười, không rõ là đang nghĩ chi. Bản đàn vừa dứt thì Nội đã càu nhàu:
- Con đánh cái chi mà nội chỉ nghe tửng từng tưng ! thôi thì con đánh đàn rồi hát luôn đi, Nội thích nghe có lời nhạc đàng hoàng.
Một ý nghĩ chợt loé lên trong đầu, tôi liền thưa với nội:
- Nội à ! con hát cũng được, nhưng con hát dỡ lắm....hay là vầy đi nghen nội, con sẽ đàn bài Lòng Mẹ Còn Mỹ Dung sẽ hát bài đó. Nội nghĩ sao ?
Nội gật gù, và cả nhà cũng vổ tay tán thành. Tôi nheo mắt nhìn Mỹ Dung. Cô nàng mắc cỡ đỏ rần cả mặt, nhưng không thể từ chối được thế là đành hát theo tiếng đàn của tôị Phần tôi thì thích thú lắm, vừa đàn vừa mỉm cười trước cặp mắt phụng phịu của Mỹ Dung.
Một tràng pháo tay vang lừng dành cho hai đứa tôi khi bản đàn vừa dứt. Nội kéo tôi lại bên cạnh, vừa cười sung sướng vừa xoa đầu tôi nói:
- Thằng cháu của Nội tài quá ! Nội rất vui mừng khi nghe ba mẹ con kể về các con. Sẵn đây, nội cũng cho con biết rằng, nội đã già cả rồi, chắc ngày đi theo ông Nội của con cũng không còn bao lâụ Cho nên, nguyện vọng duy nhất của nội lúc này, là được trông thấy thằng cháu đích tôn này của nội cưới về cho nội một cô cháu dâu thật hiền lành ngoan ngoãn. Vậy là nội mãn nguyện lắm rồi.
Tôi phì cười:
- Nội à ! nội còn khỏe mạnh còn sống đến hơn trăm tuổi mà. Chắc chắn sẽ có ngày nội sẽ không chỉ Gặp cháu dâu của nội mà còn bồng cả Cháu cố đó. Hiện giờ thì con còn quá trẻ để nghĩ đến chuyện có vợ đó nôị.
Nội cười. Nụ cười thật hiền trên đôi môi đỏ au màu trầu, mái tóc bạc phơ bay nhè nhẹ theo gió:
- Mèn ơi ! chứ hồi đó khi bà cố cưới nội dìa làm dâu, ông nội của mày còn nhỏ hơn mày bây giờ nữa mà. Rồi nội nắm lấy tay tôi ân cần nói:
Có điều này nội cho con biết. Nội đã chọn được một cô cháu dâu rồi đó.
Tôi giật nảy mình trước câu nói ấy của nộị Ba mẹ tôi thì chỉ tủm tỉm cưị Nội lại chậm rãi nói tiếp:
- Hồi lúc mẹ Con còn mang con trong bầụ Ba con đi đánh giặc nếu không có một người bạn tốt xả thân để cứu thì không còn sống được đến ngày hôm naỵ Cả gia đình chúng ta đều mang ơn của họ. Cho nên, ông nội và ba của con đã cùng gia đình người ta kết nghĩa thông giạ Hai bên giao ước rằng chỉ khi con và con gái của họ đến tuổi trưởng thành thì sẽ cho làm vợ làm chồng.
Nghe đến đây, tôi bàng hoàng kinh ngạc. Miệng há to ra không còn biết nói gì hơn. Ba tôi lúc này mới xen vào:
- Gia đình mình sẽ rất may mắn nếu có được một đứa con dâu ngoan ngoãn, giỏi giang như thế. Không những vậy, lại còn duyên dáng, và xinh đẹp nữạ Nhưng thời bây giờ tư tưởng tụi con hoàn toàn khác, cho nên ba mẹ Hai nhà đã quyết định để cho con tự quyền chọn lựa mà không ép buộc.
Tôi thở phào ra trước câu nói đó. Trong lòng như vừa trút đi một khối đá nặng trăm ngàn tấn. Xoay sang nhìn Mỹ Dung, tôi khẻ mỉm cười, vui sướng. Nhưng nàng chỉ im lặng, lánh né cái nhìn của tôi. Đang phân vân thì ba tôi kéo tôi đến bên cạnh chú Năm Quít:
- Con là trưởng tử của ba ! là cháu đích tôn của dòng họ ! nay, con đã trưởng thành, thì cũng là lúc để cho con nói tiếng cám ơn với ân nhân cứu mạng của ba năm nào.
Tôi ngơ ngác nhìn chú Năm.
- Phải ! Chính chú Năm đây là người năm xưa đã xã thân cứu chạ Ba tôi siết chặt vai chú Năm, nhìn tôi xúc động nói: Năm xưa, nếu không có chú Năm lấy thân che đạn pháo và cõng ba về bệnh xá thì ngày hôm nay, ba đã không còn đứng ở đâỵ Vì cứu ba, mà chú Năm bây giờ mang thân phận phế nhân. Ơn nghĩa này, con phải cùng cha ghi nhớ lấỵ
- Cậu Hai nói quá rồi ! Chú Năm cười hiền khô.
Ba tôi vội trách:
- Giờ này anh còn gọi tôi là cậu Hai sao ?
Cả hai cùng bật ra cườị Phần tôi thì rối tung lên, chẳng còn hiểu chuyện gì đang xảy ra cả. Thấy vẻ mặt ngơ ngẩn của tôi, ba liền thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Lúc này, tôi mới biết rằng năm xưa, gia đình nội của tôi rất giàu có, còn chú Năm lúc nhỏ là một trẻ mồ côi, được ông Nội mang về nuôi dưỡng. Vì vậy chú Năm và ba tôi trở thành hai thầy trò. Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao gia đình chú Năm đối với gia đình tôi vừa cung kính, vừa thân thiện như vậỵ Và tai hại hơn nữa, hai chữ " cậu Hai " mà Mỹ Dung dùng để gọi tôi, hoá ra là vì có nguyên do này, chứ hoàn toàn không phải là phương ngôn. Hèn chi mà, mỗi khi tôi kêu nàng là cô Tư thì nàng cứ luôn phản đối.
Nghe ba tuần tự thuật lại mọi việc xong. Tôi xúc động lắm, bèn cầm lấy bàn tay chai sạn của chú Năm rưng rưng nói:
- Chú Năm ! Ơn xả thân cứu mạng ba cháu của chú, cháu đây xin trân trọng ghi lấy, và cháu rất mong rằng từ nay, chú cho phép cháu được đáp đền phần nào ơn nghĩa đó.
Chú Năm khiêm tốn xua tay, cười xòa ra:
- Chú cũng già cả rồi ! Nguyện vọng của chú là với tài học của cháu, cháu giúp chú dìu dắt hai em, con Dung và thằng Mẫn, học hành đến nơi đến chốn là chú vui rồị
Đến lúc này tôi mới sực nhớ ra, bèn vổ trán, há hốc miệng, ú ớ không thành lời:
- Ô ! thì ra ... cô dâu mà bà nội chọn chính là ...
Tôi xoay sang nhìn Mỹ Dung, nàng bẽn lẽn cúi đầụ Bà nội gật đầu:
- Ừ, nội chọn con Dung cho con đó !
- Không được ! tôi buộc miệng lên tiếng phản đối
Vừa bật miệng kêu lên lời phản đối, tôi chợt đâm ra hối hận, vì sợ rằng sự vô tình đó của tôi có thể làm cho Mỹ Dung tự ái. Tôi vội nói trớ ra:
- Nội à, có biết Mỹ Dung chịu không chứ ! Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên mà nội !
Nói đoạn tôi xoay lại tìm Mỹ Dung, nhưng nàng đã lẻn đi mất từ lúc nào không haỵ Tự dưng trong tôi dấy lên một nỗi tiếc nuối lạ kỳ ! Tôi cứ ngồi thừ ra đó, mặc cho nội, ba mẹ và mọi người chuyện trò rôm rả, tâm trí tôi cứ mãi nghĩ ngợi về nàng. Cuối cùng, cầm lòng không được, tôi bèn kiếm cớ đi nghỉ sớm vì mệt rồi men theo cửa sau, tìm sang nhà của Mỹ Dung.
Nhờ ánh trăng rằm sáng tỏ, tôi có thể nhìn thấy rõ cảnh vật quanh vườn sau của nhà nàng. Tôi không thấy Mỹ Dung đâu cả. Nóng lòng làm cho tôi quên hẳn con vện, hấp tấp trèo sang bờ dậu bước vào sân nhà nàng. Ngay lập tức con vện từ nhà trong nhảy bổ ra gầm gừ, sủa vang. Tôi giật bắn người đứng sững lại và đó cũng là lúc Mỹ Dung xuất hiện. Trông thấy nàng, con vện vội vả quấn lấy ngay, rồi chạy biến vào trong theo lời hiệu lệnh của Mỹ Dung.
- Chào cô Tư , tôi lên tiếng, hum...tui có thể nào nói chuyện với cô Tư một lát được không ?
Nàng im lặng ! Tôi mạnh dạn tiến tớị Nhưng Dung vội bước lui lại vài bước, cúi thấp đầu, vân vê vạt áo bà ba ngại ngần. Tôi cũng dừng chân, cùng im lặng. Trăng sáng in bóng hai đứa trên nền sân, khe khẻ lay động theo từng cơn gió mát rươị. Tiếng côn trùng kêu vang và thỉnh thoảng tiếng cười của gia đình tôi bên nhà lại vọng sang rõ mồn một. Thế mà sao tôi vẫn thấy giữa tôi và Dung, có một sự im lặng nặng nề.
- Tui muốn hỏi cô Tư vài chuyện được không ? khẻ đằng hắng, tôi gắng mở lời một cách khó khăn.
- Dạ , cậu Hai muốn hỏi chi ? Nàng đã chịu lên tiếng.
- Xin đừng kêu tui là cậu Hai mà. Tôi năn nỉ
- ừm...vậy tui phải kiu .. làm sao ?
- thì gọi tên được rồi
- tui không dám gọi tên ! nếu cậu Hai cho phép thì tui gọi là anh nha
- Tốt lắm ! tôi gật gù. Gọi anh nghe thân thiện hơn, với lại gia đình tui mang ơn tía của cô mà,
- Nhưng tía của tui lúc trước chịu ơn của nội
- ừm...thôi tui tính vầy nghen cô Tư
- dạ cậu .. í lộn, anh ... hai tính sao ?
Tôi cười trước sự lúng túng của nàng:
- ơn nghĩa là của đi trước, đi chúng ta không ai nợ ai, chúng ta coi nhau như bạn bè ngang hàng được không ?
- í chết ! tui làm sao dám sính ngang hàng dí anh hai
- đã gọi tui là anh Hai rồi thì tui nghĩ cô Tư phải hiu ý tui chứ !
- Dạ anh Hai nói vậy thì tui xin nghe !
- Tốt quá !
Nàng lúc này mới chịu ngẩng đầu lên nhìn tôi. Bắt gặp nụ cười bẽn lẽn của nàng, tôi đâm ra lúng túng, bèn vội che dấu bằng cách vươn vai, hít thở bầu không khí trong lành:
- Đêm nay gió mát quá cô Tư hén ! tôi đảo mắt nhìn quanh, ...ừm...trăng lại sáng nữa
- Dạ
Ui chà, sao mà tự dưng mọi ý nghĩ dự định lời nói trong đầu đều tan đi đâu mất cả...Im lặng thì thấy khó chịu, còn mở miệng lại thốt ra toàn những chuyện không đâu.
- Vườn nhà cô .. cây trái xum xuê quá ! ừm..lại là một câu chả ăn nhập vào đề !
- Dạ
Tôi nhìn nàng phì cười, khua tay phân bua.
- Thật ra tui sang đây là để trò chuyện với cô Tư .. nhưng không hiểu sao .. tui lại quên mất tui muốn nói cái chi
- Anh Hai có thích ngắm trăng không ? Nàng không chú ý đến lời tôi nói mà lại đặt ngược lại tôi một câu hỏi
- ồ thích lắm ! ở trên Sài Gòn phố xá đông đúc, khó lòng mà ngắm được trăng đẹp
- Vậy để tui dắt anh Hai lại chổ này
Nói đoạn nàng bước đi trước dẫn đường, tôi liền phóng theo. Len qua vài gốc mãng cầu, nàng đưa tôi đến một khoảng ruộng rộng, có thể nhìn thấy trọn vòm trời đầy trăng sao và xa xa hình bóng của những hàng cau chạy dài, xen kẻ với hình dáng của những ngôi nhà nơi cuối tầm nhìn, làm ánh đèn vàng hắt ra yếu ớt.
Nàng ngồi xuống trên một gốc dừa cạnh con rạch nhỏ, cởi bung chiếc kẹp, xỏa dòng tóc đẹp cho bay theo con gió đêm lồng lộng. Ánh trăng ngà soi rõ chiếc cổ ba ngấn trắng ngần của nàng, và chiếc áo bà ba bó lấy tấm thân con gái căng đầy sức sống. Nàng đẹp quá ! Ngay tại lúc này, tôi thấy nàng vượt trội lên hẳn. Rực rỡ như nàng tiên Lúa trong một câu truyện cổ mà tôi đã đọc từ lúc bé. Trong trái tim tôi, chợt dấy lên một sự rung động thật lạ !
- tui thuờng ra đây ngắm trăng đó anh Hai
- ồ, vậy à ! đúng ! cảnh đêm trăng ở đây đẹp quá, lần đầu tiên tui mới có được cái cảm xúc ngắm trăng như vầy ! Tôi nhìn nàng dò xét.
Nhưng Mỹ Dung vẫn điềm nhiên không nhận ra ngụ ý của tôi trong câu nói đó, nàng ngước mặt nhìn tôi hỏi:
- Anh Hai định hỏi tui chi ?
- ..thì định hỏi cô nghĩ sao về cái quyết định ấy
- Nghĩ gì anh Hai, nàng cúi đầu trả lời nhỏ nhẹ. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó, tui đâu dám cãị
Tự dưng trong lòng tôi vui lạ khi nghe câu nói đó. Nhưng tôi vẫn không nén được sự bất bình.
- Nhưng cô Tư à, làm như vậy đâu được .. Ép uổng quá đi ! Miễn cưỡng thì sao có được hạnh phúc.
- Nói vậy, chắc ở trên Sài Gòn, anh Hai có ý trung nhân rồi hở
- Đâu có ai đâu ! tui vội lắc đầu quầy quậy, rồi lót chiếc dép ngồi xuống cạnh bên nàng. Mùi hoa dạ lý ở đâu thoảng tới ngây ngất lạ
- Anh Hai nói dốc dí tui rùi ! Tài hoa như anh Hai thì làm gì không có ngưi thương. Nàng cườị
- Trời, tui mà tài hoa chi hở cô Tư ! thật đó, bấy lâu nay tui lo chuyện học hành không, rồi khi đi làm cũng thế, bù đầu trong công việc, nhiều lúc muốn về thăm nội mà không thu xếp được ... thì làm sao tui có thì giờ để quen biết bạn gái.
- Anh Hai nói sao chớ, tui thấy anh Hai giỏi giang lắm mà. Nàng xen ngang, mèn ơi, mỗi khi tía hay má của anh Hai dìa đây thăm quê, lúc nào cũng khen anh Hai và k đủ chiện dìa anh Hai hết chơn ... Tui nghe tía má tui dìa kể lại, nói thiệt nghen, tui phục anh Hai ghê dậy đó.
Tôi bật cười xoà khi nghe Mỹ Dung bắt đầu kể về những kết quả học của tôi, và những công trình xây cất lớn mà tôi có tham gia vạch định. Quả thật tôi không ngờ Mỹ Dung lại biết nhiều về tôi đến như vậỵ Nàng còn liếc nhìn tôi hàm ý trách móc:
- Tui còn biết sắp tới đây, anh Hai sẽ dìa đây công tác, sửa sang lại tuyến đường Vàm Cống, cho nên hôm nay anh Hai mới có dịp dìa thăm nộị Tui biết dìa anh Hai như dậy đó, mà tui tin rằng anh Hai chẳng biết gì dìa tui hít chơn hít chọị Chắc tui nói đâu có sai anh Hai hén !
Bị trách móc, tôi chỉ còn biết vò đầu năn nỉ:
- ừ, tui thiệt là tệ quá ! thôi thì từ nay, mong rằng cô Tư cho tui cơ hội để tui có thể hiểu thêm về cô Tư hơn được không ?
- Hiểu tui làm chi anh Hai ? nàng lại lẫy hờn, tui đâu xứng đáng với anh Hai đâu nè.
- Cô Tư đừng nói vậy mà ! Thú thật, ngay từ lúc gặp cô, tui cũng đã rất có cảm tình với cô đó, nhất là khi nghe cô hò, vì cô hò hay quá chừng đi, huống chi, tui cũng biết rằng cô Tư là một người con gái rất đoan trang, nền nếp, hiền lành và giỏi giắn.
- í chời, ai nói với anh Hai vậy ?
Nhìn đôi mắt tròn xoe của nàng, tôi thích thú:
- Thì bà nội nè, ba mẹ tui nè, và mấy cô bác của tui nữa, ai cũng khen cô Tư hết.
Rồi tôi chuyển sang châm chọc nàng:
- Mà cô Tư đã duyên dáng lại tài giỏi như vậy thì chắc chắn trai làng si cô nhiều lắm hén
- xí ! anh Hai chọc tui hén ! Nàng bẽn lẽn cúi đầu, tui cười bồi thêm:
- Nói thiệt chứ chọc gì ! tui mà là trai làng thì chắc tui cũng trồng cây si trước nhà cô cho coi
- ồ, anh Hai nói dị có nghĩa là anh Hai sẽ chỉ mến tui níu như là anh Hai ở miệt vườn thôi hén, còn anh Hai là dân học thức trên Sài Gòn thì anh Hai hông ngó ngàng chi đến đám con gái quê mùa như tụi tui hén.
Í chết, không ngờ nàng lại " phản kích " quá lợi hại như vậỵ Sợ tình huống sẽ xấu đi, nên tôi vội vàng làm giọng nghiêm:
- Thôi, không chọc cô Tư nữa ! điều mà tui muốn nói với cô Tư rằng, cái chiện hôn nhân do hai bên cha mẹ sắp đặt, tui hoàn toàn không đồng ý tí nào, vì lẽ như đã nói, làm như vậy thật là ép uổng con cái quá. Cho nên, cô Tư đừng lo, nếu như cô Tư không chịu thì tui sẽ tìm cách phản đối cho tới cùng. Nhưng mong rằng, dù thế nào đi chăng nữa, tui và cô Tư vẫn là bạn bè tốt của nhau.
Mỹ Dung nghe xong, không nói chi cả. Sự im lặng kéo dài của nàng làm cho tui sốt cả ruột:
- Tui cũng xin lỗi cô Tư nha, lúc nãy tui không cố ý lên tiếng phản đối gì đâu. Chẳng qua là sự việc quá bất ngờ ..cho nên .. tui ...
- Anh Hai không cần phải nói, tui hiểu mà .. Mỹ Dung lặng lẽ cắt ngang lời tôị
- Cô Tư à ! bộ cô Tư buồn tui sao ? thấy nàng lại im lặng, tôi lại lo âu hỏi han.
- Đâu có anh Hai, Dung trả lời thật nhẹ. Được anh Hai coi tui là bạn, tui vui lắm rồi !
Nàng nói mà cặp mắt lại hướng theo cánh vạc bay xa xa. Tôi không biết nàng đang nghĩ gì, chỉ ráng diễn tả cho nàng hiểu hơn những cảm xúc và ý niệm về tình cảm của tôi cho nàng rõ. Tôi không biết nàng có lắng nghe hay không, vì nàng chỉ lặng im, nhìn chăm chăm về cuối chân trời. Thấy vậy, tôi đành thở dài từ giã:
- Thôi trời cũng đã tối lắm rồi, cô Tư nên về nghỉ sớm đi ! còn những gì mà tui nói tự nãy giờ là rất thực lòng của tui đó. Mong cô Tư hiểu ... Tui không dám chê bai gì cô đâu ! ngược lại tui rất tôn trọng cô, cho nên tui mới đề nghị chúng ta hãy là bạn của nhau trước cái đã...
Ngưng một tí dò xét, nàng vẫn lặng im, tôi bèn đứng dậy, nói nốt những lời sau cùng:
- Điều mà tui đây mong muốn nhất là sau khi chúng ta tìm hiểu về nhau rồi, thì chừng đó, cái chuyện hôn ước có hay không cũng dễ giải quyết mà thôị
- Nói vậy anh Hai không tin rằng ở với nhau lâu sẽ sinh ra tình cảm sao ? Dung chợt nêu ra câu hỏi cầm chân tôi trở lạị Rồi không đợi tôi trả lời, nàng nhẹ nhàng tiếp:
- Chẳng hạn như tía má của tui đó. Lúc trước nội của anh Hai cưới má tui dìa cho tía của tui, hai người đâu ai biết ai đâu nè..Vậy mà họ vẫn ở đi với nhau đó anh Hai !
- Đó chỉ là một trong những trường hợp may mắn, vả lại tư tưởng định hôn ước hay ép duyên là tư tưởng lạc hậu, tui không chấp nhận được chuyện đó ..
- Anh Hai nói vậy có nghĩa là anh Hai không tin rằng anh Hai sẽ .. may mắn ? hay là anh Hai cố viện lý do để từ chối vì rằng anh Hai đã có bạn rồi ?
Tôi chưng hửng trước câu hỏi quá bất ngờ này của nàng. Còn đang phân vân chưa biết trả lời ra sao thì Dung cười nhẹ:
- Mà anh Hai nói cũng đúng ! thời bây giờ đã thay đổi nhiềụ Thôi thì tui cũng chỉ mong làm bạn với anh Hai, mà bấy nhiêu đó tui cũng hạnh phúc lắm rồi đó anh Hai.
Tôi chợt xúc động mãnh liệt trước lời nói chân thành ấy của Dung. Không biết nói gì hơn, tôi đánh liều cầm lấy tay nàng. Bị bất ngờ, Dung giật thót mình, toan rút tay về, nhưng tôi vẫn giữ thật chặt. Nàng cau màỵ
- Dung nè ! xin đừng hiểu sai ý của Thành ! tôi cất giọng thật tha thiết. Chúng ta tuy lúc nhỏ có khoảng thời gian quen biết nhau, vui đùa cùng nhau, nhưng thời gian chia cách hai đứa cũng khá dài. Chúng ta trưởng thành khi mà chúng ta không ở cạnh nhau, do đó, khi nghe về cái hôn ước nọ trong Thành rối lộn đủ thứ cảm xúc ...
Bàn tay nàng đã thôi vùng vẫỵ Nhưng gương mặt nàng cúi thấp, mái tóc dài xỏa kín. Tôi mạnh dạn vén ngang dòng tóc ấy để được nhìn cho rõ nàng hơn.
- Khi nghe kể về Dung, Thành rất quí mến Dung. Chính vì lẽ đó, Thành không muốn Dung phải hối hận về sau, nếu như Dung chưa hiểu gì về Thành mà đã đồng ý làm vợ của Thành. Vì vậy, Thành mới đề nghị chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhau và nếu có thì sẽ tiếp tục vun đắp tình cảm cho nhau ... Được thế thì không ai trong chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta đến với nhau vì hôn ước, mà đến với nhau bằng những tình cảm thực sự.
Dung ngẩng lên nhìn tôi. Đáy mắt nàng long lanh dưới ánh trăng vàng dìu dịụ Tôi định lên tiếng thì nàng đưa tay cản lại:
- Tui hiểu mà anh Hai, và .. tui khóc vì tui vui sướng đó, tui cám ơn anh Hai đã xem trọng tui ..
- ừm...có điều này phải cho cô Tư rõ thêm về tui nè, tôi nhìn nàng cười tủm tỉm: Đối với tui, trong tình bạn, không có hai tiếng cám ơn ! Mai mốt cứ hễ cô mà nói cám ơn tui một tiếng nào thì tui sẽ bắt cô nợ tui .. một món
- Món gì ? Nàng quệt ngang dòng nước mắt, ngơ ngác hỏi
- Món gì thì tui chưa biết .... có thể là một nụ hôn
- Ây da ! cậu hai La Thành bi chừ .. ghê gớm quá ...
Cả nàng và tôi cùng bật cười. Cơn gió đêm lại thổi đến. Mặt nước gợn sóng, làm bóng trăng tròn rung rinh như cũng đang cười với chúng tôi ....
Đông Gàn



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 969

Return to top