Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol ...
Minh Dũng nắn nót từng nốt nhạc trên cây đàn ghitar. Từng hợp âm rung lên theo bàn tay của anh. Minh Dũng thụ hưởng từ khả năng thiên phú bởi tài năng của mẹ. Anh đã thể hiện được nghệ thuật độc đáo của âm nhạc. Bài hát “Em đi chùa Hương”.
được Minh Dũng thể hiện thật duyên dáng, dễ thương.
“Hôm qua em đi chùa Hương, hoa cỏ còn mờ hơi sương, cùng thầy mẹ vấn đầu soi gương! Nho nhỏ cái đuôi gà cao, em đeo dải yếm đào, quần lãnh áo the mới, tay em cầm chiếc nón quai thao, chân em đi đôi guốc cao cao ...”.
Hay quá! Tiếng reo của Huỳnh Lam và Ngọc Thủy làm cho Minh Dũng ngừng tiếng hát. Tay anh vẫn còn ôm cây đàn. Minh Dũng có vẻ ngượng ngùng:
– Chỉ là múa rìu qua mắt thợ thôi. Các bạn đừng nhạo mà.
Huỳnh Lam trề môi:
– Hổng dám đâu! Ai lại không biết Minh Dũng là một thiên tài.
Ngọc Thủy phụ họa:
– Tất cả giới mộ điệu của thành phố ai cũng đều ngưỡng mộ nghệ sĩ Dạ Ngọc. Tài biểu diễn của bà thật tuyệt vời. Tiếng hát của bà thật du dương, truyền cảm, cộng thêm ngón đàn của bà nữa ...
Ngọc Thủy xuýt xoa:
– Tiếng đàn của bà thật là ...
Ngọc Thủy cứ thật là, thật là mãi mà không biết dùng từ gì để thệ hiện. Huỳnh Lam phải xen vào:
– Thật là kỳ diệu phải không ?
Ngọe Thủy gật gù:
– Đúng! Thật là kỳ diệu. Bà đã đem âm nhạc truyền cảm tới cho biết bao trái tim khát vọng. Những bài hát mang âm hưởng dân ca của bà mới thật sâu sắc, thật đậm đà và màu sắc dân tộc đạt đến trình độ nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn, truyền cảm, mạnh mẽ.
Nghe Ngọc Thủy nói một hơi. Huỳnh Lam liếc xéo:
– Bạn nói như là đang diễn thuyết vậy sao ? Nói thật đi! Có ý đồ gì đây ?
Ngọc Thủy sừng sộ:
– Bạn nói thế là ý gì hả ?
Huỳnh Lam tỉnh bơ:
– Thì muốn “chài” con nên cố lấy lòng mẹ đó.
Ngọc Thủy muốn ứa nước mắt vì tức:
– Bạn có thể nghĩ bạn mình như thế hả ?
– Sự thật là vậy mà.
– Bạn ...
Thấy cuộc tranh cãi giữa hai người bạn gái sắp đến hồi kịch liệt, Minh Dũng giáng hòa:
– Thôi, hai bạn đừng tranh cãi nữa, chúng ta là bạn bè, nhịn nhau một tiếng thì có mất mát gỉ đâu.
– Dũng không thấy Huỳnh Lam quá đáng không ?
Huỳnh Lam có vẻ như ghen tức:
– Người ta nói dùm lòng của mình, không mang ơn mà còn làm bộ giãy nảy.
– Đó đó, Dũng thấy không ?
Minh Dũng nghiêm nghị hỏi:
– Hai bạn đến đây khòng phải để gây sự chứ ?
Huỳnh Lam hơi ngượng:
– Đâu có!
– Vậy thì tìm Dũng có việc gì ?
– Bọn mình muốn đến bàn với Dũng chuyện thi Đại học ấy mả.
– Chuyện đó đâu còn gì để bàn. Chúng ta đã mỗi người một hướng đã chọn cho mình một lý tướng rồi mà.
– Nhưng Huỳnh Lam vẫn còn phân vân, không biết mình chọn đúng hay sai ?
– Nếu đâ là lý tưởng thì bao giờ cũng tốt đẹp cả. Huỳnh Lam băn khoăn làm gì ?
Được khích lệ, Huỳnh Lam sôi nổi hẳn lên:
– Mình rất thích được làm một hướng dẫn viên du lịch. Mình sẽ được đi, được tận mắt ngắm nhìn những cánh đẹp của thiẽn nhiên trên khắp mọi miền đất nước.
– Chúc mừng cho ước mơ của bạn được thành tựu! Còn Ngọc Thủy ? Bạn thi vào trường nào ?
Ngọc Thủy trầm ngâm:
– Mình thích được làm cô giáo nên đã thi vào trường Đại học Sư phạm.
– Chúc mừng cho một ước mơ đẹp.
Huỳnh Lam chợt hỏi:
– Dũng đã quyết định làm một nhạc sĩ thật sao ?
Dũng gật đầu:
– Phải! Dũng đã chọn cho mình một hướng đi! Dũng muốn được thể hiện những suy nghĩ nhừng cảm xúc mới của mình về cuộc sống bằng cái hay, cái đẹp của âm nhạc.
Huỳnh Lam bỗng thở dài:
– Một người một lỷ tướng, biết làm sao để cùng đi chung một con đường.
– Huỳnh Lam nói gì vậy ?
Huỳnh Lam lắc đầu:
– Đâu có gì!
– Những nhân tài tương lai đang hội tụ để bàn bạc gì đây ?
Cả ba giật mình quay lại. Bà Dạ Ngọc xuất hiện ở ngưởng cửa như một vì sao sáng chói. Nhiều lần nhìn thấy bà biểu diễn, nhưng đây là lần đầu, Huỳnh Lam và Ngọc Thủy tiếp cận với con người thật của bà ở ngoài, tuy không trang điểm nhiếu nhưng trông bà trẻ và đẹp hơn trên sân khấu.
Sau phút ngẩn ngơ. Huỳnh Lam và Ngọc Thủy cúi đầu chào:
– Dạ! Chúng cháu chào bác!
Bà Dạ Ngọc cười thật to. Tiếng cười của bà thật trong trẻo như tiếng hát của bà.
Huỳnh Lam lí nhí:
– Dạ! Cháu xin lỗi!
– Đâu có gì, chĩ cũng là bác hơi bỡ ngỡ về danh từ này. Bởi vì người nghệ sĩ không bao giờ nghĩ đến mình già đến mức phải có người gọi mình là bác.
Ngọc Thủy ra vẻ hiểu biết:
– Cháu biết là người nghệ sĩ không có tuổi, nhưng ...
Bà Dạ Ngọc đỡ lời:
– Nhưng các cháu là bạn của con trai bác phải không ?
Trả lời eâu hỏi của bà là một sự im lặng. Bà Dạ Ngọc lại càng cười to:
– Không sao! Bác bắt đầu thích cái từ này rồi đó. Đã đến lúc người nghệ sĩ gìà cũng phải từ bỏ sân khấu để nhường lại cho lớp trẻ thôi. Đang cười bà bỗng lại buồn. Thế mới hay tâm hồn người nghệ sĩ vui đó, buồn đó, bất chợt như bầu trời đang nắng, bỗng mưa. Bà bảo:
– Thôi các cháu ở chơi, bác hơi mệt.
Bà đi vào trong như một ngôi sao lẩn khuất trên bầu trời.
Huỳnh Lam và Ngọc Thủy hơi lo lắng:
– Bọn mình nói gì làm mẹ Dũng phật lòng phải không ?
Minh Dũng cười làm giảm bớt sự căng thẳng cho hai người bạn gái:
– Không sao, mẹ mình là thế đấy!
– Nghệ sĩ khó hiểu thế sao ?
– Ừ, rất khó hiểu!
Tiếng đàn trầm ấm của bà Dạ Ngợc lại vang lên từ trong phòng.
Dũng biết mẹ mình đang thật buồn.
Trường Quốc Gia âm nhạc.
Minh Dũng bước vào cuộc thi năng khiếu với lòng say mê và cả niếm tin. Ở trương thi với nhiều thứ nhạc cụ khiến Minh Dũng hơi bối rối, dù đã được mẹ hướng dẫn qua Minh Dũng cũng không khỏi ngỡ ngàng.
Minh Dũng củi chào các vị glám khảo xong rồi anh ngồi vào vị trí. Bàn tay anh hơi run lướt nhẹ trên phím đàn. Từng hợp âm rung lên trong sáng, đậm đà, âm điệu dân gian. Giai điệu bải hát “Quê hương” trầm lắng nhịp nhàng, uyển chuyển, thướt tha. Dù chưa đạt đến đỉnh cao nhưng anh đã thể hiện được tính dân tộc trong âm nhạc. Đối vôi một thí sinh như thế cũng là thành công.
Những cái gật đầu hài lòng eủa các vị giám khảo làm vững lòng tin cho Minh Dũng. Anh cúi đầu chào giám khảo rồi bước xuống nhường vị trí cho thí sinh tiếp theo.
– Bạn đàn hay quá!
Minh Dũng gật nhẹ đầu chào người bạn cùng đến trường thi với mình:
– Cám ơn bạn. Chưa đến lượt bạn hả ?
– Sau phần thi của cô bạn gái xinh đẹp này là đến lượt mình đó.
Minh Dũng nhìn theo cô bạn thí sinh đang biểu diễn đàn pianô trên hội trường. Phải thừa nhận cô nàng có ngón đàn thật tuyệt diệu. Ca khúc mà cô thể hiện rất vui tươi, trong sáng. Nhạc điệu hòa quyện vẽ nên bức tranh phong cảnh đồng quê với mùa lúa chín. Nốt nhạc trầm lắng gợi tả nỗi niềm rạt rào của tuổi thơ thần tiên, huyền diệu. Minh Dũng buột miệng khen:
– Ngón đàn thật tuyệt! Không biết bạn ấy quê ở đâu ?
– Bạn không nghe giới thiệu sao ? Cô ta tên là Phương Thảo, quê tận trên Bình Dương.
Minh Dũng chưa kịp hỏi thêm thì hội trường vang lên tiếng loa:
– Mời thí sinh Đức Cường, số báo danh 189 chẩn bị.
– Tới tôi rồi đó!
Minh Dũng bắt tay Đức Cường:
– Chúc thành công!
– Cám ơn bạn!
Đức Cường bắt dầu phần thi của mình. Tài nghệ của Đức Cường cũng chẳng thua kém ai. Anh có ngón đàn cũng thật điêu luyện. Ban giám khảo có cáí nhìn đầy thiện cảm đối với anh. Lần lượt các thí sinh đều hoàn thành xong phần thi năng khiếu.
Cuộc thi kết thúc. Tất cả thí sinh ra về trong hồi hộp chờ đợi kết quả trúng tuyển. Minh Dũng bườc ra khỏi hội trường thì Đức Cường rủ rê:
– Chúng ta làm quen với cô bạn gái xinh đẹp này đi.
Minh Dũng ngần ngại:
– Có nên không ?
– Sao lại không ? Mình giao lưu với các nhân tài chỉ có lợi chứ có hại gì đâu.
Minh Dũng cười hòa đồng:
– Muốn làm quen với cô bạn gái ấy thì trước hết phải làm quen với bạn trước dã.
– Chúng ta đã làm làm quen với nhau rồi mà.
– Thì đã quen nhưng mình chưa gì về bạn cả.
Đức Cường chỉ tay vào ngực mình:
– Lê Đức Cường quê quán thành phố Hồ Chí Minh.
Minh Dũng bắt tay bạn:
– Trương Minh Dũng cũng là người thành phố.
Đức Cường giơ cao tay Minh Dũng la lên:
– Yes! Chúng ta là người thành phố.
– Xí, tưởng là người thành phố thì ngon lắm sao ?
Cả hai ngơ ngác nhìn quanh không thấy ai. Bên ngoài sân hội trường, chỉ còn cô bạn xinh xinh có ngón đàn tuyệt diệu.
Minh Dũng hơi ngẩn ngơ:
– Bạn vừa nói đó hả ?
Phương Thảo nguýt dài:
– Chứ aì ?
– Không ngờ ...
– Không ngờ cái gì hả ?
– Tiếng đàn của bạn thật nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng tính cách của bạn thì ...
– Thì sao hả ?
– Tôi ... tôi ...
Thấy Minh Dũng ngập ngừng, Phương Thảo tấn công:
– Sao ? Bạn muốn nói là tôi chanh chua chứ gì ? Chanh chua thì đã sao nào ?
– Không hợp với tính cách của một nghệ sĩ, nhất là với tiếng đàn của bạn.
Phương Thảo trề môi:
– Bạn tưởng mình là ai vậy ? Giám khảo của cuộc thi hả ? Nè!
Đừng tưởng mình có chút tài rồi xem người khác chắng ra gì nghe.
“Núi cao còn có núi cao chập chùng” nghe.
Minh Dũng khoa tay:
– Tôi không có ý đó!
Đức Cường chen vào:
– Thôi! Hai bạn đừng cãi vã nữa, chúng ta hãy làm quen với nhau đi.
– Nhưng ...
Đức Cường khều tay Minh Dũng nói nhỏ:
– Là con gái đẹp lại có tài, chua một chút cũng đâu có sao, chúng ta là con trai mà. Rộng lượng một chút đi.
– Nói như bạn Đức Cường như thế nghe phải được hôn ?
Đức Cường hơi đỏ tai vì bị Phương Thảo nghe câu “nịnh” của mình.
– Mình chỉ muốn giảng hòa thôi mà.
– Cám ơn thành ý của bạn.
– Đâu có gì! Bọn mình muốn mời Phương Thảo đi uống nước có được không ?
Vẫn tưởng lời nói ngọt như mía lùi của Đức Cường sẽ được Phương Thảo đáp lại bằng một nụ cười. Nào ngờ, cô nàng hất mặt ra phía trước:
– Xin lỗi! Xe đang chờ, tôi không có thời gian.
Nói xong, cô nàng đỏng đảnh bước nhanh ra ngoài để hai chàng trai đứng ngẩn ngơ.
Thấy cô ra, người trên xe có lẽ là tài xế vội mở cửa xe. Cô nàng bước vào mà chẳng thèm quay lại.
Minh Dũng chau mày:
– Người gì mà đỏng đảnh.
Ngược lại với Minh Dũng, Đức Cường lại thích thú:
– Mình thích cô nàng này rồi!
Minh Dũng ngạc nhiên hỏi lại:
– Cô nàng đỏng đảnh đó hả ?
Đức Cường gật đầu:
– Ờ! Có đỏng đảnh như vậy mới là con gái đẹp chứ!
– Minh xin thua. Mình không chịu nổi tính cách của cô nàng đó.
– Rất may là bạn bỏ cuộc.
– Bạn muốn nói gì vậy hả ?
– Bởi vì nếu bạn không bỏ cuộc chúng ta sẽ là tình địch của nhau.
– Bạn yên tâm, mình không có hứng thú với các cô nàng kiêu kỳ như thế đâu.
Minh Dũng thố lộ ý kiến. Còn Đức Cường thì hào hứng tuyên bố:
– Mình sẽ chính thức đeo đuổi cô nàng.
– Nhưng mà cô nàng đã đi rồi.
– Không sao! Trái đất tròn mà. Bạn hãy tin mình đi!
Đức Cường kéo tay Minh Dũng ra về. Cả hai đều mang theo suy nghĩ của mình về cô nàng đỏng đảnh mà sau này có thể sẽ là một nghệ sĩ tài hoa.
Bà Dạ Ngọc phổ nhạc cho bài thơ của mình. Lại một bài ca mang âm sắc dân gian. Bài thơ “Đêm trắng” của bà được ra đời trong những đêm tâm tư, ray rứt cho cuộc tình đã xa.
“Đêm cứ trắng cứ mãi dài vằng vặc.
Người yêu ơi, nơi ấy có bình yên ?
Em nơi đây với khắc khoải canh trường.
Ôm nỗi nhớ xót xa đầy tuổí mộng.
Mình có nhớ khi xưa mình hò hẹn.
Mưa giăng đầy mình vẫn đến tìm nhau.
Chuyến phà đêm nằng nặng vuợt sóng đêm Để cay đắng trên môi hôn vội vã Tình yêu đó, nỗi buồn thời con gái Trôi thật nhanh làm đọng những giọt sầu Đêm yên bình mà bão tố trào dâng Thành đêm trắng, trắng dài bao mơ ước.”.
Giai điệu trong bài hát của bà thật dung dị, đầm ấm, mềm mại mang âm hường dân gian.
Bà đã vận dụng hết chất liệu dân ca Nam bộ đầy sức truyền cảm, duyên dáng, mượt mà, sâu lắng. Nỗi buồn về quá khứ, một cuộc tình đã xa xăm còn là hoài niệm thiết tha trong bà.
– Mẹ! Mẹ lại buồn nữa sao ?
Bà Dạ Ngọc vẫn đặt đôi tay mình trên chiếc dương cầm.
– Không có gì. Con đừng quan tâm đến những chuyện vặt vãnh của mẹ.
– Mẹ nói thế làm sao được, chúng ta chỉ có hai mẹ con cùng sống với nhau. Nếu không quan tâm đến mẹ thì con phải quan tâm đến điều gì khác được chứ!
– Ý mẹ không phải như thế. Mà mẹ muốn nhắc cho con nhớ về những vui buồn bất chợt của người nghệ sĩ. Nó cũng như là sự sống, là cảm hứng của sáng tác vậy, không có gì quan trọng lắm đâu.
– Con biết mẹ nói thế để con yên lòng. Chớ thật ra con biết lòng mẹ đang dậy lên bao con sóng.
– Chỉ cần con thương mẹ, cố gắng học hành để tạo dựng tương lai cho mình. Bấy nhiêu đó thôi là mẹ mãn nguyện rồi.
– Mẹ! Con xin lỗi mẹ!
Bà Dạ Ngọc nhìn con trai:
– Có chuyện gì vậy con ?
– Con đã dối mẹ!
Bà Dạ Ngọc hồi hộp lo lắng:
– Nhưng mà chuyện gì ? Con phải nói cho mẹ biết mới được chứ!
– Con đã lén mẹ thi vào trường Quốc gia âm nhạc.
Bà Dạ Ngọc sững sờ:
– Sao con lại bảo với mẹ là con thi vào trường Đại học Y khoa và Đại học Kinh tế ?
– Dạ có ... nhưng ...
– Các trường đó con thi rớt hả ?
– Dạ không phải!
– Con nói nhanh đi!
– Hai trường đó con đều đậu cả.
– Vậy con chọn trường nào ?
– Con không chọn trường nào cả.
Bà Dạ Ngọc nghiêm khắc nhìn con:
– Dũng! Tại sao con lại có ý nghĩ ấy hả ?
– Dạ con ...
– Hay là con sợ mẹ không đủ khả năng nuôi con vào đại học hả?
Con yên tâm đi. Mẹ có dành dụm số tiền trong ngân hảng. Tuy không nhiều lắm nhưng đủ để cho con đi học. Dù mẹ không còn được công chúng ái mộ đi nữa, thì với cuộc sống thanh đạm của mẹ con mình, chúng ta vẫn sống được mà.
– Con đâu có nói là con không học nữa đâu.
Bà Dạ Ngọc thở phào:
– Vậy thì tốt rồi!
– Nhưng con cũng đã có giấy báo trúng tuyển vào trường Quốc gia âm nhạc. Mẹ! Con muốn được như mẹ! Được là một nghệ sĩ chân chính.
Bà Dạ Ngọc trầm ngâm:
– Dũng! Con đường nghệ thuật không bằng phẳng đâu con.
Người nghệ sĩ có thể lên đến đỉnh cao nhưng rất dễ rơi vào vực thẳm. Mẹ khuyên con ...
– Mẹ! Con đã từng ủng hộ mẹ. Thế sao bây giờ lại không ủng hộ con chứ!
Bà Dạ Ngọc nghẹn lời:
– Dũng! Không phải mẹ không ủng hộ con. Nhưng mẹ là một nghệ sĩ. Mẹ hiểu rõ sự khó khăn, gian khổ của nghệ sĩ.
– Đâu có sự thành công nào mà không trải qua khó khăn, gian khổ đâu mẹ ?
Suy nghĩ một lúc, bà Dạ Ngọc gật đầu.
– Thôi được. Mẹ chấp nhận nguyện vọng của con.
Minh Dũng nhảy cẩng lên, bá cổ mẹ:
– Con cám ơn mẹ.
Bà Dạ Ngọc nhìn con trai trách yêu:
– Con trai đã lớn rồi, sắp là nghệ sĩ rồi mà vẫn còn như con nít vậy.
– Dù con lớn bao nhiêu đi nữa thì con vẫn là con của mẹ. Con luôn tự hào vì điều đó.
– Thôi, đừng có ở đó mà nịnh nọt nưa. Lo chẩn bị để vào trường học đi.
– Có gì đâu mà phải chẩn bị, con vẫn cứ như ngày nào, một chiếc cặp con cóc trên vai, một chiếc xe đạp là đủ rồi.
– Là sinh viện mà con vẫn cứ đi xe đạp sao ?
– Mẹ ơi! Sinh viên thì sao ? Sinh viên thì vẫn là học sinh, còn sống bám vào cha mẹ. Mai này con thành tài, có sự nghiệp thì mới tính. Còn bây giờ vẫn thế mà đi học.
Bà Dạ Ngọc yên lòng khi thấy con trai mình chững chạc. Dù sống trong thành phố xa hoa, đầy cám dỗ lại là con của một nghệ sĩ nổi tiếng. Nhưng Minh Dũng vẫn giữ cho mình một sự bình dị, anh không hề đua đòi theo chúng bạn. Điều đó khiến bà vui mừng vô cùng. Bà Dạ Ngọc xem đồng hồ rồi khẽ lên lên:
– Mãi lo nói chuyện mà quên mất sắp đến giờ mẹ đi biểu diễn rồi.
– Hôm nay mẹ biểu diễn ở đâu hả mẹ ?
– Nhà hát Thành phố con à.
Minh Dũng đứng dặy hai tay đan vào nhau:
– Mẹ! Con muốn ...
– Con muốn gì hả ? Con cần tiền à ?
– Dạ không phải!
– Vậy thì việc gì ? Nhanh lên, mẹ còn chẩn bị nữa.
– Con muốn được đi theo mẹ để xem mẹ biểu diễn.
– Con nói gì ?
– Từ xưa đến nay mẹ không cho con đến xem mẹ biểu diện vì phải ở nhà phải học. Nay con không còn học nữa, con muốn đến để học hỏi những điều bổ ích cho công việc học sau này của con.
Không có lý do gì để từ chối con trai. Bà Dạ Ngọc biết là mình đã quá khắt khe với con trai. Ở nhà mà không thuê người giúp việc. Minh Dũng vừa vào tiểu học đã biết ở nhà một mình, tự lo cho mình. Nhũng chuyến lưu diễn xa. Bà chỉ cần mua thức ăn, cho vào tủ lạnh, để lại cho Minh Dũng một ít tiền. Nhờ bạn đưa đón con đến trướng rồi theo đoàn đi 1ưu diễn.
Những lần như thế, bà chừa kịp dặn dò con thì Minh Dũng đã trấn an bà:
– Mẹ yên tâm mà đi phục vụ đi. Con không sao, con tự biết lo cho mình.
Một lần rồi hai lần, ba lần. Bà Dạ Ngọc thật sự yên tâm về đứa con trai chịu thương chịu khó của mình.
Ngỡ mẹ không đồng ý, Minh Dũng nằn nỉ:
– Mẹ! Mẹ cho con đi nghe!
Bà Dạ Ngọc mỉm cười:
– Mẹ có nói là không cho con đi sao ?
Minh Dũng reo mừng:
– Vậy là mẹ đồng ý rồi!
– Con chẩn bị đi rồi chờ mẹ.
– Dạ!
Chỉ một loáng là Minh Dũng đã thay đổi y phục. Trông cậu không còn là đứa trẻ nữa. Nhìn mình chững chạc trong gương, Minh Dũng khẽ gật đầu hài lòng.
– Mình cũng sắp là nghệ sĩ rồi mà!
– Dũng ơi! Nhanh lên con!
Nghe tiếng mẹ gọi, Minh Dũng chạy ra phòng khách. Thật ngạc nhiên khi Dũng thấy mẹ đơn sơ trong tà áo dài màu sen tím.
– Mẹ không hóa trang sao ?
– Đến hội trường mẹ mới hóa trang. Còn bên ngoài mẹ muốn hòa nhập với đời thường. Minh Dũng thầm phục cho tư cách giản dị cúa mẹ. Anh nghĩ thầm:
– Mẹ sẽ là tấm gương cho mình noi theo.
Trống kèn xe đưa đón nghệ sĩ đã vang bên ngoài đường. Bà Dạ Ngọc kéo tay Minh Dũng:
– Mẹ con mình đi thôi!
– Dạ!
Minh Dũng đi bên mẹ mà ngỡ như ngày đầu tiên mẹ nắm tay Dũng đến trường để học bài vở lòng đầu tiên.
Phải! Đêm nay cũng là bài học đầu tiên của Dũng trên bườc đường nghệ thuật!