Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Vị Tiểu Tăng Việt Nam

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 2456 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vị Tiểu Tăng Việt Nam
OCR

Quyết Định

Khi yêu thương và thù hận vắng bóng, mọi sự việc trở nên rõ ràng và chân thật.
Dharamsala, Ấn Đô.
Tiếng chuông trầm hùng của tu viện đánh thức thầy vào lúc 6 giờ sáng. Trời vẫn còn tối sẫm. Rời chiếc túi ngủ màu xanh biển dầy cộm thầy lần bước trong không khí lạnh buốc người của vùng núi rừng Hy Mã Lạp Sơn và đi ngang căn phòng với khoảng sàn nhà xi măng trần trụi về hướng phòng tắm để làm vệ sinh buổi sáng. Phòng tắm chỉ gồm một vòi nước lạnh băng và nơi nền nhà đào lõm xuống một vũng to bằng cái chậu được tráng men dùng làm bồn cầu.
Vệ sinh xong, thầy khoác lên người chiếc tăng y màu đỏ thẫm, lần bước xuống cầu thang với những bậc cấp sứt mẻ cùng tay vịn cũ kỹ. Thầy yên lặng nhập đoàn cùng chúng tăng đang tiến về Phật đường cho thời công phu sáng. Để đôi dép ngoài cửa, thầy tiến vào điện Phật, cúi đầu đảnh lễ tượng đức Thế Tôn mạ vàng trên cao và chậm rãi ngồi xếp bằng hai chân theo thế kiết già dưới chân tượng Phật. Trong tư thế liên hoa, tấm thân mảnh khảnh của thầy hơi nhô lên, đầu cúi nhẹ, đôi môi thầy khẽ động hòa nhịp với âm thanh trầm hùng trang nghiêm của chúng tăng trong lời cầu nguyện như một ca khúc nhẹ nhàng siêu thoát. Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng...
Vài năm trước đây, tên của thầy là Donald Phạm. Thầy sống với gia đình trong một căn nhà sang trọng tại thành phố Laguna Niguel thuộc vùng Orange County, miền Nam California, Hoa Kỳ. Căn nhà với những mái trần cao vời vợi, sàn nhà trải thảm thật dày, trong một khu vực gồm nhiều ngôi nhà sang trọng trên những ngọn đồi thơ mộng. Ở trường thầy là một học sinh xuất sắc. Ở nhà thầy thường chơi trò chơi điện tử Nintendo, thổi kèn Clarinet và bơi đùa trong hồ tắm với chiếc phao to bảng bằng nhựa cho trẻ em. Căn phòng ngủ của thầy được mẹ gắn nhiều ngôi sao lân tinh trên trần để khi tắt đèn là cả một vũ trụ bao la nhiều tinh tú lung linh lấp lánh hiện ra ru thầy vào giấc ngủ trẻ thơ. Thầy rất thích đọc truyện khoa học giả tưởng và chơi những món đồ chơi thích hợp với ý tưởng sau này sẽ trở thành văn sĩ hoặc bác sĩ.
Giờ đây, thầy có pháp danh là Konchog Kusho Osel, có nghĩa là Quang Minh, vị tăng sĩ trẻ tuổi nhất của Viện Lý Luận Phật Học, một học viện chuyên đào tạo những vị Lạt Ma nổi tiếng của chính phủ Tây Tạng lưu vong dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
Vào lứa tuổi này, những đứa con trai khác ở Mỹ luôn nhộn nhịp với tiệc tùng, và bạn gái hoặc mãi mê với những trận túc cầu, thì thầy đã tự hiến mình cho thệ nguyện từ bi, với ước mong xóa tan mọi khổ đau cho chúng sinh. Và thầy cũng bắt đầu tập trò chơi banh gậy (cricket). Thầy đã hứa nguyện điều phục mọi dục vọng của xác thân, cương quyết nghiêm trì giới luật, kiểm soát thân, khẩu, ý và không bao giờ phạm sát giới giết hại sanh linh, dù là sinh mạng một con muỗi bé nhỏ. Thầy đã hiểu rõ tánh Không và sự vô thường của vạn pháp, kể cả chính xác thân mình. Thầy đang chiến đấu để vượt thắng sự chấp thủ ràng buộc, không chỉ riêng đối với sự vật, mà ngay cả đối với những người thân thích.
Chấp thủ ràng buộc là đau khổ. Buông xả là giải thoát.
Mục đích tối hậu của vị tiểu tăng Kusho, và cũng là mục đích của tất cả tu sĩ Phật Giáo, là sự giác ngộ. Giác ngộ là một trạng thái tâm linh trí tuệ viên mãn. Đây là một cảnh giới, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết, hành giả có thể thi triển thần thông huyền nhiệm. Nhiều vị Lạt Ma khi nhập thiền định có thể ngồi hàng giờ ngoài tuyết giá mà thân nhiệt vẫn ấm áp bình thường không bị lạnh cóng. Có những vị sau khi nhập diệt thân xác vẫn còn tươi tốt không hư rữa trong nhiều tuần lễ. Có những vị Lạt Ma mà nhân gian đã từng truyền thuyết là có thể khinh thân bay bổng nhẹ nhàng. Cậu bé đã từng có tên Donald Phạm đang trên con đường thử thách cam go của chính mình. Một hướng đi mà cậu cần phải theo suốt đời để đạt đến đích. Ông ngoại của cậu cương quyết phản đối việc nầy. Cô dì chú bác cũng chống đối và cho rằng đây là cả một sự điên rồ. Tại Ấn Độ, vào thời gian đầu thầy cũng đã ngã bệnh vì lạ nước lạ miệng, đã từng khóc vì nhớ nhà và có lúc tự hỏi tại sao mình lại chọn cuộc sống này. Nhiều thử thách đã xảy ra, nhưng đối với thầy thử thách lớn lao nhất vẫn là sự ràng buộc trong tình cảm gia đình với cha mẹ chị em.
Tay nắm góc chiếc tăng y, thầy khoác chéo qua vai như một vầng mây màu đỏ thẫm. Hai tay thầy kéo y che trùm kín mặt như tìm một nơi an trú. Nam mô Đại đạo sự Nam mô Phật. ( Con nguyện quy y đấng đại đạo sự Con nguyện quy y chư Phật. )
Cậu con trai chỉ mới 16 tuổi đời nhưng đã là một tăng sĩ Phật giáo. Thầy là người ngoại quốc đầu tiên được chấp thuận vào nhập chúng tại viện Phật học Tây Tạng nổi danh này. Bằng cách nào thầy đã được như thế? Ai đưa quyết định này? Và liệu thầy có giữ được những hạnh nguyện này suốt đời chăng?
Cơn Đau Răng Định Mệnh
Cuộc tình của cha mẹ thầy bắt đầu từ một cơn đau răng dữ dội từ bên kia nửa vòng trái đất.
Vào một buổi sáng năm 1971, cô Nguyễn Lệ Huyền hối hả bước vào khuôn viên trường đại học Nha Khoa Sài Gòn với một bên hàm đau nhức và nửa khuôn mặt sưng vù. Cô định tìm gặp vị giảng sư kinh nghiệm ngay tức thì vì cơn đau răng khủng khiếp đang hành hạ. Nhưng chàng sinh viên Phạm Hỷ đã bắt gặp cô gái trong chiếc váy ngắn này trước tiên và nhất định đòi chữa trị cho cô ta.
Cô gái Lệ Huyền chính là bệnh nhân đầu tiên của chàng sinh viên họ Phạm. Chị Huyền kể lại: Anh ấy chẳng làm cho cơn đau răng của tôi giảm đi chút nào cả. Còn tệ hơn là đằng khác.
Nghe cô bệnh nhân than phiền, chàng sinh viên Phạm Hỷ càng cuống quýt. Anh ta liền trao cho cô một số thuốc giảm đau. Và tối hôm đó, chàng sinh viên lặn lội đến tận nhà bệnh nhân với một hộp kẹo trên tay kèm theo lời xin lỗi. Chàng sinh viên trường Nha xin phép được trở lại thăm để theo dõi bệnh trạng. Cô gái vui lòng chấp thuận.
Thế là một năm sau, hai người làm lễ đính hôn và dự tính sẽ làm đám cưới sau khi Hỷ hoàn tất thời hạn nhiệm kỳ 2 năm quân ngũ. Nhưng vào tháng Tư năm 1975, Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản, khiến anh Hỷ phải di tản sang Hoa Kỳ. Ở lại quê nhà, chị Huyền đã ba lần và đã tốn khá nhiều lượng vàng tìm mọi cách vượt biên để đoàn tụ cùng người hôn phu chưa cưới. Lần đầu tiên bất thành vì chị ngã bệnh vào lúc tàu khởi hành ra biển. Lần thứ hai, sau khi đã ra khơi thì chiếc tàu bị công an biên phòng rượt bắt. Chị bị giam hai tháng trong tù vì tội vượt biên trốn ra nước ngoài. Lần thứ ba, chị tìm cách vượt biên đường bộ theo ngã Kampuchia để sang Thái Lan. Sau bao nhiêu ngày vượt rừng băng suối trong lo sợ hãi hùng, phải chịu đói khát và tránh rắn độc, thú rừng cùng mìn bẫy. Cuối cùng chị đã đến được biên giới Thái Lan. Khi chị Huyền nhập trại tỵ nạn ở Thái, mọi người trong trại đều tin rằng, chị còn sống sót và an toàn đến trại chính là nhờ sự hộ trì của chư Phật chứng giám sự thành tâm cầu xin của chị trong suốt quãng đường đầy nguy hiểm mà nhiều người đã bỏ mạng.
Sang năm 1980, chị Huyền được sở Di Trú nhận vào Hoa Kỳ để đoàn tụ cùng anh Hỷ lúc ấy đang theo học để lấy lại bằng Nha Sĩ. Cả gia đình chị sau đó cũng lần lượt đoàn tụ tại Hoa Kỳ. Đến năm 1981 hai người làm đám cưới và anh Hỷ mở một phòng mạch Nha khoa tại thành phố Long Beach. Một năm sau, Connie, cô con gái đầu lòng ra đời. Hai vợ chồng Huyền Hỷ đều tin rằng sự hiện diện của bé Connie đã đem lại nhiều điều tốt lành cho gia đình.
Tử Thư Tây Tạng
Chị Huyền vốn là một Phật tử thuần tín. Chị hiểu rõ chữ Nghiệp trong nhà Phật. Đây chính là luật nhân quả quyết định mọi hoàn cảnh tốt xấu của đời người. Chị hoàn toàn tin tưởng vào thuyết luân hồi. Sau cái chết đau đớn của mẹ vào năm 1984, nhiều câu hỏi đã khiến chị càng suy nghĩ.
Có thể nào một người kiểm soát được sự ra đi của chính mình khi chết? Và họ sẽ đi về đâu sau thời gian chuyển tiếp? Kiếp sống tái sinh sẽ như thế nào? Những câu hỏi tương tự về sự sống, chết và tái sinh khiến chị ngày càng suy nghĩ mà vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Năm 1985, chị Huyền mang thai bé Donald. Trong lần mang thai này những thắc mắc như thế càng làm cho chị suy nghĩ nhiều hơn. Sinh mạng đang nằm trong bào thai này là ai? Điều gì tiếp tục xảy ra sau khi một con người trút hơi thở cuối cùng? Tái sinh và luân hồi thực sự là như thế nào? Chị Huyền nêu những thắc mắc này cùng chồng và hai người tìm đến tham vấn vị tu sĩ tại một chùa Việt Nam trong cộng đồng để nhờ chỉ giáo. Nhưng hình như cả hai vợ chồng vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn.
Thế rồi chị Huyền tình cờ đọc được một cuốn sách đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của gia đình. Lúc ấy chị mang thai bé Donald được hai tháng.
Đó là cuốn Tử Thư của Phật Giáo Tây Tạng. Đối với chị Huyền đây là một điều khá mới lạ so với truyền thống Phật Giáo Việt Nam của gia đình mà chị đã từng quen thuộc từ thuở nhỏ. Cuốn sách mang tựa đề Cái Chết, Thân Trung Ấm và Sự Tái Sinh. Tác giả là đại sư Lati (Lati Rinpoche), vị phụ tá tinh thần của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và cũng là bậc đạo sư mang nhiều chuyển biến lớn đến tương lai đứa con trai chưa ra đời của chị.
Chị Huyền kể lại: Tôi mừng rỡ khi có được quyển sách và tôi đọc một cách say mê thích thú. Nam mô Phật. Qua cuốn sách, đại sư Lati đã giải đáp tất cả những thắc mắc của tôi từ những thực chứng của chính ngài. Ngài là hóa thân của một vị cao tăng đắc đạo và ngài đã từng sống qua nhiều kiếp như thế.
Cuốn Tử Thư nói về khoảng thời gian chuyển tiếp từ khi chết đến lúc tái sinh trong vòng 49 ngày, còn gọi là thất tuần. Đây cũng là thời gian Đức Phật Thích Ca ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề và chứng quả Giác Ngộ. Chúng sinh đắm chìm trong dục vọng và ngã chấp sau khi chết sẽ trải qua giai đoạn thân trung ấm. Nếu những hành vi của đời trước là thiện nghiệp thì sau thời gian trung ấm vong linh sẽ được tái sinh vào cõi trời hoặc người. Nếu là ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào trong các cõi súc sinh hay ngạ quỷ.
Hằng đêm, chị Huyền đọc cuốn Tử Thư một cách say mê thích thú. Thai nhi trong bụng mẹ cũng đang lớn dần. Ngày 18 tháng Ba năm 1986, bé Donald Phạm ra đời. Chị Huyền nhớ lại lúc nằm trên giường trở dạ sinh bé Donald một cách dễ dàng không một chút đau đớn. Chị Huyền cho rằng chính bé Donald đã đưa chị về với Phật Pháp.
Cậu Bé Khác Thường
Kể từ khi ra đời, Donald là một đứa bé hoàn toàn khác lạ so với những đứa trẻ khác. Chị Huyền cho biết: Donald rất chửng chạc, trầm tỉnh. Cháu giống như một cụ già.
Ngay từ lúc tuổi thơ, bé Donald thường thích ngồi yên lặng hàng giờ nhìn chị Connie đùa nghịch với các món đồ chơi. Hai chị em dường như khác nhau hoàn toàn. Connie, 4 tuổi, luôn đòi hỏi, táy máy và năng động, trong khi đứa em trai chỉ thích ngồi im lặng chăm chú ngắm nhìn mọi việc một cách cẩn thận, theo dõi từng chi tiết như đang cố tình ghi nhận cả thế giới vào đôi mắt bé thơ.
Mười bốn tháng sau, Christine, đứa em gái thứ ba trong gia đình ra đời. Mọi người trong nhà thường bảo Christine và Donald là hai anh em song sinh. Cả hai có tính tình rất giống nhau, trầm tỉnh, chửng chạc và nụ cười cũng giống nhau như đúc. Hai anh em thường quấn quít bên nhau không chịu rời nửa bước ngay cả lúc bắt đầu tập bò hay tập đi. Điều này khiến cho chị hai Connie đôi lúc phải ganh tỵ vì bị hai em bỏ rơi.
Vừa đi làm và phải chăm sóc ba cháu bé, khiến chị Huyền gần như quên hẳn vấn đề sâu xa của sự chết. Mãi cho đến một hôm vào năm 1990, khi đang ngồi chờ nơi phòng mạch, bà mẹ chồng tình cờ trao cho chị một tờ báo đăng mẫu tin cho biết một vị Lạt Ma Tây Tạng từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ sẽ thuyết pháp tại tu viện ở Los Angeles.
Vị cao tăng đó là Lati Rinpochẹ Chị Huyền mừng rỡ như vừa tìm gặp một điều đã từng chờ đợi từ bao lâu naỵ Chị cho biết: Tên của ngài được in trên tờ báo với nét chữ rất nhỏ. Nhưng đối với tôi như cả một thế giới rực rỡ huy hoàng. Và tôi phải gặp ngài bằng mọi giá.
Đại sư Lati chính là tác giả cuốn Tử Thư mà chị Huyền đã say mê đọc hằng đêm trong lúc mang thai bé Donald. Ngày hôm sau, chị Huyền lái xe đến Los Angeles để gặp đại sự Chị cho biết: Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi gặp Rinpochẹ Nhưng tôi có cảm giác là đã gặp ngài rất nhiều lần trước đây ở một nơi nào đó mà tôi không thể nhớ được. Những câu chuyện ngài kể về vùng núi rừng Hy Mã Lạp Sơn tôi cũng thấy quen thuộc một cách kỳ lạ. Tôi cảm thấy, Mô Phật, dường như tôi cũng đã từng sống ở đó trước đây.
Ngày hôm sau, chị Huyền trở lại chùa cùng đem theo ba đứa con ngồi nơi hàng ghế cuối giảng đường để nghe đại sư thuyết Pháp. Ngay khi đại sư Lati vừa bước vào tòa giảng thì chú bé Donald, lúc ấy được 4 tuổi, nhoài người và rơi khỏi ghế khiến trên trán nổi một cục u thật lớn. Nhưng Donald vẫn thản nhiên không hề khóc la. Chị Huyền phải dùng mấy cục nước đá để tạm chữa vết sưng cho con. Donald cùng hai chị em ngồi yên lặng không hề quấy rầy hay nghịch phá trong suốt hai tiếng đồng hồ trong khi đại sư Lati giảng bài pháp về bản chất của ý thức. Chị Huyền kể lại, tối hôm đó, lúc về đến nhà thì cục u to tướng trên trán bé Donald đã biến mất một cách kỳ diệu không hề để lại vết bầm.
Đại sư Lati tiếp tục giảng pháp tại California trong hai tuần lễ. Chị Huyền cùng ba đứa con cũng tham dự liên tục không bỏ sót một ngày. Chị cảm nhận được một niềm an lạc lớn lao khi nghe đại sư khai thị qua những thời pháp quý báu.
Cả gia đình chị đều là Phật tử của chùa Tây Tạng ở Los Angeles, và thường xuyên đến chùa vào mỗi thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật hàng tuần để nghe đại sư trụ trì Geshe Tsultim Gyeltsen thuyết pháp. Phật tử trong chùa đều rất mến đại sư Tsultim Gyeltsen và thân mật gọi ngài là Geshe-la.
Bốn mẹ con chị Huyền cùng đi chùa nghe Pháp một cách đều đặn như vậy quả là một điều không dễ dàng. Mỗi tuần ba lần, chị Huyền phải lái xe với một đoạn đường dài 50 dặm trên xa lộ nhiều xe cộ, vừa lái xe vừa phải chăm lo cho ba cháu bé. Chị Huyền muốn Donald và Christine, hai đứa con nhỏ tuổi nhất, ở nhà chơi với các đứa trẻ con của anh chị. Nhưng cả hai nhất định đòi phải theo mẹ đến chùa. Ba đứa bé ngồi suốt nơi hàng ghế cuối trong giảng đường yên lặng vẽ hình và tô màu trong khi Geshe-la trụ trì giảng cho đại chúng những phương pháp Thiền Định và sự tỉnh thức trong Thân, Khẩu, Ý trên con đường tu tập để đạt đến giác ngộ. Ngài nêu ra những khó khăn cùng chướng ngại mà hành giả có thể gặp phải khi thực hành phương pháp Thiền quán. Ngài giảng cho đại chúng biết rõ tâm ý của con người luôn lăng xăng từ ý tưởng này sang ý tưởng khác như một con khỉ chuyền cành không bao giờ yên nghỉ. Ngài cũng nêu những chướng ngại có thể gặp phải khi hành giả muốn điều phục tâm ý.
Có một lần, chị Huyền nhẹ nhàng rầy con trai không chịu chú ý nghe thầy giảng thì Donald bảo rằng cậu vẫn chăm chú nghe. Chị Huyền kể lại: Tôi nói, OK. Vậy ngày hôm nay Geshe-la giảng điều gì, con nói cho mẹ nghe thử xem? . Và cháu trả lời ngay tức thì, Geshe-la bảo tâm ý con người lăng xăng như con khỉ. . Nghe con trai trả lời, chị Huyền thực sự kinh ngạc. Đây quả là một điều khá cao xa khó hiểu đối với một đứa bé chỉ mới bốn tuổi đầu.
Tezin Dorjee, một người bạn đạo của gia đình chị Huyền và từng là một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng cho biết ngay từ lúc còn bé, Donald đã chứng tỏ lòng vị tha quên mình luôn chăm lo cho người khác. Một hôm, Dorjee dẫn ba đứa bé đi mua kem, thì Donald nhất định không chịu mua kem ăn, sợ tốn tiền cha mẹ và chỉ muốn chị và em gái của mình mua ăn kem mà thôi. Dorjee kể lại: Cháu lo lắng mọi điều. Vượt quá tuổi đời của cháu. Tôi thường khuyên, Cháu đừng nên lo lắng như vậy. Cháu hãy còn là một đứa bé mà thôi. . Mặc dù đang còn tuổi bé thơ, Donald đã chứng tỏ một tinh thần trách nhiệm rất cao. Khi lỡ tay sát hại một côn trùng bé nhỏ cháu lấy làm xót thương cho con vật và buồn rầu hối hận suốt cả ngày.
Sự thể hiện tâm tính của Donald càng rõ rệt hơn vào một buổi chiều khi cả nhà đang ngồi ăn. Lúc ấy bé Christine lỡ tay đánh bễ đĩa thức ăn và lo sợ khóc òa. Thấy em gái khóc, Donald nhẹ nhàng an ủi: Em đừng có lo sợ. Nó chỉ là một đồ vật mà thôi. Nếu em cứ mãi để ý và chấp chặt vào những điều nhỏ nhặt như vậy thì làm sao em có thể từ bỏ xác thân này khi chết? Nghe đứa con trai khuyên em như vậy, cả hai vợ chồng chị Huyền anh Hỷ cùng mở to mắt nhìn con lòng đầy kinh ngạc. Chị Huyền kể lại: Tôi không bao giờ quên được cảnh tượng khi cháu nói điều đó. Lúc bấy giờ cháu chỉ mới có 5 tuổi.
Chị Huyền tin rằng đây chính là biểu hiệu rõ ràng về đời sống tâm linh của Donald. Chị trình bày điều này cùng đại sư trụ trì. Nghe chị kể, Geshe-la rất vui mừng nhưng khuyên chị hãy im lặng và đừng nói gì về điều đó cả. Họ sẽ âm thầm theo dõi xem bé Donald phát triển tâm linh theo chiều hướng nào. Đại sư cho biết cả ba đứa con chị Huyền đều có căn cơ về Phật Pháp một cách rất đặc biệt ngay từ khi tuổi rất còn bé. Đại sư nói: Những gì các cháu thu nhận được thì chúng ta chưa biết rõ. Nhưng chúng đang thường xuyên ghi nhận từ những điều nhỏ nhặt, vào mọi lúc, nghe, nghe, nghe và nghe... Vào mọi lúc mọi thời, các cháu đang thu thập và ghi nhận vào tâm thức.
Vị Luận Sư Việt Nam Đầu Tiên
Mặc dù là Phật tử của chùa Phật Giáo Tây Tạng tại Los Angeles, gia đình anh chị Huyền Hỷ vẫn thường xuyên đến các chùa Việt Nam trong vùng vào những dịp lễ vía quan trọng. Trong những dịp nầy, mọi người cùng nhau lễ Phật, cầu nguyện, làm công đức và cúng dường chư tăng nhưng ít có chùa tổ chức những buổi thuyết Pháp quan trọng cho đại chúng. Điều này cũng đã khiến bé Donald chú ý. Cậu bé thắc mắc: Mẹ. Tại sao ở các chùa Việt Nam các thầy ít có thuyết pháp? Nếu mình không học Phật Pháp thì làm sao biết đúng hay sai?
Nghe con trai hỏi, chị Huyền trả lời con với một lời khuyến khích. Tôi nói, OK, bây giờ thì con thấy rồi đó. Con cũng có thể trở thành một vị tăng sĩ Việt Nam để có thể giảng Pháp cho mọi người. Donald bảo rằng cháu sẽ đi tu, và cháu không hề do dự. Nghe thế tôi bảo cháu. Mẹ hy vọng trong tương lai, con sẽ đem đến cho khu vườn nhiều bông hoa hương sắc nầy một đóa hoa đặc biệt khác thường. .
Một sự kiện xảy ra đã khiến chị Huyền không còn nghi ngờ gì về tương lai của Donald. Có một hôm, trên đường đưa con đến chùa, vừa lái xe chị vừa mở radio để nghe chương trình phát thanh tiếng Việt. Từ chiếc radio, người xướng ngôn đang ca ngợi những thành công của cộng đồng người Việt tỵ nạn trong nhiều lãnh vực bác sĩ, kỷ sư, luật sự Nghe như thế, Donald đang ngồi nơi ghế sau chồm về phía trước hỏi: Mẹ. Tại sao có quá nhiều bác sĩ, kỷ sư và luật sư trong cộng đồng người Việt mà chưa có một vị Luận Sư Phật Giáo nào cả? Con sẽ là một Geshe đầu tiên.
Geshe là tiếng Tây Tạng, có nghĩa là Luận Sư Phật Học, một vị cao tăng giáo lý uyên thâm và sở đắc những kiến giải tâm linh thực chứng trong Phật Pháp. Nghe con trai nói như vậy, chị Huyền quyết định đã đến lúc chị phải trình bày điều này với Geshe-la về tương lai cho đứa con trai của mình.
Trí Tuệ Tây Tạng
Ở vào tuổi 79, gương mặt của đại sư Tsultim Gyeltsen chỉ vừa thoáng những vết nhăn nhẹ. Ra đời tại một vùng phía đông Tây Tạng, Geshe-la đã theo tu học tại tu viện Gaden Shartse khi vừa 8 tuổi. Và ngài đã sống tại nơi nầy trong suốt 30 năm.
Cuộc đời trong tu viện của ngài đã bị chấm dứt một cách đột ngột sau thời cầu nguyện tối vào ngày 14 tháng Ba năm 1959, khi Hồng Quân Trung Cộng tiến chiếm thủ đô Lhasạ Chính phủ Trung Hoa đang nêu cao chiêu bài giải phóng Tây Tạng thoát khỏi tình trạng xã hội tôn giáo lạc hậu và nền kinh tế nghèo nàn. Lúc bấy giờ Geshe-la đã biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đang trên đường vượt Hy Mã Lạp Sơn sang Ấn Độ. Và đại sư cũng được lệnh phải rời khỏi Tây Tạng.
Gần nửa khuya, Geshe-la đem theo những quyển Kinh quý báu làm hành trang và mang theo một ít thực phẩm rồi vội vàng cất bước. Chỉ khoác trên người chiếc y tăng già, ngài quay lưng từ giã quê hương bắt đầu con đường lưu vong về hướng Ấn Độ. Cuộc hành trình gian khổ qua dãy Hy Mã Lạp Sơn phải vượt nhiều đoạn đường nguy hiểm cheo leo phủ đầy băng tuyết. Dọc theo lộ trình, rất nhiều người Tây Tạng đã bị thiệt mạng vì tai nạn, đói lạnh hoặc bị quân đội Trung Hoa sát hại. Thời tiết băng giá của vùng rừng núi đã khiến nhiều người phải bị mất tay, mất chân vì tê cóng. Nhưng đại sư Tsultim Gyeltsen đã may mắn không gặp những tai nạn này. Sau cuộc hành trình 35 ngày gian khổ và đói lạnh, Geshe-la đến được trại tỵ nạn Ấn Độ. Lúc bấy giờ ngài mới biết tu viện Gaden Shartse đã bị Hồng Quân Trung Hoa hủy diệt hoàn toàn. Nhiều tăng sĩ đã bị tù đày, tra tấn hành hạ và sát hại.
Nơi quê hương tạm dung, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích mọi người hãy quyết tâm tiếp tục xây dựng lại từ những gì đang còn dang dỡ. Geshe-la lại vùi đầu vào những nghiên cứu Phật Pháp và các khóa trình tu học để có được học vị Lharampa Geshe (Luận Sư). Đây là học vị cao nhất một tu viện Phật Giáo Tây Tạng dành cho tăng sĩ, tương đương với học vị tiến sĩ tâm linh trong Phật học. Một học kỳ phải cần trên 20 năm để hoàn tất.
Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi ngài sang Anh Quốc và Hoa Kỳ để hoằng dương Phật Pháp. Chính quyền Trung Hoa có thể đã chiếm Tây Tạng, giết hại hàng trăm ngàn người dân Tây Tạng, hủy diệt vô số tự viện và sử dụng nhiều chính sách nhằm xóa bỏ tiếng Tây Tạng. Nhưng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đang bắt đầu được truyền bá khắp thế giới.
Với kinh nghiệm đã từng giúp đỡ nhiều Phật tử tại California, Geshe-la chăm chú nghe chị Huyền trình bày về Donald. Đối với Geshe-la, ở Tây Tạng các bậc cha mẹ cho con mình theo tu học tại tu viện là điều bình thường. Nhưng đây là Laguana Niguel, Hoa Kỳ, cách Tây Tạng cả nửa vòng trái đất.
Vị đại sư trụ trì rất vui mừng khi biết được anh chị Huyền Hỷ muốn con trai mình trở thành tăng sĩ. Ngài đồng ý với hai người rằng Donald quả là một đứa bé dịu dàng, thông minh và có thể sẽ thích hợp với đời sống trong tu viện. Nhưng ngài cũng hiểu được sợi dây ràng buộc giữa tình mẹ con là một điều không dễ dàng dứt bỏ. Không biết bậc cha mẹ này thực sự hiểu rõ tại sao họ muốn con mình vào sống trong tu viện? Họ có khái niệm gì về đời sống của một tăng sĩ hay không? Họ có biết rằng, khi đã là một tăng sĩ thì phải từ bỏ tất cả những ham muốn vật chất thế gian, giữ gìn giới luật nghiêm minh, phải thực hành những thời công phu thiền quán nhất định, cùng thời gian nghiên cứu Kinh Luật Luận với một thời khóa biểu nghiêm nhặt? Họ có hiểu được đời sống ở Ấn Độ như thế nào chăng? Một quốc gia đã một thời phát triển cực thịnh nhưng xã hội đang trên đà hủy diệt trầm trọng. Biết Ấn Độ là một quốc gia gồm những người giàu có đang trên đà suy sụp cùng sự nghèo đói kinh niên, khí hậu nóng cháy da người, và những cơn mưa nhiệt đới mịt mù cũng vẫn chưa đủ. Geshe-la đề nghị vợ chồng anh chị Huyền Hỷ nên thực hiện một chuyến viếng thăm Ấn Độ, tìm hiểu đời sống tăng sĩ trong một thời gian để có được những kinh nghiệm thực tế cho chính mình trước khi quyết định về bé Donald.
Chị Huyền được đại sư cho biết cuộc sống trong một tu viện là cả một đại dương. Có nhiều trân châu quý giá nằm sâu trong lòng biển cả, nhưng cũng có những bầy cá mập kinh người. Trong cõi Ta Bà nầy chúng ta không thể tìm được một nơi chốn nào toàn thiện toàn mỹ được.
Lễ Vấn Linh
Vấn đề của cậu bé Donald có nên sang Ấn Độ tu học để trở thành một tăng sĩ Phật Giáo hay không sẽ được quyết định qua một buổi lễ vấn linh. Vị cao tăng hành lễ sẽ cầu xin sự hướng dẫn từ các đấng linh thiêng để có câu trả lời cho vấn đề nan giải này. Trong buổi lễ những vật dụng như lửa, gương, chuỗi tràng hạt, cùng những mẫu xương sẽ được sử dụng cho nghi thức hành lễ. Và lễ vấn linh này phải được chính đại sư Lati thực hiện tại Ấn Độ.
Vì gia đình biết Christine cũng rất ham thích Phật Pháp ngay từ thuở bé và luôn muốn sống gần anh Donald nên câu hỏi cầu xin trong lễ vấn linh là không những Donald mà ngay cả Christine có thể theo tu học trong tu viện hay không. Sau buổi vấn linh, đại sư Lati cho biết Donald nên theo học trong tu viện, nhưng cô em gái Christine thì còn phải chờ đợi.
Chị Huyền và anh Hỷ rất vui mừng khi biết được những gì mình nghĩ về cậu con trai là đúng. Anh Hỷ bảo: Cháu là một đứa con ngoan và rất đặc biệt trong gia đình. Tôi tin rằng đây là con đường đúng đắn để cháu có thể nương về, và cháu cũng tin tưởng như thế.
Tuy thế, anh chị Huyền Hỷ cũng biết rằng gia đình hai bên nội ngoại khó mà chấp nhận khi nghe tin này. Cả hai vợ chồng suy nghĩ rất nhiều, không biết phải giải thích thế nào khi Donald trong một lúc vui mừng đã nói điều này với người anh họ. Thế là cả gia đình của chị Huyền đều biết tin. Donald sẽ sang Ấn Độ tu học để trở thành một vị Lạt Ma Tây Tạng.
Ba của chị Huyền, cụ Nguyễn Văn Nam, đã nổi trận lôi đình khi nghe tin. Cụ có tất cả bốn người con trai và tám cô con gái, nhưng mất một và chỉ còn lại bảy. Lúc còn ở Việt Nam, cụ đã từng là một thương gia kinh doanh xe đạp, có thời làm cố vấn trong chính phủ và làm nhà báo. Thời trai trẻ cụ cũng đã đăng lính và mang lon Trung Úy trong quân đội Pháp. Sau khi đất nước rơi vào tay Cộng Sản cụ phải rời bỏ quê hương. Sang Hoa Kỳ cụ bắt đầu tạo dựng lại cuộc đời từ con số không. Những người con của cụ nay đã trở thành bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ. Các cháu của cụ cũng đang theo học đại học. Những thành đạt này chính là niềm vui sướng và tự hào của cụ nơi quê hương thứ hai. Hoa Kỳ là vùng đất hứa cho mọi cơ hội tiến thân. Một xứ sở của sự thịnh vượng sung túc mà mọi người trên thế giới đều mong được sống. Tại sao cô con gái của cụ lại muốn cho Donald, đứa cháu ngoại dễ thương, từ bỏ tất cả để sang Ấn Độ sống trong một đất nước nghèo đói như thế?
Cụ Nam liền tức tốc triệu tập một buổi họp toàn thể đại gia đình gồm 11 người con. Cả gia đình hy vọng sẽ thuyết phục được chị Huyền từ bỏ ý định điên rồ khi quyết định gởi Donald sang Ấn Độ tu học.
Cuộc Đối Đầu
Buổi họp toàn gia đình bên ngoại được tổ chức tại nhà chị Huyền dưới sự chủ tọa của cụ Nam. Chung quanh cụ là các người con và dâu rể đều hiện diện. Trong buổi họp cụ rất giận dữ và bất bình.
Cụ Nam không có cảm tình cho lắm đối với những vị tăng sĩ Phật Giáo. Thời còn làm nhà báo ở Việt Nam, cụ có viết bài phê bình đả kích chính phủ và bị bắt cùng với một số tăng ni. Cụ tận mắt chứng kiến những vị tăng sống trong nhà giam mà hằng ngày được tín đồ vào thăm mang theo đủ thứ trái cây, sữa đường và món ăn ngon cung phụng cho các sự Có một lần cụ muốn vào một phòng giam để tiếp chuyện với một vị tăng có chức vụ trong giáo hội thì bị từ chối. Nhưng cụ nhất định xô cửa bước vào. Khi cửa mở, cụ nhìn thấy cảnh vị sư nọ đang ngồi ăn. Trên bàn nhiều món ăn ngon, hai người đệ tử đứng hầu quạt hai bên, hai người khác thì lo sửa soạn thức ăn cho sư. Thấy cảnh nầy cụ Nam vô cùng bất bình. Và cụ không muốn đứa cháu ngoại của mình sẽ giống như thế.
Cụ Nam cho biết Donald là một đứa cháu dễ thương trong gia đình. Lòng thương người của cháu là hiển nhiên và đáng quý. Nhưng sau này cháu vẫn có thể giúp đỡ nhiều người khác bằng cách chăm lo học hành để có được bằng bác sĩ hay nha sĩ như cha của cháu bây giờ. Lúc đó cháu có thể giảm giá hoặc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo để giúp đỡ họ. Cháu nhất thiết không cần phải đi tu.
Cụ Nam cho rằng Donald thực sự không muốn đi tu. Mà đây chỉ là ý muốn của cha mẹ cháu mà thôi. Cháu làm điều này chỉ vì muốn cha mẹ vui lòng. Cô dì chú bác của Donald cũng phụ họa theo lập luận của cụ Nam. Đối với họ, Donald chỉ là một đứa bé. Cả gia đình cật vấn chị Huyền mọi điều. Tại sao chị lại gởi Donald sang Ấn Độ sống một mình như vậy? Sao chị lại chia cách con trai của mình với gia đình? Tại sao chị lại bắt cháu bỏ học rời khỏi ghế nhà trường trong khi cháu là một học sinh ngoan giỏi? Tại sao chị có thể nhẫn tâm làm điều này?
Cụ Nam cho rằng bé Donald đáng thương đã không có quyền quyết định cuộc đời của chính mình.
 
 

Giã Từ >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 330

Return to top