LÒNG CHA NGUYỄN THỊ THANH VÂN Chồng tôi là sĩ quan quân đội chỉ huy một trung đoàn. Ông nổi tiếng là một người nghiêm khắc, cứng rắn với các sĩ quan, chiến sĩ dưới quyền và với bản thân. Đối với con cái trong nhà cũng vậy, các con tôi cho rằng đôi khi ông nghiêm khắc tới mức nghiệt ngã. Hôm qua là đám cưới con gái tôi. Sau khi đàng trai tới đón dâu, không thấy chồng tôi đâu, tôi vào phòng riêng thì thấy ông đang đưa khăn tay lên chấm nước mắt. Ông nói “Tội nghiệp nó, không biết về nhà chồng có bị khổ cực gì không?”. MÁ VÀ CÁC CON LAN Vl Hiền và Hòa là anh em sinh đôi, cùng học một lớp. Đang học lớp 9, Hiền xung phong đi bộ đội, chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Sau khi xuất ngũ, Hiền trở về quê làm ruộng. Hòa được đi học nước ngoài, tốt nghiệp về công tác trong ngành hải quan. Khi mua dược nhà ở thành phố, Hải ngỏ ý đón má lên ở cùng. Má nói: Má ở với thằng Hiền, nó đau yếu luôn, có gì má còn phụ đỡ nó . LƯU BÌNH - DƯƠNG LỄ THỜI NAY LÊ KHẮC VIỆT Lễ Và Bình đôi bạn chí cốt, thuở hàn vi cùng mài đũng quần trên giảng đường. Lễ đắc chí làm quan to, Bình vẫn lận đận kiếp thứ dân. Một hôm Bình đến nhà thăm Lễ, người bảo vệ khinh khỉnh nhìn chiếc Su 100 năm của Bình rồi hất hàm: - Ông gặp ai? - Tôi là Bình, bạn học cũ, đến thăm ông Lễ. Người bảo vệ biến vào trong rồi trở ra: - Chắc ông lầm? Ông giám đốc nói không nhớ có quen ai tên Bình cả! Bình trở ra, tai ù ù nghe văng vẳng tiếng cười nhạo của nàng Châu Long: “... xưa rồi Diễm ơi!”. CHUYỆN CỦA NỘI NGUYỄN QUỐC VIỆT Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít... Dường như nỗi cũng mừng lắm. Nội vào ra, hết sờ cái cột, sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cầm... Từ ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quí lắm. Chiều đông ảm đạm, nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan... CƯỚI VỢ HOÀNG XUÂN THẾ VINH Mẹ mất, trối lại: “Ông phải cưới vợ cho nó, nhớ chọn người cùng làng”. Mình đi làm xa, ông cụ sống một mình. Thật tội. Nhờ mai mối, năm nào mình cũng về làng “coi mắt”, nhưng chưa ưng ý đám nào. Ông cụ có vẻ buồn. Công việc bề bộn ít có dịp về thăm. Bỗng nhận được điện tín: “Về gấp, đã tìm được nơi ưng ý”. Bỏ hết công việc vội vã về để làm vui lòng ông cụ. Tháng sau đám cưới được tổ chức, cô dâu là bà mai và chú rể là ông cụ. CHA YÊU TRẦN LÊ XUÂN VINH Cha là thợ hớt tóc. Từ nhỏ đến lớn chỉ có cha hớt tóc cho tôi. Lần đầu hẹn bạn gái, cha ngồi cả tiếng hớt tóc cho tôi thật đẹp. Cha nhìn tôi rồi mỉm cười. Rồi tôi có vợ, có con. Cha vẫn là người thợ hớt tóc duy nhất của tôi. Nay mắt cha đã mờ, tay run. Ai hớt tóc cho con, cha ơi! GIỖ ÔNG LÊ NGUYÊN VŨ Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nội trên rẻo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó qui tiên. Chú lấy lại căn chòi, khuyên : 14, lớn rồi - nên tự lập. Anh em dắt díu nhau tha hương. Trưa. Phụ hồ về nhà - (ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm: nhão như cháo. Thằng anh mắng: đồ hư. Con em mếu máo: em nấu để...giỗ ông. Ngẩn người. Chợt nhớ: hôm nay tròn năm ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà...! Ôm em vào lòng nó gọi trong nước mắt: Ông ơi!!! EM TÔI LÊ NGUYÊN VŨ Thương tặng Ngọc Phụng, Bích Dung Bám đất Sài Gòn sau 3 năm ra trường, tôi vẫn không xin được việc. Đôi cua dạy kèm, khi chẳng đủ trang trải lại phải nhờ nguồn trợ cấp ở quê. Vừa rồi, đau ruột thừa, nằm viện. Mẹ vượt ngàn cây số vào thăm. Ngày về, dúi vào tay tôi chỉ vàng, bảo: Của cái Lan, nó dặn con dùng để hồi sức, viện phí và tiền gởi vào cho con trước đây cũng một tay nó cả. Tội nghiệp! Dạy thêm tít mù, còn nuôi thêm cả lợn . … Nhớ ngày Lan trượt đại học, thư về tôi mắng chẳng tiếc lời… Cầm món quà của em, tôi chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong. NƯỚC THOÁI NGUYÊN VŨ Nàng là kỳ thủ, chuộng lối đánh thần tốc. Cuộc cờ cũng như cuộc đời chẳng biết nhượng bộ một ai. Phong cách thi đấu lấy công làm thủ, cộng với tài nghệ phi thường khiến nàng vang danh đấu trường quốc tế. Nhưng rồi nàng cũng thất bại trước ván-cờ-cuộc-đời: chàng đã ra đi vì không chịu nổi một người luôn áp đảo. Trống trải. Đau buồn. Tuyệt vọng. Giờ, nàng chỉ biết ân hận, trách mình sao chẳng biết thoái lui. Nhưng, than ôi! Với quân ngã thì dù cao cờ đến đâu người ta cũng khó mà đi được một nước thoái!!! MẮM RUỐC NGUYÊN VŨ Hồi ở quê, mùa mưa bão nước ngập trắng đồng. Dù đường sá đi lại khó khăn nhưng mẹ vẫn ngày hai buổi chạy chợ để anh em tôi có được cái ăn. Chiều sẫm, bên nồi cơm bốc khói, mắm ruốc thơm lừng, cả nhà quây quần, không khí vô cùng ấm áp dù bên ngoài tiết trời đang đông. Giờ. Có nhà thành phố. Vợ con đề huề. Mắm ruốc được vợ đánh hột vịt kho chung thịt mà chẳng thấy ngon. Phải chăng thiếu mùa đông lạnh giá? Thiếu cái chặc cưỡi của cu Phong? Hay vắng bóng mẹ tất tả dưới mưa, băng lũ vượt đồng của mẹ. SÁCH TẶNG VÕ NGUYÊN VŨ Trong khi chờ chị H thu mua giấy vụn, cân đóng sách báo cũ tôi vừa đem lại, bất chợt nhìn thấy một cuốn sách quen quen đang nằm một góc trong giỏ quang gánh của chị, tôi vội cầm lên và không tin vào mắt mình khi đọc dòng chữ tặng D. nhân ngày sinh nhật thứ 17 mà người tặng không ai khác chính là... tôi. Thấy tôi cầm cuốn sách hơi lâu, chị H nói: Có mua không tôi để lại cho, bao nhiêu tiền mà đắn đo mãi . Ừ, mà không đắn đo sao được, hồi đó tôi phải nhịn ăn sáng gần một tuần để dành tiền mua cuốn sách này tặng D. Vậy mà... Tôi tự an ủi mình: chắc D, sơ ý để lẫn cuốn sách, nên...
KHÔNG THÊM BỚT VĂN VŨ Tôi không sáng tác lấy một chữ. Thợ dọn nhà làm bể chậu sứ. Buổi sáng, ông Hai la mắng vu vơ. Chị đứng kề bên, nghe rõ, lý sự: - Mấy chậu sứ cùi, quí giá gì đó! Tôi đập hết luôn cho ông coi. Già rồi, yên phận một chỗ cho con cháu nhờ! Trưa về, anh mắng tiếp! - Hồi sáng ông chửi gì? Già gần chết rồi, không để cho con cháu thương! Ông Hai đứng chết trân, nghe hai đứa con ruột mắng mình. Tôi không sáng tác lấy một chữ.
LÒNG MẸ TRẦN THỊ XUÂN VŨ Nhà có ba chị em, toàn con gái. Mọi người bảo: con gái là con người ta. Mẹ lại cười: Mai mốt mẹ gả khắp Bắc Trung Nam luôn . Hôm đi học xa về thăm nhà, chị Hai nói với mẹ: chị có bạn trai rồi, anh ấy ở tận Phú Yên. Mẹ phản ứng: Mẹ không tán thành đâu, về cái nơi hay bão lụt ấy làm sao về thăm mẹ được . Đêm đến, mẹ thủ thỉ bên tôi: Mẹ muốn các con luôn ở trong vòng tay mẹ dù sau này có chồng con, mẹ vẫn mong luôn bên cạnh tụi con . Tôi thấy có cái gì nghèn nghẹn ở cổ. VÔ TÌNH TIỂU MINH VƯƠNG Trời cuối đông lạnh giá. Tôi ghé bưu điện viết thư về thăm nhà. Chú ơi, mua vé số... . Tôi ngước nhìn: một gái, một trai - hai nhếch nhác. Tôi lắc đầu, lại cắm cúi viết... Hồi lâu, ngẩng đầu lên, tôi thấy thằng bé đang chăm chú nhìn thư. Tôi giận dữ: Oắt con, dám đọc trộm thư hả?.. Bé gái chạy lại: Chú ơi, đừng đánh em cháu, nó không biết chữ,.. . Tôi bần thần nhìn theo. Ngoài phố, trời vẫn còn lạnh lắm. Mưa bụi phủ đầy vai hai đứa trẻ... NGÀY SINH NHẬT ĐẦU TIÊN XUÂN VY Tối nay, bé buồn xo. Mẹ gặng mãi, bé nũng nịu: “Hôm qua sinh nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, mẹ nhỉ?” Mẹ lặng thinh, mắt đỏ hoe! Sợ mẹ khóc, bé vỗ về: Đừng khóc mẹ nhỉ? Bé không đòi sinh nhật nữa đâu! Bỗng nhiên, mẹ ôm chầm lấy bé nấc nở. Bé ngơ ngác rồi òa theo. Ngày ấy, cái ngày mà tòa án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình. TRƯỚC . . . SAU MÂY XANH Trước, ở nhà tập thể, căn phòng hẹp tí chỉ đủ kê chiếc giường, cái bàn. Ba chạy xe đạp ôm. Mẹ ở nhà chăm sóc con. Con còn nhỏ hay khóc đòi quà. Ba mẹ vỗ về, con nín. Cả nhà cùng cười. Sau, ba nghỉ chạy xe, vào làm trong một xí nghiệp. Mẹ phụ việc cho nhà người bà con. Rồi ba mẹ xây nhà mới khang trang hơn. Cả ba và mẹ đều bị cuốn mình vào công việc. Con lớn không còn khóc vòi vĩnh và thường được ba mẹ mua quà cho. Nhưng cả nhà ít khi cười cùng nhau. BÀ GÁI HOA XUÂN Bà Gái là hàng xóm của tôi. Bà sống lầm lủi như một cái bóng và chẳng bao giờ trò chuyện cùng ai. Những vất vả của cuộc đời hằn sâu trên gương mặt khắc khổ của bà. Xung quanh chẳng ai để ý đến người đàn bà nghèo ấy. Sáng nay bà Gái đứng chờ tôi ở cửa. Bà nhờ tôi mang giúp quà tới điểm quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. Mắt tôi nhòa đi: trong chiếc mùi xoa cũ kỹ của bà, vài đồng tiền lẻ được xếp gọn gàng bên cạnh một hộp dầu con hổ. BÀ VÀ CHÁU HUYỀN XUÂN Cháu ở thành phố về quê thăm bà. Bà sai mần thịt ngay con vịt xiêm đang đẻ. Ăn cơm, bà gắp thịt cho cháu, cháu lại đặt vào chén bà, Cháu chỉ thèm rau thôi . Ai cũng cười. Mấy năm sau cháu về, bà không còn nữa. Dì khóc: Khi bà còn sống vẫn nhắc, thương cháu còn nhỏ mà hiếu thảo, nói thèm rau nhường thịt lại cho bà . Cháu cúi mặt, bà đâu hiểu cháu không ăn vì quá ngán chứ nào biết nghĩ thương bà mà để dành đâu, bà ơi! MƯA ĐẦU MÙA NGUYỄN THANH XUÂN Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xới xả. Hàng hiên nhà tôi đầy người đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Tôi thật bực mình vì công việc của tôi cần sự yên tĩnh. Mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như cá gặp nước , những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải bỏ đi. Tôi tỏ ý khó chịu, mẹ chỉ cười buồn bảo: Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó... - Tôi nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, mẹ gánh hàng về ôm tôi khóc, chợt thấy chạnh lòng... MONG CHỜ NGUYỄN HỒNG XUYẾN Nhà có năm đứa con: ba trai, hai gái. Ngày lũ nhóc còn nhỏ, nghịch phá như quỷ sứ và hay giành đồ nhau, lên ăn cơm giành chén, đũa, tối ngủ giành gối, mền. Nhà nghèo vách lá, bọn chúng đi từ trước ra sau đều có thói quen lấy tay dí vào vách kêu xào xào, chẳng bao lâu tấm vách tả tơi. Cha mẹ nhìn nhau ngao ngán, mong tụi nó lớn. Giờ giàu, nhà xây bằng tường, tụi nó tứ tán lo xây sự nghiệp, một thằng vừa chết. Nhà vắng thênh thang. Cha mẹ nhìn nhau ngao ngán, mong tụi nó về. BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM NGUYỄN THÊN Ý Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm... … Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc này cũng phải nhanh lên.