Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Người Ðàn Bà Không Có Tết

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 636 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Người Ðàn Bà Không Có Tết
Việt Hà

Một giọt máu đào hơn ao nước lã
(Thành ngữ)

 Nhận quyết định về hưu trong tay, bà Hồng ngồi buồn xo bên bàn làm việc.
Thấy Việt đi qua bà liền vẫy tay gọi anh lại trò chuyện.
- Cô phải nhận quyết định về hưu trước Tết rồi Việt ơi!
- Nhanh thế cổ Việt tính bắt tay bà Hồng chúc mừng nhưng bà không chìa tay bắt mà phẩy tay bảo:
- Ôi mừng rỡ nỗi gì. Tôi sợ nhất cái ngày này, không ngờ nó đến sớm hơn tôi tưởng. Mấy thằng Ami (1) nó làm căng quá trờị
- Cô làm bao năm rồỉ
Bà Hồng:
- Ngót nghét 30 năm rồi
Việt bảo:
- Vậy cô về nghỉ ngơi có khỏe hơn không, tội gì làm thêm vài năm nữa cho nhọc?
Bà Hồng lại phẩy tay:
- Chắc gì khỏe hơn đi làm Việt ơi! Tôi nghĩ chết sớm thì có.
Việt an ủi:
- Ðâu tới mức độ nghiêm trọng như cô nghĩ. Nhiều người mong được như cô mà không được. Cô còn có người thân bên này, lo gì buồn?
- Vậy saỏ Bà Hồng thở dài – nhưng tôi lại khác. Với tôi về hưu sớm ngày nào là tôi tổn thọ ngày đó.
Việt cười bảo:
- Cô cả lo quá thôị Chứ về hưu cũng có cái thú của nó chứ? Ít nhất cô cũng khỏi thức khuya dậy sớm, thoát cảnh stress trong công việc. Về hưu cô có thời gian đi đây đó thăm viếng, khuây khỏa tinh thần không tốt hơn saỏ - Ðành là thế nhưng mỗi người một cảnh. Giá tôi được một phần như người ta đã là một nhẽ. Bà Hồng thở dài não nuột - Tiếng là có người thân bên này nhưng cũng như không Việt ơi! Lúc tụi nó còn nhỏ một tay cô chăm sóc, rồi lớn lên lại dựng vợ, gả chồng cho từng đứạ Nhưng khi sự nghiệp của tụi nó vững vàng rồi thì chẳng đứa nào buồn quan tâm tới cô nữạ Nhiều bữa cô đau yếu, bệnh hoạn trong người, gọi điện cho tụi nó mà cũng năm lần bảy lượt mới có đứa lò dò tớị Ở xứ này vật chất có ai thiếu thốn đâu, điều cô cần là tình người kìa, nhưng lần nào tụi nó đến cũng chỉ láo nháo một hồi rồi cáo chuyện ra về. Nghĩ nhiều lúc tủi muốn chết Việt ơi!
Bà Hồng ngừng chuyện, đôi mắt chợt đỏ hoẹ Bà xoay xoay tờ quyết định nghỉ hưu trong tay như đang xoay vần định mệnh của chính mình, một lát bà đặt tờ giấy xuống bàn, quả quyết nói:
- Mà thôi! Ðời người là vậy Việt ơi! Lúc khổ, lúc khó người ta mới cần nương cậy mình để sống chứ khi có của ăn của để rồi họ đâu cần mình nữạ Người Việt mình ở riết xứ này rồi cũng trở nên máu lạnh lúc nào không haỵ
Việt định nói một câu gì đó cùng bà Hồng như một lời biện giải nhưng cũng không tìm được lời nào thích hợp nên anh đành im lặng.
II
Việt quen bà Hồng cũng đã lâụ Vì công việc nên anh cũng thường xuyên phải qua lại nơi bà Hồng làm việc. Ðã có lần bà Hồng tâm sự: Cách đây gần ba chục năm bà đã tay xách, tay bồng bốn đứa cháu ruột của mình lên thuyền vượt biển. Ðứa cháu lớn của bà lúc ấy vừa tròn 8 tuổị Bà bảo sau ngày giải phóng sống cực quá Việt ơi! Cũng vì quá bức bách mà mình phải bỏ nước ra đi chứ thực tình lúc bước chân xuống thuyền là coi như phó thác số phận cho ông trời, chứ nào ai biết rồi mình sẽ trôi dạt tới phương nào đâụ Vậy mà sau gần hai tuần lênh đênh sóng nước, lương thực dự trữ trên thuyền cũng cạn kiệt, người trưởng tàu tự nhiên ngã bệnh rồi đột tử ngay trên thuyền. Xác cậu ấy chúng tôi phải khâm liệm qua loa rồi mọi người làm lễ cầu siêu gần 2 ngày thì buộc phải thả xác xuống biển. Cảnh tượng lúc ấy hãi hùng lắm. Con thuyền của tụi tôi lúc ấy không người lái, vậy là cứ để nó tự nhiên trôi đi đâu thì trôi cho tới lúc cạn hết nhiên liệụ Nước uống mọi người trên thuyền cũng phải dè sẻn chia nhau từng giọt cuối cùng... Ðúng vào lúc tuyệt vọng nhất thì chúng tôi gặp một chiếc tàu buôn chạy quạ Lúc ấy cũng chẳng ai còn đủ sức để mà gào lên kêu họ cứu nữạ Cũng thật là may cho chúng tôi lúc ấy là cậu trưởng tàu đã lo xa nên cách đó cả tuần đã bảo tụi tôi xé những tấm mền trắng rồi cắm lên mạn thuyền, phòng lúc lâm nạn... thế rồi chuyện cậu ấy dự liệu cũng tới, chúng tôi như những chiếc xác không hồn nằm lăn lóc trên thuyền. Khi thấy tàu chạy qua, có người lờ mờ nhận ra nhưng cũng không đủ sức để ngồi dậy mà vẫy gọi họ tới cứụ Rồi phước đức cho chúng tôi khi ấy có một chiếc tàu buôn đã phát hiện ra chúng tôi từ xa, họ bảo không biết tại sao đi tới chỗ chúng tôi thì con tàu bị trục trặc và nhất định không chịu chạy tiếp và vì vậy họ đã quyết định ghé lại rồi cứu cả mấy chục mạng lên tàụ Khi đã hoàn hồn chúng tôi bảo nhau có lẽ cậu trưởng tàu linh thiêng nên đã phù hộ cho chúng tôi thoát nạn... Chiếc tàu buôn nọ đã đưa chúng tôi vào một hòn đảo của Philipin... rồi hơn 6 tháng sau chính phủ Ðức đã nhận chúng tôi qua đây tị nạn...
III
Có thể nói đó là những năm tháng gian lao nhất của cuộc đời và ngay cả việc bà Hồng quyết định ở vậy để đi làm kiếm tiền nuôi dưỡng đám cháu ruột của mình ăn học cho tới ngày trưởng thành. Và bà Hồng cũng coi đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời của mình, mặc dù niềm hạnh phúc ấy cứ vợi dần, điều ấy bà có thể cảm nhận được khi thấy đám cháu của mình ngày càng tuột khỏi tầm tay, tầm nhìn của bà. Bà Hồng cũng nhiều lần tự nhủ: Con cháu khôn lớn ắt phải trưởng thành, phải sinh cơ, lập nghiệp. Nhưng dẫu tự nhủ hay tự an ủi đến mấy bà Hồng cũng không thể mãi tự dối lòng mình khi thấy những đứa cháu mà bà đã đánh đổi cả sinh mạng và tương lai của chính mình để nuôi dưỡng chúng, với bà ngày càng trở nên xa lạ tới độ nhiều khi bà không thể tưởng tượng nổi đó là những đứa cháu mà bà đã từng che chở nơi sóng to, gió cả, từng mớm ẵm cho từng giọt nước cuối cùng khi chúng khát lặng giữa biển khơị..
- Hôm nào cô chia tay nghỉ hưu, Việt đừng quên nhé?
Bà Hồng chợt lên tiếng cắt ngang dòng suy nghĩ của Việt nhưng thấy anh không trả lời bà liền gõ nhẹ tay lên bàn bảo:
- Này, làm gì mà thần người như sắp phải về hưu non thế? Bữa nào cô chia tay đừng quên tới dự nhé?
Việt cười đáp:
- Vâng! Tất nhiên rồị Thế cô có dự tính gì sau khi nghỉ hưu chưả
Bà Hồng lại thở dài:
- Dự tính à? Một người sắp hết "TÜV" (2) như cô còn dự tính được điều gì nữa chứ? Ngôi nhà cô đang ở chắc sẽ phải dọn đi nơi khác.
- Sao thế cổ Việt hỏị
- Vì nó lớn quá. Ngày xưa cô nghĩ giữ lại ngôi nhà ấy, nơi gắn bó mấy chục năm với đám cháu, và phòng khi vợ chồng con cái tụi nó tới thăm còn có chỗ mà ở, nhưng lâu lắm rồi cũng chẳng có đứa nào thèm quan tâm tới bà cô này nữa, trừ phi cô có chuyện phải nhờ vả tụi nó. Mà nếu có thì tụi nó cũng gặng hỏi lên hỏi xuống, đôi khi còn mắng là chuyện có vậy mà cũng phải nhờ. Nghĩ nhiều lúc đau lòng lắm, nhưng biết làm saọ Chúng nó đủ lông đủ cách, đã ông nọ bà kia hết cả rồi, giữ cũng chẳng được. Bà Hồng chẹp miệng - Thôi thì cô trả quách cái nhà cũ rồi thuê căn phòng nhỏ hơn, mình cô ăn ở gì cũng xong.
Việt hỏi:
- Cô có nghĩ chuyện về Việt Nam sống không?
- Chuyện ấy cô cũng có nghĩ tới nhưng còn kẹt nhiều chuyện bên này lắm.
Chuyện quốc tịch, nhà cửa rồi tiền hưu biết giải quyết thế nàỏ Cô cũng có về thăm Việt Nam vài lần, cuộc sống đã dễ thở hơn nhiều so với ngày cô còn trong nước. Có lẽ kinh tế của mọi người đã có phần dư dả hơn. Ở Việt Nam cô cũng còn vợ chồng đứa cháu họ, tụi nó cũng khuyên cô về hưu thì xin hồi hương về ở hẳn với vợ chồng con cái tụi nó tại Sài Gòn rồi trông nom nhà cửa, vườn tược và con cái giúp tụi nó. Biết là tụi nó thương cảnh mình nên khuyên thực lòng chứ chẳng có ý lợi dụng hay nhờ vả gì vì kinh tế tụi nó cũng khá giả lắm. Nhưng mình sống xứ tự do quen rồi, giờ về phụ thuộc người khác lại không phải người ruột thịt, máu mủ của mình, cô cũng ngạị Vả lại cứ nghĩ tới đám cháu ruột mà còn xử với cô như vậy - bà Hồng khẽ day sống mũi - rủi mình về hẳn, có chuyện gì xảy ra xoay cũng chẳng kịp. Cô nghĩ chín cả rồị Xứ này dù sao cũng là quê hương thứ hai của mình, vả lại những ngày khốn khó nhất của đời người là khi qua đây mình cô thân gái; tiếng tăm một chữ cắn đôi không biết; một nách 4 đứa cháu thơ dạị.. vậy mà cô cũng vượt qua được. Giờ nhà cửa mình có, đành lẽ là nhà thuê, nhưng với khoản lương hưu hàng tháng cô cũng đủ sống cho tới cuối đờị Mà thôi, chuyện của cô buồn lắm Việt ơị Việt cũng phải làm việc nữạ Cô cũng vậỵ Còn ít bữa nữa cô cũng muốn làm việc cho khuây khỏa chứ về hưu rồi hết đi chợ mua sắm, cơm nước xong chỉ còn mục bó gối ngồi chầu xem ti vi hoặc lại giống mấy bà hàng xóm đứng dựa cửa sổ ngắm xuống đường cho hết ngàỵ - Bà Hồng kéo ghế ngồi lại ngay ngắn bên bàn làm việc rồi bảo - Thôi, cô làm việc đâỵ Việt cũng về làm việc đi kẻo sếp nhìn thấy lại bảo cô sắp về hưu, kiếm chuyện chây lườị Nói xong bà Hồng bắt chặt tay Việt như một lời giao ước:
- Vậy nhé? Buổi cô chia tay đừng quên nhé?
Nhưng cái ngày ấy sẽ mãi mãi không bao giờ đến với bà Hồng bởi bà đã qua đời ngay sau bữa đó vài tuần trong một tai biến mạch máu nãọ..
IV
Ðám tang của bà có hai người đàn bà trẻ lồng lộn khóc than. Họ khóc: "Ới cô ơi! Sao cô nỡ lòng vội vã ra đi không một lời trăng trối để các cháu cô cũng không có cơ hội phụng dưỡng cô lúc đau yếu, tuổi già... hả cô ơị..". Nghe họ ngả ngốn khóc không ít người trong đám tang lễ cũng phải mủi lòng, khóc theọ
Những đồng nghiệp của bà Hồng thì kể lại rằng: Trước ngày mất vài hôm bà Hồng vào xưởng với cặp mắt mọng nước, đỏ hoẹ Mọi người gặng hỏi thì bà bật khóc, kể lại việc bà gọi điện thoại, tính nhờ đám cháu tới chở bà đi mua sắm đồ liên hoan chia tay trước lúc nghỉ hưụ Hai đứa cháu lớn thì từ chối thẳng vì đường xá xa xôị Một đứa thì viện lý do xe mới hỏng không tới được. Còn cô cháu gái út mà bà thương yêu nhất, ở gần nơi bà sống, nghe bà gọi điện thì mắng bà xơi xơi rằng bà đã ở Ðức tới mấy chục năm mà vẫn lẩm cẩm, quê mùa một cục. Nó đay nghiến bà rằng muốn nhờ vả nó chuyện gì cũng phải đặt hẹn trước vài ba tuần, chứ tụi nó đâu phải kẻ ăn người ở mà hễ bà gọi phôn là tụi nó phải săn đón, chầu chực.
Mấy người hàng xóm thân thiết của bà Hồng thì kháo nhau:
Ðám cháu ruột bà Hồng chắc thương cô nên sau đám tang, trong buổi tới dọn dẹp nhà cửa của bà cô để trả lại cho chủ nhà, họ đã khoe khoang rằng sẽ kiếm mua cho bà cô một mảnh đất rồi cất lăng hay xây mộ gì đó giống hệt lăng Tự Ðức gọi là bù đắp công ơn dưỡng dục cho bà cô ruột của mình...
Người ta còn bảo: Bà Hồng vậy mà có phước!
19.01.2006
Ghi chú:
1. Chỉ người Mỹ
2. Tiếng lóng để chỉ người đã ở tuổi xế chiềụ
 

Việt Hà

 



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 657

Return to top