Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> HIỆP KHÍ ĐẠO

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 28578 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

HIỆP KHÍ ĐẠO
Koichi Tohei

Chương 13

 

ĂN UỐNG

Mọi vật đều có đời sống của riêng nó. Ta là huynh đệ với muôn loài, bởi vì muôn loài đã cùng sinh ra từ cái khí của một vũ trụ. Vì lý do đó mà cái căn bản tinh thần của Hiệp Khí Ðạo là cái quan niệm theo đó tình thương yêu rộng lớn của vũ trụ cũng là tình thương yêu của ta. Tuy nhiên, sự thật thì ta sống bằng sự hy sinh của những loài vật khác. Khi ta ăn thịt cá hoặc rau, trái, tức là ta đã lấy mất đời của những vật đó để ta có thể sống được.

Làm thế nào ta có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa lời nói của ta là ta phải yêu thương muôn loài, và việc làm của ta là ta phải ăn thịt những loài khác để sống? Ðạo Phật dạy rằng ta không được sát sinh, nghĩa là không được giết từ con vật cho tới một con côn trùng. Ngày xưa, một người theo đạo Phật không được phép ăn ngay đến một miếng thịt.

Tuy nhiên, không phải chỉ loài vật mới có đời sống mà thôi, mà mỗi thân cây, mỗi lá cỏ đều có đời sống của nó. Tại sao giết một con vật lại là sai lầm, mà giẫm chân lên cỏ, hoặc chặt một cành cây, lại không sai lầm? Dưới mắt vũ trụ, thì mọi vật đều ngang nhau.

Dân Nhật Bản là một dân tộc ưa thích hội hè, đình đám, thích tụ họp với nhau để ăn, uống, và hò la om sòm. Cái ýnghĩa đích thực của hội hè, lẽ tất nhiên, là phải có, nhưng dần dần qua thời gian nó bị mất đi, và chỉ còn lại sự ăn uống và sự la hò mà thôi. Cái ý nghĩa đích thực có thể tìm thấy được trong những hội hè như ngày Hội ngũ cốc do những người vừa gặt lúa xong hoặc vừa hái đậu xong tổ chức, hay là ngày hội thợ dệt, hay là ngày hội cá do những thuyền chài tổ chức. Biết rằng chỉ có thể sống bằng những hy sinh của những vật khác, cho nên mọi người trong các nghề thường tổ chức những ngày hội để tạ ơn những cuộc đời mà họ phải lấy đi mất để sống.

Tuy có một số người tin rằng con người, vị chúa tể trần gian đó, có quyền ưu tiên muốn làm gì thì làm, nhưng chắc chắn vũ trụ sẽ coi đó là một sự tự phụ tự mãn.

Tuy ta thường coi một con vật ăn thịt người là một loài giết người hung dữ, nhưng từ quan điểm của loài vật thì con người còn hung dữ bao nhiêu !

Ðối với loài chim muông, loài thỏ, loài cỏ ngoài đồng kia, thì con người còn hung dữ đến đâu ?

Vũ trụ cho phép ta sống bằng cách hy sinh những loài khác. Ta phải luôn luôn ý thức được cái ý nghĩa của điều đó. Chỉ an ủi những linh hồn đó bằng cách tạ ơn mà thôi thì không đủ. Như chúng tôi đã nói trong phần đầu còn sách này, ta phải luôn luôn ý thức được rằng chúng ta, những kẻ tham dự vào sự cai quản của vũ trụ, phải hợp tác với sự phát triển của vũ trụ như một kẻ đã được lựa chọn để thay mặt cho tất cả mọi sinh vật khác. Ta hy sinh những vật khác không chỉ là để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của ta mà thôi.

Những loài sinh vật khác chỉ có một cuộc sống có ý nghĩa khi nào ta tạ ơn những loài sinh vật đó và cho phép chúng tham dự với ta vào sự cai quản của vũ trụ. Bất cứ loài rau, loài cây, loài vật nào ta ăn, ta phải biết ơn loài đó, để cho những đời sống dùng để nuôi sống cơ thể ta không phí phạm, mà khi chúng đã trở nên máu và thịt của ta, chúng vẫn tiếp tục tham dự với ta vào công cuộc của vũ trụ. Khi một người đem đến cho bạn một gói hàng từ một nơi xa thật xa, nếu bạn thật tâm cảm ơn người đó và làm mọi thứ để đãi ngộ người đó, thì người đó sẽ quên hết mọi nỗi khó nhọc lúc đi đường tới bạn và sẽ vui vẻ. Ngược bằng nếu bạn la lên : « Ông mang cái đồ quỷ đó tới đây làm chi !», thì mọi công lao của người đó sẽ chẳng là gì hết trọi. Người đó sẽ bỗng nhiên cảm thấy mệt mỏi, và hắn có để tâm thù oán bạn là đằng khác.

Ðối với thực phẩm ta dùng cũng thế. Nếu có người tốn công nấu một bữa cơm cho bạn và rồi bạn than phiền, « Ai mà ăn được cái đồ này » thì người đó tất sẽ hết sức bất mãn, và sẽ đâm ra thù bạn. Nếu, trái lại, bạn nói : « Cảm ơn anh đã dọn bữa cơm này cho tôi, trông ngon lắm », thì bạn đã đền bù cái công lao của người nấu bếp một cách xứng đáng và làm cho hắn vui sướng. Ðối với rau, trái, và loài vật mà ta ăn thịt, điều đó còn đúng hơn nhiều nữa. Cho tới lúc chúng bị làm vật hy sinh, thì chúng đã thi hành nhiệm vụ của chúng xong rồi.

Bỗng nhiên, chúng bị hy sinh và làm thực phẩm cho loài người. Nếu ta phê bình rằng những thức mà ta sắp ăn không ngon lành gì cả, thì những vật đó nhất định sẽ nổi dóa lên và để tâm thù hằn ta.

Nếu ta nói xấu chúng, thì chẳng có lý do nào chúng phải trở thành máu ta, thịt ta, hay đồ nuôi ta sống được cả. Những người sống bằng những thức ăn cầu kỳ thường không mấy khỏe mạnh. Trước khi họ đi khám bác sĩ về việc đó, tốt hơn hết là họ phải tự khảo sát lại thái độ tinh thần của họ đã. Những đời sống đã bị hy sinh đó chỉ có thể vui lòng trở thành thịt và máu của ta nếu ta biết ơn chúng và nói lên sự biết ơn của ta.

Ta không có quyền than phiền là thực phẩm này ngon hay không ngon, hoặc là ta thích nó hay không. Mọi thực phẩm đều do vũ trụ mà ra, và ta phải ăn chúng như là chúng ngon lành thực sự. Ngay cái ý tưởng về sự vô vị đã là sự ích kỷ rồi. Nếu bạn thực sự đói, thì mọi thứ đều có vị cả. Nếu bạn cho rằng món nào đó không ngon, thì bạn hãy nên để cho bụng bạn trống rỗng cho đến khi nào món ăn đó trở nên ngon đối với bạn. Ðừng có để cho món mà bạn ăn gánh hết trách nhiệm của cơ thể bạn.

Nếu bạn ý thức được rằng món ăn nào cũng có vị riêng của nó và nếu bạn biết ơn những đời sống ở trong thực phẩm của bạn, và nếu bạn ăn cái thực phẩm đó trong cái tinh thần đó, thì món ăn nào cũng ngon cả.

Hồi nhỏ, bởi lẽ tôi đau yếu, cho nên tôi thường thích món ăn này, không ưa món ăn khác, nhưng sau một thời gian tập luyện, tôi bỗng cảm thấy xấu hổ về sự không ưa thích của tôi ngày xưa. Từ đó trở đi, trong hai mươi năm liền, tôi không bao giờ than phiền về thực phẩm đến một lần. Bởi vì món nào đối với tôi cũng ngon cả, cho nên tôi không có tâm nào mà than phiền nữa. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, bữa no, bữa đói, bữa nhịn, mà tôi cũng không than phiền gì cả, và tôi cũng không yếu đi nữa. Bất cứ xứ nào tôi viếng thăm, bất cứ thực phẩm nào tôi ăn, món nào cũng ngon hết.

Có lần vợ tôi nấu một món ăn, bày ra bàn, và khi tôi đang ăn, thì vợ tôi hỏi món đó có ngon không. Tôi nói : « Ngon lắm, nhưng nếu có thêm chút muối nữa thì còn ngon hơn nhiều ». Vợ tôi bèn nếm thử món ăn đó, rồi nói : « Chết chưa ! Em đã quên không biết nếm ra làm sao nữa rồi ! Em đã quên không tra muối ! » Cả hai chúng tôi đều cười vang.

Cái điểm đáng ghi nhớ trong câu truyện đó là, bởi vì tôi thường ăn mọi thực phẩm với một lòng biết ơn, cho nên bất cứ thứ gì mới vào miệng tôi là nói ngay nó ngon. Người đầu bếp cũng vậy, ông ta là người làm món ăn từ những đời sống đã bị hy sinh, phải rán sức làm cho món đó càng ngon bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Chỉ khi nào ý thức được ý nghĩa của công việc của mình thì hắn mới trở nên một người đầu bếp giỏi.

Lễ phép bàn ăn thì thay đổi từ quốc gia này đến quốc gia khác, nhưng lễ phép tinh thần thì không bao giờ thay đổi. Ăn với một lòng biết ơn sâu xa. Một gia đình quây quần nấu ăn cùng nhau với lòng biết ơn : đó là bí quyết của sự êm ấm gia đình. Tinh thần đó có thì giúp cho thế giới hòa bình được rất là hữu hiệu. Trong khi nấu ăn ta phải làm mọi cách để cho những đời sống đã bị hy sinh trong món ăn đó đã không bị phí phạm, để cho ta thỏa mãn những ước nguyện của chúng phần nào khi ta hết sức cố gắng thúc đẩy sự phát triển thường xuyên của vũ trụ.

<< Chương 12 | Chương 14 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 979

Return to top