Thắng lại cười, khiến Cẩm Thi muốn ngồi yên một nơi cũng không được. Nhỏ bật dậy, chưa đuổi, Thắng đã lao đi nhanh như thỏ nhỏ. Đầu còn ngoái lại thè lưỡi, phùng má liu liu cô bạn gái chung lớp, cạnh nhà.
− Á...
− Ối... - Thắng chới với, mắt đổ hào quang khi va chạm vào hai cô gái đang đi ngược chiều.
− Thắng tuôn đâu dữ vậy ? - Thuỳ Dương nhăn nhó ôm lấy mặt, xoa lấy, xoa để - Đụng như xà lan một trăm tấn vậy. Đau quá trời.
− Thắng xin lỗi - Cậu trai làng lúng túng, bối rối đến đỏ mặt - Xin lỗi Thuỳ Dương nha. Thật ra, vô tình thôi - Thắng lại gãi đầu.
− Nói vậy chứ, không có gì đâu - Thuỳ Dương cười nhẹ - Thắng gấp chuyện gì sao?
− Đâu có, tại sợ Cẩm Thi nhéo đau nên né - Thắng lại nhìn về phía các bạn đang chụm đầu cười mà rủa thầm - Đâu có biết Thuỳ Dương đang đi đến, nên mới lỡ đụng. Xin bỏ qua cho. Còn đau nhiều không Thuỳ Dương ?
− Hết rồi - Dương cười -Các bạn đang làm gì vậy ?Cho tụi này tham gia được không ?
− Phần tôi thì được - Thắng liếc nhanh về phía Trang tiếp - nói chung ở đây dễ kết thân cùng nhau lắm, nếu như người khác mới đến chịu hoà đồng.
− Ủa! Họ giải tán đâu hết rồi - Thắng kinh ngạc nhìn quanh - Sao không gọi tôi một lời chứ ? - Minh ơi...Minh. Thằng quỷ này, về cũng không kêu. Thôi chào Thuỳ Dương nhé, tôi cũng phải về.
Nói xong là Thắng phóng nhanh qua con mương nhỏ biến mất sau những lặng cây um tùm trĩu quả của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.
Thuỳ Dương im lặng nhìn theo rồi kín đáo quan sát nét mặt trầm buồn của Thiên Trang mà nhẹ lắc đầu nói nhỏ:
− Họ về hết rồi, ta đi thôi Trang.
− Điệu này chắc hai ngày nữa tao phải về thành phố thôi. -Trang chán nản -Nghỉ hè ở đây buồn quá. Ngoài ta với mi không ai chịu kết bạn cả.
− Lỗi là không phải do họ mà ra.
− Trang biết, nhưng thật ra cũng cho ta cơ hội chứ? Cuộc sống phải từ từ thích nghi.
− Mình đã vậy thì họ cũng thế, cái gì cũng phải có thời gian. Còn nữa, nhất định phải tìm gặp Minh cám ơn mới được. Cả xin lỗi nữa.
− Vấn đề này thì -Trang ngần ngừ có vẻ gì đó không đồng ý cho lắm, nhỏ bỏ đi tới gốc cây lúc nãy Minh và Thắng ngồi. Đôi mắt lơ đễnh nhìn quanh.
Khung cảnh nơi này phóng tầm nhìn ra xa, lên cao rất đẹp . Bầu trời xanh trong lộng gió, và đầy ắp những tiếng chim mùa hè hót vi von trên cành. Trang chép miệng ganh tỵ nói một mình:
− Bọn họ vui sống thoải mái và hồn nhiên quá. Xem ra ngoài học tập vui chơi chắc không có gì vướng bận vào cuộc sống.
Chẳng bù vào mình, mọi thứ đều làm cho tâm hồn thêm bao ưu phiền rắc rối. Cái tuổi hoa niên hầu như không còn nữa.
− Nè! Mi lẩm bẩm gì hả? -Thùy Dương hỏi nhỏ- Hay thật sự nhớ ba mẹ?
− Không có, ta chỉ nghỉ tại sao cùng trang lứa mà mình không được như bọn họ ở đây -Nhỏ nhíu sâu đôi mày thanh tú -Xét về góc độ nào đó, vật chất hoàn toàn thua xa tụi học sinh thành phố, nhưng cũng có lẽ tâm hồn phóng khoáng tuổi trẻ và không bệnh họan hơn tụi mình rất nhiều.
− Không hiểu gì cả -Dương tròn mắt nhìn bạn như chờ đợi sự lý giải.
− Lại đây nhìn nè -Trang chỉ tay xuống đất, những hình vẽ ngang dọc rồi tam. Những con số li ti như bùa, ngổn ngang -Bài toán này rất khó thế mà Minh giải một lúc hai cách rõ ràng xúc tích , rất dễ hiểu.
− Vậy thì có ăn nhập gì với mình?
− Bởi thế mới nói, mình tuy hơn họ mọi ưu ái về cuộc sống, nhưng lại thua xa Minh ở trí tuệ thực tế.
Bây giờ ta đây mới thật sự mở rộng tầm nhìn cho bản thân mình, nhất định làm theo lời Thùy Dương mà xin lỗi Minh. Giọng Thiên Trang cứng cỏi và rất thành thật. Dương chưa kịp gật đầu đồng tình thì tiếng Lệ Hoa cất lên khá gay gắt, không chút thiện cảm như chưa hề quen biết cả hai bao giờ:
− Muộn quá rồi, tốt hơn hết hãy giữ thói quen có sẵn. Hạ mình xin lỗi ư? Mất thể diện tiểu thư giàu có lắm đó. Vả lại bọn này nhà quê, khó dung hoà được với người thành thị.
Ai thì tôi không rõ cho lắm, chứ nhóm tụi này, chẳng dám đèo bồng làm cao, học đòi kết bạn với hai người đâu.
Còn nữa, nghe nói bên đó học giỏi lắm, muốn tuyên chiến với trình độ học vấn à? -Lệ Hoa cười mũi khinh khỉnh -Tôi nghỉ không nắm chắc phần thắng.
− Lệ Hoa -Thuỳ Dương bước tới gọi, Trang thật lòng đó, xin đừng hiểu lầm.
− Thật hay giả mặc kệ cô bạn của Thuỳ Dương. Tóm lại, làm ơn để yên cho bọn này đi. Vốn đã không hợp nhau đâu. Cho nên khỏi cần cám ơn hoặc xin lỗi.
− Nói như thế tức là từ nãy giờ Lệ Hoa đã ở gần đây và nghe tất cả?
Trang khó chịu lên tiếng hỏi, giọng điệu có cái gì đó không hài lòng lắm. Bóp chát luôn:
− Con gái nghe lén xấu không chịu được. Nói thật nha, tôi chúa ghét loại người đó. Tính tò mò rất khó ưa.
− Nè! Nên nhớ nơi đất Trang đang đứng là vườn nhà của...
− Ai chứ? -Trang cướp ngang lời Lệ Hoa -ngẩng cao mặt thách thức, ngang tàng tiếp -miễn sao không phải là nhà của Hoa là được rồi.
Tôi tuy mới đến thật, nhưng cũng được biết nơi đây là đất của nhà Minh, không liên quan tới ai đó. Nhất là chuyện tụi này. Chẳng cần xen vào với ý đồ phá đám, không tốt lành gì.
− Thiên Trang, đừng cãi nữa -Thùy Dương lắc tay bạn cản -Bỏ qua đi, tụi mình về.
− Ừ! -Trang liếc nhanh về phía Lệ Hoa rồi ung dung quay gót.
− Khoan đã, lúc nãy Trang nói ai nghe lén chứ? Nên nhớ, khi hai người đến tôi đã có mặt từ lâu rồi. Ở đây ai cũng có văn hóa nên lựa lời nói cho cẩn thận một chút.
− Ai nghe tự họ biết. Cần gì phải trái.
− Đúng là quá đáng. Ăn nói "du côn" không ai bằng. Minh và Thắng nói không sai chút nào.
− Chửi ai vậy hả ?- Trang quay phắt lại, gằn giọng hỏi. -Mày có biết mặt mình khó ưa lắm không vậy? Con gái gì đen thui như cục than hầm, cao lêu khêu như cây tre và còn... còn...
− Thôi đi -Thuỳ Dương bực bội -Bạn bè nhau, đâu cần đấu khẩu mạnh như thế. Ai nghe được, cười cho. Lệ Hoa bỏ đi, còn Trang ơi mình về.
− Không được di -Lệ Hoa vẻ nghẹn vì bị Trang xúc phạm -Mày tưởng mình đẹp lắm sao mà làm phách chứ? Ở đâu mới tới bày đặt ta đây. Cao ngao khinh người, ăn mặc thì thấy ghê. Tụi con trai, nhất là Minh và Thắng mới thấy bóng đã ù té chạy không dám quay đầu nhìn.
Về đây gần nữa tháng mà không ai dám chơi thân, đủ chứng tỏ mình là loại người thế nào rồi. Đẹp người xấu nết, bụng dạ lại càng khó gần, ngữ người đó tao không ham chút nào.
Tóm lại! Thuỳ Dương đừng bao giờ dẫn con nhỏ đáng ghét này qua tới lui nơi đây làm gì nữa. Đúng là "bà chằn" như tụi con trai nói.
Hoa nói một hơi dài đầy tức giận rồi bỏ đi không thèm chào hỏi một lời nào.
Trang cũng giân dữ không kém nhưng Thuỳ Dương đã vội vã kéo tay ấy mâu thuẫn hoài làm gì. Vả lại Lệ Hoa nói đúng đó, không sai và quá đáng chút nào cả.
Nếu không, Minh và Thắng cần gì lủi nhanh khi thấy bóng hai đứa tui mình đi tới chứ?
− Vậy thì từ đây cóc cần làm quen với bọn nhà quê đó cho mệt.
− Cũng nữa, gọi người ta như thế ai không tự ái. Quê này, quê nọ. Trang làm riết tới tai ngoại, Thùy Dương bị la và mọi người ở đây xa lánh luôn tụi mình đó. Bớt cái miệng lại một chút đi để dung hoà tốt hơn.
− Nhưng Lệ Hoa, con nhỏ khó ưa. À phải ! Lúc nãy thấy có Cẩm Thi nữa phải không Dương ?
− Ừ!
− Dạo này Thi ít qua nhà ngoại, chắc cũng muốn tránh mặt tao.
− Còn gì nữa. Nói thật lòng nha tính tình Thiên Trang, nó thế nào ấy -Thùy Dương dừng lại đó tìm phản ứng trên mặt bạn rồi hằn giọng bước chầm chậm tiếp -Nếu không chơi thân lâu ngày , chắc tao cũng bỏ mi để trốn luôn.
Lúc thì hiền như búp bê, khi lại quá trời dữ. Đến nỗi là tạo toàn ấn tượng xấu. Ai dám kết bạn.
− Kể ra nói cũng đúng. Nhưng -Trang gãi nhẹ tóc và hất ngược nó về phía sau -Thế nào mới diễn tả được tâm trạng của tao bây giờ chứ.
− Môi trường và nếp sống gia đình đã tác dộng quá lớn đến tâm trạng của Trang rồi. Một sớm một chiều khó lòng thay đổi.
Thùy Dương nói thật đó. Mong rằng những lời này nghe xong mi đừng có giận. Hai bác, tức ba mẹ của Trang họ luôn sống với ý tưởng đồng tiền là trên hết. Mặc kệ ai sống, ai chết quanh mình. Nhớ cái bữa đi quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt miền Trung ấy. Thật không sao hiểu nổi.
Mẹ Trang dám cầm tiền mua một cái áo mấy triệu bạc, thế mà cho có năm mươi ngàn lại nói thế này thế nọ.
Tui trong lớp phàn nàn nhiều lắm. Nhưng ai cũng ngại không dám nói lại với Thiên Trang. Cũng may là mi đã nhiệt tình đóng góp. Nếu không chẳng đứa nào dám tới nhà Trang để quyên góp nữa.
Trang im lặng cúi mặt, Thùy Dương lại tiếp tục nói:
− Ta cũng thấy kỳ lắm, cái vụ Minh Tuấn bị tai nan xe đó. Người ta nghe mình giúp đỡ động viên mới là điều đáng quý, đáng trân trọng "một miếng khi đói bằng một gói khi no"... ấy vậy mà... Thôi không nói nữa.
Thùy Dương tự gạt ngang khi thấy Thiên Trang cứ im lặng hoài, cúi thấp mặt dấn bước.
Cả hai cứ thế vào nhà. Bà ngoại lưng hơi còng vì tuổi tác của năm tháng qua thời gian, đang lui cui lau chùi cẩn thận những quả cam ửng đỏ đến hàng bóng ngời trong thật tươi ngon mát mắt.
Sắp xếp thứ tự vào chiếc giỏ đang mây rồi ngẩng lên hiền từ nói:
− Hai con ở nhà, cơm ngoại làm xong rồi vào ăn đi. Có nấu canh chua với cá bống khô kho đó.
− Thế ngoại đi đâu. -Dương đến bên bà hỏi nhỏ -Có xa không ngoại?
− Đầu xóm thôi. Mẹ của Lệ Hoa trở bệnh nặng lắm. Nghe nói vượt tuyến tỉnh rồi. Chắc phải chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoại đi thăm, dù gì cũng cái tình làng xóm, thôn ấp.
Tội nghiệp -Bà chép miệng như than thở -Nghèo sao gặp cái eo, tai nạn từ đâu ập xuống hoài.
Tiền bạc khó kiếm, nhưng lại lần lượt ra đi để tiền mất, tật mang.
− Ngoại ơi!
− Gì vậy Tí Ti -Bà ngang nhìn chờ đợi -có gì nói đi. Ngoại phải đến nhà bà Năm nữa, để họ chờ lâu.
− Khi nào ngoại về?
− Chắc chiều quá. Ở nhà hai đứa có đi chơi, nhớ khép cửa lại, ngọai đi à
− Khoan đã ngoại -Dương chạy nhanh vào phòng, giây lát trở ra chìa tay đưa bà tờ giấy bạc -Gởi mẹ Lệ Hoa giùm con. Chúc bác ấy mau bình phục.
Bà lại nhìn cô cháu gái đôi mắt già nua hài lòng thấy rõ.
− Vậy nè, mai hai đứa đến bệnh viện thăm và gởi quà luôn thể. Ngoại không chuyển giùm đâu.
− Sao kỳ vậy ngoại?
− Tự tụi con biết nguyên nhân mà. Sao lại hỏi ngoại -Bà cười hiền từ đôn hậu tiếp -Con Hoa coi vậy chứ có hiếu đạo lắm. Cả năm nay mẹ nó gặp tai nạn. Một mình gánh vác trên đôi vai gầy yếu.
vừa theo dõi việc học, vừa lo kiếm từng đồng tiền lẻ, con nhỏ cứ ốm tong teo ra. Da dẻ thì đen thui ra, bởi phải phơi mình trầm nước, gió và nắng. Tội dữ lắm đó. Bạn bè cùng lứa, hai con coi mà giúp đỡ nó, dù gì mình vẫn còn phần phước hơn họ rất nhiều, biết chưa?
− Dạ, con biết rồi.
− Thoi ngoại đi nhé.
− Dạ!
Bà ngoại xách giỏ trái cây đi ra cửa còn ngoái đầu lại dặn:
− Nhớ, rãnh chạy xe lên thăm mẹ Lệ Hoa giây lát nha hai đứa. Mai người ta chuyển viện rồi đó.
− Ngoại yên tâm.
− Ừ! Vậy mới phải đạo làm người.
Lệ Hoa lầm lủi bước nhanh với đôi mắt đỏ hoe mọng nước. Chứng tỏ nhỏ đã khóc thật nhiều.
− Hoa... Hoa ơi -Thi đuổi theo hổn hển thở vì chạy mệt -Đi thăm mẹ về phải không?
− Ừ!
− Đỡ chút nào không?
− Không -Hoa bật khóc nghẹn ngào -Bác sĩ nói phải mổ. Nhưng Thi ơi, Hoa không có tiền.
Giọng Hoa càng nói càng nghẹn pha quá nhiều lệ. Cẩm Thi nhìn bạn cũng rưng rưng nước mắt. Hoàn cảnh nhà Lệ Hoa, Thi còn lạ gì.
− Lúc nãy Minh với Thắng có đến nhà nhưng không gặp Hoa. Tụi nó gởi cái này, mong rằng mày đừng từ chối.
Giữ lấy mà lo cho mẹ. Của tuy ít nhưng lòng nhiều, nhất là tình bạn tụi mình nhé.
− Tao... - Hoa xúc động mạnh, nắm chặt tay Cẩm Thi khá lâu mới nói:
− Cám ơn cả nhóm. Nhưng bọn mình đứa nào cũng hoàn cảnh gia đình đều nghèo, cứ giúp thế này hoài tao ngại quá Thi ơi.
− Con khỉ, ngại gì chứ? Quan trọng là mình hiểu nhau thôi.
Thật ra số tiền không mấy nhiều này, tuy chẳng là bao nhưng lại là tất cả tấm lòng của bọn tao đó. Nhận đi Hoa cho cả nhóm vui.
Thi xong tụi này sẽ nhất định lên bệnh viện để thăm bác gái. Còn nữa nha Minh với Thắng nói lần này nhất định đoạt giải cao để làm quà chúc mừng mẹ Hoa đó.
Dù bất cứ thế nào, bên Hoa vẫn luôn có tụi này. Yên tâm và cố lên nhé.
− Thi cám ơn các nhỏ nhiều -Le Hoa quẹt nhanh nước mắt cố gượng cười, cầm lấy gói tập nho nhỏ mà Cẩm Thi nhét vào lòng bàn tay.
Ánh mắt Hoa đầy lệ nhưng thật vui vì nhỏ luôn ấm áp tình bạn của các bạn động viên an ủi.
Nổi lo âu nặng trĩu luôn quần nặng đôi vai nhỏ bé giờ như vơi đi phân nửa vì sự cảm thông chia sẽ của các bạn.
− Nè! Có cần gì nữa không nói đi, Thi giúp cho. À, biểu tụi nhỏ em của Hoa tới nhà Thi ở đi. Đằng ấy không có người lớn nheo nhóc tội nghiệp lắm.
− Có chú thiếm lo cho tụi nó rồi.
− Lúc nãy Thi có đem gạo tới để góc ván. Nấu cơm quét nhà luôn rồi. Hoa về nghĩ ngơi cho khoẻ giây lát lên với mẹ.
− Cẩm Thi, cám ơn nhiều.
− Nói hoài, khách sáo quá trời. Có tin Thi sẽ giận không. Thôi ta về đây.
− Ừ!
− Nhỏ phải ngủ chút đó. Thức hoài bệnh luôn khổ lắm, nghe không Hoa?
Mi ốm sẵn gặp vận này nữa đi chắc gió thổi bay luôn quá. Ráng lên nhé.
− Ừ! -Hoa gật đầu, nhìn theo bóng cô bạn thân xa dần.
Cả hai sống và lớn lên bình dị như cây cỏ miền quê yêu dấu. Để rồi mười mấy năm chung trường, chung lớp.
Tình bạn đó không gì đẹp hơn, Hoa tần ngần, nâng niu mãi gói giấy trong tay. Biết nói gì với thâm tình trong vòng tay bè bạn.
Nước mắt nhỏ lại rơi, tri ân lẫn xúc động. Cầu mong mẹ mau bình phục, Hoa sẽ học thật nhiều, thật giỏi để khỏi phụ lòng cả nhóm.
Mãi suy tư đôi chân mệt mỏi cũng đưa Hoa được về nhà.
Mái tranh dột nát xiêu vẹo như đang đồng cảm với tâm sự người chủ nhỏ. Hoa dạo mắt nhìn quanh lại thở dài. Cảnh vật u buồn vắng vẻ quá. Nổi lo tiền bạc cho ca phẩu thuật của mẹ giờ lại ập về. Nước mắt nhỏ lại rơi... rơi mãi.
Khuôn mặt mẹ héo hon, tiều tuỵ vì bệnh đau cứ ám ảnh lờn vờn mãi trong Hoa, mọi điều vượt xa, quá sức bươn chãi của nhỏ.
Tính sao đây? Hoa lầm bầm rối rấm nhìn quanh căn nhà lần nữa như để mong có phép màu nhiệm nào rơi xuống, tạo cơ may cho Hoa có tiền có thang thuốc phục hồi sức khỏe mẹ.
Mẹ ơi! -Hoa gọi khẽ như tự an ủi mình. Trời bắt đầu ngã nắng, nhưng vẫn còn gay gắt, bởi không có gió. Không gian ơi bức lạ thường, tần ngần khá lâu, nhỏ bước nhanh ra bờ sông với tay lưới. Thuyền chòng chành theo cơn gió nước lớn rồi mây đen kéo về. Phút chốc đã phủ kín bầu trời vừa mới trong veo với mây xanh, lơ lửng trời nhè nhẹ.
Sự chuyển hoá theo dòng thiên nhiên nhanh vô cùng, sấm chớp liên hồi xé toạc mây đen từng mảnh vụn. Mưa trút xuống như thác đổ, giăng kín trắng xoá cả dòng sông.
Hạt tròn to quất mạnh, làm rát bỏng da thịt, Lệ Hoa cắn chặt hàm răng cố nén cơn lạnh xâm nhập vào cơ thể mệt mỏi của mình. Nhưng cô nhỏ không tài nào ngăn được, toàn thân khẳng khui bằt đầu run rẩy theo từng cơn gió lốc mạnh đến vô tình, bàn tay cũng không thể làm theo sự điều khiển của bộ óc. Nó tự rời ra, rã rượi đâu còn đủ hơi sức để cầm nổi mái dầm. Gió càng lúc càng lớn. Mưa mỗi độ càng to, cứ kéo dần chiếc ghe nhỏ xa bờ, đuổi theo từng cơn sóng lớn hì lên hụp xuống.
Đầu óc Hoa bắt dầu nặng trịch, nóng bừng. Mọi giác quan như hoàn toàn bị tê liệt giữa mưa gió. Nhỏ uể oải, gục xuống trên bè. Đôi môi tái nhợt và cặp mắt vẫn còn cố nhướng lên trước khi ngất lịm.
Khẽ trở mình toàn thân đau nhừ như bị ai dần. Hoa cố mở mắt nhưng không nói. Bên tai văng vẳng tiềng nhồn nháo.
− Tỉnh rồi, bớt sốt cao nữa.
− Ừ! Cũng may Minh với Thắng kịp cứu lấy nó. Nếu không chìm luôn ghe còn toi mạng. -Giọng Cẩm Thi lo âu -Con nhỏ liều không chê vào đâu được. Biểu nghỉ ngơi rồi không chịu nghe. Giờ nông nỗi thế này. Mẹ bệnh nặng, con gái lớn sốt cao li bì tính sao đây không biết nữa!
− Nói ít một chút đi Thi ơi, cằn nhằn hoài -Tháng lên tiếng -Thật ra tụi mình đâu có ở hoàn cảnh của Lệ Hoa.
− Nhưng bây giờ thế này có phải càng rối thêm không? Thoi không nói nhiều, Minh và Thắng về lo ôn bài đi, để Thi ở lại với Lệ Hoa được rồi.
− Vậy, tối nay ai lên ở với mẹ Hoa. Nghe nói sáng mai chuyển viện rồi đó -Minh xen vào -Không biết có đủ tiền để mổ không nữa, rối rắm quá trời.
Còn Lệ Hoa nữa, cứ nằm mãi tại nhà, mua thuốc uống không phải là cách tốt nhất đâu. Hay đưa lên bệnh viện luôn thể. Mẹ và ba mình cũng có ý đó.
Nói xong Minh lục túi quần tay lòi ra một xấp tiền lẻ. Nhưng được xếp lại thứ tư đẩy về phía Cẩm Thi nói tiếp:
− Được trăm mấy nữa nè. Thi giữ đi mà mua thêm thứ gì cần cho Lệ Hoa.
− Tiền đâu Minh có?
− Đập ống heo -Minh gãi gãi đầu rồi vuốt ngược mớ tóc rối về phía sau, tránh tầm nhìn soi mói dò xét của nho bạn gái chung lớp -Đừng có nhìn Minh , tiền hoàn toàn trong sạch đớ.
− Nhưng lấy gì Minh mua sách?
− Ờ thì học chung với thằng Thắng cũng được vậy, có sao đâu. Nó mới mua trọn bộ.
− Phải đó -Thắng xen vào -Thi cầm lấy lo giúp Lệ Hoa, còn sách, cứ yên tâm, giao thằng Minh cho tôi quản lý.
− Nếu thế thì được, tạm thời cứ mượn đỡ số tiền này đi. đợi Lệ Hoa bình phục sẽ tính sau. Lo về đi trời tối lắm rồi đó. Đường cũng trơn trợt.
− Thi ở một mình sợ không? -Thắng nhìn màn đêm tối đen thui như mực hỏi -Lạ nhà đó ngủ nhớ cài cửa cẩn thận.
− Biết rồi, dặn dò như ông già ấy. Còn Lệ Hoa nữa, có gì dễ sợ. Vả lại chung quanh đây còn nhà chú thiếm.
− Vậy thì tụi này về à.
− Ừ! Có đèn pin nè, cầm lấy soi đường coi chừng sụp ổ gà.
− Khỏi ! Đôi mắt tụi này sáng lắm. Thi cất đi -Minh gạt ngang rồi bước nhanh ra cửa. Ngoài trời mưa vẫn rỉ rả rơi. Cậu chắc lưỡi -Mưa chi mà dai quá trời. Từ xế chiều đến bây giờ không tạnh. Kiểu này đạp xe về tới nhà chắc ướt như chuột quá. Khi chiều đi quên mang theo áo mưa.
− Con khỉ! Gấp thấy mồ, còn nhớ gì nữa mà bảo quên. Thôi về. Thi vào nhà đi, đứng ngoài này gió lạnh lắm.
− bữa nay lãnh đó. Từ chiều tới giờ Thắng tốt đột xuất -Thi cười nhỏ.
− Đừng chọc quê nha -Thắng cũng cười, tay dẫn bộ chiếc xe đạp ra khỏi cửa nhà -Tốt như thế mà người ta cũng chẳng thèm để ý, cứ ghét hoài đó Thi ơi.
− Ê! Không xạo nha Thắng. Coi chừng ăn nhéo đó.
− Đâu sợ, người nào ngon thì lội ra mưa. Thắng dám đứng yên cho cào cấu lắm. Ông bà mình nói bộ Thi không nghe à? "Ráng thương nhau lắm mới cắn nhau đau."
− Thắng này... -Thi giậm mạnh chân giận dỗi, làm Thắng và Minh bật cười, rồi nhún nhẹ vai leo lên chiếc xe đạp cà tàng vọt lẹ.
Bỏ lại sau lưng sự giận dỗi thân thương của cô bạn cùng xóm chung trường suốt khoảng dài thời gian thơ ấu lớn khôn.
Ngoại buồn bả bước vào nhà. Vầng trán vốn nhiều nếp nhăn theo thời gian, giờ như hằn sâu thêm bao nỗi lo toan.
Đưa đôi tay khô gầy lam lũ bà kéo cái giỏ trầu cau về phía mình rồi lại thở dài nhiều tiếng dù cố nén nhưng Thuỳ Dương vẫn nghe được. Nhỏ tung mền ngồi dậy, nhìn bà thân thương lo âu hỏi.
− Ngoại buồn gì vậy?
− Đâu có -Ngoại khẽ khàn nói nhỏ.
− Con vừa nghe ngoại thở dài -Dương xỏ dép bước đến bên bà, ngồi xuống cạnh xuồng. -Mưa lớn quá, ngoại đi đâu, ở nhà con với Thiên Trang lo muốn chết luôn, cứ sợ đường trơn, chân yếu lại té thì khổ thân.
Cần thứ gì ngoại biểu con đi làm là được rồi. Con dọn cơm nha ngoại. Cá lóc kho tiêu với canh chua đó.
− Ngọai chưa đói -Bà đưa miếng trầu lên miệng trả lời với Thuỳ Dương. Nhưng đôi mắt già vẫn đâm chiêu nhìn ra cửa. Màn mưa vẫn cứ dày đặc như tát nước.
Nhưng cây hoa cỏ vừa lú mầm, dầm chơi hôm qua còn non dại chưa sẵn sàng chịu đựng mưa to, gió lớn , gió như đập bầm tơi tả với bao giọt nước giận giữ của thiên nhiên. Bà lại chép miệng thở dài như than:
− Kiểu này , hết đêm nay dám ngập nước tất cả mọi thứ quá. Ao cá lẫn đồng ruộng, vuông vườn.
− Mưa rơi có như thế này đâu -Dương nói theo bà -Nước sông giờ chắc lớn lắm hả ngoại.
− Ừ! Chảy xiết lắm, tràn bờ rồi.
− Vậy tính sao ?
− Đành chịu thôi con ơi. Chỉ cần hết mưa là vực nước ngay, không lo lắm.
− Lỡ mưa hoài thì sao ?
− Bởi lẽ đó, ngoại mới lo nè. Nhà mình thì không sao chỉ thương cho hàng xóm. Nhất là mấy nhà nghèo, con đông. Trong đó có cả gia đình của Lệ Hoa. Con bé này thật tội nghiệp và đáng thương quá.
Bà nói xong lại lặng lẽ thở dài bưng rổ trầu dẹp đi nơi góc tủ. Cái lưng hơi còng được che phủ bởi lớp áo đã ngã màu. Thuỳ Dương nhăn mặt định nói thêm vài lời gì đó. Nhưng chựng lại, bởi ngoài trời từng cơn gió giật thật mạnh. Căn nhà muốn tung lên, run rẩy.
Thiên Trang tròn mắt sợ hãi ngồi bật dậy. Nét mặt vẫn chưa hết ngáy ngủ, nhìn quanh hỏi nhanh:
− Chuyện gì vậy Thuỳ Dương ?
− Mưa lớn lắm, gió nữa - Dương trả lời và bước tới gài lại cửa nhà - Trang ơi mau tới nhìn nè.
− Gió lớn quá nhỉ - Trang bước lại đứng cạnh Thuỳ Dương - liệt cả ngọn cây dám có bão đổ bộ gần bờ hay áp thấp nhiệt đới quá.
− Ừ! Có lẽ là thế - Dương gật đầu đồng tình rồi nhìn lại thì bà đã lên giường nằm.
− Hai đứa lên giường lo ngủ đi - Bà nói nhỏ - Đứng đó bị cảm bây giờ.
− Dạ - Dương kéo tay Trang. Cả hai ngồi bó gối, lòng chợt nhiên cũng thấy rầu rầu theo cơn mưa trời đất, cảnh vật chỉ toàn màu xám xịt đen tối ảm đạm.
− Ngoại ăn cơm chưa mà lại đi nằm ? - Thuỳ Dương lo âu hỏi.
− Rồi - Bà lại trở dậy -Hôm qua con Lệ Hoa bị mưa cảm nặng. Sáng Thuỳ Dương nhớ đem đến nhà nó vài lít gạo nha con.
Mấy hôm nay rồi, hình như hai đứa chưa chịu nghe lời của ngoại phải không ?
− Dạ ngoại biểu gì, con đâu có nhớ - Trang nhanh miệng - Vả lại trời cứ mưa hoài. Ra đường sình lầy quấn đầy chân, con ghê quá. Ở nhà con trên thành phố, mấy lúc này chẳng ai thèm ra khỏi cửa, hà huống...
Trang im lặng theo tay câu nhẹ ra hiệu của Thuỳ Dương.
− Nói thế đâu có phải hả con - Ngoại nhẹ nhàng khuyên nhủ - Ăn theo thuở ở theo thời. Mình sống vì mọi người, chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
− Nhưng nhỏ Lệ Hoa đó thế nào ấy nhìn nó con không tài nào ưa cho được. Nghèo mà lối. Mỗi lần thấy tụi con ra đường nó nhìn như muốn nuốt sống người ta, khó ưa kinh khủng.
− Theo ngoại, tại con chưa tạo cơ hội cho nó thông hiểu. Tóm lại, không nên đố kỵ quá, rồi những ngày hè con ở đây sẽ mất hết ý nghĩa. Nghe lời ngoại ráng mà thân ái hoà đồng đi, con Hoa coi vậy chứ tốt và dễ thương lắm. Cả xóm này nó không mích lòng một ai cả.
− Con...
− Dạ...con sẽ nghe lời ngoại - Thuỳ Dương chen vào tỏ ý cắt đứt vấn đề, kéo tay Thiên Trang nói nhỏ. Vô ngủ đi, mai sáng rồi tính. Trang khỏi đi cũng được, đừng cãi nữa, ngoại buồn.
Cả hai cùng vào và quấn lấy mền, nhưng lòng Thiên Trang vẫn còn cái gì đó ấm ức, khi nhớ lại lời nói lẫn nét mặt của Lệ Hoa mà không tài nào thân thiện được theo lời ngoại dạy.
Ngoài trời mưa vẫn cứ rơi, rơi thâu đêm suốt sáng. Gió vẫn thổi từng cơn rít mạnh. Thiên Trang vẫn mang theo bao nỗi nặng lòng đi vào giấc ngủ.
Thuỳ Dương choàng dậy, ngơ ngác nhìn ra ô cửa sổ, rồi bàng hoàng lay mạnh vai Thiên Trang thúc giục:
− Dậy mau Trang ơi, dậy đi.
− Để yên cho tao ngủ them giây lát nữa mà. Lạnh quá trời - Trang ngái ngủ trở mình để quấn kính cái mền trùm cả đầu, co người ngủ tiếp.
− Không được đâu, đừng ngủ nữa ...
− Thuỳ Dương cố kéo mền nói tiếp -Nước tràn bờ, ngập cả chân tường rồi kìa, ở đó ngủ hoài . Lũ tới cuốn trôi Trang ra biển bây giờ.
− Đừng xao.
− Thiệt đó, ngồi dậy coi nè. Dép giày trôi lả tả kìa.
− Trời! Thật sao? -Trang bật dậy như lò xo, giương đôi mắt to nhìn bầu trời âm u không chút ánh nắng, lo âu hỏi dồn -Mình có bị kẹt ở đây không Thuỳ Dương, làm sao điện thọai báo tin cho ba me hay bây giờ?
Nhỏ lính quýnh trên giường làm Thùy Dương phì cười.
− Nước ngập thoi mà, đâu đến nỗi nghiêm trọng như Trang lo ngĩ đâu. An tâm đi, không phải ngại.
− Vậy, bây giờ làm sao?
− Rữa mặt, đánh răng và chải tóc.
− Con khỉ, giờ này còn đùa được nữa.-Trang nhăn mặt, điệu bộ như thể nghiêm trọng vô cùng . Nhỏ cằn nhằn trách cứ -Biết vậy, không nghe lời mày về quê nghĩ hè. Theo ba mẹ đi Đà Lạt ngon hơn.
− Hối hận à? Đúng là tiểu thư, con nhà giàu có khác. Mới khó một tí đã than thở chịu không thấu được.
− Bây giờ Thuỳ Dương tính sao?
− Tính gì chứ? -Dương tỉnh bơ.
− Làm sao về thành phố đây?
− Liền sáng nay à?
− Ừ!
− Không được đâu, phải đợi nước rút mới đi, mà về làm gì vội.
− Ở đây kiểu này tao chán quá, không vui vẻ dễ chịu chút nào.
− Tại Trang tạo áp lực cho mình thôi, chẳng chịu làm thân với ai cả, cho dù mọi người nơi đây rất nhiệt tình và luôn mở rộng vòng tay bè bạn sẵn sàng đón nhận.
− Xì -Trang chu miệng -Toàn những lũ nhóc không ưa được.
− Kể cả người ta đôi ba lần cứu giúp Trang à?
− Ù! Ai biểu họ thích làm anh hùng "rơm" làm gì? Muốn ta tri ân hả? Còn lâu.
− Nói ngang bà lang lang cải không lại.
Thuỳ Dương bỏ chân xuống nền gạch tàu, nước dâng cao quá gối.
Nhỏ lần dò đi về phía cửa, ló đầu nhìn ra màn mưa. Tiếng Thắng và Minh chợt vang lên:
− Thuỳ Dương ơi...
− Thắng hả -Dương trả lời.
− Ờ! Ngoại biểu tụi này lai rủ Dương đi ra huyện nè.
− Để làm gì? -Dương kéo rộng cửa -Vào nhà đi rồi hãy nói. À phải! Ngoại Thuỳ Dương đang ở đâu?
− Uỷ ban xã -Thắng và Minh bước hẳn vào, trùm kín trong cái áo mưa rộng thủng thỉnh nói tiếp -Ngoại nói Thùy Dương chỉ bao gạo ở nhà sau cho tụi mình đem ra xã luôn.
Bà con ở đầu thôn này bị thiệt hại nặng lắm. Nước lớn thình lình quá không ai ngờ để chuẩn bị gì cả. Mọi thứ đều ướt và trôi. Thắng và Minh cùng Cẩm Thi đã theo đoàn cứu giúp từ nữa khuya tới bây giờ.
− Trời! Thiệt hả -Dương ngạc nhiên lẫn thán phục -Chắc là lạnh lắm phải không?
− Ừ! Nhưng không thấm vào đâu so với mấy em nhỏ, rất tội nghiệp.
− Vậy, Thắng và Minh ngồi chơi nha, đợi Thuỳ Dương một tí xíu.
− Phải nhanh lên đó -Minh giục.
Thùy Dương đi ra phía sau nhà thì Thiên Trang đã đứng sẵn như chờ đợi.
− Tao đi nữa Thuỳ Dương!
− Nhưng lỡ bị mưa thì sao? Mi không chịu cực, chịu lạnh nỗi đâu. Ở nhà đi.
− Không tao đi -Trang cả quyết -Chưa chắc gì mi hơn ta đâu.
− Được, nếu muốn cứ đi, nhưng không được than đó. Còn nữa, có nhiều khả năng vất vả lắm. Mình tháp tùng cùng đội chữ thập đỏ xa và chi đoàn trường ra tận Cồn Sơn đấy.
Ở đó bốn bề sông nước, con đê nhỏ ngăn lũ đã bị vỡ từ chiều tối qua. Bà con thiệt hại lớn trôi cả đồ đạc. Mình đến giúp họ thu dọn tiếp cứu, khả năng có làm được thì cứ giúp tới cùng, hầu giảm bớt phần nào đau thương, cơ cực và mất mát của thiên nhiên gây nên.
− Đủ rồi, tao biết -Thiên Trang gắt ngang -Mày làm như tao điên khùng, cứ căn dặn, dạy dỗ mãi.
Tóm lai, tao đi là tự lượng sức của mình. Nè! Tao còn số tiền quyên góp luôn, coi như của ít lòng nhiều.
− Cầm giữ lại đi, lát tới uỷ ban xã ghi tên vào sổ vàng từ thiện rồi giao cho thủ quỷ, đưa cho Thuỳ Dương làm gì?
− vậy ai làm thủ quỹ?
− Dương cũng chưa biết nữa. Thôi đi để Minh và Thắng chờ lâu.
− Khoan đã Thùy Dương -Thiên Trang kéo tay bạn lại nhìn quanh rồi do dự một chút hỏi nhỏ -Có Cẩm Thi và Lệ Hoa theo không?
− Chưa biết, nhưng nghe nói Lệ Hoa bị bệnh nặng, chắc không đi nổi đâu.
− Ồ quên -Trang gật nhẹ đầu bước theo Thùy Dương ra cửa. Cả bọn lội bì bõm ra sông. Thắng nhắc khẽ:
− Đừng có đưa chân lên khỏi mặt nước nha Thuỳ Dương.
− Sao kỳ vậy?
− Khó lần đường chứ sao mà hỏi -Minh xen vào và nhìn nhanh về phía Thiên Trang -Nước đục ngầu không nhìn đâu la nền đất, đâu là mương hào, kéo chân lên bước đi bình thường có nhiều cơ hội sụp rồi tủm xuống sâu. Giờ này ngôi ngột sũng nước thì lạnh thấu da thịt vào tận xương luôn.
Thiên Trang có vẻ không tin lắm vào lời Minh, nhưng nhỏ vẫn làm theo vì sợ, nếu bi té xuống nước chắc quê nhiều và lạnh. Tới bờ sông Minh và Thắng đã tròn mắt cau mày nhìn vào nói:
− Lệ Hoa! Sao ở đây chứ?-Thắng hỏi nhanh -Bệnh chưa khỏi mà.
− Hoa khoẻ rồi, nằm nhà chịu không được.
− Nhưng cũng không thể theo đoàn cứu trợ nỗi đâu -Minh xen ngang -Đi xa lắm qua sông cái ra Cồn Sơn đó. Lỡ bệnh lại thì khổ cho tụi này.
Thôi về đi, ở nhà chăm nom tụi nhỏ.
− KHông được, Hoa làm trong ban chấp hành đoàn trường, thấy việc khó tránh né, thì còn mặt mũi gì nhìn ai nữa. Bệnh trạng cảm xoàng thôi, không có gì quá đáng so với bà con mình. Yên tâm đi, Hoa nói không có gì là không có gì đáng lo ngại.
− Nhất định rồi à? -Thắng hỏi gằn.
− Ừ! -Hoa gật mạnh đầu và kín đáo liếc nhanh về phía Thiên Trang. Nét mặt đứa con gái ở thành phố chanh chua, đanh đá này khẽ cau lại, hình như có sự gì đó không được hài lòng cho lắm. Hoa mặc kệ và thản nhiên ngồi xuống khoan ghe giục -lên nhanh đi còn tới uy ban tháp tùng đoàn. Đứng hoài làm gì vậy. Thuỳ Dương! Đưa tay đây Hoa vịnh cho xuống ghe.
− Cẩm Thi đâu? -Dương nhìn quanh hỏi -Chờ không?
− Khỏi. Thi chờ tụi mình ở ủy ban -Hoa trả lời và chợt nhăn mặt ôm lấy ngực hỏi con ho -Thuỳ Dương lo âu hỏi dồn -KHông khoẻ về nhà nghĩ đi Hoa.
− Phải đó, dám thêm dầm mưa nữa chắc "tử " luôn quá -Thắng cằn nhằn nói tiếp -Đi cứu trợ người ta chứ không phải để người ta cứu mình đâu nhé.
− Biết rồi, nói nhiều quá. Tóm lại, mặc kệ thân tôi đi, không muốn ai lo ca.
Hoa tự ái nói nhanh làm cả bọn im lặng không thêm câu nào, Nhưng có lẽ lòng Thắng bực bội thế nào ấy.
Ánh mắt bực tức mâu thuẫn, nét mặt lầm lì làm cho không khí như chùn xuống , nặng nề suốt quãng đường trên ghe đi tới uỷ ban xã.
Nơi đây các bạn ngành đoàn thể đã tập trung khá đông. Ai cũng tất bật lo toan bao thứ.
Cẩm Thi tươi cười vẫy tay gọi lớn:
− Đây nè, lại phụ một tay mang đồ đạc xuống ghe đi.
Cạnh Thi ngỗn ngang nào mì nào gạo, nước tương, muối. Nói chung là bao thứ mặt hàng chủ ýêu cần thiết.
Minh và Thắng xốc vác, lẹ làng hình như không biết mệt nhọc.
Thiên Trang đưa tay quẹt những giọt mồ hôi tủa ra trên vầng trán và săn tay kéo lệch chiếc nón có đầu thấp đỡ quay về phía sau đâu ngồi xuống.
− Mệt rồi ư? -Dương cười hỏi.
− Ừ, mệt quá trời, dương xuống ghe lại trơn quá, mấy ngón chân bám vào đất mỏi như và đau ê ẩm. Hình như có gẫy mấy móng nhọn.
− Tội nghiệp chưa? -Dương cười thân ái nói tiếp -Lần đầu tien mi làm việc nhiệt tình, thế nào "ông trời" cũng cảm động lắm, không mưa lut nữa đâu.
− Vậy chứ sao? -Trang ráng rõ -Thấy việc khó không xắn tay vén áo thì còn chi là sức trẻ đoàn viên chứ.
− Ghê chưa. Nè! Uống tí nước đi.
Thuỳ Dương chìa cái ca về phía Trang nói tiếp -Nước chín rồi, đừng sợ bị "Tào Tháo" rượt.
− Cám ơn -Trang đón lấy và tu một hơi hết sạch. Đằng kìa Cẩm Thi lo âu hỏi Lệ Hoa, khi thấy nhỏ tái mét mặt.
− Mày không sao chứ Hoa?
− Tao mệt và nhức đầu quá trời.
− Vậy tính sao đây?
− Chắc một chút khỏe thôi, đừng làm Thắng chú ý. Nó đang giận Hoa đấy.
− Về việc gì?
− Không cho Hoa đi theo đoàn cứu trợ ở Cồn Sơn mà, lo có bề gì thí sao?
− Đúng đó -Cẩm Thi tán thành -Đang bệnh mà, lo có bề gì thì sao?
Hoa im lặng, chỉ thấy đầu nặng nề choáng váng, đôi mắt Hoa như có ngàn vạn vì sao rớt xuống.
Nhỏ tựa hẳn người vào Cẩm Thi.
− Nè, liệu có đáng lo không -Thi sờ nhẹ trán Hoa và rút tay nhanh kêu lên:
− Trời ơi, nóng quá.
− Lấy hộ tao ly nước de uống thuốc.
− Ừ! Ngồi xuống đây nhé. Biết không khoẻ thì đừng có đi. -Thi cằn nhằn nhỏ.
− Mày nói nhiều quá -Hoa gật khẽ.
− Nước nè, còn thuốc để ở đâu?
− Trong túi áo, lấy giùm tao luôn.
− Uống hết một lần ha? Hay chia làm hai vậy?
− Đưa đây tao -Hoa gắng gượng cố nuốt thật nhanh số thuốc trong gói nhỏ rồi uể oải nói tiếp -Đi làm cho xong việc, đứng ở đây tụi nó để ý, mặc kệ tao.
− Đúng là cứng đầu có khác, theo tao mày nên về nhà nghĩ ngơi đi gắng gượng không nên. Vả lại ở đây rất đông người. Còn Hoa, cả mấy đứa em và mẹ đều trong chờ, lỡ bệnh trầm trọng thêm biết lấy ai giúp đỡ.
Hoa im lặng như đồng ý với câu nói chí tình thấu ý của Cẩm Thi. Từ bên sông, Minh làm loa tay gọi lớn:
− Thi, Hoa ơi. Ngồi hoài vậy. Xuống mà đi, mọi người đều lui ghe cả rồi.
− Ờ, xuống liền.- Thi trả lời rồi quay nhìn Hoa lo au hỏi -Về không, tao đưa?
− Không! -Hoa bật dậy, nhưng té trở lại ghế, cái đầu nặng như treo đá đã không còn làm theo lời chủ. Đôi mắt lờ đờ đỏ ngầu vì cơn sốt quá cao -Tao không thể đi nổi nữa rồi Cẩm Thi ơi -Giọng Hoa thều thào mệt mỏi nhưng cố nói tiếp -Đừng nói gì với tụi nó nhé, Thi đi đi.
− Còn Hoa? -Thi ngần ngừ lo âu nhìn cô bạn -Đường trơn, lại nước ngập liệu về nhà một mình được không.
− Tao uống thuốc rồi, ngồi một chút là khỏe lại thôi. Cứ đi đi, đừng lo gì cả.
− Vậy, Thi đi nhé.
− Ừ!
Chờ Cẩm Thi bước đi, Hoa tựa người vào ghế, khẽ nhắm mắt lại mà nghe toàn thân rã rời, cơ hồ không thể nào cử động được. Ngoài trời mưa bắt đầu rơi tiếp với bao nhiêu là cơn gió thổi lùa, nhỏ run lên vì lạnh và cảm thấy bất lực với cơn bệnh đến không đúng lúc thế này.
− Thôi chết rồi -Thiên Trang kêu.
− Chuyện gì vậy? -Thuỳ Dương nhìn bạn hỏi nhỏ và chờ đợi câu trả lời.
− Tao muốn quay lại uỷ ban xã một chút được không Dương?
− Để làm gì? Ghe tới gần giữa sông cái rồi, mưa bắt đầu to và nổi gió, sóng sẽ nhiều lắm đó. Nè ngồi sát lại đi để ướt như chuột đó.
− Thi ơi, Minh và Thắng có áo mưa chưa vậy? -Thùy Dương ngẩng đầu nhìn ra sau hỏi lớn.
− Có rồi . Dương kéo tấm cao su lại che giùm mấy thùng mì và gạo để khỏi bị ướt nhé. -Thi căn dặn và luôn tay phủ kín mọi thứ trên ghe. Hầu như cả bọn đều bận rộn, duy chỉ có một mình Thiên Trang là sà sầm mặt cau có khó chịu, đôi mày nhíu sâu giận dữ.
Làm xong chuyện cần thiết để mì và gạo khỏi ướt nước mưa, Thuỳ Dương quay lại nhìn Trang và ngạc nhiên hỏi:
− Làm gì buồn vậy? Lạnh hả?
− Không có -Trang cộc lốc trả lời.
− Bộ giận Thùy Dương à? Thông cảm đi quay ghe vào bờ cực lắm, tội nghiệp Minh vói Thắng. Vả lại tui mình còn phải theo kịp đoàn của uỷ ban xã lọt chọt sẽ bị la.
− Nè Thùy Dương -Trang bực tức -Nói thật nhé, nếu biết lội tao không ngại nhảy đại xuống sông để bơi ngược vô bờ đâu. Thiệt tức muốn ói máu luôn, hèn nào kiếm cớ rút êm. Số tiền năm trăm ngàn đâu phải nhỏ chứ, nghèo mạt có mà ngần ấy được, ít nhiều cũng chạy được vài ngày thuốc và gạo khi đói khát.
− Nói gì Thuỳ Duơng không hiểu gì cả -Dương cau mày thắc mắc -Năm trăm ngàn gì? Ai làm chi mà tức? Còn nữa, mắng chửi xỉ vả ai?
− Ai vào đây, ngoài con nhỏ nghèo khổ Lệ Hoa chứ?
− Ý của Thiên Trang là...?
− Tao hỏi mày nha Thuỳ Dương -Trang cố nén cơn giận -Lý do gì Lệ Hoa không chịu đi ra cồn, trong khi lúc khởi hành tới uỷ ban nó nhất định cãi tay đôi với Thắng để đi cứu trợ cho bằng được?
− Ờ thì, Cẩm Thi nói Lệ Hoa có chút việc cần về nhà.
− Tin được sao? -Thiên Trang cay cú dài giọng, vẻ mặt khinh khỉnh miệt thị hiện rõ không cần che dấu gọi lớn:
− Cẩm Thi phiền mày lại gần đây, tao có việc muốn hỏi.
− Đợi chút nữa đi, gần tới bờ rồi, Thi ngồi ở mũi để buộc dây ghe -Thi trả lời và mắt chăm chú nhìn về rặng cây xanh đến mờ đục trong làn mưa dày đặc. Gió thật mạnh thổi ngược dòng nước làm cho chiếc ghe như bị sức gió kéo vô hình chừng lại, lênh đênh giữa dòng sông nước bao la.
Từng con sóng lớn, nhỏ nhấp nhô xô dạt, nổi dưới, để đợt này, cuốn lấy đợt kia cũng tan biến thành bọt trắng xóa như đàn Thiên Nga đang đùa bỡn cùng sự ngầm ngầm nổi giận của lòng nước xanh sâu thẳm.
Minh và Thắng hết sức lực cố giữ vững tay lái để vượt qua sức gió, mặc tình những giọt mưa to, quất mạnh vào người và mặt rát bỏng.
Chòng chành chao đảo, trôi lên hụp xuống theo con sóng , cuối cùng rồi chiếc ghe cũng chồm lên, vượt qua trở ngại gió bão để thẩng hướng vào bờ an toàn mà cũng đến bà con ruột thit chung một dãy đất thân yêu Việt Nam đang từng giờ từng phút chống chội lại bão táp, lũ lụt giữa cù lao nhỏ bé.
"Quê hương" hai từ đó như thôi thúc lòng bền gan vững trí của tuổi trẻ vùng đồng bằng Cửu Long sông nước. Họ đi và đến với cả một tấm lòng hừng hực nhiệt tâm.
"Máu chảy ruột mềm" họ hoà cùng chung nổi đau, nổi cơ cực mất mát của dòng bão vùng lũ. Nơi đây cũng thế, Minh và Thắng hai anh con trai tuổi đôi mươi bây đã vươn lên, vượt bao trở ngại gió to, sóng lớn.
Bờ cây xanh đậm mờ đục hiện dần và rõ nét. Thi reo len say sưa ngất ngây ngắm. Nhỏ thích thú với bao công sức cố gắng giờ đền bù. Mũi ghe cập bén, mọi thứ được bóc lên trao tận tay bà con. Cả bọn đều mệt, nhưng trong từng đôi mắt đen ánh lên sự mừng vui rạng rỡ, chỉ có Thiên Trang lầm lì ít nói, làm cả nhóm e dè.
− Trang bị sao vậy Thuỳ Dương? -Minh bâng khuâng hỏi -Bị mệt vì gắng quá sức phải không? Có lẻ lần đầu dầm mưa dãi nắng nên chưa quen. Nhưng phải công nhận đằng ấy cũng tích cực lắm.
− Ừ! -Thuỳ Dương gật đầu đồng tình chưa kịp nói gì thêm thì nhỏ giật mình bước nhanh đến nơi Cẩm Thi và Thiên Trang đang đứng. Ở hai cô bạn này hình như đang có sự bất đồng.
− Chuyện gì vậy? -Thắng hỏi nhanh vì thấy cả hai đang giận dữ -Đừng la lớn có chuyện gì thì về nhà ngoại rút kinh nghiệm lại, mấy chú ở uỷ ban nhìn kìa. Cẩm Thi, nhường Thiên Trang đi.
− Thi có nói gì đâu -Cẩm Thi đỏ mắt muốn khóc -Tại Trang nói oan ức cho Lệ Hoa, biểu sao mình khong cãi.
− Nè đủ rồi, tôi đây nói tất có lý do chính đáng và cụ thể, sao Thi biết là oan? -Trang đanh đá hung hăng nói tiếp -Trên ghe từ nhà ngoại tới uỷ ban xã chỉ có năm người, Minh và Thắng với Thuỳ Dương chắc chắn không lấy, chỉ duy nhất còn một người.
Theo Thi không lý nào Trang vừa đấnh trống vừa la làng sao?
− Nhưng đâu nhất định Lệ Hoa phải lấy số tiền của Trang? -Thi ấm ức -Biết đâu đó sơ ý rớt nơi nào đó thì sao?
Tôi chơi chung làm bạn Lệ Hoa bao nhiêu năm rồi, tính nó thế nào mọi người ai cũng biết, chẳng bao giờ tham lam của ai cả, dù chỉ một xu nhỏ. Tóm lai Trang không bắt được thì không nên nói nữa.
− Tôi thích nói thì sao? Cẩm Thi tưởng mình là ai hả, cấm được Thien Trang này. Một xu không thèm tham, nhưng những năm trăm ngàn đấy, số tiền không phải là nhỏ đâu.
Trang dừng lại để thở và sẵn dò tìm phản ứng của mỗi thành viên đang có mặt nơi nay mà tìm sự đồng tình rồi đay nghiến tiếp theo ý nghi của riêng mình.
− Thật ra số tiền đó công bằng để nói thì đối với tôi không gì đáng giá là bao nhưng so với hoàn cảnh gia đình Lệ Hoa hiện tại bây giờ thì đó là tất cả một gia tài đấy.
Cẩm Thi không nghe ông bà mình có câu châm ngôn vẫn luôn truyền miệng và đúng à? "Bần cùng tức phải sinh đạo tặc" thôi lẻ thường tình.
− Trang... Trang im đi -Thi quát lớn ấm ức -Lệ Hoa không bao giờ làm vậy.
− Chứ sao lại bỏ về nhà, khi sắp xuống ghe đi sang Cồn Sơn.
− Nó... -Cẩm Thi mím môi nhìn Thang, dặn dò rồi nói -Nó bị bệnh lại, không muốn làm phiền sự quan tâm của cả nhóm mới lặng lẽ ra về.
− Đơn giản vậy à? -Thiên Trang nhún vai, điệu bộ khinh miệt ra mặt tiếp -Chính miệng Lệ Hoa nói rằng mình hoàn toàn khoẻ mạnh, còn cứ cãi tay đôi với Thắng dành đi là gì.
Tóm lại nó có khôn nhưng không ngoan, chẳng qua mắt được ai đâu. Thi về nói lại với Hoa, nghèo không phải là tội tham lam vụng về như thế này thì đáng khinh lắm. Số tiền đó dự tính tôi mang theo tới uỷ ban để quyên góp cho bà con vùng lũ, ai dè bị mất trộm, thật không đáng chút nào. Mua thuốc uống cũng không hết bệnh đâu.
− Thiên Trang cho Thùy Dương xin đi. Thật ra chưa biết thế nào, nói như thế mích lòng lắm.
− Tới phiên Thuỳ Dương bênh vực cho Lệ Hoa sao?
− Đúng vậy -Thắng hắn giọng lên tiếng -Lệ Hoa không bao giờ làm thế, cho dù phải chết, hoặc đói khát. Tôi không tin đâu.
− Các người đương nhiên là một phe rồi không hùa với nhau sao được -Trang nổi giận -Gà nhà đâu nỡ bôi mặt đá nhau, tôi đủ biết như vậy. Nhưng cần nhắc cho nhớ không ai học được chữ "ngờ" đâu.
Lệ Hoa cũng là con người cả mà. Cho là nó cam tâm chịu đói khát bệnh tật mà chết đi nhưng không lý nào đành lòng nhìn mẹ mình vì thiếu tiền.
− Nhưng số tiến đó so với bệnh tật của mẹ Lệ Hoa chả thấm vào đâu cả Thiên Trang biết không? -Cẩm Thi cướp lời giận dữ.
− Đành là thế nhưng có vẫn còn hơn không. Các người không bị mất của nên chẳng xót ruột.
− Cũng không có quyền nghi oan cho người khác.
− Tôi khẳnh định chứ không nghi oan cho ai cả.
− Trang... Trang that quá hò dò -Cam Thi buoc mieng nói nhanh vì khong dàn duoc cơn tức giận soi trong lòng. Bởi nhỏ coi như vậy là sự sỉ nhục cho cả nhóm -Nếu biết trước làm bạn với con gái thành phố khó chịu, khó gần gũi như thế này thì thà không còn hơn.
Chúng tôi tuy nghèo , ở vùng sâu xa hẻo lánh thiếu ánh sáng nền văn minh tân tiến như thành thị nhưng nói thật là không hề thiếu sự tế nhị và cái gì gọi là lịch sự đúng nghĩa, Thiên Trang có quyền và suy nghĩ thô thiển hẹp hòi của bản thân mình, nhưng không được phép suy câu tha thiếu trung thực về chúng tôi.
Minh, Thắng, tụi mình đi về, tới nhà Lệ Hoa hỏi cho ra lẻ, không thể để cho ai nói sao cũng được cả. Cỏn nữa, tới tai người lớn thôn xóm tụi mình còn chi thể diện, ra đường dám ngẩn mặt nhìn ai chứ?
− Thi à, bớt giận đi -Thùy Dương nhỏ giọng -Chuyện đâu còn có đó mà, xin nể lời đừng làm lớn thêm.
− Vậy, theo Dương thì Thi phải làm sao đây khi Thiên Trang đã nói thế? Theo mình chỉ còn cách quay về nhà Lệ Hoa lục xét thôi. Trang đến, ba mặt một lời là tốt nhất.
Thi nói xong quay lưng đi thẳng xuống ghe. Minh và Thắng cũng lục đục theo sau. Ngần ngừ một thoáng Thùy Dương kéo nhẹ tay Trang giục khẽ, kèm theo tiếng thở dài cố nén vì nhỏ đang ở trong một hoàn cảnh rất khó xử.
− Mình về thôi Trang. Xuống ghe đi.
− Không, tao cố giang ghe mày chứ về sau, không thèm đi chung với bọn nó.
− Kỳ cục lắm đó -Thuỳ Dương nhăn mặt khó chịu -Tự nhiên quậy lên làm gì để bây giờ khó nhìn mặt nhau.
− Bộ lỗi tại tao à?
− Chứ còn ai nữa? Biết phải chắc người ta lấy không lại nói càng. Ai chẳng có lòng tự ái và tự trọng.
Nói thật nhé. Việc này Trang quá đáng lắm. Biết đâu bỏ quên ở nhà ngoại, hoặc rớt dọc đường tới bến sông, chứ nhất thiết ở trên đường tới ủy ban đâu.