Trong 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, từ các Quân khu, các Mặt trận cho đến cá đơn vị rất quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng ngay trên chiến trường. Các cấp uỷ Đản, cơ quan chính trị các cấp, thông qua việc tổ chức, thực hiện cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”, đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; quán triệt sâu sắc quan điểm “giúp Bạn là giúp mình”, lấy kết quả cụ thể trong chiến đấu, công tác làm thước đo sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ các cấp; luôn luôn bám sát đơn vị, bám sát nhiệm vụ để động viên tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, yên tâm chiến đấu và công tác trên một chiến trường cách xa hậu phương. Đã xuất hiện ngày càng nhiều những gương chiến đấu dũng cảm, lòng tận tuỵ công việc của những cá nhân và tập thể ở những vùng sâu, vùng xa trên đất Bạn, trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, phức tạp. Đồng chí Phan Đức Đối, kiên quyết tiến công địch để cõng thương binh và mang vũ khí về cho đơn vị, đồng thời dẫn đồng đội vào trận địa để đưa những đồng chí đã hy sinh về phía sau an táng. Tiểu đội trưởng trinh sát Nguyễn Văn Thanh, một mình gỡ được hàng hục quả mìn trong vòng một đêm để mở đường cho đơn vị vào chiến đấu. Tiểu đoàn trưởng Hoàng Văn Khạ, phó tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Hoá, gương mẫu trong công tác, tận tuỵ với công việc chỉ huy tiểu đoàn 25 công binh gỡ được hàng trăm quả mìn, làm được hàng chục km đường cơ độg trên một địa hình gai góc nhất của vùng rừng núi phía Tây tỉnh Bát Tam Băng. Và còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương tập thể, cá nhân khác.
Ngay trên chiến trường, sư đoàn bộ binh 309 đã kết nạp được 3.449 đồng chí đảng viên, 12.416 đoàn viên thanh niên-trong đó có 744 đồng chí được cử đi học các lớp đào tạo sĩ quan. Tổ chức đoàn của sư đoàn được Trung ương Đoàn tặng 24 cờ thưởng “Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc”, 5 cờ thi đua khá nhất, 1 cờ thưởng xuất sắc do việc thực hiện nhiệm vụ quốc tế từ năm 1981-1986.
Trong chiến đấu gian khổ và không kém phần quyết liệt, đã có hàng ngàn chiến sĩ ngã xuống, hàng ngàn thương binh, bệnh binh; song tất cả số còn lại trên chiến trường vẫn không hề dao động, vẫn bám chiến trường, bám dân, tận tuỵ với nhiệm vụ được giao. Đó là kết quả thực tế của công tác Đảng, công tác chính trị mà chúng ta đã tiến hành trong những năm làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.
Không những công tác chính trị đã làm nên sức mạnh về tinh thần, ý chí chiến đấu mà tất cả các cấp cũng rất quan tâm đến công tác huấn luyện quân sự, bồi dưỡng, nâng cao khả năng và trình độ chiến đấu cho bộ đội. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở.
Ngay trên chiến trường, từ năm 1980 trở đi, sư đoàn bộ binh 309 đã thành lập tiểu đoàn 30 huấn luyện. Tiểu đoàn này chuyên đào tạo ra các khẩu đội trưởng-tiểu đội trưởng trợ chiến, bảo đảm tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ cơ sở. Có thể nói tiểu đoàn 30 của sư đoàn bộ binh 309, đã làm được rất nhiều việc trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở trong sư đoàn. Mỗi năm cung cấp cho sư đoàn hàng trăm tiểu đội trưởng bộ binh, khẩu đội trưởng trợ chiến và nhân viên chuyên môn, đáp ứng được một phần cho nhiệm vụ chiến đấu.
Bộ tư lệnh Mặt trận cũng đã tổ chức trường đào tạo cán bộ cấp phân đội, cán bộ chuyên môn hậu cần-kỹ thuật ngay tại thị xã Xiêm Riệp, giải quyết được cơ bản tình hình thiếu cán bộ cho các đơn vị trên chiến trường.
Không những hệ thống nhà trường đã được tổ chức trên chiến trường để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, mà ngay tại các đơn vị bộ binh, binh chủng và chuyên môn cũng thường xuyên duy trì công tác huấn luyện chiến đấu cho bộ đội. Lấy kế hoạch chiến đấu tại chỗ, hoặc kế hoạch chiến đấu tiến công các mục tiêu trong chiến dịch để huấn luyện bộ đội sát với đối tượng tác chiến, sát với chiến trường mà đơn vị đảm nhiệm. Một trong những đơn vị duy trì được thường xuyên nề nếp đó là trung đoàn bộ binh 31. Mỗi khi trung đoàn, tiểu đoàn cơ động đến địa điểm mới, bộ đội triển khai làm công sự, xây dựng lán trại thì người trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng cùng các tiểu đoàn trưởng đi nghiên cứu thực địa, xác định phương án và hiệp đồng chiến đấu tại chỗ, sau đó, tổ chức cho bộ đội luyện tập ngay. Những điểm tựa, xây dựng khu vực phòng thủ thì công binh đã nghiên cứu tình hình trên chiến trường để thiết bị các loại công sự chiến đấu, hầm ẩn nấp, đưa ra lấy ý kiến đóng góp trong các hội nghị tập huấn ở Mặt trận và ở sư đoàn rồi đem ra áp dụng cho các đơn vị trên tuyến biên giới và trong nội địa. Những công việc đó đã trở thành thói quen đối với đội ngũ cán bộ của sư đoàn bộ binh 309. Và, trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang giúp Bạn, sư đoàn cũng làm như vậy. Tại thị xã Bát Tam Băng, đoàn chuyên gia quân sự cũng đã giúp Bạn tổ chức và xây dựng được một trường đào tạo cán bộ, do đại uý Nguyễn Đức Thịnh và một số đồng chí khác trực tiếp giúp Bạn huấn luyện.
Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển thực lực cách mạng Campuchia
Năm 1982, khi mùa mưa đến, chiến dịch C81 kết thúc thắng lợi, toàn bộ đội hình của sư đoàn bộ binh 309 lui về tuyến trung gia như đã nói ở trên.
Tình hình trên chiến trường lúc này, địch có cơ hội từ bên kia biên giới Thái Lan quay về khôi phục lại các căn cứ trên tuyến biên giới. Đó là điều hiển nhiên, không thể nào khác được! Bời vì, muốn tiếp tục cuộc chiến du kích với ta thì phải có đất để xây dựng căn cứ, chẳng lẽ cứ ở mãi bên đất Thái Lan-một đất nước có chủ quyền hẳn hoi. Trong một tình thế nào đó, dù muốn hay không, nhà cầm quyền Thái Lan lúc bấy giờ cũng phải “Ngậm bồ hòn làm ngọt”. Khi bộ đội Việt Nam ta lùi rồi thì chúng phải quay lại vùng biên giới. Một đặc điểm trên chiến trường Campuchia lúc đó là chỗ nào không có ta thì sẽ có địch. Từ việc khôi phục lại các căn cứ cũ, chúng đã tích cực thâm nhập vào nội địa, trà trộn vào trong dân, xen kẽ với ta thành các “vết da báo”. Các “vết da báo” đó dần dần sẽ loang ra, nếu các hoạt động của ta và Bạn kém hiệu quả, nguy cơ mất chính quyền lúc vừa mới khai sinh là hoàn toàn có thể.
Bởi vậy, tuy đội hình lui về tuyến trung gian để xây dựng căn cứ, nhưng bộ đội ta vẫn không có được một ngày nghỉ ngơi mà vẫn phải tiếp tục “rong ruổi” trên khắp các loại địa hình trong suốt mùa mưa năm đó. Cho nên, lực lượng lại có phần phân tán. Xem ra, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lúc này vẫn chưa thể giải quyết được trong một sớm một chiều.
Kẻ thù vẫn chưa để ta yên. Chúng lợi dụng ở những nơi tiếp giáp, những nơi này thường hay sơ hở, đưa lực lượng thâm nhập vào nội địa. Ví dụ như ở phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, nơi tiếp giáp giữa sư đoàn bộ binh 5 và 309 là phía Nam Phnôm Mê Lai khoảng 3 km. Trong đội hình của từng sư đoàn bộ binh, nơi tiếp giáp là các trung đoàn. Do tính chất địa hình phức tạp và chính diện tương đối lớn; các đơn vị có khi trong hoạt động lại không liên hoàn được với nhau, nên việc thâm nhập của địch từ biên giới vào nội địa là không khó. Từ khi ta lùi vào tuyến trung gian thì khoảng cách tiếp giáp đó lại càng lớn. Vì vậy, trong mùa mưa năm 1982, địch đã ồ ạt đưa phầnlớn lực lượng vào nội địa, cái cắm vào trong dân, thành những phần tử “hai mặt”, khống chế các hoạt động trong các cơ quan, chính quyền của Bạn. Ở ngoài địa hình, chúng xây dựng các căn cứ lõm, tăng cường đánh phá giao thông, tập kích vào các vị trí đóng quân của ta và Bạn; đánh phá kho tàng, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất của Bạn trên hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát Tam Băng; gây tổn thất không nhỏ cho bộ đội ta và Bạn. Một loả các trận tập kích của địch vào căn cứ của ta đã diễn ra trong suốt mùa mưa năm 1982.
Đêm 23-5-1982, chúng tập kích vào trung đoàn pháo binh 487 đóng ở xã Tà-hen trên trục đường 58, phá huỷ của ta một số khẩu pháo 105 mm, một số đồng chí hy sinh và bị thương.
Tôi còn nhớ: đêm hôm đó, khoảng 1-2 giờ sáng, sau khi chiếm các bốt gác của ta, bọn chúng đã đồng loạt tấn công bằng lựu đạn, chiếm tuyến chiến hào và tràn vào doanh trại bắn phá lúc bộ đội ta đang ngủ. Chúng tiến vào các cỗ pháo để phá hoại. Thời gian diễn ra rất nhanh, trong phạm vi 15-20 phút, chúng rút lui và để lại cho trung đoàn một hậu quả thật đau lòng… Trong khi đó, mạng thông tin đã bị cắt đứt. Do tình hình phát triển quá nhanh, nên sư đoàn không thể chi viện được.
Không lâu sau đó, sự việc ở trung đoàn pháo binh 487 chưa kịp rút kinh nghiệm cho tất cả các đơn vị trong sư đoàn và Mặt trận thì một trận tập kích với bài bản như cũ đã xảy ra đối với tiểu đoàn công binh 25, đứng cách trung đoàn pháo binh 487 khỏng 4 km và cách Sở chỉ huy sư đoàn cũng chừng ấy. Sau khi các vị trí canh gác của ta (mỗi vị trí 2 đồng chí) bị chúng bí mật thủ tiêu, địch dàng hàng ngang, đồng loạt tấn công bằng lựu đạn và tiểu liên AK vào các dãy nhà. Xong xuôi chúng còn dùng kẻng của bộ đội ta làm tín hiệu rút lui, gây cho ta một số tổn thất đáng kể. Trước khi xảy ra hai vụ tập kích của địch như đã nói ở trên, trung đoàn pháo binh 487 cũng bị chúng tập kích vào vị trí đóng quân tại xã Sơ-nơng, huyện Pailin, trên trục đường số và tiểu đoàn 7, trung đoàn bộ binh 31 ở gần cao điểm 107 trên trục đường 58 từ xã Tà-hen đi Sơ-rê-an-tiếc cũng thuộc huyện Pailin.
Một loạt các trận tập kích khác trên chiến trường của Mặt trận 479 cũng diễn ra tương tự. Điều đáng nói là những trận tập kích của địch lại diễn ra phần lớn trong nội địa; trong khi ở phía trước, trên tuyến biên giới lại ít xảy ra. Qua đó cho thất kẻ địch đã nắm ta rất chắc và có sự chuẩn bị rất chu đáo. Đó cũng là sự mất cảnh giác của bộ đội ta trên chiến trường. Từ đó, ta cần quán triệt cho bộ đội về tư tưởng tiến công địch, phải hết sức chủ động bung lực lượng ra ngoài, không được ỷ lại vào công sự, hoả lực và chủ quan mất cảnh giác. Đơn vị nào lơ là, mất cảnh giác, thì chắc chắn, rắc rối sẽ xảy ra.
Do vậy, chủ trương mỗi một đơn vị lấy cấp đại đội làm cơ sở để xây dựng điểm tựa; cấp tiểu đoàn làm cụm điểm tựa, được bố trí trong phạm vụ có thể chi viện được cho nhau. Lợi dụng tối đa về địa hình (nếu có đồi núi thì bố trí các điểm tựa trên điểm cao; nếu đồng bằng thì các ngã 3, ngã 4, địa hình khống chế) xây dựng công sự, trận địa kiên cố, như giao thông hào, chiến hào, công sự chiến đấu, công sự ẩn nấp và hệ thống hoả lực để kịp thời đánh trả. Bất luận ở đâu, dù là phía trước hay phía sau, dù địa hình rừng núi hay đồng bằng, đơn vị nào đứng ở đâu là trở thành điểm tựa, cụm điểm tựa không phải chỉ để ẩn nấp khi địch tập kích bằng hoả lực vào điểm tựa và đánh trả chúng một cách bị động mà điểm tựa là chỗ dựa, chỗ để thay phiên giữa lực lượng chiến đấu và lực lượng nghỉ ngơi, học tập… Cái chủ yếu là bản thân từng điểm tựa, cụm điểm tựa phải có lực lượng cơ động tại chỗ (mà trước đây ta áp dụng chiến thuật “vận động tiến công kết hợp chốt”) và nhất là phải tổ chức các tổ, toán bung ra đánh địch từ xa. Giữa các lực lượng nhất thiết phải có tổ chức hiệp đồng chặt chẽ. Trong mùa mưa 1982, nếu tất cả các đơn vị đều làm được như sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp thì sẽ hạn chế được rất nhiều những thiệt hại mà địch đã gây ra cho ta. Vấn đề này cần xác định nguyên nhân chính vẫn là do người chỉ huy các cấp chưa làm hết trách nhiệm của mình, ý thức cảnh giác và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta nhiều mặt còn kém.
Từ tình hình diễn biến phức tạp như vậy; do việc nắm địch không chắc mà có lúc chúng ta đã có những nhận định, đánh giá tình hình không được chính xác; dự kiện và xử trí một số tình huống chưa thật phù hợp.
Như đã nói ở trên, trong mùa mưa năm 1982-1983, địch đã đưa vào nội địa 2 tỉnh Xiêm Riệp và Bát Tam Băng một lực lượng khá lớn, chúng đã cài cắm được vào cơ quan chính quyền các cấp của Bạn, thành những phần tử “hai mặt” để kìm hãm phong trào hành động cách mạng của nhân dân, khống chế cán bộ nòng cốt của Bạn; mặt khác chỉ đạo các lực lượng ngoài địa hình tăng cường đánh phá các cơ sở kinh tế và tấn công vào các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam, hòng tiêu hao, tiêu diệt sinh lực ta, gây khó khăn cho ta trên chiến trường Campuchia.
Trước sức ép ngày càng gia tăng của địch, những cán bộ chủ chốt của ta giúp Bạn phát hiện, bồi dưỡng và giao cho những trọng trách chủ chốt của chính quyền, thì một số sợ sệt không dám hoạt động cho chính quyền cách mạng, một số bị địch lôi kéo vào rừng làm việc cho chúng hoặc bị thủ tiêu.
Các lực lượng vũ trang và chuyên gia của ta đã làm hết sức mình để giúp Bạn, với mong muốn làm trong sạch các cơ quan chính quyền của Bạn, loại trừ những phần tử “hai mặt” nguy hiểm, góp phần đưa phong trào cách mạng của Bạn tiếp tục phát triển về số lượng và đặc biệt về chất lượng.
Trước âm mưu nham hiểm của kẻ thù và những phức tạp khác, việc nhận diện đây là những cán bộ chí cốt với cách mạng Campuchia, đâu là những phần tử “hai mặt” trong chính quyền các cấp lúc bấy giờ thật là khó. Vì vậy mà không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình giúp Bạn cũng như trong việc đánh giá tình hình và xử trí những tình huống cụ thể…
Tuy tình hình trên chiến trường diễn biễn phức tạp như vậy, nhưng trong công tác giúp Bạn xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng; xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang vẫn không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Ngoài địa hình, lực lượng vũ trang ta và Bạn luôn sát cánh bên nhau, chia ngọt sẻ bùi trong những điều kiện khó khăn của mùa mưa.
Tôi còn nhớ, mùa mưa năm ấy, tôi cùng với điều kiện Keo Kim Giang, lúc đó đồng chí còn là phó chỉ huy trưởng-tham mưu trưởng thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bát Tam Băng, hai anh em đặt Sở chỉ huy tiền phương tại khu vực phía Nam Lô-via, bên bờ con sông Mông-côn Bô-rây; đồng chí thì chỉ huy các lực lượng vũ trang của tỉnh tăng cường các hoạt động truy đánh, truy quét địch cài cắm trong dân. Còn tôi thì chỉ huy trung đoàn bộ binh 31 truy quét địch ngoài địa hình, ở bên bờ Tây sông Mông-côn Bô-rây. Những trận mưa cuối mùa tầm tã như cố trút hết lượng nước cuối cùng còn lại trên không trung để trả lại cho chúng tôi những ngày khô nắng cháy, nghiệt ngã. Lúc đó, nước chảy xiết, bộ đội ta không vượt qua sông được. Nhiều đồng chí phải dùng xoong quân dụng làm phao để qua sông. May sao, đồng chí Keo Kim Giang đã cùng đội công tác vận động quần chúng đã kịp thời chặt những cây chuối, cây tre và làm bè để giúp bộ đội chúng tôi vượt sông. Hình ảnh đó, tôi không bao giờ quên được. Sau này, đồng chí Keo Kim Giang (Đại tướng Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia) dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Campuchia sang thăm thành phố Chu Huy Mân, gặp lại tôi, đồng chí đã chủ động gợi lại những kỷ niệm năm đó, với niềm xúc động chân thành.
Đến cuối năm 1982, trên địa bàn tỉnh Bát Tam Băng, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam thuộc sư đoàn bộ binh 309 và các lực lượng chuyên gia quân sự thuộc đoàn 7704 đã tổ chức được 75 đội công tác, xây dựng cơ sở chính quyền ở một số xã trọng điểm, ba huyện đội, một thị đội, một tỉnh đội, một tiểu đoàn (tiểu đoàn 135 bộ đội tỉnh), 43 xã đội, tự vệ của 9 xí nghiệp. Lực lượng vũ trang địa phương đã phát huy được vai trò chiến đấu, bảo vệ chính quyền, bảo vệ được các mục tiêu về kinh tế, xã hội của tỉnh Bát Tam Băng.
Chúng ta cũng đã tổ chức hệ thống chuyên gia dân sự, trước hết ở cấp tỉnh.
Tại Bát Tam Băng có đoàn chuyên gia do đồng chí Mười Chấp, uỷ viên ban chấp hành Đảng bọ Quảng Nam-Đà Nẵng, làm trưởng đoàn được cử sang phối hợp với đoàn 7704, trực tiếp giúp Bạn xây dựng chính quyền cấp tỉnh. Đoàn bao gồm các chuyên gia về xây dựng Đảng, chuyên gia ban cán sự tỉnh, chuyên gia các ngành như y tế, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải…
Bộ đội chủ lực của Bạn cũng đã tổ chức thành các sư đoàn gồm sư đoàn bộ binh 196, sư đoàn bộ binh 179, sư đoàn bộ binh 286 và sư đoàn bộ binh số 6. Bộ tư lệnh và cơ quan Quân khu cũng được thành lập. Ở các cấp, từ Quân khu xuống đến trung, sư đoàn, thậm chí có nơi xuống đến cấp tiểu đoàn đều có chuyên gia của ta.
Đồng chí Lê Đức Thiện và đồng chí Trần Danh Sứ được cử sang làm chuyên gia về quân sự và chính trị ở sư đoàn bộ binh 196. Các sư đoàn bộ binh của Bạn đều được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, Có những sư đoàn được phiên chế cả xe tăng, pháo binh và các binh chủng khác. Điều đó chứng tỏ lực lượng vũ trang của Bạn đã có sự chuyển biến đáng kể về chất. Đây là tiền đề rất quan trọng để chúng ta có thể chuyển giai đoạn từ chỗ ta và Bạn cùng làm sang giai đoạn Bạn tự đảm đương toàn bộ công việc, để quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia rút về nước.
Mùa mưa năm 1982 kết thúc sau những sự kiện buồn vui lẫn lộn. Buồn vì đã xảy ra những tổn thất, mất mát; vui vì các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển.
Tại hội nghị tổng kết 1982, đồng chí thiếu tướng Nguyễn Xuân Hoà-phó tư lệnh chính trị, bí thư Đảng uỷ-thay mặt Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Mặt trận đã kết luận:
“Cách mạng Campuchia nói chung và trên địa bàn của Mặt trận 479 nói riêng, tuy trước mắt địch còn gây cho ta một số khó khăn, thậm chí đã gây tổn thất cho ta và Bạn về người và cơ sở vật chất; nhưng tình hình cách mạng ở Campuchia là không thể đảo ngược. Thế và lực của địch ngày càng suy yếu, không gì có thể cứu vãn được, chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia ngày càng được củng cố và phát triển!…”
Bước sang năm 1983, cách mạng Campuchia đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất tưởng chừng như không thể vượt qua được. Trên chiến trường, thế và lực của địch đã suy yếu hẳn. Trên Mặt trận ngoại giao, Đảng Nhân dân Campuchia, chính phủ nhà nước Campuchia đã nâng được vị thế của mình trên trường quốc tế. Các thế lực phản động trong khu vực của đang tìm mọi cách giữ cái ghế của chính phủ phản động để tiếp tục chống phá cách mạng Campuchia đến cùng, hòng xoay lại tình thế có lợi cho chúng.
Trong cuộc gặp gỡ lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và cán bộ các sư đoàn bộ binh chủ lực Campuchia ở hai tỉnh Xiêm Riệp và Bát Tam Băng tại thị trấn Sisôphôn mùa khô 1983, đồng chí Hun Sen nói: “Tôi đã đi dự một số hội nghị quốc tế về Campuchia. Tình hình đã có những diễn biến tích cực theo chiều hướng có lợi cho cách mạng ca. Tôi nói được với thế giới ở bàn hội nghị dựa trên cơ sở những thắng lợi của ta về quân sự trên chiến trường, về việc xây dựng chính quyền các cấp trong cả nước ngày càng vững mạnh. Sắp tới chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động để giành những thắng lợi quyết định trên tất cả các mặt về quân sự, chính trị và ngoại giao!…”
Để làm thất bại thêm một bước cơ bản về âm mưu chiến lược của địch trên chiến trường, Bộ tư lệnh Mặt trận 479 chủ trương tiến hành một đợt hoạt động nhằm mục tiêu:
-Xoá bỏ một cách căn bản các căn cứ của địch trên tuyến biên giới, làm mất chỗ dựa của chúng. Loại trừ cho được các căn cứ lõm và bọn địch cài cắm trong dân ở nội địa.
-Tiếp tục giúp Bạn xây dựng, hoàn thiện chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, tạo điều kiện để Bạn có thể từng bước tự đảm đương công việc của mình.
Từ sau mùa mưa năm 1982, trên tuyến biên giới, địch đã khôi phục lại hầu như tất cả các căn cứ mà chiến dịch C81 ta đã đánh chiếm như Đăng-cum, Ămpin, Noong-chan, Phnôm Chát ở phía Bắc, Phnôm Mê Lai, Ô-đa, Com-riêng ở phía Tây,… thuộc Mặt trận 479 .
Trên tuyến biên giới phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, địch đã phân tán một số lớn lực lượng vào nội địa trong mùa mưa vừa qua, nhằm tránh những trận tập kích của quân ta trong mùa khô tới; đồng thời, chúng bám vào những cánh rừng xung quanh Biển Hồ để kìm kẹp dân và huy động lực lượng, vật chất tại chỗ.
Ta đã đưa các sư đoàn của Bạn ra biên giới để phối hợp hoạt động. Ở Pailin, sư đoàn bộ binh 196 từ cua chữ “V”, đường 10, cơ động lên thị trấn Pailin, đứng chân cùng với trung đoàn bộ binh 812 của ta.
Ở Nam-sấp, sư đoàn bộ binh 6 cùng với trung đoàn bộ binh 96 đảm nhiệm hoạt động từ phía Nam Cao Mê Lai đến Ô-đa. Sư đoàn bộ binh 179 cùng với sư đoàn bộ binh 5, đảm nhiệm đánh chiếm lại căn cứ Đăng-cum, Ămpin của sư đoàn bộ binh 519 Pol Pot.
Ở phía Bắc tỉnh Xiêm Riệp, sư đoàn bộ binh 286 cùng với sư đoàn bộ binh 302, thuộc Mặt trận 479 đảm nhiệm các mục tiêu Noong-chan, Phnôm Chát, Phnôm Chính uỷ Lên, Ôxamách nằm trên dãy Đăng-rếch.
Trong mùa khô này, chúng ta vừa hoạt động vừa chuẩn bị cho chiến dịch K5-xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia dọc biên giới Campuchia-Thái Lan, mà sau này tôi sẽ có dịp đề cập đến một cách cụ thể hơn.
Trong nội địa Bát Tam Băng, trung đoàn bộ binh 726 thuộc đoàn 7704, phối hợp với các tiểu đoàn bộ binh tỉnh, các đội công tác, các đội tự vệ và du kích địa phương, ngày đêm toả ra lùng sục, truy quét, bảo vệ chính quyền địa phương, nhất là UBND tỉnh, các xí nghiệp, tiến công Bát Tam Băng và các đầu mối giao thông quan trọng…
Đầu 1983, Sở chỉ huy tiền phương cùng với các trận địa pháo của sư đoàn bộ binh 309 đã được triển khai tại chân cao điểm 309 về phía Đông Bắc Ô-đa, cách biên giới Campuchia-Thái Lan khoảng 8-10 km. Trung đoàn bộ binh 31 lại được giao nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ của trung đoàn bộ binh 905 thuộc sư đoàn bộ binh 320 Pol Pot, phía Bắc Ô-đa lần thứ 2.
Trung đoàn bộ binh 96 cùng với một lực lượng của sư đoàn bộ binh số 6 của Bạn từ Nam-sấp nống ra biên giới, đoạn Phnôm Mê Lai-Sơ-đa.
Về phía Nam, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn bộ binh 812, ra chiếm lĩnh khu vực Ô-đa, sát biên giới.
Năm đó, chúng tôi đón một cái tết cổ truyền ngay trên tuyến biên giới xa xôi trong một mùa khô khắc nghiệt. Đồng chí Phó tư lệnh về chính trị Mặt trận 479 cùng với một số đồng chí trên cơ quan Mặt trận cũng có mặt tại Sở chỉ huy sư đoàn. Trong giờ phút đón Xuân, chúng tôi đã trao cho nhau những viên kẹo, điếu thuốc ấm tình hậu phương-tiền tuyến, nâng chén rượu nồng mà bồi hồi nhớ đến hậu phương,gia đình và bè bạn…
Bỗng đồng chí trợ lý trinh sát chạy sang hầm chỉ huy báo cáo:
-Theo đài kỹ thuật, ta nắm được tin, địch đã phát hiện được đường dây điện thoại của ta từ Sở chỉ huy sư đoàn ra Ô-đa, nơi mà tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh 812 đang chốt giữ. Chúng đã cắt đường dây điện thoại và phục kích ta tại đó!…
Nghe xong, tôi cùng với một trợ lý tác chiến và một tổ vệ binh trực tiếp đến ngã ba đường mòn, dùng trong nội bộ với mục đích là để chặn lại tất cả những lực lượng đi ra phía trước theo đường dây điện thoại, đồng thời phổ biến cho anh em xuyên đường khác mà đi.
Không may cho trung đội vận tải của tiểu đoàn vận tải 19 thuộc sư đoàn đã đi qua từ lúc 7 giờ sáng. Quả nhiên khoảng 7 giờ 30 thì lực lượng vận tải này bị địch phục kích trên đường. Một số đồng chí bị hy sinh và bị thương; mất toàn bộ số quà tết từ phía sau đưa lên cho tiểu đoàn 3, trung đoàn bộ binh 812.
Trong số hy sinh, tôi còn nhớ có đồng chí Nguyễn Văn Bình, một cán bộ cơ sở phân đội vừa mới từ hậu phương sang. Vì hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, muốn xin về quê một thời gian để giải quyết.
Sau khi bàn bạc với cơ quan hậu cần, cơ quan cán bộ thống nhất giữ đồng chí lại ở cơ quan để giải quyết các thủ tục, chuyển đồng chí về hậu phương. Trong lúc chờ đơi, đồng chí xung phong cùng với trung đội vận tải, chuyển hàng lên biên giới và đã bị địch phục kích. Chúng tôi và gia đình đồng chí rất đau xót…
Trong đợt ra quân lần này, có sự kết hợp giữa lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và các sư đoàn bộ binh chủ lực của Bạn. Vì vậy, tại Sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi, lúc này còn có cả đồng chí đại tá Hồ Đình Quỳ-chuyên gia tham mưu trưởng Sở chỉ huy khu vực 4-cùng nhiều đồng chí khác cũng có mặt, và cùng chia sẻ với chúng tôi những khó khăn, cũng như những thuận lợi trong mùa khô nóng bỏng này. Các đồng chí theo sát đội hình để cùng chúng tôi rút kinh nghiệm, phục vụ cho công tác giúp Bạn sau này được tốt hơn.
Trong đợt hoạt động này, trung đoàn bộ binh 31 được tăng cường một đại đội xe tăng của Bạn, cùng tiến công, đánh chiếm căn cứ trung đoàn 905 của địch ở Bắc Ô-đa.
Trong đợt truy quét, đánh chiếm các căn cứ địch lần này, có nhiều thuận lợi hơn lần trước, vì địa hình ở đây bộ đội chúng ta đã quen thuộc, đường cơ động đã được chuẩn bị từ trước. Song, xung quanh các căn cứ và trên các trục đường, địch đã bố trí mìn với mật độ cao hơn, thủ đoạn tinh vi hơn.
Đầu tháng 4 năm 1983, các lực lượng của ta và Bạn trên tuyến biên giới gia tăng các hoạt động. Trung đoàn bộ binh 31 kết hợp đại đội xe tăng của Bạn đã tiến công căn cứ trung đoàn bộ binh 905 Pol Pot ở Bắc Ô-đa, tiêu diệt một bộ phận quân địch, số còn lại chạy sang đất Thái Lan. Chớp thời cơ, ta phát triển tiến công lên Sơ-đa, (một căn cứ khác của sư đoàn bác 320 Pol Pot) cách căn cứ trung đoàn bộ binh 905 của chúng khoảng 2 km, về phía Bắc. Trên đường phát triển, địch đã bố trí mìn dày đặc, kết hợp với lực lượng bộ binh ngăn chặn ta từng bước. Để tăng tốc độ tiến công, tôi đã ra lệnh cho công binh sư đoàn, làm gấp một đoạn đường và đưa được 2 xtg M113 lên triển khai tại cao điểm 255, nằm về phía Đông Sơ-đa khoảng trên 500 m, với mục đích là dùng hoả lực ĐKZ75 trên xe bắn xuống Sơ-đa, chi viện cho trung đoàn bộ binh 31 đánh chiếm căn cứ địch. Tuy cự ly hơi xa, nhưng từ trên cao, quan sát mục tiêu dễ, hoả lực của ta đã phát huy tốt, tạo thuận lợi cho bộ binh phát triển tiến công.
Căn cứ địch nằm sát đường biên giới, chúng dựa vào đất Thái Lan để chống trả ta quyết liệt. Khi tiến công các căn cứ dọc biên giới Campuchia-Thái Lan, một vấn đề đặt ra cho các lực lượng của ta là làm thế nào để tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch? Bởi vì, phía sau các căn cứ đó là “đất thánh” Thái Lan. Nếu đánh chiếm các căn cứ của bọn Pol Pot trên phần lãnh thổ thuộc Campuchia thì lực lượng ta thường phải tiến công vỗ mặt. Khi có nguy cơ bị tiêu diệt thì kẻ địch vượt qua đất Thái Lan một cách dễ dàng. Như vậy, không bao giờ có thể tiêu diệt được nhiều sinh lực của chúng.
Có nhiều ý kiến cho rằng, lực lượng ta vòng qua đất Thái Lan để hình thành thế bao vây, vu hồi vào phía sau căn cứ địch thì lại vi phạm chủ quyền của Thái Lan. Về tâm lý của người trực tiếp chiến đấu thì mỗi khi bước qua cái ranh giới giữa hai nước, đặt chân lên đất Thái Lan, đều cảm thấy ngại ngùng, phân vân.
Sau nhiều lần suy nghĩ, chúng tôi đã đi đến quyết định phải tiến hành tổ chức những mũi vu hồi qua đất Thái Lan trong một phạm vi cần thiết. Có như vậy mới tiêu diệt được sinh lực địch, mới phá vỡ được thế trận của chúng, làm cho chúng tan rã nhanh chóng. Trong trận này để dứt điểm được mục tiêu càng sớm càng tốt, tôi đã ra lệnh cho trung đoàn bộ binh 31:
-Tổ chức ngay một mũi vu hồi, vượt sang lãnh thổ Thái Lan đánh chiếm cao điểm 263 (điểm cao này thuộc lãnh thổ Thái Lan, nằm hoàn toàn phía sau của căn cứ địch, cách biên giới Thái Lan khoảng gần 1 km); đồng thời tổ chức một mũi đột kích từ phía sau vào Sơ-đa”.
Trung đoàn bộ binh 31 chấp hành nghiêm lệnh này. Đồng chí trung đoàn trưởng đã tổ chức một đại đội thuộc tiểu đoàn 7, vượt qua biên giới, đánh chiếm cao điểm 263. Bị tiến công bất ngờ, bọn lính Pol Pot ở cao điểm 263 bỏ chạy. Ta tiêu diệt được một số địch, thu một khẩu súng máy 12,7 mm.
Bị tiến công từ sau lưng, địch trong căn cứ Sơ-đa bỏ chạy lên căn cứ phía Bắc Phnôm Mê Lai. Trung đoàn bộ binh 31 làm chủ hoàn toàn căn cứ Sơ-đa.
Những năm đầu, trung đoàn bộ binh 31, vừa là đơn vị chủ công của sư đoàn bộ binh 309, vừa là đơn vị cơ động của Mặt trận 479, do đó thường được giao các nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu then chốt. Trung đoàn có sở trường đánh vận động, tập kích hiệp đồng binh chủng và nhất là đánh địch ở điểm cao. Là đơn vị 2 lần anh hùng, trung đoàn bộ binh 31 đã thể hiện được tác phong “đã đi là đến, đã đánh là diệt gọn”. Điều này đã được thể hiện từ kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam.
Từ khi cơ động lên địa bàn phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, trung đoàn đã chiến đấu liên tục trên mọi địa hình, mọi thời tiết, đánh chiếm hầu như tất cả các căn cứ địch trên tuyến biên giới phía Tây tỉnh Bát Tam Băng. Khi đã giao nhiệm vụ cho trung đoàn bộ binh 31, thì người chỉ huy ở giai đoạn nào cũng cảm thấy yên tâm, tin tưởng trung đoàn sẽ hoàn thành được nhiệm vụ. Bởi vậy mà các thế hệ cán bộ của trung đoàn bộ binh 31 luôn được rèn luyện trưởng thành nhanh chóng. Có nhiều đồng chí đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng, của Nhà nước và quân đội ta.
Kinh nghiệm từ trận tiến công căn cứ Ô-đa, Sơ-đa thành công. Sau này, mỗikhi đánh chiếm các căn cứ dọc biên giới, chúng tôi thường tổ chức những mũi vu hồi, mạnh dạn vượt qua biên giới Thái Lan để thực hiện việc đánh vào bên sườn, bọc hậu căn cứ địch, đây cũng là một chiến thuật hiệu nghiệm trong khi tiến hành phục kích, diệt địch tháo chạy và ngăn chặn địch phản kích rất có hiệu quả.
Tôi nhớ cũng trong mùa khô năm 1982-1983, khi tiến công một loạt các căn cứ còn lại dọc biên giới từ Ô-đa xuống Com Riêng, trung đoàn bộ binh 31 đã cho một lực lượng vượt qua biên giới Campuchia-Thái Lan, bố trí phục kích trên một con đường mòn chạy từ phía Nam lên Ô-đa-con đường này thuộc lãnh thổ Thái Lan. Tronglúc ta đang tiến công vào trận địa, thì có một toán lính theo con đường này tiến vào trận địa, anh em đã nổ súng diệt gọn toán địch. Khi tiến lên thu vũ khí, mới biết được toán địch này là lính biên phòng Thái Lan qua trang bị, phù hiệu và cấp hiệu đeo trên ve áo.
Lập tức, máy bay trinh sát và máy bay C130 của không lực Thái lên quần lượn và bắn phá dọc biên giới. Chúng đã dùng súng mát 12,7 mm từ trên máy bay vãi đạn xuống đội hình của quân ta.
Trước tình hình đó, các đơn vị điện lên Sở chỉ huy sư đoàn:
-Có được bắn máy bay không?
Đây là một tình huống ngoài dự kiến nên chưa có sự chuẩn bị trước. Chúng tôi đã báo cáo lên Sở chỉ huy Mặt trận. Hôm sau, Mặt trận tăng cường xuống cho chúng tôi mấy cơ cấu phóng A72 (loại tên lửa vác vai đi theo đội hình bộ binh).
Tôi ra lệnh cho các đơn vị:
-Hãy sẵn sàng! Nếu máy bay bắn vào đội hình của ta thì kiên quyết phải bắn hạ!
Song do địa hình ở đây có ảnh hưởng đến tíng năng kỹ thuật của loại súng hoả tiễn này và cũng do trình độ sử dụng súng của anh em chưa tốt, nên khi có máy bay, ta bắn đến 5 quả đạn mà không đạt được kết quả. Tuy nhiên, đây cùng là lời cảnh cáo đối với nhà cầm quyền Thái Lan đã dung túng, bao che cho bọn phản động Pol Pot-Ieng Sary, can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.
Sở dĩ các căn cứ của địch còn tồn tại được ở dọc tuyến biên giới là còn dựa được vào sự hậu thuẫn của chính quyền Thái Lan. Do vậy, họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Sau kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến biên giới phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, trung đoàn bộ binh 31 lại được lệnh cơ động lên phía Bắc, làm lực lượng tăng phái cho sư đoàn vv 5 tiến công, đánh chiếm căn cứ Đăng Cum thuộc sư đoàn bộ binh 519 Pol Pot. Trong trận này, trung đoàn đã loại khỏi vòng chiến đấu được 45 tên địch, thu 259 súng các loại. Qua đợt hoạt động này, trung đoàn bộ binh 31 được Bộ tư lệnh Mặt trận đánh giá là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đề nghị tặng Huân chương chiến công hạng 2.
Cùng thời gian trên, tại khu vực thị trấn Pailin; phía Nam đường 10, Tà Sanh-Sầm Lốt; các trung đoàn 812, 250 của sư đoàn bộ binh 309 cùng với sư đoàn bộ binh 196 của Bạn, cũng tiến công địch liên tục. Tại núi Tà Đạt, trung đoàn bộ binh 250 và một tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 812 đã tiêu diệt 56 tên, thuộc sư đoàn bộ binh 221 Pol Pot, thu 17 súng.
Trên hướng Nam-sấp, trung đoàn bộ binh 96 phối hợp cùng sư đoàn bộ binh 6 của Bạn cũng đánh được một số trận cấp phân đội, xung quanh điểm cao 230, khu vực Bua và phía Nam Phnôm Mê Lai.
Nhìn chung, trong mùa khô này, trên toàn bộ chiến trường thuộc t4, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam và lực lượng vũ trang của Bạn trên tuyến biên giới, cũng như trong nội địa, hoạt động tương đối đều và có hiệu quả cao. Múc độ thâm nhập, đánh phá của địch giảm đáng kể. Đặc biệt là qua hoạt động, Lê Văn Thuận của Bạn đã có những bước trưởng thành nhanh chóng. Đồng thời với hoạt động quân sự, chính quyền các cấp của Bạn cùng với các tổ chức quần chúng ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân thamgia cách mạng và vận động địch ra đầu hàng, đầu thú. Đó là những tín hiệu đáng mừng trong phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân ở đây. Từ những hoạt động tích cực, có hiệu quả, trong những năm qua, đặc biệt là trong các mùa khô 1981-1982 và 1982-1983, sư đoàn bộ binh 309 đã được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng và Nhà nước ta tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cùng nhận được danh hiệu cao quý đó còn có: trung đoàn bộ binh 31 (tuyên dương lần thứ 2), trung đoàn bộ binh 250, tiểu đoan 3 thuộc trung đoàn bộ binh 812, tiểu đoàn 7 thuộc trung đoàn bộ binh 31, tiểu đoàn 25 công binh, tiểu đoàn 26 thông tin, đại đội 5 thuộc tiểu đoàn 8 (trung đoàn bộ binh 31).
Là một đơn vị mới thành lập trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, sư đoàn bộ binh 309 đã có một bề dày thành tích trong chiến đấu và giúp Bạn. Các tầng lớp cán bộ chiến sĩ trong sư đoàn mãi mãi biết ơn sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta; sự giúp đỡ to lớn của cơ quan các cấp, các ngành, của Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Mặt trận 479; sự giúp đỡ chí tình của các đơn vị trên mặt trận và sự giúp đỡ của chính quyền lực lượng vũ trang Bạn.
Có được thành tích này, phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn, đặc biệt là các chiến sĩ đã hy sinh và bị thương trong chiến đấu. Chính họ là những người đã trực tiếp viết nên những trang sử vẻ vang đầu tiên của sư đoàn.
Toàn thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 309 chúng tôi nguyện sẽ làm hết sức mình để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và Quân đội đã giao phó trong nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.
Như vậy, đến cuối năm 1983, sư đoàn bộ binh 309 và các đơn vị khác thuộc quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam trên Mặt trận 479 có mặt ở hai tỉnh trọng điểm Xiêm Riệp-Bát Tam Băng đã được gần 5 năm. Với chừng ấy thời gian, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 nói chung, sư đoàn bộ binh 309 quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bát Tam Băng nói riêng, đã cùng với lực lượng vũ trang cách mạng và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nỗ lực rất lớn trong việc tiêu diệt địch để làm chủ địa bàn, xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang giúp Bạn từ con số “0”. Đến thời điểm này, chính quyền và lực lượng vũ trang Bạn đã có thể đảm đương được một phần quan trọng công việc quản lý đất nước.
Ở đây trong phạm vi có thể, tôi cũng chỉ nêu lên một cách khái quát các hoạt động chủ yếu của một sư đoàn bộ binh quân tình nguyện Việt Nam và một số hoạt động của đội ngũ chuyên gia Việt Nam, cũng như sự phối hợp của lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, trên một hướng của Mặt trận 479. Tất nhiên những hoạt động đó không mang tính độc lập, mà nó nằm trong một chủ trương chung, dưới sự chỉ đạo toàn diện và thống nhất từ cơ quan, Bộ tư lệnh 719, đến Mặt trận 479.
Theo những gì tôi được biết, các hướng khác của Mặt trận 479, 579, 779 và 979, cũng đạt được những thành tựu to lớn đối với nhiệm vụ quốc tế trên đất nước láng giềng này. Những vấn đề đó, kết quả đó, sẽ do các nhà chỉ đạo chiến lược, các vị chỉ huy và lãnh đạo trên các chiến trường sẽ chứng minh.