Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> ANH TÍN .

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 611 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đăng bởi: LAOMUN 14 năm trước
ANH TÍN .
LAO MUN

ANH TÍN .
ANH TÍN .


Anh Tín vai đeo chiếc balô vừa từ chuyến đò ngang bước chân lên bờ thì lũ trẻ con nhìn thấy đã xúm nhau reo hò gọi nhau hét vang
- Chúng mày ơi chú Tín về ....! Chú Tín về ....!!!
Cứ thế mà chỉ một lúc sau thôi Tin chú Tín về , cả Làng nhanh
chóng truyền tai nhau hầu như ai cũng đều biết cả họ bảo nhau chạy ra đón , chạy ra xem , náo nhiệt cả lên ý như ngày xưa tin quan Trạng về Làng ... Ngoài cổng Làng tiến vào Chú Tín đi trước bọn trẻ cũng đến hơn chục đứa lẽo đẽo vây quanh , bọn đi sau , bọn đi trước nhốn nháng , đứa nắm tay , đưa sờ quần , đứa hỏi thăm cái này , đứa hỏi thăm cái kia , loạn xạ cả lên vì lần đầu tiên chúng được thấy một người lính Tây Việt Nam về Làng mà nhất là người ấy chúng lại biết rõ lai lịch tông tích , chú là con bà Cố Đôn được xem như thần tượng của bọn chúng vì đã được Tây tuyển chọn cho vào lính , do đó bọn chúng vui mừng bám quanh cũng là phải . Chú Tín hãnh diện lắm hôm nay khoác nguyên bộ nhà binh mầu cứt ngựa , áo bốn túi có cầu vai , huy hiệu , quần thì túi trên , túi dưới trông rất lạ mắt , đầu đội nón "bê-rê" đen , chân đi đôi giầy da cao cổ đế sắt , nện mạnh trên nền đất , mỗi bước đi đều để lại dấu ấn giầy đằng sau làm lũ trẻ phục lăn ra .
.. Ối chao ơi ! Sao mà trông chú oai quá , có đứa còn giám tâng chú lên cao .
- Trông chú còn hách hơn "Thánh Giõng " chúng mày ơi ...!
Nhớ ngày nào chú còn sống trong Làng cả ngày cứ trần trùng trục , chân lấm tay bùn lúc nào quần cũng sắn lên khỏi gối chăm chỉ làm ruộng thế mà giờ đây bộ quần áo nhà binh đã làm cho chú đổi khác . Chẳng những lũ trẻ như thế mà còn có cả những người lớn hiếu kỳ thấy thế cũng chạy theo lên đường chính để xem cho tận mắt , không bảo nhau họ tự nối đuôi đi theo như đám rước khói bụi tung mù trời , trên con đường hướng vào nhà Cố Đôn . Bước đến cổng chẳng thấy Mẹ ra đón trong nhà thì lạnh tanh , hơi bỡ ngỡ chú đoán ngay có chuyện chẳng lành thằng bé đứng bên cạnh nhanh mồm nói ngay .
- Cố đau đấy chú ạ !
Đúng vậy , đúng như lời thằng bé nói Bà Đôn mẹ chú đã yếu dần từ ngày anh ra đi nhưng bà dấu sợ ảnh hưởng đến sự việc của anh nên chẳng giám nói , ở nhà bà đã từ từ bán hết những đồ quí trong nhà từ cái tủ kính đựng bát đĩa cổ bằng gỗ gụ , sang đến bộ bàn ghế có bốn chân chắc bằng gỗ gõ có trạm hình rồng , phượng và còn bao thứ khác nữa kia , bà cũng cho gọi người đến bán để lo chữa bệnh , lo tiếp tế cho con từ ngày con mới bước chân vào lính bà vẫn bảo với mọi người chung quanh "Kiếp chết , kiếp hết " sống còn chửa lo xong đến khi chết còn mong giữ gì ? Ấy là bà nói thế chứ ! Mỗi lần một vật gì trong nhà bán ra , ngày người ta đến đem đi thì bà gục đầu ngồi đấy chẳng giám nhìn trong lòng chết lịm , như tiễn đưa một quan tài khi hạ huyệt , mất đi một kỷ niệm , chua xót , đắng cay .....Thế là hết ... Mà không hết cũng chẳng xong , nếu mọi vật cứ để đấy thì bà đào đâu ra mà trang trải mọi thứ chi tiêu . Kể từ ngày ông Đôn mất đi nhà chỉ còn lại hai mẹ con , cảnh bà buôn gánh , bán bưng chắt chiu từ đồng để sống , cái độ còn anh Tín ở nhà thêm sức lao động bà còn có chút dư , sức khỏe ngày ấy bà còn mạnh bây giờ thì tuổi già đến quá nhanh , nhanh như đốt thời gian chẳng còn sức khỏe để lao động được nữa phần cô đơn , phần nhớ con , tinh thần cứ thế theo tháng ngày mà xa sút dần , cuối cùng bà tự vấn an "Kiếp chết , kiếp hết " là thế ...!
Từ ngày anh Tín thoat ly ra Nam Định đi lính Tây đến giờ cũng đã mấy lần anh về thăm quê , nói đúng hơn là về thăm mẹ , mỗi lần về là y như mỗi lần nhà anh thay đổi , nhà cửa bỗng rộng ra , đồ đạc trong nhà trống rỗng làm anh càng thấy thương mẹ hơn , lúc cha anh mất đi làm mẹ anh mất đi một nửa cuộc đời , niềm còn lại chỉ còn một nửa đó là anh , bởi chỗ đấy anh luôn muốn biểu hiện cụ thể sự chăm sóc những ngày còn lại ngắn ngủi của mẹ . Năm nay mẹ anh cũng ngoài tám mươi so với các cụ sống trong Làng này thì phải nói là quá thọ rồi còn gì cho nên lúc nào có dịp là anh phải bằng mọi cách cố gắng tranh thủ về ngay nhưng khổ nỗi đời lính có được dịp mấy khi , phải chờ đợi mãi mới có được ngày hôm nay là ngày đầu tiên sau bao năm xa cách về lại thăm mẹ ....
Bước hẳn vào trong nhà vừa đặt chiếc balô xuống đất vội đến ngay bên giường mẹ đang nằm , ngồi xuống nhấc bàn tay mẹ lên
đặt vào trong lòng hai bàn tay mình siết lại , ngắm kỹ tay mẹ chỉ còn lại gia bọc xương quá đau sót anh Tín nhỏ nhẹ .
- Mẹ ơi ! Con đây ....
Bà Cố Đôn từ từ mở mắt định ngồi dậy nhưng không được , anh Tín thấy thế vội cản đẩy nhẹ bà nằm xuống
- Mẹ cứ nằm yên dậy làm gì ?
Thều thào nhìn con .
- Tín mới về đấy hả ? Đã ăn gi chưa con ?
Bao giờ bà cũng có lệ thế , mỗi lần gập con chỉ sợ con mình đói đấy là thông lệ . Bà nằm lặng yên bên anh Tín , cũng cái giường này xem như bà đã nằm suốt cả cuộc đời trước ngày anh Tín sinh ra đã có cái giường này rồi hay nói khác đi cái giường này đã có mặt ở đây hơn nửa thế kỷ rồi chứ ít sao ! Bốn thang gỗ và bốn chân ghép lại với nhau bằng mộng vững chắc , mặt gỗ giường đã lì mòn , nhẵn thín ... Chỉ còn mỗi cái giường này là còn lại , bà xem như bảo vật đầy kỷ niệm chân quí của bà vì đây là chiếc giường tân hôn ngày cưới đó là lý do "Kiếp chết ... Kiếp cũng vẫn còn ..." bà giữ lại để nằm cho đến cuối đời mình . Bà còn thêm một cái bảo vật nữa là cái vại đất , vại này bà để dành muối cà đã mấy thập kỷ từ ngày anh Tín sinh ra mẹ chồng bà đem đến cho đến nay vẫn còn lì lợm nằm trong góc đấy , bụi đất bám đầy , đen xỉn , mở ra toàn những con dòi bò lúc nhúc , bò ngổn ngang trông phát khiếp ... Thế mà bà vẫn giữ để làm kỷ niệm , nhìn nó mà nhớ đến con .... Cả đời bà lăn lộn với đất cát ngoài đồng đến nay sắp vĩnh viễn ra đi , cái giường còn nằm đấy , cái vại còn lù lù chỗ Kia , ngoài sân đất chôn đang chờ bà .
.. Bây giờ con đã về ngồi bên cạnh , bà nằm yên đấy mắt láo liên nhìn quanh nhà chẳng còn cái gì quí báu ngoài bốn vách với chiec ván biến chế thành bàn thờ chồng , kê tạm bằng gỗ trên để bát hương , dưới ,đóng đinh cột sợi giây kẽm treo lủng lẳng sát vách chỉ có thế nên bà chắt lưỡi than .
- Con ạ ! nhà chẳng còn gì ...
Đoán được ý mẹ anh Tín vuốt ve an ủi .
- Mẹ ơi ! Mẹ đừng buồn ... Con về đây chỉ vì mẹ , nhìn chung xóm Làng mình cũng cảnh thế mà thôi mẹ ạ ! Con bây giờ vào lính cuộc sống đã quen tuy nay đây , mai đó nhưng lúc nào cũng đầy đủ cơm no , áo mặc họ chẳng để con thiếu mẹ đừng lo cho con ....
Để như xóa tan cái không khí căng thẳng nhạt tẻ , giữa hai mẹ con anh đứng lên cười vui nói lớn .
- Ồ ! Còn quên , con có mang ít quà biếu mẹ đây để có ra lấy nhé .
Nói rồi để mẹ nằm yên đấy anh đến bên Balo lấy ra những món quà anh đem về nhìn quanh chẳng biết để ra đâu anh bèn xếp gọn dưới đất chia ra , phần của mẹ còn lại phần kẹo Tây kia , anh để dành chốc nữa đem sang cho người yêu ....
Giờ phút này thì hầu như cả Làng đã được tin anh về chỉ có mỗi cô Xinh bên ông Bách vẫn thản nhiên ngồi nấu cám lợn như không hay biết gì cả ... Bởi cô giận ! Mà cô giận cũng phải vì ngày đi hẹn hò lúc chia tay ngồi dưới gốc cây bàng nhìn ra sông cạn anh Tín đã nhìn lên ánh trăng , thề thốt đủ điều sẽ thế này , sẽ thế nọ chăm viết thư về thăm cô , nếu không được về phép , ấy thế mà đã bao năm mòn mỏi trông chờ cô chớ hề được mẩu tin , đã thế lũ bạn còn con hay chế nhạo .
- Anh Tín chứ phải anh Tin đâu mà chờ ......
- Đời lính có mấy ai đi mà trở lại .... Nếu trở lại cũng phải mang theo vợ tay bế , tay bồng ... Nào ai có tay không ?
Những lời lẽ ấy hỏi sao cô không điên tiết lên được cô giận kẻ nuốt lời không đáng phải để ý đến ... Nhưng có vẫn chờ ....
Ngoài cổng nhà cô có tiếng gọi ....
- Có ai trong nhà không ?
Tiếng nghe rõ bồn bột đích thị quen tai của anh Tín rõ ràng như thế , lũ chó trong nhà thi nhau chạy ra sủa vang , ầm ĩ như cố báo cho chủ biết nhà có khách , đứng dậy mồm quát lũ chó bắt im nhưng vẫn làm như không nhận ra .
- Ai đấy ?
Nhìn vào trong anh Tín tay đưa cao gói quà thốt lên mừng rỡ .
- Anh đây ! Anh Tín đây .
Mặt hầm hầm cô xinh nói .
- Bố tôi không có nhà ! Anh muốn gập chốc nữa quay lại .
Biết ngay là cái Xinh giận mình anh vội nói ngay .
- Không ...! Không ... Ấy sao em lại nói thế ...! Anh tìm Bố em làm gì ... ? Cứ mở cửa cho anh vào gởi gói quà này cái đã người đâu mặt xinh như tên gọi thế kia mà chẳng từ bi chút nào !
"Được lời như cởi tấm lòng" đủng đỉnh bước ra mở cổng tiện tay cô đánh mạnh vào vai anh Tín .
- Đồ nỡm ...! Tưởng phơi thây , phơi xác ở đâu mất rồi chứ , thế mà còn vác xác về đây làm gì cho đằng này khổ .
Thế là mọi sự xem như tốt đẹp kéo dài suốt mấy ngày nghỉ phép về thăm quê của anh , mấy hôm nay cỗ bàn suốt ngày hết làng trên đến xóm dưới kéo mời xem anh như thượng khách đâu đâu họ cũng bắt anh kể về đời lính , những nguy hiểm ngoài chiến trận , anh thao thao , bất tuyệt có lúc phải phùng mang trợn mỏ cho phù hợp mẩu truyện kể , lúc vào sinh ra tử nhất là hôm anh kể phải nhẩy vào cứu đồng đội trong làn tên lửa đạn , cái chết đến với anh chỉ trong gang tấc làm mọi người nghe há hốc mồm phục lăn về lòng can đảm hiếm thấy trong đời ..... Cứ thế mà anh kể cho khắp Làng nghe mặc dù đời lính của anh chỉ mỗi nhiệm vụ nấu cơm , giặt quần áo cho quan Pháp mà thôi ....
Cuộc tiệc nào rồi cũng tan , buổi chia ly nào cũng buồn cả ...
Dưới bến đò hôm nay dân Làng chẳng ai bảo nhau những họ vẫn biết mà đến tiễn anh Tín ra đi ... Bọn trẻ cũng vẫn thế như ngày đón anh về , chúng đứng vây quanh anh nhốn nháo bàn về những mẩu chuyện mà chúng nghe lóm hôm anh kể nhất là khoảng anh kể về súng ống , chúng thích lắm nhớ như in . Có thằng thành thạo huênh hoang kể cho đám bạn .
- Hôm nọ tao nghe chú Tín kể lúc chú đánh xáp lá cà chú có cầm một khẩu súng ... Chú bảo tên gì nhỉ ...???
Đến đây nó ú , ớ nghĩ không ra , thì thằng đứng cạnh nhắc ngay - "Mi tay de ..."
- À ! À ....Đúng rồi y như là thế tao cũng nhớ de ...de gì đấy ! Chú kể khi quân địch ào ào tiến đến chú xông lên trước chỉ bóp cò lia một loạt là đã có hơn chục tên lăn đùng ra chết ngay tại chỗ .... Vì chú bảo súng liên thanh mà ...! Thế rồi kế đến hăng tiết chú cho chúng thêm một loạt đạn nữa thì chẳng còn thấy một thằng địch nào nhúc nhích cả ... Óach chưa ! Sau đó chú nhẩy lên kiểm tra lại té ra mới biết chúng sợ quá lôi cổ những thằng bị thương trốn hết ... Chú Tín làng mình anh hùng chưa ...!!!
Câu chuyện bọn trẻ cứ thế mà thêu dệt thêm bớt , đôi khi cũng có cả người lớn bám vào nghe chuyện thắc mắc hỏi bọn trẻ
- Thế chúng mày có thấy chú Tín đem súng về Làng không ?
Bọn trẻ trợn mắt trả lời ngay
- Ô kìa ! Cái nhà Bác này đi lính Tây mà không súng thì thà rằng ở lại Làng đi lính lệ sướng hơn không ?
Làm Bác ta phát ngượng phải lảng đi chỗ khác ...Trong khi ấy anh Tín hết bắt tay người này đến chia tay người khác , bùi ngùi ôm ấp , luôn lời chúc tụng an lành thỉnh thoảng anh lại nhìn lên phía bóng cây tùng vẫy vẫy cô xinh đứng đấy tiễn anh với đám bạn mà không giám bước hẳn xuống bến đò vì ngượng nhất là sợ bọn bạn nó chế ...Cuối cùng anh cũng phải ngậm ngùi bước xuống đò , gỡ nón ra vẫy chào mồm liên tục nói như hét vào bờ hẹn ngày về , còn người ở lại đứng bên trong cũng thế ai ai cũng vẫy tay tiễn chào , làm cho buổi chia ly hôm nay kéo dài thêm sự lưu luyến , ngòai trời ảm đạm như để chia sẻ cho ngày buồn hôm nay ... Cho đến khi con đò đưa anh đến giữa giòng sông nhìn vào bờ mà vẫn còn thấy bọn trẻ còn đứng đó vẫy anh , cả cô Xinh nữa ....
Ngồi trên chiếc thuyền nan bây giờ anh mới thấm , thấm ở chỗ tình xóm giềng đối với anh thật quả là chân tình . Anh đi để lại một mẹ già đau ốm nằm đấy , một người tình đã ước hẹn đính hôn khi trở lại , cả hai người đàn bà đều cũng phải gánh chịu hy sinh để anh đi vì " LÝ TƯỞNG " như anh đã nói .... Còn lại gì nữa nhỉ ? Còn nhiều nữa chứ ...! Còn lại sau anh cả một Làng quê tươi đẹp cũng chờ anh đem tin ấm no , hòa bình về , còn bọn trẻ nữa anh đã để lại cho chúng một hình ảnh người anh hùng thời chiến còn "LÝ TƯỞNG " gì ấy chúng chẳng cần biết với đầu óc nông cạn của chúng , miễn sao sau này chúng ước ao có ngày được khoác bộ lính Tây y hệt như chú Tín là mãn nguyện rồi ....
Thế mà .... ! Thế mà .... Anh phải đành lòng rứt bỏ ra đi vì nghĩa vụ ....Nghĩa vụ của anh là gì ?
Lính Tây .... Hầu "QUAN TÂY ...."

Lão Mủn


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 390

Return to top