Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Suy ngẫm, Làm Người >> Nhị Thập Tứ Hiếu

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17445 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nhị Thập Tứ Hiếu
Lý Văn Phức

TRUYỆN THỨ XXIII

 

Châu Thọ Xương, người Tống, là con của người vợ thứ. Năm ông vừa lên 7 tuổi, người vợ cả đuổi mẹ ông đi. Về sau ông được làm quan nghĩ đến công sinh thành tác tạo của mẹ đang sống lưu lạc khổ sở, ông cảm thấy chua xót trong lòng. Ông liền xin từ quan chức để đi tìm mẹ đẻ. Trước khi đi, ông thề rằng: Nếu không tìm được mẹ chết cũng đành Tìm kiếm khắp nơi, may đến đất Đồng Châu mẹ con lại được trùng phùng. Tuy xa cách nhau đến năm mươi năm, mẫu tử được đoàn viên, ông lấy làm vui mừng. Ông liền rước mẹ về ở chung và phụng dưỡng tận tình.
Nguyên bản:



    Thất tuế sinh ly mẫu,
    Sâm thương ngũ thập niên,
    Nhất triêu tương kiến diện,
    Hỷ khí động hoàng thiên.


Có nghĩa là:
Lên 7 tuổi phải lìa xa mẹ đẻ.
Cách biệt như sao hôm sao mai đã 50 năm.
Một sớm được thấy lại mặt nhau.
Mừng vui cảm động đến trời.

Diễn Quốc Âm:
Chu Thọ Xương làm quan Tống đại,
Mẹ sinh ra bảy tuổi lìa lòng,
Bởi vì đích mẫu chẳng dung.
Đem thân bồ liễu, bạn cùng nước non.
Muôn nghìn dặm, mẹ con xa khuất.
Năm mươi năm trời đất bơ vơ,
Sinh con những tưởng cậy nhờ.
Cái thân sung sướng bây giờ mà chi?
Bỏ quan chức, quyết đi tìm tòi,
Nặng lời thề nói với gia nhân,
Thân này chẳng gặp từ thân,
Thời liều sống thác với thân cho đành.

<< TRUYỆN THỨ XXII | TRUYỆN THỨ XXIV >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 897

Return to top