Trong chương trước, ta đã xét chương trình các khoa thi chữ Nho xưa Trong các lối văn dùng về việc thi cử, trừ lối thơ và lối phú là hai thể văn vần các văn sĩ Tàu và ta thường viết (1), còn các lối khác như kinh nghĩa, văn sách, chiếu, chế, biểu, chỉ là những lối văn ứng thí dùng trong trường ốc; ngoài ra ít khi dùng đến. Vậy ta nên xét qua thể thức mấy lối ấy để hiểu rõ cái tính cách khoa cửa của ta xưa thế nào ?
(1) Sẽ nói ở chương thứ XIII và XIV.
Kinh nghĩa A) Định nghĩa – Kinh nghĩa đen là sách, đây tức là tứ thư và ngũ kinh hợp lại thành chín kinh. Kinh nghĩa là một bài văn giải thích ý nghĩa một câu trích trong truyện, bởi thế cũng gọi lối ấy là tinh nghĩa (tinh: làm rõ).
B) Phép làm kinh nghĩa theo lối “bát cổ”- Lối kinh nghĩa thông dụng nhất là lối “bát cổ” (tám vế). Lối này là một lối biền văn (biền: hai con ngựa chạy sóng đôi) không có vần mà có đối.
Các đoạn mạch trong một bài kinh nghĩa làm theo lối ấy gồm có:
1) Phá đề: mở bài 2 câu (lời mình nói)
2) Thừa đề : nối theo đoạn phá, vài ba câu (không phải đối) Từ đoạn sau trở đi phải thay lời người xưa mà nói.
3) Khởi giảng: nói khai mào đại ý của đề mục (đối hay không đối)
4) Khai giảng: mở ý đầu bài (cuối đoạn này có một câu Hoàn đề nhắc lại câu đầu bài.
5) Trung cổ: thích thực rõ nghĩa đầu bài
6) Hậu cổ : nghị luận rộng ý đầu bài
7) Kết cổ : đóng ý đầu bài lại (cuối đoạn này có một vài câu thắt đầu bài lại gọi là thúc đề)
(Từ đoạn 4 - đến 7) Bốn đoạn này đều mỗi đoạn chia làm 2 vế đối nhau.
Văn sách. A) Định nghĩa – Sách nghĩa là mưu hoạch, văn sách là một bài văn làm để trả lời những câu hỏi của đầu bài để tỏ kiến thức và mưu hoạch của mình. Văn sách là một thể văn không có vần, thường thì có đối, nhưng viết thành văn xuôi cũng được.
B) Văn sách mục và văn sách đạo. – Theo cách ra đầu bài, văn sách chia làm hai loại:
1. Văn sánh mục: Đầu bài ra thật dài, đem hoặc một vấn đề hoặc nhiều vấn đề ra hỏi. Trước hết nêu lên một câu phủ đầu bao quát cả ý nghĩa đầu bài gọi là đề án, rồi ở dưới dẫn các lời trong kinh truyện và các việc trong lịch sử có liên lạc đến đề mục ấy mà hỏi; cuối cùng hỏi một vài câu về thời sự cũng thuộc về đề mục ấy.
2. Văn sánh đạo. - Đầu bài ra ngắn và hỏi riêng về từng việc.
C) Cách làm bài văn sách.- Lúc làm bài đáp lại, cứ theo từng câu hỏi trong đầu bài mà trả lời lại, phải biện lý, dẫn chứng, giải thích sao cho vỡ vạc gãy gọn. Lắm khi đầu bài hỏi lăng líu, câu nọ chẳng sang câu kia, thì lúc làm bài, hoặc theo thứ tự các câu hỏi, hoặc đảo lên đảo xuống. liệu cách mà gở lần từng mối, sao cho đáp khỏi thiếu ý mà cũng đừng thừa ý.
Chiếu, chế, biểu A) Định nghĩa - Chiếu là lời của vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân. . Chế là lời của vua phong thưởng cho công thần. Biểu là bài văn của thần dân dâng lên vua, để chúc mừng (hạ biểu) hoặc tạ ơn (tạ biểu) hoặc bày tỏ điều gì.
B) Cách làm chiếu chế, biểu, theo lối “tứ lục”
Ngày xưa ba lối ấy làm theo văn xuôi gọi là cổ thể: từ đời nhà Đường, mới làm theo lối tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây). Tứ lục (bốn sáu) cũng là một lối biền văn, lối ấy gọi thế vì mỗi câu thường chia làm hai đoạn một đoạn 4 chữ, một đoạn 6 chữ .
1) Cách đặt câu- Cứ hai câu đối nhau, gọi là hai vế. Mỗi vế chia làm hai đoạn, hoặc trên 4 dưới 6, hoặc trên 6 dưới 4, hoặc có khi trên dưới đặt dài hơn số chữ cũng được. Thí dụ:
Sớm chiều lo sợ, một lòng kính cẩn ban đầu:
Công việc thì hành, trăm mối tính lo cất nhắc.
(Trích trong Bài chiếu của vua Minh Mệnh khuyên răn thần dân về lúc đầu năm)
2) Niêm.- Niêm (nghĩa đen là dính) là sự liền lạc về âm luật của hai câu văn. Trong lối tứ lục, hai câu niêm với nhau khi nào hai chữ cuối câu cùng một luật, nghĩa là hoặc cùng bằng bằng, hoặc cùng trắc trắc, thành ra bằng niêm với bằng , trắc niêm với trắc theo thứ tự này:
Chữ cuối câu thứ 1 là bằng (1)
Chữ cuối câu thứ 2 là trắc (2)
Câu 2 niêm với câu 3
Chữ cuối câu thứ ba là trắc (3)
Chữ cuối câu thứ 4 là bằng (4)
Chữ cuối câu thứ 5 là bằng (5)
Câu 4 niêm với câu 5
v.v...
Lời chú. Thể tứ lục còn dùng để làm những bài sắc (lời của vua phong thưởng cho thần dân hoặc bách thần. Cáo (lời của vua tuyên bố một chủ nghĩa hoặc kết quả một công cuộc gì cho dân biết) hịch (bài của vua, tướng, hoặc người lãnh tụ một đảng kể tội kẻ thù để khuyến khích tướng sĩ và nhân dân), trướng (bài văn chúc tụng về dịp thượng thọ hoặc thăng quang, hoặc phong tặng v.v. ..)
Kết luận : - Trong các lối văn dùng về việc khoa cử kể trên này thì lối kinh nghĩa cốt xem xét học trò có thuộc và hiểu nghĩa kinh truyện không, nhưng phải làm theo thể thức riêng và thay lời người đời xưa và giải thích sao cho đúng ý của cổ nhân, chứ không được bày tỏ ý kiến riêng và lời phẩm bình của mình. Chiếu, chế, biểu là lối văn ứng thế, chỉ khi nào thi đỗ làm quan mới có dịp dùng đến. Duy có lối văn sách dùng để bày tỏ kiến thức, kế hoạch của mình còn có thực dụng, những cũng phải là những người có lịch duyệt nhiều, có học thức rộng mới ra ngoài khuôn sáo thường mà làm được những bài văn có giá trị.
BÀI ĐỌC THÊM
1. Một bài kinh nghĩa làm mẫu
2. Đầu bài
Mẹ ơi! Con muốn lấy chồng.
Bài làm (Phá đề) – Nói nhỏ tình riêng cùng mẹ, muốn muốn khéo lạ lùng thay !
(Thừa đề)- Phù, lấy chồng chi sự, ai chẳng muốn vậy, nãi muốn nhi chi ư nói với mẹ, muốn sao muốn gớm muốn ghê, gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!
(Khởi giảng)- Tưởng khi năn nỉ cùng mẹ rằng:
Nhất âm nhất dương; nãi thiên địa cổ kim chi đạo mà nghi gia, nghi thất, thực thế gian duyên kiếp chi thường. Sa chân bước xuống cõi phù sinh, đố ai giữa được tiếng trinh trên đời. Buồn mình lại nghĩ duyên mình, nay con xin kể tâm tình mẹ hay.
(Khai giảng)- Con nghĩ: rằng xuân xanh thấm thoắt, người ta như có lứa chi măng: phỏng hôn giá chi cập thời tức chồng loan vợ phượng chi duyên, cũng quang thái ư môn mi chi rạng rỡ.
Con luống sao tơ đỏ nhữ nhàng, phận những chịu long đanh chi vân; ngẫm thanh xuân chi bất tài, tức chớp bể mưa nguồn chi hội, cũng buồn tênh ư mai xiếu chi lơ thơ.
(Hoàn đề)- sự này mẹ đã hay chưa? Nay con luống những ngẩn ngơ về chồng.
(Trung cổ) – Kìa những kẻ son phai phấn nhạt (lạt), cuộc phong trần luống đã chán chường xuân. Nay con lấy mặt hoa mày liễu chi dung nghi chính đương độ tuần rằm chi bóng nguyệt; bởi vì ai dỡ dang phận bạc, dịp chưa thông ả chức chi Ô kiều. Khắc khoải rồng mây, lược không muốn chải; khát khao cá nước, gương chẳng muốn soi. Đêm thanh tơ tưởng khách thừa lương, chăn phỉ thúy suốt năm canh trằn trọc. Ngồi với bóng lại thở than với bóng: mẹ ơi! Con muốn đem ông trời xuống cõi trần, hỏi xem duyên có nợ nần chi không?
Khi những kẻ liễu yếu đào thơ, tình vân vũ hãy còn e ấp nguyệt. Nay con lấy sắc nước hương trời chi phẩm giá, đã ngoài vòng đôi tám chi xuân xanh; bởi vì ai ngăn đón gió đông, đàn chưa gãy chàng Tương chi Hoàng Khúc. Ước ao sứ điệp phán chẳng muốn tô; mong mỏi tin ong, vòng không muốn chuốt. Ngày vắng mơ màng duyên bốc phương, gối uyên ương thâu sáu khắc bồi hồi. Buồn vì thu ngao ngán vì thu; mẹ ơi! Con muốn đem một sợi chỉ đào, để cho ông Nguyệt xe vào cho con.
(Hậu cổ) - Mẹ chẳng xem; trên trời chim kia chi liền cánh, dưới đất cây nọ chi liền cành; cảnh vật ấy còn dèo bồng ân ái. Nay con tủi là thân bồ liễu, giữ đầu xanh ấp một buồng hông. Nao người tích lục, nào kẻ tham hồng, biết cùng ai mà phỉ nguyền tác hợp? Mẹ ợi! có chồng kẻ đón người đưa, không chồng đi sớm về trưa mặc lòng. Bực mình lại ngán cho mình, tình cảnh ấy mẹ hay chăng là.
Mẹ chẳng xem: Bắc lý kẻ nọ chi nghênh thê, Nam lân người kia chi tống nữ; người ta từng nao nức đông tây. Nay con hổ là phận thuyền quyên, mang má phấn nằm trong mệnh bạc. Nào kẻ tương tri, nào người tương thức, biết cùng ai mà kết giải đồng tâm? Mẹ ơi! Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, chăn loan đệm quế không chồng cũng hư. Tủi phận mà than với phận, tâm sự này mẹ rõ cho chưa?
(Kết cổ) – Sau dẫu tơ đào lá thắm, ự chắp nối kia bởi tại trăng già.
Song le chỉ Tấn, tơ Tần, việc gả bán chẳng qua lòng mẹ.
(Thúc đề).-Mẹ nghĩ sao?
2. Một bài văn tứ lục làm mẫu Tần cung nữ oán Bái công văn.
(Khi nhà Tần mất nước, Bái công - tức Hán Cao tổ sau này – đem quân vào đất Quan Trung là kinh đô nhà Tần, thấy cung điện nguy nga và cung nữ đẹp đẽ, ý muốn ở lại đấy. Nhưng bầy tôi là Phàn Khoái và Trương Lương lấy lẽ vua nhà Tần vì say đắm sắc dục mà mất nước, khuyên ông không nên lưu lại đấy, Bái công nghe theo, đem quân về Bá thượng để chống với Hạng Vũ. Bài văn này làm thay lời cung nữ nhà Tần oán trách Bái công đã bỏ họ mà về Bá thượng
Tác giả bài này không biết đích là ai: người thì bảo là NGUYỄN HỮU CHỈNH (xem tiểu truyêệ ở Năm thứ nhì, Chương thứ X, lời chú 3) người thì bảo là ĐẶNG TRẦN THƯỜNG (xem tiểu truyện ở Phần thứ nhì trước Bài số 80, chưa biết thuyết nào là đúng)
Khói tỏa cung A; - mây tuôn (1) đồn Bá.
Xuân tin bỗn gửi (2) cùng điệp sứ; - Phương tâm đành (3) hẹn với long nhan.
Thuở (4) tuổi xanh xảy gặp bụi hồng, thuyền ngư phủ chẳng (5) đưa vào động biếc (6) – khách má đỏ thường đeo phận bạc, dây nguyệt ông nên (7) dắt lại lầu son.
Vẻ vang chưa (8)! một tiếng cung nhân (9); - ngao ngán (nhẽ)! mười nguyền thất nữ .
Cầu thước (11) giậm tiếng hát (12), tựa sấm, sô bồ dưới nguyệt gót kim liên; gác phượng chen bóng bội (13) đường mây, nhấp nhánh trong gương da bạch ngọc.
Thềm huê (14) nọ thôi cười với bóng (15); gốc (16) thúy kia lại ủ cùng hoa.
Nét mày xanh từ cái lá cũng ghen, cây khiển hứng đành chìm dòng nước chảy; làm môi đỏ đến (17) con chim còn ghét (18) giấc thừa ân qua buổi (19) bóng trăng tà.
Ngẩm thân (20) duyên từng rỏ (21) nước mắt thầm:- nghĩ (22) thế sự những (23) đổ mồ hôi trộm.
Cung Dĩ (24) - thủy túc nỉ non tiếng dế, trường thu phong lạc bậc (25) quản huyền xưa; - cửa Hàm quan khi phất phới (26) ngọn đào, rèm tà (27) nguyệt ố (28) màu la ỷ cũ.
Quán ngán nhẽ ! cửa (29) bạch câu một nháy (30); nực cười (31) thay! Tranh thương cẩu trăm hình.
Con hươu bách nhị lạc loại đâu. Hoa cỏ ngậm ngùi vườn thượng - uyển; - cái én tam thiên ngơ ngẩn đó (32) mây mưa bát ngát đỉnh Vu phong.
Sương đã liền mái (33) tóc kim sinh; chàm đâu nhuộm mối (34) tơ lai thế.
Ví (35) thân đã rời (36) hương Cấm dịch, cỏ Ly sơn đành lấp tóc da mồi;- bởi phận còn quyến (37) lá Ngư câu, trăng Vị (38) -thủy hãy cầm hình bóng lại.
Kiếp ngọc (39) nử xương còn im đóng (40) ; tiếng chân nhàn gió đã đưa xa.
Dòng Đào đường róc tách dưới (41) sông Lưu, mụ Xà (42) khóc bên đường nghe cũng tủi; mây Mang lĩnh chờn vờn về đất (43) Bài, chị Trĩ theo trong núi nghĩ mà thương.
Thấy bóng (44) cờ ai chẳng rượu dê mừng; - nghe nhạc ngựa người đêề đàn (45) sáo rước.
Bên Chỉ đạo xe vôi ngựa phấn, trộm thấy lòng bất nhẫn cũng mừng thầm (46): trước Kim lâu xiêm bụi áo (47) bùn, vàng (48) biết ý dục lưu càng (49) khép nép.
Ngắm (50) khí sắc đã (51) nên năm vẻ; - cảm cơ (52) duyên âu cũng (53) ba sinh.
Bất kỳ mà nương bóng (54) rồng bay, thà mây phủ mưa dần cho đáng số (55);- giải cấu phỏng lầm (56) hơi khỉ tắm, nỗi hoa bay nước chảy (57) cũng oan tình.
Hẳn quản gia (58) mà có (59) dạ ái nhân; - thời thánh thể nở (60) bề ai oán nữ.
Âu ca thuở về cùng (61) thuấn, Vũ Cao Dao Hậu Tắc (62) nào ngăn;- Huyên hoàng khi đến với (63) Thang, Văn, Y Doãn, châu công há (64) cấm.
Nay trong trường (65) chưa một lời mở (66) mặt, mà ngoài sâu đã (67) lắm tiếng vang (68) tai.
Quả ngán thay! Nắng chẳng thương hoa; mưa (69) nào xót nguyệt.
Ngọn xích xi ùn ùn về Bá Thượng, mưa tuông nước xiết (70) lạt lẽo thay tình; - mà (71) Lam điền dặc dặc đến (72) Quan trung, phấn cuốn hương phai (73) bẽ bàng bấy (74) phận.
Nín thời những đeo sầu ngậm tủi (75); nói ra tuồng (76) ép dấu nài thương.
Úp (77) bánh xe là bởi tại (78) Lý Tư, nào ai đem nhất tiếu khuynh thành, mà dương Vũ (79) nhẽ vong Tần cho đáng; giở roi (80) ngựa ấy khoe (81) danh Châu hậu (82), lấy ai đủ thập phần phụ quốc, mà thầy cho rằng trợ Kiệt nên tin (83).
Trương (84) con ngươi nào (85) ngắm cuộc tang thươn, -uốn dầu (86) lưỡi bỗn rời (87) duyên phấn đại.
Mặt bán thịt mới mua duyên năm nọ (88) , chẳng qua bệnh (89) dì nó đánh ghen thay; tay (90) cắp dùi toan (91) mất vía ngày xưa, hẳn còn vị (92) chúa mình gây (93) giận mãi.
Sức bao nả cũng hùm hăm dưới bệ (94) ; trung với (95) ai mà thỏ thẻ bên màn?
Nếu vì chưng tiền tốt bạc ròng (96), ngăn nước (97) dãi phú ông thời cũng phải; song những kẻ hoa cười nguyệt nói (98) dứt tầm lòng du tử thế cho đang.
Ngày (99) đông cư lòng hiếu sắc sao chiếu (100)? – nay tây nhập sức (101) hữu vi mà cấm.
Một là bởi giật mình cửu quận (102) dần lén ra dành (103) đợi tướng quân vào; - hai là toan theo gót (104) năm hồ, sẽ nứu lại lừa đem (105) Tây tử bước (106).
Đã cay đắng (107) một liều thuốc độc; - lại dỡ dang (108) ba tấc lưỡi mềm.
Bởi rủi ro vì chút phận bình bồng, vòng kim giáp (109) để hơi hương chẳng thấu; vì may mắn nhằm duyên (110) ai cơ trửu, giọt minh (111) y cho (112) chút bụi nào rơi.
Lượng khoan dung bao nả (113) hẹp hòi; tư minh đạt để đâu lầm lỗi (114).
Nào thuở trước dưới (115) rừng cây, nghe nhạc ngựa, thấp thoáng bóng dù dáng (116) kiệu, những than dài (117) chí cả trượng phu; - mà đến nay (118) ngồi bệ (119) ngọc ngắm tranh người, xôn xao đầu mũ gót hài, lại làm khoảnh (120) ngôi sang (121) Hoàng đế.
Gương trong đuốc sáng mặc lòng trên;-cỏ ủ hoa sầu đành phận dưới.
Nơi hang kín phỏng hơi dương con thấu, ắt trong nước ai chăng thần thiếp, lại phòng tiên cung quế cũng cam lòng;- chốn non kinh dầu vẻ ngọc còn tươi, thời dưới trời đâu chẳng giang sơn, âu cửa trúc nhà tranh còn mát mặt.
Số là bởi tình chung mới nói; há rằng vì phận mếch mà thưa.
Xin chớ cười người khách thơ ngây; - dám gửi lạy đức ông khoát đạt.
----
Bản chép riêng: (1) lồng, - (2) muốn ngỏ; (3) e; - (4) nợ ; - (5) bỗng; - (6) bích; - (7) chỉ óng tơ dành; (8) thay; - (9) phi; -(10) nỗi; -(11) hồng; - (12); -giây;- (13) bụi; (14) Đài Loan; - (15) nguyệt; -(16) nệm ; - (17) thăm đầu; - (18) cũng né; - (19) hoan rất nỗi; - (20)Nghĩ cơ; - (21) càng sa; - (22) nghe; - (23) bỗng; - (24) Vy;- (25)lãng nhịp; - (26) chói lọi; -(27) tân; - (28) lạt; - (29) ngẩn ngơ nhẽ bóng; - (30) nhoáng; - (31) xót xa; - )32) vơ vẫn đấy; - (33) Tuyết đã đeo; - (34) sướng nào nhuốm mùi; - (35) vì; - (36) lây; -(37) vương; - (38) Ty; - (39) Tiết thục; - (40) in giống ;- (4`) xuống; - (42) mẹ rắn; - (43) ấp; - (44) Trông ngọn; - (45) dâu không kèm ; - (46) những thầm thì; - (47) dưới Hàm quan áo bụi xiêm; - (48) vẫn; - (49) đà; - (50) Xem; - (51) vẫn; - (52) tưởng căn; - (53) hẳn;- (54) vì may mà gặp hội; - (55) âu lửa đươm hương nồng cho phỉ nguyện; - (56) e rủi phải lây; - (57) để hồng trôi thắm nhạt; - (58) minh vương; - (59) thiệt; - (60) có; - (61) chầu về ; - (62) Bà ích; - (63) đón rước; - (64) dâu; -(65) Trong trướng gấm; - (66) lạn; (67) ngoài thềm hoa dà; -(68) ỏi; -(69) mây; -(70) hoa trôi nước chảy; - (71) cầu; - (72) thui thủi ở; - (73) rã hoa rơi; -(74) với; -(74) với;- (75) chác não; -(76) dường; -(77)rấp; -(78) tội; - (79) khoái; -(80) Theo gót; - (8) nổi; -(82) loạn; -(83) cho cam, (84) Troo75n; (85)không; - (86) là; -(87) chỉ gièm; -(88)trước; - (89) vì; - (90) gan; - (91) cùng; - (92) e cũng bởi; - (93) lây; - (94) mà chun lòn dưới trướng; - (95) cùng; -(96) giả như loại hươu nội lợn đồng; - (97) giọt; -(98) đâu đến nỗi nhạn sa cá lặn; (99)Thuở; - (100) sở hiếu nào chịu; -(101) thế; -(102) Hay là hẳn sức hơi chín quận; - (103) phải lành ra mà; - (104) hay là vì vui thú;- (105) dành lần lại để tìm ; - (106) rước; - (107)Miệng đắng nghét; - (108) tai chưa ; - (109) Bởi lạc loài là phận bèo mây cửa cấm thất ; -(110) như; - (111) nên bích; - (112) chẳng; - (113) nhơn đâu có; - (114) hoát đạt lẽ nào sót lạc; - (115) chẳng nhớ lúc núp; (116) tàn giàn; -(117) khen thầm; -(118) may bây giờ; - (119) chiếu; - (120) nghênh; (121) cao. ---
CÁC TÁC PHẨM KÊ CỨU
1) Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo (sách đã kê trước)
2) Ưu thiên Bùi Kỹ, Quốc văn cụ thể, Hà Nội, Tân Việt nam thư xã 1932.
3) Nguyễn Đông Châu, Cổ xuý nguyên âm. Lối văn thơ nôm, cuốn thứ nhì. Hà nội Đông kinh ấn quán , 1918.