Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Biển Tím

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 6223 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Biển Tím
Nguyễn Thị Mây

CHƯƠNG VII

Cẩm Thy vừa quét phòng vừa hỏi:

- Ê, Du, nghe nói tối nay họp nội trú nữ phải không?

Du đang soi gương, cô nặn mạnh vào cái mụn cám:

- Biết rồi còn hỏi.

Cẩm Thy lấy cán chổi chọt vào hông bạn:

- Du nè, tao nghi thầy hiệu trưởng biết mày dối mẹ học đòi yêu đương nên ổng họp để rầy mày đó.

Du vẫn nhìn khuôn mặt mình trong gương:

- Bậy bạ! Thầy rầy mày thì có. Hết người yêu rồi sao mà mày nhè thầy Tuấn mày yêu. Dạy văn giỏi kệ ổng chứ. Nghe ngâm nga chút đỉnh là yêu trắng đờ con mắt ra hà. Đồ ... con nít quỉ!

Cẩm Thy đỏ mặt, cô buông chổi chạy đến bên Du, vật bạn xuống giường, cô lấy gối quất túi bụi vào hông, vào đầu bạn. Du cười sằng sặc. Cái giường tầng rung lên, chạm vào nhau nghe ken két. Dung la lớn:

- Con lạy hai mụ! Sâïp giường, xẹp sóng mũi cả đám bây giờ. Tối ngày chỉ biết giỡn với hớt. Thấy tao không? Đứng đắn đàng hoàng!

Ngự bật cười:

- Mày “nằm hoàng mẹp đàng hoàng” thì có. Về tới phòng là nằm. Đồ “Ngọa phòng”.

Dung cười hi hi:

- Bà nội tao nói tao sanh nhằm lưng ông Huỳnh Đế mà lị!

Du chu miệng:

- Ông Huỳnh Đế là ai vậy hả?

Làm biếng giải thích, Dung đáp bừa:

- Là ông “Huề Đính” chớ ai.

Bốn đứa cười khanh khách. Cẩm Thy lại thắc mắc:

- Tụi bây đoán xem, tối nay thầy Hiệu trưởng nói gì nè?

Ngự tung mền gối dậy, cô thòng hai chân xuống khiến cho Dung tưởng tượng đến hai ống chân ma treo lủng lẳng trước mặt mình. Trên tầng giường cao, Ngự vừa làm bộ rung đùi vừa giả giọng đàn ông:

- Các em thân mến! Hôm nay, tôi, thầy hiệu trưởng trường sư phạm, kiêm luôn chức Tổng giám ... sát khu nội trú kẹp nơ và cả khu nội trú húi cua, xin gởi đến các em lời chúc tốt đẹp nhất.

Cả bọn cười um sùm, Dung trêu:

- Ngự ơi, giống hệt “mát”.

Ngự thản nhiên đáp:

- Tối nay, tui mời các em nhín chút thì giờ vàng ngọc tới họp là để tâm sự với các em cho vơi bớt ... nỗi hưng phấn trong lòng. Các em ôi! Hình như tôi đã yêu rồi.

Cả nhóm cười bò ra giường, Ngự tiếp:

- Ôi, tình yêu sao mà đẹp thế, kỳ diệu thế nhỉ? Nếu ta biết sớm thì ta đã yêu từ khi mới lọt lòng chứ đâu có chờ tới ba mươi chín cái xuân ... hi ... hi ...

Tiếng cười lại rộ lên. Du lấy thước gõ vào mặt ghế sắt nghe loãng xoãng. Chị Trinh ở phòng kế bên chạy qua:

- Cái gì vậy hả, lũ quỉ?

Du đùa:

- Con Ngự nó tuyên bố: Nó đã yêu rồi!

- Yêu mà cũng ầm ĩ nữa à?

Du cười lớn:

- Nó còn phô trương nữa kia. Nó định viết thông báo rồi pho-to phóng đại một bản lớn, một trăm bản nhỏ. Bản lớn dán tại nội trú nữ. Một trăm bản kia chờ đúng mười hai giờ khuya, nó lẽn vào nội trú nam, rãi như rãi truyền đơn ấy. Khiếp chưa?

Chị Trinh chống nạnh:

- Học không lo học, yêu với đương. Mai mốt ra trường biết gì dạy “sắp nhỏ”. Ai vô phước mới giao con cho tụi bây dạy.

Ngự le lưỡi:

- Đúng là giọng chị ... Trinh!

Trinh dứ dứ nắm đấm:

- Coi chừng tao nghe, con nhỏ xí xọn! chùm hoa đỏ rực. phượng .

ền.

Ngự chu miệng:

- Sao hồi đó chị bảo em hiền, kêu em đăng ký ở gần chị cho vui vui.

- Nhờ thức lâu tao mới biết đêm dài nè.

- Chu choa ơi! Hèn chi mắt chị thâm quầng hè. Sâu như ... cái giếng nước vậy đó.

Chị Trinh chạy tới ngắt vào chân Ngự:

- Quỉ sứ!

Ngự khom người xuống nắm lấy bàn tay của chị rồi hôn nghe cái chụt:

- Tay đẹp đánh không đau, hi. hi...

Trinh phì cười:

- Mày nhiễm vi rút tình yêu rồi. Để tối nay tao báo cho thầy hiệu trưởng hay để tránh lây lan.

Nói xong, Trinh bỏ về phòng. Ngự nằm xuống, trong lúc đó Du mở tủ lấy quần áo đi tắm:

- Ê, đi tắm không Ngự?

- Thôi, mày đi tắm một mình đi.

- Sợ rồi hả?

Ngự mỉm cười. Không sợ sao được. Phòng 329 này có bốn đứa mà đứa nào cũng phá như quỉ. Nhất là Du. Tinh nghịch không chịu được. Ngự còn nhớ hôm ấy bị cúp điện tối mò. Lúc đèn vừa bật sáng thì ở phòng giặt, phòng tắm cũng bắt đầu có nước. Ngự muốn đi tắm nhưng sợ ma. Cô bảo Du:

- Đi tắm không Du?

Du lắc đầu:

- Thôi, tao ở dơ một bữa. Tao sợ ma lắm. Nghe nói có một con ma đàn ông hay hiện hồn về rình xem giáo sinh kỳ cọ.

Ngự kêu lên:

- Đừng nói nữa, quỉ!

- Thiệt mà.

Nhớ đến buổi thực tập ngày mai, Ngự sợ phải đến lớp với mùi mồ hôi thâm căn, cô nói:

- Du nè, hay là tao với mày tắm chung một phòng!

Mắt Du sáng lên:

- Ừ, có lý.

Vừa đến phòng tắm, Du thản nhiên cởi quần áo, chỉ mặc chiếc quần lót xối nước ào ào. Ngự mắc cỡ, cứ xoay qua, xoay lại mãi đến khi cô treo cái áo lên móc thì Du đã sạch sẽ. Du nhìn chòng chọc vào ngực bạn, cười khúc khích:

- Sao chưa tắm đi?

Ngự vội vòng hai tay che ngực, cô kêu lên:

- Quỉ, dòm chổ khác không?

- Không, dòm mày hoài.

Du lấy ca mút nước tạt mạnh vào mình Ngự, Ngự kêu lên inh ỏi:

- Tao không giỡn à nghe.

Du chồm tới giựt lấy bộ đồ của bạn trên móc áo rồi xô cửa nhà tắm chạy đi. Ngự hoảng hồn la lên:

- Con quỉ, làm gì vậy hả?

Không có tiếng trả lời của Du, Ngự nhìn quanh quất. Không có ai hết. Ngự chợt nhớ tới câu chuyện ma đàn ông rình xem người ta tắm. Cô thét lên rồi đóng sầm cửa nhà tắm. Ngự ngồi thụp xuống, hai tay vòng quanh gối. Hồi lâu, không thấy gì. Ngự hoàng hồn nhưng bây giờ Ngự không biết làm sao chạy về phòng nữa, trên mình cô chỉ còn cái quần xì nhỏ xíu. Ngự bấm bụng lấy khăn choàng ngang ngực chạy đại ra ngoài. May là phòng Ngự cũng xa phòng tắm, chứ không thì chịu sao cho thấu mấy cái miệng thích trêu.

Nhưng cũng không thoát. Ba nhỏ bạn cùng phòng thấy Ngự chạy về cười rộ lên như bị cù léc. Chúng vây lấy Ngự, giựt cái khăn choàng của cô. Bây giờ, Ngự hiện nguyên hình trước mắt lũ bạn tinh nghịch, Dung trêu:

- Ngực mày thật tuyệt!

Cẩm Thy đùa:

- Giò dài hơn giò gà!

Du oang oang:

- Trắng như cụt bột chứ bộ.

Ngự thét lên:

- Trắng cái đầu mày chứ trắng.

Ngự xô Du rồi chạy đến bên giường Dung, giựt cái mền trùm vội lên mình. Dung hô to:

- Du, lột mền nó cho ta!

Ba đứa nhảy theo lên giường, đứa nắm tay, đứa nắm chân, đứa kéo mền. Ngự nổi nóng:

- Bộ điên rồi hả? Giỡn gì kỳ vậy?

Du làm bộ vuốt ve bộ ngực căng tròn của Ngự:

- Nhìn em thế này, ta nổi điên được lắm chứ.

Ngự ngồi bật dậy, mặt đỏ bừng, cô nói như thét:

- Tụi mày muốn coi không? Tao lột luôn cho coi. Thật là mất nết. Tao tởm tụi mày quá rồi!

Cả phòng bổng lặng đi. Ba đứa lật đật bước xuống, Du nói nhỏ:

- Giỡn chút xíu mà cũng nói nặng nữa.

- Chút xíu hả? Thử tao lột áo mày xem mày có đổ quạo không?

Ngự chồm tới giật tung hàng nút áo của Du. Cô gái hoảng hốt kêu thét lên, hai tay ôm lấy ngực. Cả bọn lại phì cười. Ngự đến bên tủ áo, lấy quần áo mặc vào rồi lên giường ... nằm khóc.

Biết là bạn đùa nhưng bây giờ, mỗi lần nhớ đến, Ngự nóng bừng đôi má, nổi cả gai ốc. Cô bảo Du:

- Tao với mày tắm chung phòng nữa không?

Du cười bẽn lẽn:

- Thôi chán lắm.

Vừa lúc đó, chị trưởng phòng khu C của nội trú nữ bước vào:

- Mấy cưng sửa soạn đi họp nhé, nhớ tắt đèn trước khi đi.

Cả bốn đứa lễ phép thưa:

- Dạ, tụi em đi ngay đây ạ!

Khác với mọi ngày, phòng ăn đêm nay sáng rực ánh đèn. Mấy cái bàn bị dồn vào hai góc phía sau. Những chiếc ghế được đưa lên phía trước, nằm thành hàng ngang trật tự, hướng về sân khấu. Bây giờ, phòng ăn không khác gì một cái rạp hát nho nhỏ, ấm cúng.

Chẳng biết ai đã thiết kế phòng này mà nó lại tiện lợi đến thế. Cái sân khấu cao và đẹp chắn ngang giữa chỗ nấu bếp và nơi đặt bàn ăn uống. Nó trở thành bức bình phong ngăn đôi đời thường và lãng mạn. Mỗi dịp lễ lớn như khai giảng, Nô-en, sơ, tổng kết, ... thì bàn ghế được xê dịch, sắp xếp không thua gì khu giải trí của một nhà hàng sang trọng. Và, bây giờ, trong buổi họp nội trú, phòng ăn vừa mang vẻ trang nghiêm của một hội trường vừa mang vẻ thoải mái vui tươi của một chỗ liên hoan văn nghệ.

Bên trái sân khấu, một bục gỗ màu nâu bóng loáng đứng thản nhiên trước bao cặp mắt tinh nghịch. Cái mic-rô đặt trên ấy đang ngoan ngoãn quay qua, quay lại theo ý muốn của thầy hiệu trưởng.

Thầy đứng giữa vùng sáng trắng của đèn nê-ông. Mấy sợi tóc bạc lấp la lấp lánh. Gọng kính cận mạ vàng nhấp nhánh màu hoàng kim mới luyện. Ngự tưởng như quanh thầy có một vầng hào quanh chiếu rạng, cô xuýt xoa:

- Thầy đẹp như Phật ấy.

Du nhìn lên, chép miệng:

- Phật hiền hơn thầy!

Bốn đứa cười khúc khích. Chị Trinh nhắc nhở:

- Mấy đứa bên khu A – B ngồi nghiêm túc quá kìa

Ngự tủm tỉm:

- Đố chị biết tại sao tụi nó lấy khăn tay che miệng?

Trinh nạt ngang:

- Lộn xộn hoài. Kệ người ta!

- Để dấu nụ cười lời nói trong ấy đó chị.

Du trêu ghẹo:

- Đêm nay, thế nào cũng có người thao thức.

Trong ký túc xá, ai mà chả biết chị Trinh yêu thầm thầy hiệu trưởng. Thầy bảo gì chị cũng vâng. Thầy cười, chị hân hoan. Thầy quát chị khóc. Chị làm hàng chục bài thơ nói lên nỗi lòng của mình. Chị có gởi cho hàng chục tờ báo, lớn có, nhỏ có. Nhưng, chẳng có bài nào được lên khuôn. Chỉ có nhóm giáo sinh thân thích mượn bản thảo ngâm nga:

“ Trăng chênh chếch góc lầu nầy

Dưới sân thấp thoáng bóng thầy trông lên

Tình yêu – Thôi hãy ngủ yên.

Tôi ơi – xin hãy lãng quên mộng đầu

Lâu dần, bài thơ trở thành dị bản như sau:

Trăng chênh chếch góc lầu Trinh

Dưới sân thầy đứng chắc rình kẻ gian

Sợ yêu, nàng sẽ làm càng.

Nửa khuya tuột máng xối nàng đi đêm.

Hay được, chị Trinh chỉ biết cười trừ. Chị nghi Du là thủ phạm chứ chị ngờ đâu con bé Ngự, người mà chị khen hiền hậu đã giỡ trò tinh nghịch ấy.

Ngự ngạc nhiên chẳng hiểu vì sao thầy hiệu trưởng đã gần bốn mươi tuổi mà vẫn còn ở vậy để lo cho ... giáo sinh. Nhất là bọn con gái ở ký túc xá. Người ta đồn rằng, mỗi khóa học có hàng tá giáo sinh yêu thầy. Vốn thông minh, thầy hay biết hết. Nhưng, thầy giả đò làm lơ. Người nào cũng được thầy xem như ... học trò và lo lắng cho họ như ... cha lo cho con. Và, thầy chẳng khác gì con nai vàng ngơ ngác trong khu rừng tình yêu. Do vậy, không cô nào dám hó hé, chỉ biết nhìn thầy... rồi khóc thầm mà thôi.

Đêm nào giáo sinh cũng thấy thầy đi qua đi lại, quan sát, canh chừng ký túc xá nữ cũng như nam. Thầy sợ cái cổng nội trú chưa kín và bốn bức tường của nó chưa cao được bao nhiêu. Biết đâu nữa đêm, sẽ có ai đó trèo tường vào hoặc là từ trong có người tuột máng xối xuống sân để đi khám phá phố đêm.

Chị Trinh thường thở than với Ngự:

- Đêm nào, thầy cũng phải canh chừng tụi mình tới khuya. Có khi ký túc xá không còn ánh đèn hắt xuống, thầy vẫn còn di động dưới kia.

Ngự thắc mắc:

- Sao chị biết?

Chị Trinh chắc lưỡi:

- Đêm nào chị không nhìn xuống.

- Biết đâu cái bóng di động dưới đó là của chú bảo vệ hay một anh chàng si tình nào đó?

Trinh quả quyết:

- Không phải. Chú Hưng ốm nhách, cao nghệu. Còn thầy thì vừa người.

- Đẹp trai nữa!

Trinh đỏ mặt:

- Quỉ sứ!

- Sao chị biết mình ngủ rồi mà thầy vẫn chưa về?

- Tại ... đêm nào chị cũng chờ thầy về rồi mới về phòng.

- Trời đất, chi vậy?

- Chị cũng không biết để làm gì nữa nhưng vào sớm cũng không sao ngủ được.

Tội nghiệp ghê. Tình yêu là cái quái gì mà làm con người thay đổi mau thế? Mới ngày nào chị Trinh hồn nhiên, vui vẻ, bây giờ...

- Một ... hai ... ba... bốn, một hai ba bốn ...

Tiếng thầy hiệu trưởng thử máy vang lên làm Ngự chợt tỉnh, cô nhìn về phía trước. Bốn cô giám thị trực đêm nay đang ngồi ở hàng ghế đầu. Thầy lên tiếng:

- Các em thân mến!

Có tiếng xì xào:

- Thầy lịch sự ghê!

- Thầy chào tụi mình kìa.

Không nói tiếp, thầy đứng im nghe đến khi cả phòng họp không còn tiếng động nào:

- Các em thân mến. Thầy biết các em bao giờ cũng tự trọng, phải không?

Cả phòng đồng thanh:

- Dạ phải.

- Các em biết lắng nghe và nói đúng chỗ phải không?

Giáo sinh len lén nhìn nhau:

- Dạ phải!

- Vậy thì bây giờ, ta bắt đầu cuộc họp. Các em có biết vì sao có buổi họp bất thường này không?

Chẳng cần chúng tôi trả lời, thầy tiếp:

- Gần đây, việc học của các em không được khá lắm. Các em có thuận lợi hơn giáo sinh ở ngoài ký túc xá. Phòng học và chỗ ở của các em rất gần, đi chỉ có vài trăm bước là tới lớp. Vậy mà số học sinh vắng mặt và đi trễ phần lớn là các em. Kết quả học tập cũng không có gì khả quan. Trong số điểm, các em không vượt lên được loại giỏi như thầy hằng mong mỏi. Tại sao vậy?

Thầy im lặng, có tiếng bàn tán xì xầm rộ lên. Thầy hỏi:

- Có em nào muốn phát biểu không?

Im lặng. Thầy thở ra:

- Các em có vừa ý với số điểm của mình chưa? Nếu chưa, các em sẽ làm gì? Thầy ngạc nhiên là giáo sinh nam học lực tháng này lại khá hơn.

Có một cánh tay đưa lên trong nhóm giáo sinh bên dưới:

- Mời em lên phát biểu.

Ngự thản nhiên đứng lên, đến bên máy:

- Thưa thầy, thưa các bạn, tôi xin đại diện một số bạn của khu C xin phát biểu. Trước tiên, chúng em xin lỗi thầy vì đã làm cho thầy buồn, lo lắng bởi việc học tập sa sút của chúng em. Chúng em xin hứa là từ nay sẽ đến lớp trước giờ vào học ít nhất 15 phút và không bao giờ vắng mặt nếu không có lý do chính đáng. Thưa thầy, còn việc học của chúng em xin thầy cứ yên tâm. Chẳng qua là tháng này tụi em nhường cho các bạn nam mà thôi.

Có tiếng cười ồ vang lên. Ngự phát biểu tiếp:

- Từ đầu năm đến giờ, bọn con gái luôn dẫn đầu. Vì quá cố gắng nên tụi em cũng mệt mỏi đành nhường một bước cho các bạn nam. Sẵn đó, lấy sức, tháng tới, thầy sẽ hài lòng với kết quả mà chúng em đạt được. Chúng em sẽ học hết sức mình. Phải không các bạn?

Mọi người đều hưởng ứng lời phát biểu của Ngự bằng tiếng trả lời đồng thanh:

- Phải!

- Cương quyết, phải không các bạn?

- Cương quyết!

Không khí vui nhộn hẳn lên. Thầy hiệu trưởng trở lại bên máy, đưa tay sửa lại gọng kính. Thầy mỉm cười. Đó là dấu hiệu cảm động của thầy.

Ngự đã về chỗ ngồi. Các bạn vò đầu, nhéo tai cô lia lịa. Ngự cũng mỉm cười:

Tiếng thầy lại trầm ấm vang lên:

- Các em đã cho thầy một niềm vui lớn! Thầy mong rằng niềm vui này sẽ ở mãi bên thầy.

Ông ngừng một phút, nhìn xuống những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười đang ngước mắt trông lên:

- Bây giờ, thầy trò mình bàn sơ qua về chuyện bếp nút. Các em có hay gì không? Tô, chén, muỗng, đủa trong bếp ăn tập thể cứ biến mất dần dần. Thầy sợ một ngày nào đó mình phải ăn bóc từ trong nồi.

Mấy cô nhìn nhau rồi vội quay đi.

- Thầy nói biến mất là vì nó không để lại dấu vết gì trong bếp. Nếu chén bể thì phải còn miễng chứ. Đằng này, số chén ban đầu là một nghìn cái. Hiện thời chỉ còn bảy trăm sáu mươi hai. Vậy, ba trăm hai mươi tám cái đã đi đâu? Chưa kể số tô và nhiều thứ khác.

Ngự nghĩ ngay đến phòng ngủ của mình. Có ba cái chén đang nằm trong tủ áo của ba đứa bạn. Tủ của Ngự không có không phải vì Ngự tốt mà là vì Ngự làm biếng lấy. Ba người bạn không thèm đem về phòng cho cô. Nên mỗi lần ăn cơm tối, Ngự phải lấy ca nhựa thay thế chén. Mấy phòng kia chắc cũng như vậy.

Thầy hỏi:

- Có em nào muốn phát biểu không?

Im lặng. Mọi người lại nhìn vào phía Ngự nhưng cô không có phản ứng gì.

- Vậy thì để thầy nói giúp các em. Các em chia tổ trực bếp. Các em giữ chìa khóa tủ và chìa khóa phòng này. Khóa vẫn còn nguyên. Chén mất, tô thiếu, đũa không đủ dùng ... vậy ai lấy trộm?

Du bắt chước Ngự, cô đưa tay lên:

- Mời em lên phát biểu!

Đứng trước máy, Du run giọng:

- Dạ, oan cho tụi em lắm! Tụi em không lấy trộm đâu. Chỉ mượn tạm rồi cuối khóa học sẽ trả lại.

Tiếng cười ầm ĩ vang lên. Thầy cũng cười. Du về chỗ. Các bạn cũng vò đầu, kéo tai cô nhưng có kèm theo lời nhận xét:

- Ngốc ơi là ngốc!

- Dấu đầu lòi đuôi!

- Vậy là bể mánh!

Chờ cho tiếng cười lắng xuống, thầy hiệu trưởng lên tiếng:

- Vậy là rõ rồi. Thôi thì kể như các em mượn tạm về phòng ngủ. Nhưng nếu mỗi em đều mượn một cái chén thì vào bếp tập thể này sẽ phải ăn bốc trong nồi. Hoặc là các em phải đóng tiền mua cái khác. Như vậy, rốt cuộc, các em vẫn tốn kém chớ không ai vô đây, phải không?

- Dạ phải!

Thầy nghiêm nghị nói:

- Sao các em lại ăn trong phòng ngủ chứ? Nếu có ai bắt gặp thì kỳ lắm.

Ngự nhớ lại những bữa ăn tối trong phòng ngủ. Vui vô cùng! Chưa có ai bắt gặp tụi Ngự cả. Ngự muốn nói: “Thầy đừng lo. Tụi em có kế hoạch đàng hoàng. Không lộ mục tiêu đâu”. Nhưng, cô chỉ mỉm cười im lặng.

Thầy hiệu trưởng bàn bạc:

- Bây giờ, nếu bắt đóng tiền thì tôi nghiệp cho mấy em không mượn tạm chén. Thầy quyết định, em nào lấy phải trả lại cho nhà bếp. Đồng ý không?

- Đồng ý! Cả hội trường lại đồng thanh. Thầy tế nhị bảo:

- Nếu phải bưng chén tô xuống đây trả thì mắc cỡ lắm, phải không các em?

Giáo sinh ngẩn ngơ đáp:

- Dạ phải!

- Sáng mai, thầy cho chú bảo vệ mang bốn cái cần xé để ở bốn góc lầu. Các em trả những thứ đã mượn tạm vào đó rồi chú bảo vệ sẽ đem xuống bếp. Được không?

- Dạ được.

- Thầy mong từ nay, các em sẽ học giỏi và trở thành những giáo sinh duyên dáng, đoan trang, thùy mị hơn nữa. Chúc các em ngủ ngon.

Tiếng vỗ tay rền vang như cơn mưa rào tưới xuống hội trường những giọt ấm nồng tình nghĩa thầy trò.

Về đến phòng ngủ, Ngự quét dọn giường. Du, Cẩm Thy nhảy lên bàn ngồi nhìn ra bờ sông bên kia cửa sổ. Dung gợi chuyện:

- Tao phục thầy sát đất!

Ngự khịt mũi:

- Còn tao, tao phục con Du nhất.

Du đỏ mặt:

- Bữa nay, không biết tao ăn trúng thứ gì mà khùng quá mạng.

Cẩm Thy chen vào:

- Thầy tế nhị ghê há. Chứ bắt tao bưng tô chén đi trả thì có nước độn thổ. Cách của thầy tuyệt quá!

Ngự thản nhiên bảo:

- Dù vậy, thầy vẫn biết khu nào mượn tạm nhiều. Và khu đó có những đứa nào, tên gì.

Du chồm về phía trước:

- Làm sao biết?

- Nhìn vào cái cần xé đặt ở góc lầu. Cần xé chỗ khu nào nhiều chén thì “kẻ trộm” chỗ đó nhiều. Và thầy lật sổ ra, đứa nào mượn tạm đều có tên ghi sẵn trong danh sách.

Cả ba đứa trố mắt nhìn Ngự:

- À, phải rồi.

Du lo lắng:

- Vậy làm sao bây giờ?

Ngự cười cười:

- Tao chỉ cho, với điều kiện “một chầu phở bò”

Dung gật đầu:

- Tao bao mày một tô đó. Còn tụi nó ai ăn nấy trả tiền.

Cẩm Thy và Du tươi cười:

- Chấp thuận lời đề nghị của mày!

Ngự đến bên các bạn, cô thì thầm:

- Sáng mai, lấy tô chén để vào cần xé của khu A hoặc bất cứ cần xé chỗ nào cũng được, trừ chỗ này, hiểu chưa? Các em!

Cả bọn vỗ tay reo hò:

- Hoan hô! Hoan hô! ...

Chị Trinh nghe động, chạy qua hỏi:

- Cái gì mà ầm ĩ vậy hả?

Du ra vẻ bí mật:

- Gia Cát Lượng bày mưu chạy tội, chị ơi!

- Mưu gì?

- Trốn trách nhiệm “mượn tạm” tô, chén, muỗng, đũa, ...

Trinh ngạc nhiên:

- Thầy đã sợ tụi bây mắc cỡ, cho đặt cần xé tận đây, còn bày mưu tính kế gì nữa?

- Cẩm Thy thuật lại lời của Ngự cho chị Trinh nghe. Vở lẽ, chị cũng vỗ tay reo lên:

- Ừ há, vậy tụi bây làm sao? Chỉ cho tao với.

Du lại gần, nói nhỏ vào tai chị:

- Lấy chén chị mượn để vào cần xé của khu khác.

Trinh cười ngất:

- Hay quá! Để tao đi báo cho mấy đứa trong khu C của mình đặng tụi nó làm theo.

Chị Trinh chạy đi. Lát sau, có tiếng vỗ tay, tiếng cười vẳng lại từ các phòng gần đó.

Ngự leo lên giường. Cô kéo mền tận cổ. Ngự nghĩ đến cái cần xé của khu này sẽ thất nghiệp vì không đựng gì hết và lời khen của thầy hiệu trưởng trong lần họp tới. Ngự mỉm cười.

<< CHƯƠNG VI | CHƯƠNG VIII >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 368

Return to top