Toàn không ngồi yên một phút nào trên tàu hỏa đi từ Huế vào sáng nay. Bây giờ, đã nhiều nắng đầy bầu trời trong, Toàn bị ngợp mắt vì cứ đứng hoài ở khung cửa xe, nhưng anh cảm thấy ấm áp.
Khi tiếng máy nổ ở đầu toa tàu rời rạc chậm lại, một nhà ga nhỏ đàng kia tiến đến lần hồi. Tòan châm chú nhìn nguời bẻ ghi cúi xuống đuờng rầy chuyển con đuờng sắt lắp vào đuờng đi truớc mặt nhà ga. Còi tàu kéo một vài hồi báo hiệu xe ngừng, khói không còn bay mạnh nguợc chiều, bốc lên tan lõang chậm rãi.
Đến Lăng Cô rồi, không cần nhìn vết chữ sơn đã phai gần hết trên mái nhà ga đầy rêu ủ dột, Toàn cũng biết là đã đến ga Lăng Cô. Vì những nguời bán hàng ùa ra mời khách hàng mua những chai mắm sò, thứ đồ đặc biệt của địa phuơng. Nút chai làm bằng lá khô đã bịt kín không cho mùi mắm hấp dẫn bay ra, nhưng bên torng những vỏ chai trong suốt bằng thủy tinh, mắm sò ép sát vào nhau gợi thèm đến bữa cơm đậm đà và làm Toàn chảy nuớc miếng.
Toàn xuống xe với chiếc xắc tay nhỏ. Một con bé quần áo rách ruới đụng phải anh, chắn lối bực thềm. Nó oang oang nói một tràng dài, cái câu mời khách quen thuộc nãy giờ anh đã nghe chúng nheo nhéo giống hệt nhau.
- Mua vài chai mắm sò đi thầy. Thứ thuợng hạng chính hiệu đây. Ở Lăng Cô mới có, vô trong Nam tìm mua không có đâu thầy.
Tòan mỉm cuời:
- Em mời khách vào Sài Gòn kìa, họ mang vô làm quà cho vợ con. Tôi xuống ga này, thứ này rồi tha hồ ăn ở đây thiếu gì.
Con bé bây giờ mới nhìn thấy cái xắc tay của Toàn. Nó bỏ vội anh, leo lên toa tàu, lời rao hàng khản giọng mất đâu đó trong tiếng cuời nói ồn ào của hành khách.
Một vài nguời vô ý chạm phải vai Toàn làm anh suýt ngã khi buớc vào ga. Anh cố tình không quan tâm gì đến điều khiếm khyết của mình, nhưng rốt cuộc, cái đó lại ám ảnh anh như thuờng lệ. Anh thấy mình rõ ràng buớc đi khập khễnh, chân thấp chân cao, mọi vật nhấp nhô không đều truớc mắt anh làm anh rịn mồ hôi trán. Ahh cúi xuống nhìn chân mình hai ống quần rộng thùng thình, hậu quả của mấy tháng nằm ở quân y viện ốm hẳn nguời đi. Không biết có ai nhìn xuyên đuợc qua lớp vải quần của anh không, để tò mò khám phá thấy đùi bên trái tóp nhỏ lại thua sút chênh lệch so với chân phải, kết quả của một viên đạn xuyên thủng vào phía trên đầu gối chừng một gang tay.
Toàn liếc nhìn mọi nguời nhưng chẳng ai buồn chú ý đến anh cả, hành khách xuống ga Lăng Cô cũng ít và chẳng mấy chốc, tàu hỏa hú còi xình xịch chạy. Viên xếp ga đưa tay lên vẫy chào về phía đầu máy rồi mệt nhọc quay vào phòng làm việc chật hẹp trong nhà ga. Tất cả đều bám đầy bụi bặm kể cả chiếc máy điện thoại màu đen to tuớng trên bàn. Toàn mong đừng có ai chăm chú nhìn anh cả, nhất là nhìn cái chân tật nguyền này, và anh yên tâm. Anh rời khỏi nhà ga khá mau lẹ, khỏi phải dáo dác tìm kiếm một ai bởi vì anh biết chắc chẳng còn ai đón mình.
Băng qua con đuờng cát lún đầy bụi rậm và cỏ dại hai bên, anh đi về phía xóm nhà nhỏ nằm xùm xít với nhau ở đàng kia, dọc theo bờ biển. Xóm tòan là những mái nhà lá xác xơ của dân cư làm nghề chài luới. Chỉ có một căn nhà gạch thấp nằm ngang đầu xóm, đó là văn phòng Xã truờng hay Quận truởng. Và còn thêm một căn nhà gạch mái đỏ thứ hai nữa, khá rộng hơn, có nhiều phòng và khỏang sân mát mẻ duới tàn cây trứng cá. Chưa đến nhưng tòan muờng tuợng nhìn thấy tấm bảng thiếc treo sơ sài trên cổng nhà, nét sơn thô kệch vụng về mấy hàng chữ truờng tiểu học Lăng Cô. Chính nó, chính mái truờng tiêu điều này là nơi gợi nhớ mênh mang cho một ngày trở về. Và anh đang buớc chân thấp chân cao khó nhọc lún trong cát bỏng, nhưng nguời như đang ngợp mát trong tiếng sóng biển dồn dập lại gần. Ba bốn năm xa miền biển này rồi, anh tự nhủ nếu mọi chuyện có đổi thay xa lạ thì cũng không phải là điều đáng kinh ngạc.
Cậu học trò mặt mày đen đủi gõ vào cửa phòng, rụt rè:
- Thưa cô Hiệu truởng, có khách hỏi cô.
Tiếng đàn bà nghiêm trang vẳng ra:
- Phụ huynh của em nào hả?
Cậu bé liếc trộm nhìn Toàn rồi ấp úng trả lời:
- Thưa cô không biết ... ông này ... lạ hoắc ạ.
- Đuợc rồi.
Cánh cửa mở nhẹ. Cậu bé bỏ chạy đi chỗ khác, và truớc khi cánh cửa mở toang ra hết để Toàn có thể gặp lại chi Lục, anh cảm thấy một chút nôn nao vui thích trong lòng, thế là trong ba năm cũng có nhiều thay đổi, nhưng khá dễ chịu. Từ một cô giáo viên chánh ngạch chăm chỉ nhất, chị Lục bây giờ đã lên chức cô hiệu truởng truờng tiểu học. Điều dễ chịu nữa là cô giáo ấy vẫn chưa trở thành bà.
Chị Lục mở cánh cửa, mở lớn mắt ngạc nhiên rồi la lên:
- Trời ơi! Toàn đó hả?
Anh chỉ biết nhe răng cuời sung suớng, gật đầu mà không nói lên lời gì cả. Chị Lục chạy ra khỏi phòng, nét mặt rạn rỡ và có lẽ chị sẽ ôm chấm lấy Toàn nếu không có đám học trò đang kéo nhau ra về, reo đùa inh ỏi. Nhưng chị Lục cũng cầm lấy tay áo anh, kéo vào văn phòng. Thêm một thằng bé khác, cũng đen như cột nhà cháy, đang vòng tay quỳ gối quay mặt vào tuờng như một tìn đồ sám hối. Chị Lục vỗ đầu cậu bé:
- Thôi, lần này cô tha cho em. Mau về nhà ăn cơm đi. Nhớ lần sau mà bắt còng còng bỏ vào áo bạn cùng lớp là cô phạt nặng nghe không.
Thằng bé đứng phắt dậy, đầu gối đỏ lừ nhưng nét mặt sáng rực. Nó lí nhí cảm ơn chị Lục và cũng đủ thông minh để biết rằng mình đuợc tha vì cô Hiệu Truởng có khách, nó liếc nhìn Toàn một cái tỏ vẻ thân mật rồi vù mất.