Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Hiệp Khách Hành

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 263312 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hiệp Khách Hành
Kim Dung

Hồi 41
Thạch Phá Thiên chỉ ngẩn người ra một dây thanh trường kiếm của Bạch Vạn Kiếm đã phóng ra nhánh như điện chớp. Mũi kiếm nhằm đâm vào trước ngực chàng hắn quát to:
-Ngươi tính sao đây?
Thạch Phá Thiên thản nhiên hỏi:
-Bạch sư phó sử chiêu vừa rồi thuộc kiếm pháp nào đó tại hạ chưa thấy qua.
Bạch Vạn Kiếm thấy Thạch Phá Thiên giữa lúc chỉ khe cái chết chừng sợi tóc mà chàng chẳng sợ hãi gì lại còn hỏi đến kiếm pháp, thì trong lòng hắn không khỏi khâm phục con người gan dạ. Hắn hỏi lại:
-Ngươi chưa học qua thiệt ư ?
Thạch Phá Thiên lắc đầu.
Bạch Vạn Kiếm nói:
-Bây giờ ta muốn giết ngươi thiệt dễ như trở bàn tay nhưng ta nghĩ rằng bậc đại trượng phu ân oán phải cho phân minh. Vừa rồi hai anh em họ Ðinh vây đánh ta, ngươi đã có ơn xông ra giải vây. Vậy bây giờ ta tha cho ngươi, thế là lấy một mạng đổi một mạng, chúng ta không còn nợ nhau gì nữa. Từ đây sắp tới, ngươi đừng có mở miệng khoác lác Kim ô đao pháp là khắc tinh của Tuyết Sơn Kiếm pháp nữa nhé!
Thạch Phá Thiên gật đầu đáp:
-Tại hạ vẫn bảo là không thể địch lại Bạch sư phó được. Bạch sư phó! Tại hạ nghĩ ra rồi. Chiêu kiếm vừa rồi của Bạch sư phó dường như giải khai chẳng khó khăn gì.
Nói xong chàng hóp ngực lại cho lũng xuống mấy tấc rồi vung con dao chặt củi lên gạt ngang. Chát! Dao Kiếm đụng nhau phát ra tiếng kêu khủng khiếp. Thanh trường kiếm trong tay Bạch Vạn Kiếm bị gãy đôi, vì nội lực Thạch Phá Thiên ghê gớm quá!
Bạch Vạn Kiếm kinh hãi biến sắc. Hắn hất chân trái một cái, một thanh trường kiếm khác nằm dưới đất bật lên nhảy vào tay hắn.
Véo, véo, véo ! Bạch Vạn Kiếm sử luôn mấy chiêu thức tầm thường về luyện công của bản phái một cách cực kỳ thần tốc.
Thạch Phá Thiên trông hoa cả mắt. Ðang lúc chân tay luống cuống, đột nhiên cổ tay chàng trúng kiếm. Con dao chặt củi cầm không chặt rớt xuống đất.
Ngay lúc ấy thanh trường kiếm của Bạch Vạn Kiếm đã chỉ vào trước ngực chàng. Hắn rung tay một cái, mũi kiếm chạy quanh vạt áo trước ngực một vòng tròn. Thủ thế mà kinh lực của hắn đã đến chỗ tuyệt diệu. Thanh kiếm giựt ra, ba mảnh áo tròn trĩnh rớt xuống. Thế là vạt áo trước ngực Thạch Phá Thiên có một lỗ thủng lớn bằng miệng chén. Cả ba lần áo chàng đều bị mũi kiếm đối phương khoét một vòng tròn, để hở cả da thịt ra.
Bạch Vạn Kiếm lại rung tay một cái.
Thạch Phá Thiên la lên:
-Úi chao!
Chàng cúi đầu nhìn xuống thì trước ngực chàng mũi kiếm đã in vào sáu vết rướm máu. Mũi kiếm đâm vào không sâu nên không đau đớn gì.
Bọn đệ tử phái Tuyết Sơn reo hò:
-Chiêu "Tuyết hoa lục xuất" thật là tuyệt diệu!
Bạch Vạn Kiếm nói bằng một giọng rất lễ phép:
-Cảm phiền các hạ về trình với lệnh sư là phái Tuyết Sơn có điều thất lễ.
Hắn thấy Thạch Phá Thiên không hiểu cả đến mấy chiêu thức thô thiển lúc nhập môn của phái Tuyết Sơn thì rõ ràng chàng không phải là đệ tử bản phái thiệt, chứ không phải chàng giả dối. Mặt khác thái độ cử chỉ và tính nết chàng khác Thạch Trung Ngọc. Hắn lẩm bẩm:
-Bất luận gã có phải là Thạch Trung Ngọc hay không, bữa nay mình cũng không nên giết hay bắt gã. Chiêu "Tuyết hoa lục xuất" đó chỉ là để cảnh cáo phái Kim Ô đã lên mặt khoác lác mình gửi vào người gã để gã nhớ lấy mà thôi.
Bạch Vạn Kiếm nghĩ vậy rồi liệng thanh trường kiếm xuống ôm thi thể hai tên sư đệ lên. Hắn đã bị đau thương về tìm đồng môn, lại tự thẹn vì mình khiến chó năm tên sư đệ phải uổng mạng dưới bàn tay anh em họ Ðinh. Không cần lòng được, hắn đành để hai giòng lệ tuôn rơi. Các tên đệ tử khác ôm ba xác kia lên.
Bạch Vạn Kiếm hằn học la lên:
-Bất Tam! Bất Tứ! Hai tên lão tặc kia! Mối thù này thế nào phái Tuyết Sơn cũng phải trả. Ta mong rằng hai tên lão tặc đừng chết quá sớm.
Ðoạn hắn quay lại bảo bọn sư đệ:
-Chúng ta đi thôi!
Ðoàn người chạy lẹ ra khỏi khu rừng cây, chẳng ai thèm ngoái cổ lại ngó Thạch Phá Thiên lấy một lần.
Thạch Phá Thiên thấy dưới đất còn vết máu loang lổ. Mấy đoạn đao kiếm gãy vứt bỏ tại đó. Ðàn quạ bay trên đầu réo lên quang quác. Trước cảnh vật điêu linh, lòng chàng không khỏi nảy ra một mối thê lương.
Chàng lượm con dao chặt củi lên lớn tiếng gọi:
-A Tú! A Tú!
Chàng chạy lại sau gốc cây nhưng không thấy nàng ở đó nữa. Chàng tự hỏi: Hay nàng về trước rồi?
Thạch Phá Thiên lật đật chạy về Sơn động lại gọi luôn mấy tiếng:
-A Tú! A Tú!
Nhưng chẳng những không thấy A Tú mà cả Sử bà bà cũng bỏ đi rồi.
Thạch Phá Thiên rất đỗi hoang mang. Chàng nhìn xuống mặt đất thấy mấy hàng chữ viết bằng cục than, song chàng không biết chữ nên chẳng hiểu nghĩa ra sao, và cho đây là Sử bà bà cùng A Tú đi rồi viết chữ để lại.
Ban đầu Thạch Phá Thiên cảm thấy tịch mịch, nhưng từ thuở nhỏ, chàng đã quen với cảnh cô đơn lãnh lẽo, nên chỉ sau một lúc chàng đã trở lại thái độ thản nhiên.
Lúc này vết thương trước ngực không rướm máu ra nữa. Chàng xé một mảnh trường bào để che chỗ áo rách trước ngực rồi bụng bảo dạ:
-Họ đi cả rồi ta cũng đi thôi. Bây giờ chẳng có chuyện đi kiếm má má cùng con A Hoàng.
Lúc này chẳng có ai đến tìm chàng để rắc rối chàng cảm thấy trong lòng thư thái nhẹ nhõm. Chàng cài con dao chặt củi rồi đi ra bờ sông.
Thạch Phá Thiên ra đến bờ sông. Chàng nhác trông làn nước mông mênh, sóng vỗ bì bòn. Ven bờ không có một con thuyền nào.
Ðảo Tử Yên không lấy chi làm lớn. Thạch Phá Thiên phóng chân chạy chỉ trong một giờ là quanh hết một vòng.
Chàng vẫn chẳng thấy thuyền bè chi hết. Chàng phóng tầm mắt nhìn ra ngoài xa cũng không thấy bóng một cánh buồm nào. Nguyên đảo Tử Yên bé con này ở vào chỗ phân chi nhỏ hẹp. Chẳng những nước chảy xiết mà ngách sông chật hẹp, nên trước nay vẫn không có thuyền đậu. Thạch Phá Thiên đứng trên bờ sông ngơ ngẩn một hồi rồi bụng bảo dạ:
-Ta đành ở lại đây thêm mấy ngày nữa, để chờ xem có thuyền bè chạy qua không rồi sẽ liệu. Nếu không có thì mình học bơi lội dưới nước cũng hay. Sau này vạn nhất mình bị người ta đẩy xuống sông sẽ không đến nỗi tâm thần hoang mang chân tay luống cuống và uống nước đến phình bụng như chuyến vừa qua.
Rồi chàng tự nhủ:
-Ừ mà mình vội vã rời khỏi nơi đây làm chi? Nào Ðinh Bất Tam, Bất Tứ gia gia, nào Ðinh Ðinh Ðang đang, nào Bạch sư phó, ai cũng muốn đánh chết mình mà mình không địch nổi họ. Chi bằng cứ ẩn núp tại đây lại yên thân hơn.
Thạch Phá Thiên còn đang ngơ ngẩn xuất thần thì đột nhiên bên chân chàng có tiếng sột sạt. Một con thỏ rừng từ trong bụi rậm chạy ra. Chàng lật đật đã nửa ngày trời chưa được ăn uống gì nên bụng đói meo.
Từ mấy hôm trước chàng đã không dám nhóm lửa để nấu nướng vì sợ địch nhân biết mà tìm đến, chàng chỉ lót dạ toàn bằng trái thị. Bây giờ chàng thấy thỏ rừng chạy ra thì mừng rỡ vô cùng. Chàng liền rút con dao chặt củi bên mình ra đâm tới. Con thỏ rừng này mau lẹ dị thường. Nó né mình đi tránh khỏi. Nhưng Thạch Phá Thiên xoay đao lại nhanh như chớp chém đứt đôi còn thỏ rừng.
Chàng cúi xuống để lượm thì trong óc vụt nẩy ra một ý nghĩ. Chàng lẩm bẩm:
-Vừa rồi mình xoay đao một cái chém chết thỏ. Cách chuyển đao này phải chăng là thế thứ ba trong chiêu số "Trưởng giả chiết chỉ" mà Sử bà bà sư phụ đã dạy mình? Ðúng rồi! Không còn sai nữa. Thế thì chiêu này không phải nhất định chỉ chuyên dùng để đối phó với chiêu " Lão chi hoành tà", ma còn dùng vào việc khác nữa cũng được.
Thạch Phá Thiên lại sực nhớ đến chuyện gì, liền bụng bảo dạ:
-Vừa rồi mình cầm con dao chặt củi đâm con dã thỏ chỉ là ngẫu nhiên thuận tay phóng ra, nhưng nó lại hợp với chiêu kiếm mà Bạch sư phó đã sử dụng để kiềm chế mình. Con thỏ này có học kiếm pháp gì đâu, chỉ né mình đi một cái là tránh khỏi. À phải rồi! Thế ra người ta đánh mình thì mình có hai cách để đối phó: một là né tránh, hai là đỡ gạt, chứ không nhất định phải thi triển chiêu nọ hay thế kia. Nguyên trong đời Thạch Phá Thiên, chàng chưa được ai dạy võ công cho một cách đích đáng.
Tạ Yên Khách, Ðinh Bất Tứ có dạy chàng võ nghệ nhưng đều không phải vì lòng tốt mà truyền thụ.
Ðinh Ðang, Sử bà bà truyền dạy phép cầm nã và đao pháp tuy không có ý nghĩ đen tối, nhưng cũng có dụng tâm tư kỷ. Một đằng chỉ cầu sao cho chàng được thoát mạng, một đằng lại mong dùng Kim ô đao pháp để hạ Tuyết Sơn kiếm pháp. Còn những điều khẩn yếu về võ công như cách biến chiêu trong khi lâm địch, công làm sao, thủ thế nào, trường hợp đỡ gạt né tránh?... là những nguyên tắc căn bản về võ thuật thì chẳng ai dạy chàng cả.
Thậm chí Bạch Vạn Kiếm thi triển Tuyết Sơn Kiếm pháp phức tạp là thế chàng đã đối phó được hết, đến chiêu "Triều thiên thế" bình thường nhất thì chàng lại không biết đường quay trở để bị thất bại.
Bây giờ nhân việc cầm dao chém thỏ rừng mà chàng phát giác ra được đạo lý của võ công là phải biết cách tùy cơ ứng biến, chứ không phải nhất định chỉ có thế nọ chiêu kia để đối phó với chiêu này thức khác.
Thạch Phá Thiên không hiểu lý lẽ thiển cận đó chẳng phải tại chàng ngu dốt mà vì chàng bị đưa vào đường lối sai lầm.
Ðinh Ðang, Ðinh Bất Tứ, Sử bà bà, ba người truyền võ công cho chàng thì người nào cũng ấn định chiêu này là để giải khai thức nọ của đối phương.
Ðêm hôm ở trong miếu Thổ địa, tuy Mẫn Nhu có cùng chàng chiết giải kiếm chiêu, nhưng hai người lại không nói với nhau câu nào. Mẫu Nhu chỉ giúp chàng lĩnh hội về cách sử dụng những chiêu thức của Tuyết sơn kiếm pháp. Còn yếu quyết về chữ "biến" thì chưa ai dạy chàng.
Lúc này Thạch Phá Thiên tự mình lĩnh hội được điểm đó bất giác lòng mừng hớn hở như người phát điên.
Chàng lại nghĩ tiếp:
-Hôm ấy ở trên con thuyền nhỏ dưới sông, sư phụ dạy mình hễ thấy Ðinh Bất Tứ gia gia sử chiêu nào thì mình phải thi triển chiêu ấy. Ðến lúc Bất Tứ gia gia sử chiêu "Thiên vương thác tháp" mình cũng bắt chước sử chiêu "Thiên vương thác tháp" thành ra hai người đành vào chỗ không để làm trò cười. Lúc đó Ðinh Bất Tam gia gia cũng đứng bên, giả tỷ y thừa cơ phóng chưởng đánh mình thì mình đối phó bằng cách nào cho phải ? Mình không nên sử chiêu " Thiên vương thác tháp" mà chỉ vung chưởng chém vào cổ tay y mới phải.
Chàng liền đem những quyền pháp, cầm nã thử đã học trước ôn lại trong đầu chiêu nọ liên tiếp chiêu kia. Bất giác chàng vui sướng đến khoa chân múa tay rồi tự ý phát huy diễn tập lại. Chàng bỏ quan niệm chiêu thức nào dùng về việc gì, mà chỉ thị triển theo ý riêng.
Chàng cất chân giơ tay ra chiêu mỗi lúc một thêm linh hoạt mãnh liệt.
Chàng phát huy nội lực mạnh đến rung cây, lá rụng ào ào rớt xuống tới tấp. Những phiến đá lớn bằng miệng bát cũng bay tung lên trên không.
Khi có phiến đá nào lại rớt xuống đỉnh đầu thì Thạch Phá Thiên hoặc vung chưởng quạt đi, hoặc lạng người sang bên để né tránh, tựa hồ như lúc động thủ ra chiêu với người khác.
Thạch Phá Thiên càng biểu diễn càng hứng thú. Những khối đá ở dưới đất mỗi lúc tung lên một nhiều. Về sau, bất luận đã từ phương nào bay tới, chàng đều đẩy hay né tránh một cách dễ dàng mà không hao tổn gì đến sức lực.
Ðột nhiên mấy tiếng lách cách vang lên. Một cành cây bị chưởng phong cực mạnh của Thạch Phá Thiên đánh gãy cùng những viên đá kia đồng thời rớt xuống.
Thạch Phá Thiên giơ tay ra đón lấy cành cây phạt ngang một cái đẩy những hòn đá bay đi rất xa.
Thạch Phá Thiên sửng sốt tự hỏi:
-Cử động này có khác gì kiếm chiêu mà Bạch sư phó vừa sử bằng tay trái?
Nghĩ vậy chàng lượm con dao chặt củi lên dùng tay trái sử chiêu " Lão chi hoành tà" của tuyết sơn kiếm pháp còn tay phải ra chiêu " Trưởng giả chiết chi" về Kim ô đao pháp.
Tay kiếm tay đao hai chiêu số này vốn xung khắc nhau nhưng hai tay đồng thời phóng ra thì thấy tiiếng gió rít lên veo véo, uy lực kỳ mãnh liệt. Tay đao bên phải chàng chém vào cây bách to tầy miệng chén đứt làm đôi. Cành cây trong tay trái giả làm kiếm phá vào một cành cây tùng mà làm cho một mảng võ rất lớn đứt xuống.
Thạch Phá Thiên thích quá lại nổi tính trẻ nít. Chàng biết là trên đảo này không có người thì bất luận múa may, quay cuồng hay phóng chiêu kỳ khôi quái đảo thế nào cũng chẳng sợ ai cười mình.
Chàng liền một tay cầm dao chặt củi, một tay cầm cành cây múa tít lên rất mau. Sau chàng chẳng thèm để ý đến đao chiêu kiếm thức chi hết, dĩ nhiên chàng ra chiêu chẳng vào chương pháp nào.
Nhưng nên biết rằng võ thuật các môn phái trong thiên hạ thì buổi đầu tiên từ số không rồi mới đi đến các thế võ. Các tiền nhân có thông minh trí tuệ sáng chế ra được chiêu này thức nọ thì cũng không hẳn các vị đó phải theo một quy pháp nhất định.
Thạch Phá Thiên vô tình đã luyện được nội công thượng thừa, lại trải qua mấy vị cao thủ rèn luyện thêm cho, mặc dầu những sự rèn luyện của chàng không theo một căn bản nào. Bây giờ chàng thông suốt rộng rãi thêm những điều sở học và tự nhiên sáng chế ra được môn công phu tả kiếm hữu đao. Công phu này căn bản ở Tuyết Sơn kiếm pháp và Kim ô đao pháp thêm vào võ công của Tạ Yên Khách, Ðinh Ðang, Ðinh Bất Tứ, vợ chồng Thạch Thanh. Có điều chiêu số không nhất định thành ra uy lực mãnh liệt, song còn nhiều chỗ sơ hở.
Thạch Phá Thiên không định tâm sáng chế võ công, dĩ nhiên chàng không nghĩ tới chuyện đặt danh tự cho chiêu thức này. Dù cho chàng có muốn đặt tên mà chàng chẳng biết một chữ nào thì cũng không đặt nổi.
Chàng càng luyện, nội lực càng gia tăng chẳng thấy mỏi mệt chi hết. Mãi đến lúc bụng đói quá réo lên ầm ầm, chàng mới dừng tay. Chàng nhìn đến con thỏ chết thì nó đã bị chân chàng xéo nát nhừ không ăn được nữa. Chàng đành đi trẩy mấy quả thị để cho đỡ đói.
Thạch Phá Thiên vẫn hy vọng Sử bà bà cùng A Tú đi rồi còn quay trở lại. Chàng liền chạy vào trong động để thám thính nhưng nào có thấy tông tích hai người đâu?
Trời tối rồi. Chàng liền ở trong động đánh một giấc ngủ ngon lành.
Thạch Phá Thiên ngủ đến nửa đêm, bỗng nghe bên sông có tiếng "roạc roạc như xé lụa. Nội công chàng đã cao cường thính giác tự nhiên vô cùng linh mẫn. Chàng đứng phắt lên theo tiếng động chạy ra bờ sông.
Dưới ánh sao lờ mờ, chàng nhìn rõ một con thuyền lớn áp vào gần bờ và không ngớt rung động.
Thạch Phá Thiên vừa kinh hãi mừng thầm. Chàng chỉ sợ trên thuyền này có Ðinh Bất Tam hay Ðinh Bất Tứ, nên không dám mạo muội tiến về phía trước.
Chàng liền thụt người lại nấp vào sau gốc cây.
Bỗng chàng nghe tiếng động vang lên. Lần này chàng trông rõ cánh buồm thuyền xoắn vào nhau bị gió thổi mạnh đứt tung ra mà trên thuyền chẳng ai dòm ngó gì tới.
Thạch Phá Thiên thấy chiếc thuyền lay động rồi băng ra xa bờ chàng vội chạy lại la gọi:
-Trên thuyền có ai không?
Không nghe tiếng người đáp lại, chàng nhẩy vọt lên đầu thuyền giương mắt nhìn vào trong khoang, nhưng chỉ thấy một màu tối đen không rõ vật gì hết.
Con thuyền vẫn lung lay thuận giòng từ từ trôi ra giữa sông. Thạch Phá Thiên lại la gọi:
-Ðinh... Ðinh tam gia gia có đây không?
Vẫn không có người đáp lại, chàng liền chui vào khoang. Chân chàng bỗng vấp phải một người nằm trên sạp thuyền.
Chàng vội cất tiếng xin lỗi rồi thò tay ra nâng người đó dậy. Ngờ đây tay đụng vào thấy giá lạnh thì ra một chiếc tử thi.
Thạch Phá Thiên giật mình kinh hãi la lên một tiếng:
-Úi chao!
Tay trái chàng sờ soạng lại đụng phải cánh tay người khác cũng lạnh như băng. Ðây lại là một xác chết! Chàng vừa run sợ vừa mò mẫm đi vào khoang trong. Chân chàng lại dẫm phải một tử thi nữa. Khoang này cũng toàn là xác chết, cái nằm lăn ra, cái ngồi tựa mạn thuyền.
Thạch Phá Thiên thất đảm kinh hồn, cất tiếng la thật to:
-Trong thuyền có ai không?...
Chàng kinh hãi quá độ, nghe thấy thanh âm mình vang dội đã lạc giọng.
Thạch Phá Thiên run rẩy đi tới đằng lái. Dưới ánh sao chàng nhìn rõ có đến mười mấy người, nằm ngổn ngang. Người nào cũng cứng đơ hiển nhiên đều là xác chết.
Lúc này đang tiết trời thu. Gió thu hiu hắt, mấy cánh buồm rách toang bị gió thổi vang lên những tiếng lạch phạch.
Thạch Phá Thiên tuy quen với cảnh cô đơn, dĩ nhiên bạo dạn, nhưng trước cảnh đêm khuya một mình ở nơi hoang vắng trong một chiếc thuyền đầy tử thi, chàng không khỏi bở vía, tưởng chừng như bị bóp nghẹt họng.
Chàng nhớ lại xác chết cứng đơ ở Hầu giám tập khiến chàng cơ hồ nghẹt thở mồ hôi toát ra như tắm, lông tóc dựng ngược. Chàng muốn nhảy lên bờ. Nhưng chàng vừa đặt chân lên ... thuyền, bỗng la hoảng vì con thuyền ra bờ quá xa rồi và đang thuận giòng trôi đi.
Con thuyền lớn thuận giòng theo ven đảo Tử Yên loanh quanh, mấy chỗ thuận dòng băng đi. Ðêm hôm ấy Thạch Phá Thiên không dám vào khoang thuyền phải nhẩy lên mui đằng lái ôm lấy cột buồm ngồi chờ cho đến sáng.
Sáng sớm hôm sau. Vừng thái dương vừa nhô lên, mọi vật bốn phía đều trông thấy rõ ràng, khiến cho Thạch Phá Thiên đỡ khiếp sợ. Chàng nhẩy xuống đằng lái nhìn thấy trong khoang ngoài khoang ít ra là có tới năm sáu chục xác chết coi rất thương tâm, bở vía!
Lạ ở chỗ trên mình mọi thi thể đều không có vết máu, cũng không có đao thương hay kiếm thương chi cả. Chàng không hiểu bọn họ vì sao mà chết?
Thạch Phá Thiên đi quanh mũi thuyền thì thấy chính giữa cửa khoang có treo hai cái bài đồng lấp loáng lớn bằng bàn tay. Một tấm khắc bộ mặt tươi cười, dung nhan hòa ái từ tường. Còn một tấm nữa khắc bộ mặt hung thần ác sát coi rất dữ dội. Cả hai tấm bài đồng đóng bằng chiếc đinh sắt rất dài treo vào tấm gỗ cửa khoang, coi rất kỳ bí.
Thạch Phá Thiên chăm chú nhìn hai tấm bài đồng thì thấy hai bộ mặt khắc vào đó linh động như người thiệt. Chàng sợ không dám nhìn lâu quay đi chỗ khác. Chàng lại nhìn tới những xác chết thì tay người nào cũng cầm binh khí hoặc lưng giắt đao kiếm. Hiển nhiên toàn là người trong võ lâm.
Thạch Phá Thiên xem kỹ hồi lâu, chàng phát giác ra trên vai áo mỗi người đều thêu một con cá nhỏ bằng tơ trắng. Chàng càng coi càng tháy ly kỳ. chàng đoán những người trên thuyền này cùng bọn với nhau. Nhưng chàng không tài nào hiểu được vì sao họ gặp cường địch đến nỗi phải giết hết.
Con thuyền tiếp tục trôi theo dòng nước xuống miền hạ lưu. Thuyền trôi cho đến trưa thì gặp khúc sông chạy vòng vèo. trước mặt có hai con thuyền sóng hang ngược giòng đi lên.
Người lái thuyền kia thấy con thuyền này cứ chênh chếch trôi đi liền la lên:
-Nhà đò! Nhà đò !
Nhưng trong thuyền vẫn không người bể lái, chỗ này nước chảy xiết, khiến cho con thuyền xoay ngang ra.
Sầm một tiếng vang lên! Con thuyền này đã đụng vào hai thuyền kia.
Bỗng nghe tiếng người ta la ó om sòm lẫn với tiếng chửi rủa thô tục không tiếc lời.
Thạch Phá Thiên trong lòng kinh hãi vô cùng, bụng bảo dạ:
-Thuyền này đụng phải thuyền khác làm hại người ta, chắc bọn họ sẽ rầy ra mình. Không chừng cuộc truy cứu sễ buộc mình vào tội giết chết bấy nhiêu người trên thuyền. Bâygiờ biết làm thế nào?
Tình trạng cấp bách khiến chàng sinh ra cấp trí, chàng vội thụt vào trong khoang lật ván lên nằm núp xuống đáy thuyền.
Lúc này bà con thuyền đã gần cạnh nhau, rồi có người nhẩy sang. Những tiếng la hoảng liền vang lên. Có người thét:
-Không phải thuyền chài! Sao... Sao họ chết cả rồi ?
Người thì la:
-Cả Bang chúa... Thành Ðại Dương cũng ở trong này.
Ðột nhiên mũi thuyền có người la hoảng, miệng lắp bắp :
-Ðây là... " Thưởng thiện phạt ác lệnh..."
Tiếng người này không to lắm, nhưng thanh âm run bần bật ra chiều khủng khiếp đến cực độ. Người đó chưa nói hết thì tiếng người bỗng dừng lại .Trong thuyền yên lặng không một tiếng động.
Thạch Phá Thiên tuy nấp dưới đáy khoang, không trông vẻ mặt từng người, nhưng chàng cũng biết họ khiếp sợ đến cùng cực.
Hồi lâu mới lại có người lên tiếng:
-Năm nay lại đến kỳ " Thưởng thiện phạt ác lệch" xuất hiện. Ðây chắc là hai vị sứ giả Thưởng thiện, phạt ác phụng mệnh đi tuần. Cái này không phải thuyền chài mà đã gây nên nhiều tội ác... Hỡi ơi!..
Hắn buông tiếng thở dài rồi không nói nữa.
Người khác cất tiếng hỏi :
-Hồ đại ca! Nghe nói lệnh thưởng thiên phạt ác là trả người đi... đi đến chỗ đó rồi mới xét xử, chứ không tru lại ngay đuờng trường kia mà?
Người nói trước đáp:
-Ðây là họ không chịu ríu ríu vâng lệnh đi ngay, mới thế này. Xem chừng Bang chúa thành Ðại Dương không chịu trái lệnh thống lĩnh, mọi người gây cuộc chống đối khiến cho hai sứ giả nỏi lôi đình.
Người nghe y nói câu này rồi ai nấy đều lặng không lên tiếng.
Thạch Phá Thiên sực nhớ tới chuyện gì ngấm ngầm hoảng:
-Những xác chết trên thuyền này đều không phải dân chài chi chi đây? Lại còn một vị bang chúa... Trời ơi! Nguy rồi! Hai ông sứ giả thưởng thiện phạt ác nào đó chẳng hiểu có tìm đến bang Trường Lạc nhà mình không?
Chàng nghĩ tới đây bất giác lòng nóng như lửa đốt, bụng bảo dạ:
-Mình phải liệu sao chạy mau về Tổng đà báo tin cho Bối tiên sinh hay để bọn y chuẩn bị.
Sở dĩ chàng tính toán như vậy là vì chàng đã bị người ta nhận lầm là Thạch bang chúa và phải chịu đựng rất nhiều chuyện phiền não. Vả lại trả mấy phen suýt nguy đến tính mạng, ai đối với chàng cũng độc ác dữ tợn, chỉ những người bang Trường Lạc từ trên xuống dưới đều kính cẩn chàng. Dù tại đó Triển Phi toan hạ sát chàng, nhưng đó chỉ là chuyện hiểu lầm. Vì thế nên đối với sự chống chế tan nguy của mọi người bang Trường Lạc chàng rất quan tâm.
Thạch Phá Thiên nghĩ vậy nên càng lắng tai nghe mọi người trong thuyền nói chuyện.

<< Hồi 40 | Hồi 42 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 172

Return to top